Kết Hợp Chặt Chẽ Giữa Gia Đình, Nhà Trường Và Xã Hội Đối Với Việc Giáo Dục Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Nhằm Xây Dựng Nhân Cách Sinh Viên Khu

134

thân. Dẫn đến kết quả thi, kiểm tra, sinh viên chỉ biết thuộc bài, nhắc lại những kiến thức đã được lĩnh hội ở lớp một cách máy móc, thiếu sáng tạo, năng lực vận dụng lý luận vào thực tiễn còn nhiều hạn chế, khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn ngày càng doãng ra.

Để khắc phục tình trạng trên, trước mắt cần giải quyết tốt mấy vấn đề cơ bản sau đây:

Một là, trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc hiện nay, cần phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp giáo dục truyền thống với phương pháp giáo dục hiện đại, tránh sự áp đặt, giáo dục một chiều với những nội dung chung chung, trừu tượng, mà phải sử dụng các phương pháp sư phạm linh hoạt, mềm dẻo, tuỳ vào những ngành mà sinh viên đang theo học để truyền thụ cho họ. Với phương pháp truyền thống cần phải sử dụng tốt phương pháp nêu gương, với những ví dụ cụ thể về người tốt, việc tốt trong các phong trào thi đua, đồng thời phê phán những hành vi trái với đạo đức, lương tâm và danh dự theo chuẩn mực đạo đức mà các ngành quy định. Phương pháp giảng dạy hiện đại là lấy sinh viên làm trung tâm, kết hợp sử dụng các phương tiện kỹ thuật vào giảng dạy (máy tính, đầu chiếu hắt, projector, vi deo, âm thanh); đặt ra những tình huống có vấn đề để sinh viên trao đổi, đánh giá, đưa ra những kinh nghiệm ứng xử của mình.

Kết hợp phương pháp giảng dạy truyền thống với phương pháp giảng dạy hiện đại phải hướng tới người học, tạo ra hứng thú cho người học, làm cho sinh viên luôn trăn trở về những kiến thức đạo đức truyền thống dân tộc mà mình được tiếp nhận vào thực tế công việc hàng ngày của mình. Muốn vậy, thì phải kết hợp giáo dục đạo đức cho sinh viên với hoạt động thực tiễn mà nền kinh tế thị trường đang đặt ra. Chẳng hạn, yêu nước không còn dừng lại ở mức độ nhận thức mà phải thể hiện bằng hành động, là phải làm giàu cho gia đình mình, cho đất nước; yêu nước là phải trung với Đảng, hiếu với dân. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, những chuẩn mực đạo đức truyền thống như “trung - hiếu, cần, kiệm, liêm, chính,

135

chí công vô tư” phải được coi là những giá trị nổi bật cần được giáo dục cho sinh viên khu vực Tây Nguyên dưới lăng kính hiện đại để giúp cho sinh viên nơi đây có đủ ý chí, bản lĩnh không bị rơi vào cạm bẫy của các thế lực thù địch, khi chúng đang tích cực tuyên truyền, kêu gọi sinh viên Tây Nguyên tham gia vào các tổ chức phản động để chống lại Tổ quốc và nhân dân. Chính phương pháp này tạo ra tình cảm đạo đức, văn hóa đạo đức cho mỗi sinh viên, là cơ sở để hình thành và phát triển nhân cách toàn diện đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Hai là, để các giá trị đạo đức truyền thống từng bước thấm sâu vào tâm hồn, vào tâm tư, tình cảm, lý trí của sinh viên, hình thành những phẩm chất nhân cách cần thiết, đòi hỏi chúng ta phải biết đa dạng hóa các hình thức giáo dục giá trị đạo đức truyền thống.

Lồng ghép các nội dung giáo dục giá trị đạo đức truyền thống vào các hoạt động xã hội, từ các sân chơi giải trí cho đến các cuộc thi, các phong trào do Đoàn và Hội Sinh viên tổ chức. Bằng các phương pháp như sử dụng truyền thông, tổ chức các sân chơi trên truyền hình, giáo dục qua thực tế các tấm gương đạo đức, giáo dục thông các hoạt động mang tính chính trị - xã hội của các phong trào sinh viên.

Hiện nay, nhân dân cả nước đang hưởng ứng cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động phong trào: “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” với nội dung rèn đức, luyện tài đang có tác động rất lớn tới nhận thức và hành động của sinh viên cả nước. Hội Sinh viên Việt Nam có khẩu hiệu hành động “Học tập - sáng tạo - hội nhập - phát triển”. Hoặc phong trào sinh viên tình nguyện, phong trào hiến máu nhân đạo, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn… Qua các phong trào hoạt động này sinh viên thực sự hòa mình vào cuộc sống, chứng kiến sự vận động, phát triển của đất nước nói chung, khu vực Tây Nguyên nói riêng. Đồng thời họ cảm nhận được sự khó khăn, thiếu thốn, thậm chí cả mất mát đau thương của nhân dân, từ đó

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

136

họ đồng cảm và có tinh thần trách nhiệm với cuộc sống. Đây là cách giáo dục giá trị đạo đức truyền thống thực tế và dễ đi sâu vào đời sống sinh viên, làm cho lương tâm và trách nhiệm của mỗi sinh viên được trỗi dậy và từ đó hình thành những giá trị nhân cách tốt đẹp ở sinh viên. Một trong những yêu cầu mà Đảng ta đặt ra cho ngành giáo dục - đào tạo là:

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay - 18

Coi trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho học sinh, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại [33, tr.207].

4.2.3. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội đối với việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Để góp phần khắc phục những hạn chế và bất cập trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên khu vực Tây Nguyên hiện nay, nhất là từ phía các chủ thể giáo dục, một trong những giải pháp quan trọng là phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong quá trình giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên khu vực này.

Nhà trường là một thiết chế xã hội - văn hoá rất quan trọng trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên nói chung, sinh viên khu vực Tây Nguyên nói riêng. Nhà trường là nơi dạy chữ, dạy nghề và dạy người. Ba chức năng đó đều hướng đến mục tiêu đào tạo các thế hệ con người có tài và có đức, nghĩa là đào tạo nhân cách sinh viên phát triển toàn diện.

Quyết định số 936/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến 2020 khẳng định: “Phát triển đội ngũ giảng viên và chương trình đào tạo để phát triển thành các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên; đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật giúp cho các nước bạn Lào và

137

Campuchia”. Để trở thành trung tâm đào chất lượng cao không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển của khu vực Tây Nguyên, mà còn đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho các nước bạn Lào và Campuchia, các trường đại học, cao đẳng khu vực Tây Nguyên phải đào tạo ra các thế hệ sinh viên “vừa hồng” “vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trước tình hình mới.

Để phát huy vai trò của nhà trường trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, trước hết:

Một là, cần kết hợp giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với bản sắc văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Điều này làm cho sinh viên nơi đây nhận biết được các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc và bản sắc văn hóa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên tạo ra niềm tự hào về văn hóa dân tộc Việt Nam “thống nhất trong đa dạng”. Sự kết hợp đó đã có vai trò nhất định trong việc hình thành nhân cách sinh viên hài hòa, biết yêu quê hương đất nước, biết yêu thương chia sẻ lẫn nhau, biết vươn lên để vượt qua mọi gian khó.

Hai là, phát huy tốt hơn nữa vai trò của các chủ thể trong trường đại học, cao đẳng khu vực Tây Nguyên (Đảng ủy, Ban giám hiệu, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên) trong việc tổ chức và thu hút sinh viên vào các hoạt động chính trị - xã hội. Muốn vậy, các tổ chức trong trường học phải xây dựng nội dung chương trình giảng dạy, hoạt động phù hợp với tâm lý lứa tuổi của sinh viên, đồng thời phải xây dựng đội ngũ cán bộ có những phẩm chất, năng lực nhất định để nắm bắt được thực chất, diễn biến tư tưởng, tình cảm của sinh viên. Các tổ chức trong trường học phải có khả năng đưa ra các giải pháp khả thi để giáo dục, rèn luyện, định hướng sự phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên theo xu hướng tích cực trong sự tác động của toàn cầu hóa.

Ba là, tăng cường giải pháp nêu gương người tốt, việc tốt. Trước hết là các tấm gương sáng của đội ngũ giáo viên, cán bộ, công chức của nhà trường, những người ngày đêm tận tụy, chăm lo việc “trồng người”. Việc làm này là hết sức cần thiết, bởi vì như C.Mác có nói: khi ra đời, con người ta không

138

phải đã mang theo một cái gương...cho nên người ta lúc đầu phải nhìn vào người khác, như nhìn vào một cái gương mới nhận thấy được mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nói rằng: một tấm gương sáng còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền.

Trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên, cùng với nhà trường, chúng ta cần phải phát huy hơn nữa vai trò của gia đình, giáo dục gia đình, vì đây là cái nôi sinh thành nhân cách. Gia đình chính là nơi đầu tiên giáo dục lòng nhân ái, nơi giữ gìn và lưu truyền những giá trị đạo đức truyền thống, văn hóa đạo đức con người. Điều đặc biệt khi nghiên cứu các thiết chế ở vùng đất Tây Nguyên, chúng ta cần phải lưu ý thiết chế dòng họ, hôn nhân, gia đình, các thiết chế này đều phản ánh sắc thái văn hoá, tâm lý, tính cách đồng bào nơi đây. Ở Tây Nguyên hiện nay tồn tại hai thiết chế gia đình. Thiết chế mẫu hệ ở các dân tộc nói ngôn ngữ Nam Đảo như Ê Đê, Gia Rai, Chu Ru, Raglai và thiết chế song hệ ở các dân tộc nói ngôn ngữ Môn - Khơme như Ba Na, Xơ Đăng, Brâu, Rơ Măm. Thiết chế gia đình mẫu hệ và song hệ có thể coi là giá trị độc đáo trong xã hội Tây Nguyên hiện nay. Nghiên cứu thiết chế dòng họ, hôn nhân, gia đình mẫu hệ, song hệ có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn cho công cuộc xây dựng đời sống mới, cho sự phát triển nhân cách con người Tây Nguyên. Dù gia đình là mẫu hệ hay song hệ thì đều có những nét tương đồng: “Quan hệ nam nữ bình đẳng. Người phụ nữ có vai trò chính trong quản lý kinh tế, tài sản trong gia đình. Người đàn ông có vai trò chính trong công việc lao động sản xuất và những việc chung của làng” [38, tr.121].

Do tính đặc thù của vùng đất Tây Nguyên, cho nên phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống để hình thành và phát triển nhân cách sinh viên nơi đây thì cần phải giải quyết tốt các vấn đề sau đây:

Một là, phát huy tốt vai trò của người phụ nữ

Người phụ nữ là người đứng đầu gia đình, có trách nhiệm chính trong việc trông nom tài sản, hướng dẫn sản xuất, điều hoà các mối quan hệ về mọi

139

mặt giữa các thành viên trong gia đình. Với đức tính chịu khó, cần cù, người phụ nữ trong các gia đình của đồng bào dân tộc Tây Nguyên là tấm gương, là nguồn động viên con cháu tự nguyện, tự giác hoàn thành mọi công việc của gia đình, buôn làng, xã hội. Ngày nay, cách giáo dục của người phụ nữ trong gia đình đồng bào dân tộc Tây Nguyên vẫn còn tồn tại và phát huy. Đặc biệt là giáo dục thanh niên nói chung, sinh viên nói riêng trên địa bàn Tây Nguyên về giá trị văn hoá truyền thống, về đạo đức dân tộc, cách ứng xử giữa con người với con người, con người với tự nhiên (rừng). Tuy nhiên vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên khác với cho học sinh. Vì sinh viên không chỉ là người “lớn”; là “công dân”...mà thời gian sinh hoạt với gia đình cũng ít hơn so với học sinh, nên những giải pháp giáo dục khác, chủ yếu là định hướng, khuyên bảo...để sinh viên tự ý thức, tự điều chỉnh hành vi của mình trong quan hệ với người khác, với cộng đồng - xã hội.

Hai là, phát huy vai trò giáo dục của buôn, làng - với tư cách là “đại gia đình”, thông qua sinh hoạt nhà Rông, nhà Dài.

Trong gia đình cổ truyền của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, mỗi căn nhà dài (Ê đê) hay ngôi nhà lớn của các dân tộc khác nhau là một tế bào xã hội, trong đó có cặp vợ chồng có đến ba, bốn thế hệ ở chung, có sở hữu tài sản chung, làm chung và hưởng chung thành quả lao động. Trong quản lý gia đình, các thành viên được sắp xếp theo trật tự, thứ bậc rõ ràng. Những buổi sinh hoạt cộng đồng bên bếp lửa nhà Rông hay nhà Dài đều có nội dung khuyên bảo mọi người sống và làm việc cho đúng với tục lệ làng và pháp luật của nhà nước. Chính không gian văn hóa này, là nơi nuôi dưỡng nhân cách của mỗi con người, đánh sâu vào tâm lý tình cảm của mỗi người, bằng sự quan tâm, gắn bó, chăm sóc đến từng thành viên của cộng đồng. Các buổi sinh hoạt cộng đồng ở nhà Rông, nhà Dài trở thành nơi lưu giữ nếp xưa và phát huy những giá trị văn hoá dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác, tăng cường giáo dục nếp sống mới, lối sống mới, xây dựng gia đình văn hoá mới.

140

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên không chỉ chịu sự chi phối của gia đình, nhà trường mà còn chịu sự tác động của môi trường xung quanh, đó chính là sự tác động của môi trường xã hội. Xã hội giữ vai trò hết sức to lớn trong việc hình thành và hoàn thiện nhân cách của sinh viên, chính xã hội là vườn ươm của những tài năng và là nơi làm xuất hiện các giá trị đạo đức. Xã hội là môi trường rộng lớn và khắc nghiệt để các cá nhân, các đoàn thể, các mối quan hệ giao tiếp với nhau trong lao động, học tập sinh hoạt thể hiện. Yếu tố hay khâu quyết định trong mỗi xã hội là vai trò của nhà nước về định hướng toàn diện về kinh tế, tư tưởng, đạo đức, pháp luật, hệ thống chính sách, chế độ đảm bảo sự phát triển của một đất nước, trong đó có sự phát triển của sinh viên.

Từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, do tác động của toàn cầu hoá, kinh tế thị trường đã làm cho môi trường xã hội ở Tây Nguyên có những biến đổi phức tạp nhất về cơ cấu xã hội. Ở Tây Nguyên hiện nay có ba nhóm dân tộc chính: nhóm dân tộc Kinh chiếm đa số; nhóm dân tộc thiểu số tại chỗ và nhóm dân tộc thiểu số mới đến. Trong nội bộ buôn làng, từng dân tộc thiểu số bản địa đã bước đầu nảy sinh vấn đề giàu và nghèo, vấn đề tôn giáo.

Thu nhập bình quân và mức sống của người Kinh thường cao gấp 5- 7 lần của người dân tộc tại chỗ. Trong khi đa số nhà người Kinh ở nhà mái đúc bằng thì đa số người dân tộc tại chỗ vẫn ở nhà cấp 4 hay nhà tranh nứa lá. Trong khi tỷ lệ hộ nghèo của Người Kinh trên dưới 10% thì tỷ lệ hộ nghèo dân tộc tại chỗ khoảng 40 - 60%. Sự phân hoá đời sống và thu nhập ngày càng lớn và sâu sắc vô hình chung trở thành mâu thuẫn xã hội, là nguyên cớ dẫn đến tâm lý bất bình trong dân tộc tại chỗ, cho rằng mình là chủ nhân lâu đời lại khó khăn nghèo khổ, trong khi người mới đến lại đầy đủ ung dung [37, tr.269-270].

Đứng trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách đầu tư phát triển kinh tế, làm cơ sở cho việc xây dựng môi trường xã hội, xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh, nhân văn. Sự quan tâm của Đảng và Nhà

141

nước đối với vùng đất Tây Nguyên đã củng cố tình cảm, xây dựng niềm tin, tạo ra những phẩm chất đạo đức, nhân cách cần thiết cho sinh viên.

Gia đình, nhà trường, xã hội có những vị trí chức năng khác nhau nhưng tất cả đang đóng góp sức mình vào việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống để xây dựng nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên. Kết hợp thống nhất, đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội ở Tây Nguyên trong hoạt động này sẽ giúp cho các chủ thể giáo dục thực hiện mục tiêu phát triển và hoàn thiện nhân cách sinh viên nơi đây. Mối quan hệ đó được Đảng ta xác định như sau: “Xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội” [31, tr.60].

4.2.4. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa để tiếp thu, kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng nhân cách sinh viên tiến bộ, hiện đại

Xuất phát từ nguyên lý: vận động là quá trình tự thân, là quá trình giải quyết mâu thuẫn ngay trong lòng bản thân sự vật, hiện tượng. Do đó, việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên thông qua giáo dục giá trị đạo đức truyền thống không thể xem nhẹ vấn đề phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên.

Một trong những đặc điểm tâm - sinh lý của sinh viên và cũng là thế mạnh của tầng lớp xã hội này là: năng động, sáng tạo, dễ tiếp thu cái mới, dám nghĩ, dám làm...Chính đặc điểm đó, cho phép chúng ta khơi dậy tiềm năng to lớn ở sinh viên, nhất là tiềm năng “tự ý thức” ở họ. Trong lĩnh vực giáo dục giá trị đạo đức truyền thống, các chủ thể giáo dục phải khơi dậy, phát huy khả năng tự giáo dục của sinh viên để họ hoàn thiện nhân cách, tự biến đổi mình theo những yêu cầu của xã hội.

Để nâng cao tính tích cực, tự giác, sáng tạo của sinh viên cần phải giáo dục tinh thần “chiến thắng ngay chính bản thân mình”, đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn và phức tạp. Tại lớp chỉnh Đảng Trung ương khoá 2 (tháng 3/1953) Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:

Xem tất cả 182 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí