Ngôn ngữ và Văn học Việt Nam: Truyền kì Việt Nam thời trung đại từ góc nhìn huyền thoại (đối chiếu với truyền kì Trung Hoa thời trung đại) - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


HOÀNG THỊ THÙY DƯƠNG


TRUYỀN KÌ VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI TỪ GÓC NHÌN HUYỀN THOẠI

(ĐỐI CHIẾU VỚI TRUYỀN KÌ TRUNG HOA THỜI TRUNG ĐẠI)


Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 62 22 01 21

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 271 trang tài liệu này.


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ngôn ngữ và Văn học Việt Nam: Truyền kì Việt Nam thời trung đại từ góc nhìn huyền thoại (đối chiếu với truyền kì Trung Hoa thời trung đại) - 1


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐINH PHAN CẨM VÂN


Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu khảo sát, kết quả nghiên cứu trong luận án chưa được công bố trên bất cứ công trình nào khác. Những đánh giá, nhận định trong luận án do cá nhân tôi nghiên cứu trên những tư liệu xác thực.


Tác giả luận án Hoàng Thị Thùy Dương

MỤC LỤC

Lời cam đoan Mục lục

MỞ ĐẦU 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRUYỀN KÌ VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN CỦA ĐỀ TÀI 8

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu truyền kì Việt Nam thời trung đại 8

1.1.1. Nghiên cứu truyền kì Việt Nam thời trung đại từ góc độ thể loại 8

1.1.2. Nghiên cứu truyền kì Việt Nam thời trung đại từ góc độ tác phẩm 18

1.1.3. Nghiên cứu truyền kì Việt Nam thời trung đại từ góc độ so sánh 22

1.1.4. Nghiên cứu truyền kì Việt Nam thời trung đại từ góc độ văn hóa

dân gian 25

1.2. Hướng tiếp cận của đề tài 28

1.2.1. Lí thuyết cấu trúc 29

1.2.2. Lí thuyết nhân học 31

1.2.3. Lí thuyết phân tâm học 32

1.2.4. Lí thuyết thi pháp học 33

Tiểu kết 36

Chương 2. HUYỀN THOẠI VÀ SỰ THỂ HIỆN HUYỀN THOẠI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM 37

2.1. Huyền thoại 37

2.2. Tư duy huyền thoại 44

2.2.1. Sự đồng nhất các phạm trù 46

2.2.2. Sự dung chứa các cổ mẫu 55

2.3. Nghệ thuật huyền thoại 59

2.4. Sự thể hiện huyền thoại trong văn học Việt Nam 64

2.4.1. Văn học dân gian 65

2.4.2. Văn học viết 68

Tiểu kết 76

Chương 3. TRUYỀN KÌ VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI – NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN TƯ DUY HUYỀN THOẠI (ĐỐI CHIẾU

VỚI TRUYỀN KÌ TRUNG HOA THỜI TRUNG ĐẠI) 78

3.1. Thần thánh hóa các nhân vật của dân gian 78

3.1.1. Nhân vật lịch sử 79

3.1.2. Nhân vật tôn giáo 85

3.2. Tái sinh các cổ mẫu 91

3.2.1. Cổ mẫu thần 93

3.2.2. Cổ mẫu yêu ma 99

3.2.3. Cổ mẫu nước 104

3.2.4. Cổ mẫu đêm 109

Tiểu kết 117

Chương 4. TRUYỀN KÌ VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI – NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN HUYỀN THOẠI (ĐỐI CHIẾU VỚI TRUYỀN KÌ TRUNG HOA

THỜI TRUNG ĐẠI) 118

4.1. Mô típ huyền thoại trong truyền kì Việt Nam thời trung đại 119

4.1.1. Mô típ hiển linh 120

4.1.2. Mô típ biến hình 124

4.1.3. Mô típ chinh phục cái chết 128

4.1.4. Mô típ kết duyên kì lạ 132

4.2. Không gian huyền thoại trong truyền kì Việt Nam thời trung đại 139

4.2.1. Không gian đồng hiện thực giới và hư giới 140

4.2.2. Không gian đồng hiện trung tâm thần thiêng và ngoại vi thế tục 150

4.3. Thời gian huyền thoại trong truyền kì Việt Nam thời trung đại 154

4.3.1. Thời gian đồng hiện đồng đại 154

4.3.2. Thời gian đồng hiện lịch đại 158

Tiểu kết 165

KẾT LUẬN 167

DANH MỤC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 172

TÀI LIỆU THAM KHẢO 173

PHỤ LỤC


1. Lí do chọn đề tài


MỞ ĐẦU

1.1. Trong thế kỉ XX, huyền thoại học thực sự lớn mạnh bởi nhiều lí thuyết khác nhau (lí thuyết triết học, lí thuyết nhân học, lí thuyết cấu trúc, lí thuyết phân tâm học, lí thuyết biểu trưng...) phân tích vấn đề huyền thoại. Trên thế giới, trong những năm gần đây, các lí thuyết đó đã tỏ rò ưu thế của mình khi nó soi chiếu vào tác phẩm văn học. Khi nhìn tác phẩm văn học từ góc nhìn huyền thoại, nhà nghiên cứu sẽ xác định hình thái và chức năng gốc của các yếu tố huyền thoại trong văn hóa nguyên thủy. Đặc biệt, nhà nghiên cứu có thể phân tích sự chuyển hóa của hình thái, chức năng của các yếu tố huyền thoại khi di chuyển vào tác phẩm văn học.

1.2. Sự sáng tạo huyền thoại là một hiện tượng quan trọng của nhân loại. Huyền thoại có tính nguyên hợp, chứa đựng trong nó cả tư tưởng tôn giáo, khoa học, triết học… của người nguyên thủy. Huyền thoại cũng từng là cái nôi của văn học. Về sau, tùy từng thời đại mà văn học vẫn kế thừa huyền thoại theo những phương thức khác nhau. Văn học dân gian dung chứa yếu tố huyền thoại thể hiện niềm tin thiêng liêng của con người đối với một thế giới hoang đường, kì ảo tồn tại bên cạnh thế giới trần tục. Văn học trung đại kế thừa các yếu tố huyền thoại từ góc độ tư duy lẫn nghệ thuật xây dựng tác phẩm. Văn học hiện đại sử dụng huyền thoại thiên về phương thức nghệ thuật huyền thoại. Việc tìm hiểu các yếu tố huyền thoại trong tác phẩm văn học là tìm hiểu, phân tích, lí giải về sức sống bền bỉ của huyền thoại trong văn học. Qua đó, văn hóa tâm linh của con người, của dân tộc được hé lộ; nhu cầu thể nghiệm những hình thức nghệ thuật độc đáo được đề cao.

1.3. Truyện truyền kì là một thể loại của văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. Sự ra đời của thể loại này đã khẳng định bước phát triển nhảy vọt về chất của văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. Truyền kì với nghệ thuật kết hợp ghi chép hiện thực và hư cấu đã tạo nên những tác phẩm có hình thức mới lạ, hấp dẫn người đọc. Truyền kì phản ánh hiện thực xã hội, tư tưởng con người đặc biệt là những vấn đề tình cảm cá nhân. Các tác phẩm này xưa nay thường được nghiên cứu riêng lẻ dưới góc độ xã hội học, thi pháp học… Tác phẩm văn học luôn đòi hỏi sự tìm hiểu dưới nhiều góc độ để nó luôn bộc lộ những ý nghĩa mới mẻ. Vì vậy, truyền kì Việt Nam


thời trung đại cần được nghiên cứu từ những góc nhìn khác để có thể bộc lộ những giá trị đặc sắc của nó.

1.4. Là một thể loại bắt nguồn từ Trung Hoa, truyền kì đã bắt rễ sâu vào đời sống văn hóa dân tộc Việt Nam. Quá trình hình thành và phát triển của truyền kì ở Việt Nam ghi nhận sự sáng tạo không ngừng của các nhà văn. Tuy nhiên, truyền kì vẫn duy trì các đặc điểm thể loại: chứa đựng rất nhiều yếu tố kì ảo - minh chứng cho sự ngả bóng của huyền thoại vào văn học. Các yếu tố huyền thoại trong truyền kì đã tạo nên cái nhìn đa diện, đa chiều về hiện thực; làm mới nghệ thuật tự sự. Các yếu tố huyền thoại này khẳng định truyền kì không chỉ là cầu nối của văn học dân gian và văn học viết mà còn là một bước phát triển quan trọng của văn học trung đại và để lại dấu ấn trong văn học hiện đại. Văn học hiện đại Việt Nam (đặc biệt là sau năm 1986) có hàng loạt tác phẩm sử dụng nghệ thuật huyền thoại hóa để tìm về cội nguồn tâm linh của con người... Việc tìm hiểu truyền kì Việt Nam thời trung đại từ góc nhìn huyền thoại là sự tiếp cận vấn đề mang tính chất cốt lòi của thể loại. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn là một khoảng trống trong các đề tài nghiên cứu.

1.5. Vấn đề tìm hiểu truyện truyền kì là một nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông và giáo dục đại học ở Việt Nam. Một số tác phẩm truyện truyền kì được đưa vào chương trình Ngữ văn trung học cơ sở và trung học phổ thông. Một số tập truyện truyền kì là đối tượng nghiên cứu bắt buộc trong một số học phần ở chương trình đại học, cao đẳng ngành Văn học, Sư phạm Ngữ văn… Huyền thoại là một loại hình cổ xưa – ngắn gọn và đầy bí ẩn của lịch sử loài người. Hình thái và ý nghĩa của các yếu tố huyền thoại trong truyền kì thể hiện sự chi phối của đặc điểm lịch sử, địa lí, văn học, văn hóa… của người Việt Nam qua từng thời đại. Việc giải mã các yếu tố huyền thoại trong tác phẩm truyền kì sẽ giúp người đọc, người học hiểu rò hơn giá trị của tác phẩm. Điều này cũng phù hợp với xu thế tích hợp – lồng ghép kiến thức liên quan với nhau trong từng môn và nhiều bộ môn - trong quá trình giảng dạy ở trường phổ thông và đại học, cao đẳng.

1.6. Thể loại truyện truyền kì Việt Nam vốn có nguồn gốc từ truyện truyền kì của Trung Hoa. Sự ảnh hưởng của thể loại truyền kì của Trung Hoa cũng lan tỏa sang các nước Đông Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc… Truyện truyền kì Việt Nam đã có


quá trình hình thành và phát triển gắn liền với nền văn hóa và văn học dân tộc. Chúng tôi xác định và lí giải sự tương đồng và khác biệt của việc sử dụng các yếu tố huyền thoại trong truyền kì Việt Nam và Trung Hoa. Từ đó, chúng tôi làm rò sự giao thoa văn hóa và những giá trị văn hóa độc đáo của riêng mỗi nước. Bên cạnh đó, việc so sánh này còn làm rò thêm những đặc điểm của một thời kì văn học dân tộc Việt Nam như ý thức tự hào dân tộc trong bối cảnh Việt Nam thường xuyên có sự giao lưu với các nước khác, đặc biệt là Trung Hoa. Hơn nữa, trong bối cảnh cả thế giới hội nhập, việc đặt truyền kì Việt Nam thời trung đại từ góc nhìn huyền thoại (đối chiếu với truyền kì Trung Hoa thời trung đại) cũng là tìm hiểu về sức sống của một thể loại văn học vượt qua các bờ còi và giới hạn.

Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Truyền kì Việt Nam thời trung đại từ góc nhìn huyền thoại (đối chiếu với truyền kì Trung Hoa thời trung đại).

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Đề tài được xây dựng nhằm nghiên cứu sự có mặt, nguồn gốc và ý nghĩa của các yếu tố huyền thoại trong truyền kì Việt Nam thời trung đại. Việc đối chiếu các yếu tố huyền thoại trong truyền kì và trong thần thoại cho thấy các yếu tố huyền thoại mặc dù vẫn giữ hình thái, ý nghĩa gốc nhưng đã có sự thay đổi cho phù hợp với dụng ý nghệ thuật của tác giả truyền kì. Việc đối chiếu các yếu tố huyền thoại trong truyền kì Việt Nam với truyền kì Trung Hoa cho thấy bên cạnh sự tương đồng cũng có không ít sự khác biệt trong hệ thống truyền kì của hai nước.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khảo sát tổng quan tình hình nghiên cứu và xác định hướng tiếp cận của đề tài

- Phân tích các đặc điểm chủ yếu của huyền thoại và sự thể hiện huyền thoại trong văn học Việt Nam

- Phân tích truyền kì Việt Nam thời trung đại từ phương diện tư duy huyền thoại và phương diện nghệ thuật biểu hiện huyền thoại (đối chiếu với truyền kì Trung Hoa thời trung đại).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022