Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2020 - 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của nghiên cứu sinh và không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. Các tài liệu, số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN


Hoàng Công Vũ


MỤC LỤC

Trang


TRANG BÌA PHỤ

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU


5

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN



10

1.1.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

10

1.2.

Kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố và

những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết



22

Chương 2

CHỦ TRƯƠNG VÀ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN

MỚI (2010 - 2015)



29

2.1.

Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh

Bắc Giang về xây dựng nông thôn mới



29

2.2.

Đảng bộ tỉnh Bắc Giang chỉ đạo xây dựng nông thôn mới

47

Chương 3

ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC GIANG LÃNH ĐẠO ĐẨY

MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (2015 - 2020)



79

3.1.

Những yếu tố mới tác động và chủ trương của Đảng bộ

tỉnh Bắc Giang về đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới



79

3.2.

Đảng bộ tỉnh Bắc Giang chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng

nông thôn mới



93

Chương 4

NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

125

4.1.

Nhận xét sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về xây

dựng nông thôn mới (2010 - 2020)



125

4.2.

Những kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc

Giang lãnh đạo xây dựng nông thôn mới (2010 - 2020)



138

KẾT LUẬN


158

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG

BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


161

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

162

PHỤ LỤC


187

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2020 - 1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


STT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

1

Ban Chỉ đạo

BCĐ

2

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNH, HĐH

3

Hệ thống chính trị

HTCT

4

Hội đồng nhân dân

HĐND

5

Hợp tác xã

HTX

6

Kinh tế - xã hội

KT - XH

7

Mặt trận Tổ quốc

MTTQ

8

Mục tiêu quốc gia

MTQG

9

Nông thôn mới

NTM

10

Ủy ban nhân dân

UBND


MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài luận án

Việt Nam là một nước nông nghiệp, do vậy nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong những năm tháng lầm than của dân tộc, phong trào yêu nước của nông dân chính là “bà đỡ” cho phong trào công nhân phát triển và là điều kiện thúc đẩy cho Đảng ra đời. Trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, giai cấp nông dân đã cùng với giai cấp công nhân và các giai tầng khác trong xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng đã vùng lên làm cuộc cách mạng “long trời lở đất”, giành chính quyền về tay Nhân dân… Có thể nói trong những lúc khó khăn nhất, địa bàn nông thôn luôn là chỗ dựa của cách mạng, là nơi bảo vệ, chở che, cái nôi cách mạng. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, nông nghiệp, nông dân, nông thôn chính là ba nhân tố góp phần quan trọng đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng KT - XH (1986 - 1996). Tuy nhiên, sau một thời kỳ dài phát triển, đạt được những thành tựu to lớn, nông nghiệp, nông dân, nông thôn cũng dần bộc lộ những khó khăn, bất cập. Tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Đảng đã ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 - 8 - 2008 Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đây là Nghị quyết quan trọng của Đảng, nhằm phát huy vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Nghị quyết xác định: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghía, trong đó: Nông dân là chủ thể của quá trình phát triển; xây dựng NTM gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt. Cụ thể hóa Nghị quyết 26-NQ/TW Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ngày 16 - 4 - 2009 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 491/QĐ- TTg Về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Tiếp đó, ngày 4 - 6 - 2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình MTQG về xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020.

Bắc Giang là tỉnh trung du miền núi thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ, nơi có nhiều tiềm năng lợi thế để xây dựng NTM. Quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước từ năm 2010 đến năm 2020, Đảng bộ tỉnh Bắc


Giang đã có nhiều sáng tạo trong đề ra chủ trương, giải pháp xây dựng NTM phù hợp với đặc điểm, điều kiện của địa phương. Nhờ đó, nhận thức của đa số người dân về xây dựng NTM ngày càng được nâng cao; hạ tầng KT - XH, được đầu tư, nâng cấp có chuyển biến rõ nét; diện mạo nông thôn đã đổi mới, khang trang, sạch, đẹp, văn minh đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, vui chơi, giải trí và tăng hưởng thụ trực tiếp cho người dân; tạo tiền đề vững chắc đưa Bắc Giang hòa nhập vào sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình lãnh đạo xây dựng NTM của tỉnh Bắc Giang vẫn còn những hạn chế, bất cập cần tập trung khắc phục: Sự chỉ đạo còn thiếu đồng bộ, có nơi chưa quyết liệt, sản xuất nông nghiệp còn phân tán, manh mún; cán bộ, công chức xã phụ trách về NTM đều là kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi nên ảnh hưởng đến việc theo dõi tại cơ sở… Thực tiễn đó rất cần được đầu tư nghiên cứu nhằm đánh giá đúng mức ưu điểm, hạn chế, làm rõ nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm để vận dụng trong thời gian tới.

Trong thời gian qua đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về xây dựng NTM trên phạm vi cả nước nói chung, ở tỉnh Bắc Giang nói riêng được đề cập ở các cấp độ và phạm vi khác nhau. Có những công trình phản ánh kết quả nghiên cứu, khảo sát về thực trạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên phạm vi cả nước; có những công trình ghi lại kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại các hội thảo cấp quốc gia, quốc tế nhằm tìm kiếm kinh nghiệm, giải pháp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế; có cả những sách chuyên khảo, đặc biệt là rất nhiều luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ bàn về xây dựng NTM ở Việt Nam nói chung cũng như từng địa phương cơ sở nói riêng đã được công bố. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách độc lập, có tính hệ thống về quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng NTM từ năm 2010 đến năm 2020 dưới góc độ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó chính là “khoảng trống” khoa học cần được khỏa lấp.

Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2020” làm luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng NTM từ năm 2010 đến năm 2020; trên cơ sở đó đúc kết những kinh nghiệm có giá trị tham khảo trong thời gian tới.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.

Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng NTM (2010 - 2020).

Hệ thống hóa, làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về xây dựng NTM từ năm 2010 đến năm 2020 qua hai giai đoạn 2010 - 2015 và 2015 - 2020.

Nhận xét và đúc kết những kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng NTM (2010 - 2020).

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo xây dựng NTM của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang từ năm 2010 đến năm 2020.

Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Lãnh đạo xây dựng NTM có nội hàm khá rộng bao gồm nhiều nội dung với nhiều tiêu chí. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nghiên cứu sinh tập trung làm rõ chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về xây dựng NTM và quá trình chỉ đạo trên năm vấn đề cơ bản: (1) Thành lập BCĐ, công tác tuyên truyền, tổ chức các phong trào thi đua và công tác quy hoạch xây dựng NTM; (2) Chỉ đạo xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH; (3) Chuyển đổi mô hình, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông thôn; (4) Phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, giảm nghèo và bảo vệ môi trường; (5) Xây dựng HTCT ở cơ sở, tăng cường công tác quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Về thời gian: Luận án lựa chọn mốc thời gian từ 2010 đến năm 2020. Năm 2010 là năm tỉnh Bắc Giang bắt đầu triển khai xây dựng NTM theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII (2010). Năm 2020 là năm tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Bắc Giang giai


đoạn 2010 - 2020. Tuy nhiên, để bảo đảm tính hệ thống và đạt được mục đích nghiên cứu, luận án có sử dụng một số thông tin có liên quan trước năm 2010.

Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Đồng thời, để có cơ sở đối chiếu so sánh, đề tài có sử dụng số liệu của một số địa phương khác như: Thái Nguyên, Phú Thọ, Lạng Sơn, Hòa Bình...

4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Luận án thực hiện trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Cơ sở thực tiễn

Luận án dựa vào thực tiễn quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng NTM, được thể hiện trong các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, đề án và báo cáo sơ, tổng kết về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM của Tỉnh ủy, UBND, các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương của tỉnh Bắc Giang; các số liệu được công bố trong niên giám thống kê của Tỉnh cũng như kết quả khảo sát thực tế ở một số địa phương, cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra, luận án còn dựa vào kết quả nghiên cứu của một số công trình, đề tài khoa học đã công bố có liên quan ở tỉnh Bắc Giang cũng như các địa phương trên phạm vi cả nước.

Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học Lịch sử Đảng, trong đó chủ yếu là các phương pháp sau:

Phương pháp lịch sử được sử dụng để làm rõ bối cảnh, quá trình hoạch định chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về xây dựng NTM từ năm 2010 đến năm 2020 qua 2 giai đoạn: 2010 - 2015 và 2015 - 2020.

Phương pháp lôgíc dùng để làm rõ các bước phát triển chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về xây dựng NTM từ năm 2010 đến năm 2020; rút ra ưu điểm, hạn chế, làm rõ nguyên nhân và đúc kết kinh


nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng NTM từ năm 2010 đến năm 2020.

Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê được sử dụng nhằm làm rõ chủ trương, luận chứng các mặt chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về xây dựng NTM từ năm 2010 đến năm 2020.

Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ cũng như thành tựu, hạn chế trong quá trình xây dựng NTM ở tỉnh Bắc Giang giữa các giai đoạn; giữa tỉnh Bắc Giang với các địa phương khác; giữa tỉnh Bắc Giang với mặt bằng chung của cả nước.

5. Những đóng góp mới của luận án

Góp phần hệ thống hóa, làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về xây dựng NTM từ năm 2010 đến năm 2020.

Đưa ra những nhận xét có cơ sở về quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng NTM (2010 - 2020) trên cả hai bình diện ưu điểm và hạn chế, làm rõ nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế.

Đúc kết những kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lãnh đạo xây dựng NTM (2010 - 2020).

6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Ý nghĩa lý luận

Luận án góp phần tổng kết quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng NTM (qua thực tiễn địa bàn tỉnh Bắc Giang).

Góp thêm luận cứ cho việc bổ sung, hoàn thiện chủ trương, giải pháp lãnh đạo xây dựng NTM ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn sau năm 2020.

Ý nghĩa thực tiễn

Góp phần cung cấp tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; công tác tuyên truyền về xây dựng NTM ở tỉnh Bắc Giang cũng như trên phạm vi cả nước.

7. Kết cấu của luận án

Kết cấu của đề tài gồm: Mở đầu, 4 chương (8 tiết), kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023