Một Số Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Giáo Dục Đạo Đức Trong Gia Đình Việt Nam Hiện Nay

Minh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, qua 2 thập kỷ, phong trào xây dựng gia đình văn hóa được các cấp ủy, chính quyền, ngành văn hóa - thông tin quan tâm chỉ đạo nên đã duy trì thường xuyên và đạt hiệu quả thiết thực, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Giáo dục đức tính trung thực

Việc giáo dục tính trung thực cho con cái cũng được các bậc cha mẹ đồng tình với 92,8% các bậc cha mẹ giáo dục con cái không nói dối, 88,5% cha mẹ dạy con dũng cảm nhận sửa chữa những khuyết điểm, 79,3% dạy con không gian lận. Khi hỏi về việc giáo dục đức tính khiêm tốn thì 89,3% cha mẹ dạy cho con phải biết học hỏi người xung quanh, 88,5% cha mẹ dạy con kính trọng, lễ phép chào hỏi người khác, 67,5% cha mẹ giáo dục con cái không khoe khoang [56, tr.122].

Hiện nay vẫn còn một tỷ lệ khá lớn học sinh sinh viên thiếu trung thực trong học tập, như thi cử gian dối, quay cóp khi làm bài. Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu trung thực của con cái là do một bộ phận không nhỏ cha mẹ vô tình hoặc cố ý đã thiếu trung thực trong cuộc sống. Đối với cán bộ công chức Nhà nước thiếu trung thực, nói một đằng làng làm một nẻo. Như người ta thường nói, cán bộ nói với dân là làm theo tôi nói chứ không làm như tôi làm. Cha mẹ là nông dân thì luống rau này trồng cho gia đình ăn, luống rau kia trồng để bán. Đối với cha mẹ là thương nhân thì buôn gian, bán lậu, trốn thuế. Trước khi khi mổ bò, mổ lợn thì sử dụng biện pháp tàn bạo sục vòi nước bơm buộc bò lợn phải tiếp nhận một lượng nước cưỡng bức nhằm thu lợi bất chính. Người bán hàng rong thì cân thiếu, nói giá cao, buôn một bán mười. v.v...

Để giáo dục con cái trở thành người sống có trách nhiệm cha mẹ cần phải làm ăn trung thực, phải dạy con cái biết bảo vệ lẽ phải, sống trung thực, dám phê bình và tự phê bình, hướng tới hình thành những phẩm chất tốt đẹp, nhân cách của con người mới trong quá trình hội nhập quốc tế.

Bên cạnh những nội dung trên trên thì cũng cần có những phương pháp để khắc phục những nguyên nhân và hạn chế ở trên để kết quả giáo dục đạo đức mang lại hiệu quả cao. Có thể nói phương pháp giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay đã có tiến bộ nhiều so với trước đây.

Phương pháp giáo dục bằng giảng giải thuyết phục của cha mẹ với con cái đã được đại số các gia đình thực hiện. Mỗi một điều nào đó cần giảng giải cho con cháu phần lớn các bậc cha mẹ đã làm rõ vì sao việc đó lại xảy ra, những lợi và hại của những sự kiện đó. Đại đa số các bậc cha mẹ đã dùng tình thương và trách nhiệm của người cha, người mẹ để giải giải thuyết phục con cái bỏ điều sai, phát huy những cái đúng những việc làm tốt, thay cho phương pháp bằng roi vọt trước đây. Trong nhiều gia đình phương pháp giáo dục bằng giảng giải thuyết phục con cái, thay cho phương pháp roi vọt trước đây. Tuy nhiên vẫn còn không ít gia đình coi nhẹ phương pháp giáo dục này mà nặng về bạo lực roi vọt. Giáo dục bằng biện pháp này con cái có thể từ bỏ những việc làm không đúng, nhưng chúng không làm việc đó vì sợ hãi, chứ không hiểu được những việc làm đó là việc làm sai, do vậy không nên làm. Như vậy, giáo dục bằng bạo lực, bằng roi vọt không ra được việc làm tự giác của con cái, mà hành động đạo đức lại phải là hành động tự giác. Cần phải làm cho con cháu hiểu được những điều lợi hại trong những việc làm của mình để chúng tự giác làm những điều đúng bỏ những điều sai.

Đại đa số các bậc cha mẹ đã trở thành những tấm gương để giáo dục con cái. Họ đã lao động tích cực, đã sống một cách chan hòa với hàng xóm láng giềng, sẵn sàng đến những nơi gian khổ, khó khăn để cống hiến cho đất nước. Nhiều thanh niên hiện nay đã noi gương cha mẹ, phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình đã lao động hết mình , ra sức không ngừng học tập nâng cao trình độ đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. Những nơi khó khăn gian khổ như các vùng núi xa xôi, những vùng biên cương hải không nơi nào vắng bóng

những thanh niên Việt Nam. Họ đã sẵn sàng rời bỏ những nơi đô thị phồn hoa, những làng mạc thân yêu đến công tác, làm việc ở những nơi khó khăn gian khổ. Đó là kết quả giáo dục tận tình chu đáo của các ông bố, bà mẹ hết lòng vì con cái, vì sự trường tồn của dân tộc. Băng chính tấm gương của mình, bằng công tác giáo dục chu đáo tỷ mỷ các bậc cha mẹ đó đã tạo ra những thanh niên dũng cảm, bất khuất, tiếp nối truyền thống của ông cha.

Đáng tiếc hiện nay vẫn còn không ít gia đình cha mẹ chưa thực sự trở thành tấm gương sáng cho con cái, thậm chí họ còn trở thành những tấm gương xấu cho con cái. Đó cũng chính là những nguyên nhân tạo nên một bộ phận thanh thiếu niên hư hỏng, ăn chơi sa đọa, cờ bạc, rượu chè gây mất an ninh trật tự xã hội. Không ít các bậc cha mẹ không lao động suốt ngày cờ bạc, nghiện hút. Khi cờ bạc, nghiện hút hết tiền họ trộm cắp giết người. Những đứa trẻ sinh ra trong các gia đình như vậy làm sao có thể phát triển thành những nhân cách lành mạnh cho xã hội. Không ít những người làm hàng giả, hàng nhái để lừa dối người tiêu dùng, không ít những ông bố bà mẹ buôn bán cân thiếu, làm mọi thủ đoạn để móc túi người tiêu dùng, thậm chí cả những việc làm thiếu nhân đạo như bắt ép lợn, bò trước khi mổ phải uống một lượng nước lớn làm tăng trọng lượng thịt để kiếm lời bất chính đang là những tấm gương xấu tạo dựng thói lừa dối thiếu trung thực cho thế hệ trẻ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Các bậc cha mẹ cần nhận thức được những tác hại trong việc làm của mình trong giáo dục con cái, hãy chấm dứt những việc làm sai trái đó. Nếu những việc làm sai trái đó của một bộ phận các bậc cha mẹ không được khắc phục sẽ là những hậu hóa lớn cho xã hội, sẽ ảnh hưởng lớn tới quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Bản thân nền sản xuất lớn, bản thân kinh thế thị trường đòi hỏi chúng ta phải làm ăn chân thật. Chỉ có làm ăn chân thật tạo ra niềm tin cho đối tác chúng ta mới giữ được bạn hàng. Khi đó hàng hóa mới có thể đến tới các thị trường khác nhau trên thế giới. Chúng ta cũng cần nhận thức rằng, làm ăn thiếu trung thực là tự sát. Một lời bất tín là vạn sự bất tin. Mở được thị trường đã khó, nhưng giữ được thị trường còn khó khăn gấp nhiều lần.

Rèn luyện và tự rèn luyện là một phương pháp trong giáo dục đạo đức. Đại đa số các gia đình Việt Nam đã thực hiện tốt công tác rèn luyện và tự rèn luyện đạo đức. Các bậc cha mẹ tự rèn luyện hoạn thiện mình để trở thành tấm gương sáng cho con cháu noi theo, tạo điều kiện cho con cái rèn luyện bằng việc theo dõi sát sao sự trưởng thành của con cái, kịp thời động viên khuyến khích những việc làm tốt, làm đúng của con cái, phê phán góp ý những việc làm sai của chúng. Chính điều đó đã tạo ra một thế hệ trẻ có sự trưởng thành nỗ lực phấn đấu vươn lên, có sự hòa nhập với cộng đồng, có sự chia sẻ những khó khăn với những người khác, Tuy nhiên hiện nay vẫn còn không ít ông bố, bà mẹ chưa chú ý tới việc rèn luyện cho con cái. Nhiều bậc cha mẹ cưng chiều con quá mức, con cái đòi gì cha mẹ đáp ứng cái đó. Trong quan hệ giữa con cái với bạn bè hay quan hệ với người khác khi xảy ra xích mích xung đột thường cha mẹ tìm cách bảo vệ con cái mình, đổ lỗi cho người khác, thiếu khách quan. Điều đó đã tạo ra tâm ý ỷ lại, dựa dẫm, ích kỷ cho con cái. Đó cũng chính là những nguyên nhân tạo ra một bộ phận thanh, thiếu niên chơi bời, lêu lổng, gây gổ với người khác. Những phương pháp giáo dục thiếu khoa học đã hạn chế việc hình thành những phẩm chất tốt đẹp ở mỗi con người trong xã hội. Điều đó sẽ là cản trở lớn cho sự phát triển kinh tế -xã hội hiện nay, cản trở cho quá trình hội nhập quốc tế hiện nay. Bởi nếu không tạo ra được những con người vừa có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực Việt Nam sẽ khó khăn rất lớn trong hội nhập quốc tế, bởi nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay còn rất nhiều hạn chế.

Giáo dục đạo đức trong gia đình thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay - 9

2.2. Một số vấn đề đặt ra đối với giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay

Trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, gia đình luôn có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Từ gia đình, con người được sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Gia đình với hai chức năng cơ bản là tái sinh con người để duy trì nòi giống và xã hội hóa cá nhân để hình thành nhân cách mỗi con người, là

nơi mỗi con người được rèn luyện, phát triển theo hướng chân - thiện - mỹ, từ đó hình thành văn hóa gia đình. Sự tồn tại của mỗi cộng đồng, làng, nước phụ thuộc vào sự tồn tại, phát triển của gia đình, nhất là văn hóa gia đình, vì gia đình là nơi bảo tồn, lưu giữ, trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Chính vì vậy, trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay đặt ra một số vấn đề về giáo dục đạo đức trong gia đình như sau:

2.2.1 Mâu thuẫn giữa yêu cầu xác định các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội với sự dao động của các chuẩn mực đạo đức trong giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay

Khi nước ta tiến hành đổi mới và hội nhập quốc tế, cùng với những chuyển biến mạnh mẽ về đời sống kinh tế - xã hội thì cũng dẫn đến sự thay đổi của thang giá trị đạo đức. Nhiều chuẩn mực đạo đức truyền thống bị mai một đồng thời cũng xuất hiện them nhiều chuẩn mực đạo đức mới. Ngày nay trong thời kỳ hội nhập quốc tế và xu thế vận động, phát triển của toàn cầu hóa, sự chuyển đổi các giá trị văn hóa tinh thần nói chung, các giá trị đạo đức nói riêng là điều không tránh khỏi. Thang giá trị đạo đức Việt Nam cũng đang có sự biến đổi nhanh chóng, phức tạp, có sự biến đổi tích cực và tiêu cực, thể hiện sự đấu tranh, giằng co quyết liệt giữa tiến bộ và lạc hậu, giữa thiện và ác, giữa đạo đức mới và đạo đức cũ. Sự thay đổi đó không chỉ phản ánh quá trình vận động và phát triển thường xuyên của đạo đức mà suy cho cùng nó phản ánh và là biển hiện hợp quy luật của quá trình vận động, phát triển của đời sống tinh thần dưới những tác động của đời sống kinh tế xã hội.

Với đặc điểm dễ thích nghi, tiếp thu những giá trị đạo đức mới, trẻ em là bộ phận chịu tác động rất lớn của sự thay đổi thang giá trị đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh đó, việc xác định hệ chuẩn mực đạo đức mới là một yêu cầu bức thiết đối với sự phát triển của xã hội nói chung và vấn đề giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói riêng.

Thực tế cho thấy nhiều gia đình đang lung túng trong việc nuôi dạy con cái, hướng con cái vào những giá trị truyền thống thì xem ra lỗi thời, định

hướng con cái vào các giá trị đạo đức hiện đại thì chưa được xác định rõ ràng

…nhiều gia đình chỉ biết dạy con theo kinh nghiệm của mình; bộ phận khác lại hướng con cái theo suy nghĩ, lối sống hiện đại đang được du nhập vào nước ta thông qua quá trình hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, không ít gia đình lại phó mặc việc giáo dục con cái cho nhà trường và xã hội, .v.v.. Như vậy việc giải quyết mâu thuẫn giữa xác định các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội hiện nay chính là việc định hướng giá trị đạo đức và hình thành các chuẩn mực đạo đức, các khuôn mẫu ứng xử trong gia đình và xã hội, là cơ sở để cha mẹ giáo dục cho con cái được hiệu quả hơn.

2.2.2. Mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng cường vai trò của gia đình đối với trẻ em và những hạn chế của năng lực giáo dục đạo đức của nhiều bậc cha mẹ

Trẻ em là tương lai của mỗi quốc gia và dân tộc, là hạnh phúc của mỗi gia đình. Tuy nhiên việc giáo dục trẻ em trước hết phải được bắt đầu từ giáo dục gia đình và lấy giáo dục gia đình làm cơ sở. Có thể nói, giáo dục bao gồm hai quá trình đó là quá trình tiếp nhận giáo dục và quá trình tự giáo dục. Mỗi thời đại xã hội khác nhau, có những yêu cầu chuẩn mực đạo đức, lối sống và tác phong khác nhau, vì vậy chỉ có thông qua gia đình mới là con đường nhanh nhất và chắc chắn nhất để giáo dục con cái theo những chuẩn mực đạo đức mà xã hội mong muốn.

Tăng cường vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho con cái là yêu cầu bức thiết và hết sức đúng đắn trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Trong xã hội hiện nay, vấn đề giáo dục con cái đang có biểu hiện suy giảm. Xu hướng cha mẹ phó thác việc giáo dục con cái cho nhà trường và xã hội ngày càng phổ biến. Những khiếm khuyết tự than trong giáo dục gia đình, cùng với những hạn chế của giáo dục, đào tạo trong nhà trường là nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận thế hệ trẻ hiện nay. Do thiếu sự quan tâm giáo dục của cha mẹ đối với con cái, đặc biệt là khi

các con ở độ tuổi vị thành niên đã dẫn đến những bất ổn trong tâm lý, dễ bị kích động ở trẻ em. Khoảng trống trong giáo dục đạo đức trong gia đình đã gián tiếp hoặc trực tiếp gây ra những hậu quả nghiêm trọng là sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận giới trẻ hiện nay, điều đó đã trở thành nỗi lo lắng, bức xúc không chỉ của các gia đình mà của toàn xã hội. Việc giải quyết mâu thuẫn giữa tăng cường vai trò của gia đình đối với trẻ em và những hạn chế của năng lực giáo dục đạo đức của nhiều bậc cha mẹ đang là một vấn đề cấp thiết hiện nay.

2.2.3. Mâu thuẫn giữa hội nhập quốc tế và những hậu quả tiêu cực, hệ luỵ xã hội của nó đối với giáo dục đạo đức trong gia đình

Gia đình Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế đang đứng trước những thách thức lớn trong việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ. Trên thực tế ở nhiều nơi, nhất là các khu đô thị lớn gia đình đang có dấu hiệu của sự khủng hoảng, những giá trị của gia đình truyền thống tốt đẹp đang bị lấn át bởi quan hệ đồng tiền, lối sống lai căng, thiếu văn hoá, tình trạng ly hôn có xu hướng tăng cao, sống chung không kết hôn, tình trạng trẻ vị thành niên nghiện hút, tệ mại dâm, tình dục đồng giới, bạo lực gia đình…đang tấn công vào gia đình trên nhiều phương diện khác nhau. Trong bối cảnh đó, giáo dục đạo đức trong gia đình phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng không chỉ ở các bậc làm cha mẹ mà cả sự tự giáo dục, tự rèn luyện của bản thân trẻ hiện nay.

Cùng với việc mở của hội nhập quốc tế thì sự bùng nổ của công nghệ thông tin và sự thâm nhập của văn hoá, lối sống phương Tây, sự phát triển của công nghệ thông tin với những hệ luỵ của nó đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến đạo đức, lối sống của trẻ em. Vấn đề đặt ra cho giáo dục đạo đức trong gia đình, nhà trường và xã hội là việc quản lý sự bùng nổ của công nghệ thông tin như thế nào để vừa phát huy được những mặt tích cực đồng thời khắc phục

được những hạn chế của nó đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em ở nước ta hiện nay.

2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay

2.3.1.Đổi mới nhận thức, nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong gia đình

Các bậc cha mẹ cần có nhận thức đúng đắn về vai trò giáo dục đạo đức của gia đình đối với mỗi người. Nhận thức đầy đủ và đúng đắn vị trí vai trò giáo dục đạo đức của gia đình đối với sự hình thành đạo đức của thế hệ trẻ là yếu tố quan trọng trong sự thành công của giáo dục gia đình. Giáo dục con cái là một trong những chức năng cơ bản, quan trọng của mỗi gia đình, trong đó giáo dục đạo đức có một vị trí đặc biệt quan trọng nhằm hình thành những con người có nhân cách, phẩm chất đạo đức trong xã hội. Sự hình thành nhân cách gốc của mỗi người chịu ảnh hưởng của giáo dục gia đình. Việc củng cố và hoàn thiện nhân cách con người ở tuổi trưởng thành và khi về già cũng do tác động của đời sống sinh hoạt, văn hóa, đạo đức của gia đình. Vì vậy, trước hết cần nâng cao nhận thức cho toàn xã hội, cho mỗi gia đình về vấn đề giáo dục đạo đức của gia đình đối với mỗi cá nhân.

Vấn đề này đã được đề cập trong các văn kiện của Đảng ta, như văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ: “Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; thực hiện tốt bình đẳng giới, sự tiến bộ của phụ nữ, chăm sóc giáo dục và bảo vệ quyền trẻ em” [27, tr.126]. Vai trò nêu gương to lớn của cha mẹ đối với hình thành đạo đức của con cái cũng vô cùng quan trọng. Cha mẹ phải là tấm gương sáng cho con cái học tập về nhân cách về nỗ lực rèn luyện phấn đấu.

Gia đình sẽ còn tồn tại mãi trong đời sống cộng đồng xã hội,, trong các cộng đồng người, nên cần nâng cao nhận thức về vai trò giáo dục đạo đức của gia đình đối với trẻ vị thành niên. Từ chiều sâu tư tưởng, đạo đức tinh thần thì

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 14/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí