Đổi Mới Nội Dung Và Phương Pháp Giáo Dục Đạo Đức Trong Gia Đình

gia đình chính là hạt nhân của xã hội. Gia đình bao chứa những mối quan hệ nhân bản, có tác dụng to lớn trong hình thành phẩm chất tốt đẹp trong mỗi con người.

Và đặc biệt trong công tác giáo dục đạo đức, chúng ta cần nâng cao nhận thức, đẩy mạnh sự tự du dưỡng của mỗi thành viên trong gia đình. Vì thực hiện hành vi đạo đức là tự giác, bắt nguồn từ động cơ sâu kín bên trong của mõi người để hành động theo cái chân - thiện - mỹ. Nâng cao nhận thức cho xã hội về vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức đối với trẻ vị thành niên, cho trẻ em, tức là phải nâng cao nhận thức cho mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong gia đình về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức gia đình trong việc hình thành nhân cách con người.

Cần thấy được sự thay đổi những chuẩn mực đạo đức gia đình trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Trong gia đình truyền thống, nói đến vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con cái, không thể không nói đến đặc trưng của xã hội nông nghiệp. Ở đó do còn hạn chế của phân công lao động xã hội, gia đình đảm nhiệm đa chức năng, mỗi người làm ruộng vừa cày, vừa cấy, vừa làm cỏ, bón phân, thu hoạch. Vai trò của cha mẹ trong giáo dục con cái cũng có sự phân biệt tương đối, người cha duy trì tôn ti trật tự trong gia đình, người mẹ chăm lo cho tình thương của các cá nhân. Vì thế, vai trò của cha mẹ là đảm bảo hạnh phúc gia đình, chăm lo giáo dục con cái. Cùng với người mẹ, người cha giáo dục cho con cái những giá trị văn hóa tinh thần của gia đình, dòng họ và thân tộc. Quá trình ấy diễn ra từ khi đứa trẻ mới sinh ra cho đến khi trưởng thành và cả đến khi lập gia đình. Trong giai đoạn hình thành nhân cách của trẻ được hình thành, chủ yếu chịu sự tác động của người cha “con không cha như nhà không nóc”, “Cha nào con nấy”. Gia đình giáo dục con cái thường bắt đầu từ chính tình yêu thương, sự chăm sóc tận tình của cha mẹ đối với con cái, là sự khoan dung, độ lượng trước những khuyết điểm, lỗi lầm của con cái.

Trước đây, khi gia đình là đơn vị kinh tế “Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa” thì cha mẹ kiểm soát con cái hầu hết về thời gian vì không gian sống là nhà ba gian truyền thống. Không gian sinh hoạt gia đình chủ yếu trải theo chiều rộng, trên một mặt bằng, mọi hoạt động diễn ra khá tập trung, và dẫu có sự ngăn cách nào đấy cũng chỉ là tương đối trong một số thời điểm cụ thể của ngày. Trong không gian sinh hoạt gia đình trải theo chiều rộng này, với vị trí của bàn thờ, các thành viên trong gia đình hàng ngày muốn hay không vẫn phải đi qua ban thờ, hay bằng hành động dọn dẹp, trang trí mọi người đi qua

( trong mấy bước chân từ nhà trên xuống nhà dưới) không gian thờ cúng. Và mỗi lần như thế, một ý niệm về tổ tiên tiên, về gia đình lại được nhắc nhở.

Trong đời sống bình dân, tình thương ấy được thể hiện ở sự quan tâm chăm sóc cho đời sống tinh thần và vật chất, cho tương lai của con cái. Nuôi con cái khỏe mạnh, khôn lớn, dạy con nghề nghiệp, nhân cách để ứng xử trong quan hệ với cha mẹ, anh em, họ hàng, làng nước, dựng vợ, gả chồng và cố gắng dành dụm cho con một chút sản nghiệp..., đó chính là trách nhiệm đồng thời cũng là niềm vui của mỗi người làm cha làm mẹ. Nếu những trách nhiệm đó được thực hiện suôn sẻ, người ta sẽ được hưởng sự thanh thản và hạnh phúc; Ngược lại, nếu vì một lý do nào đó, những trách nhiệm ấy không được thực hiện, người ta sẽ rơi vào tình trạng bất hạnh.

Từ khi đổi mới, do những tác động từ mặt trái của hội nhập quốc tế nhiều gia đình đã mải mê với làm ăn, chạy theo kinh tế, lại một lần nữa ít quan tâm đến giáo dục đạo đức cho con cái trong gia đình. Vì vậy trong điều kiện mở cửa, giao lưu, hội nhập hiện nay thì chúng ta phải nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về vai trò giáo dục đạo đức của gia đình đối với thế hệ trẻ hiện nay. Việc nghiên cứu vấn đề gia đình và nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về giáo dục đạo đức của gia đình đối với thế hệ trẻ là vấn đề đặt ra thường xuyên đối với mỗi chúng ta. Các gia đình cần nhận thức đúng đắn những thời cơ và thách thức trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay trên cơ

sở đó để có những biện pháp giáo dục đúng đắn đáp ứng được những yêu cầu hội nhập hiện nay.

2.3.2 Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức trong gia đình

Về phương pháp giáo dục đạo đức trong gia đình, cần chuyển từ phương pháp giáo dục mang tính áp đặt sang giáo dục mang tính định hướng và nêu gương của cha mẹ cho con cái. Cha mẹ định hướng cho con cái thông qua kinh nghiệm cuộc sống và sự từng trải của mình, không nên áp đặt chủ quan. Tuy nhiên, trong quá trình sửa đổi uốn nắn đạo đức cho con cái cần tránh việc nhồi nhét và thuyết giáo khô khan, nên khuyến khích bồi dưỡng năng lực tư duy bản thân của đối tượng nhận sự giáo dục đó. Cha mẹ nên thẳng thắn trao đổi những sai lầm, thất bại của con cái, tăng cường hướng dẫn để trẻ tiếp tục trưởng thành, có ý thức bồi dưỡng cho con cái năng lực suy nghĩ độc lập, xử lý giải quyết vấn đề thực tế, cần chú ý tìm hiểu, đối thoại, kiên nhẫn lắng nghe ý kiến của con cái, trò truyện bình đẳng với chúng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Ngoài phương pháp định hướng, cha mẹ phải giáo dục con cái bằng biện pháp nêu gương. Điều quan trọng bao trùm trong giáo dục đạo đức của gia đình đối với con cái chính là tấm gương của cha mẹ. Phương pháp nêu gương có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó góp phần tích cực trong việc giáo dục con cái. Giáo dục gia đình chủ yếu dựa vào lời nói, việc làm mẫu mực của cha mẹ, tấm gương lao động, công việc chân chính, ăn ở có nghĩa có tình trong gia đình, với bạn bè, người thân, bà con hàng xóm, thái độ tôn trọng người khác, tôn trọng pháp luật, bảo vệ của công. Tấm gương đó của cha mẹ là những bài học thực tiễn cụ thể, dễ hiểu mà con cái có thể cảm nhận được hằng ngày, in vào tâm trí chúng từ lúc còn nhỏ đến khi trưởng thành, thúc đẩy chúng làm theo bố mẹ một cách tự giác. Vì vậy điều này yêu cầu sự hoàn thiện đạo đức của bản thân cha mẹ, trước sau nhất quán biểu đạt thái độ đạo đức, lấy nguyên tắc và quy phạm đạo đức ràng buộc hành vi của mình, từ đó vì con cái xây dựng tấm gương đạo đức và quyền uy đạo đức. Việc này có lợi

cho việc bồi dưỡng tình cảm đạo đức cho người tiếp nhận giáo dục. Cha mẹ muốn trở thành tấm gương đạo đức cho con cái, cha mẹ phải tự sửa mình từ tôn trọng trất tự giao thông, đến sửa chữa những lời ăn tiếng nói chưa hợp lý. Đặc biệt khi đưa con cái đi học, đi chơi và cả trong những lúc tham gia giao thông phải đặc biệt tôn trong luật lệ giao thông để tạo ra thói quen tôn trọng luật lệ giao thông cho con cái. Cha mẹ không được nói tuc, không được hành xử thô lỗ với người khác. Bởi những việc làm đó dễ tạo ra thói quen xấu cho con cái. Cha mẹ phải tạo thành thói quen trung thực trong lao động, trong công việc, trong hành xử với người khác. Vì cha mẹ không trung thực thì on cái cũng khó trung thực. Không trung thực là một tai họa lớn cho đất nước cho dân tộc. Khổng Tử trước đây đã từng khẳng định điều đó. Thiếu niềm tin là mất mát lớn nhất. Mất niềm tin là mất tất cả. Các bậc cha mẹ không vì cái lợi nhỏ mọn mà bỏ đi cái lợi lớn là niềm tin.

Giáo dục đạo đức trong gia đình thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay - 10

Ông bà cũng cần có sự cảm thông chia sẻ với con cháu về những nỗi vất vả cả về thể chất và tinh thần trong lao động kiếm sống ở hoàn cảnh hiện nay. Thông cảm với con cháu trong cách ăn nói, ăn mặc đi lại, giải trí, nếu có điều gì sai trái, thì ông bà cần bàn bạc với cha mẹ chúng để cùng uốn nắn.

Cần nâng cao vai trò của mối quan hệ anh chị em trong gia đình đối với việc giáo dục con cái trong gia đình. Được sinh ra trong một cội nguồn, cùng lớn lên dưới sự chăm sóc của cha mẹ và thường chung sống với nhau trong suốt thời thơ ấu dưới một mái nhà, một tổ ấm, lẽ đương nhiên, tình cảm, trách nhiệm đạo đức giữa anh em nảy sinh phát triển. Như vậy không chỉ cha mẹ mà anh em cũng là một phần không thể thiếu được của một con người, một đời người. Là những thành viên của gia đình, anh em với truyền thống gắn bó lâu dài, keo sơn. Ca dao đã có câu:

Anh em như chân với tay

Như da với thịt như cây với cành.

Anh chị trong gia đình có vai trò to lớn không chỉ tạo nên gia phong mà còn tạo nên môi trường giáo dục gia đình. Việc xây dựng tình yêu thương, giúp đỡ, mối quan hệ hòa thuận giữa anh em trong một gia đình cũng là một yêu cầu đạo đức không thể thiếu. Anh em một nhà sống thuận hòa, quan tâm chăm sóc lẫn nhau là sự hỗ trợ lớn cho cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái, tạo nên một tập thể nhỏ cố kết với nhau, thúc đẩy sự phát triển trí tuệ và hình thành nhân cách tốt đẹp của mỗi cá nhân:

Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Hay :


Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

Như vậy, nội dung giáo dục đạo đức trong gia đình cũng phải không

ngừng đổi mới và hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu đổi mới, hội nhập trong điều kiện hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Nội dung phải vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại.Nội dung này bao gồm những giá trị, chuẩn mực đạo đức từ trong gia đình tới ngoài xã hội, từ trong lao động học tập đến ứng xử trong quan hệ với người khác, với tự nhiên.

2.3.3. Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước trong quản lý nhằm tạo điều kiện cải thiện hiện trạng giáo dục đạo đức trong gia đình

Đảng và Nhà nước luôn xem thanh niên là rường cột của nước nhà, là chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của qua trình hội nhập quốc tế hiện nay. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Đảng và Nhà nước ta đã nhấn mạnh rằng: Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực đảm bảo cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Bởi vậy, chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên thành lớp người vừa "hồng" vừa "chuyên" theo tư tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn nhấn mạnh yếu tố tự lực cánh sinh ở mỗi thanh niên. Sự nỗ lực học tập, rèn luyện và phấn đấu không ngừng của thanh niên theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là yếu tố quan trọng để xây dựng nên thế hệ thanh niên thời kỳ mới có đầy đủ phẩm chất đạo đức cũng như trí tuệ, tài năng, đáp ứng được đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay.

Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng ghi rõ: "Đối với thế hệ trẻ, thường xuyên giáo dục chính trị, truyền thống, lý tưởng, đạo đức, và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [25, tr. 119-120].

Bên cạnh đó, Đảng ta cũng đã đề ra những mục tiêu cụ thể đối với công tác thanh niên cũng như xây dựng đạo đức thanh niên. Đó là nâng cao nhận thức chính trị, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên, nhất là học sinh, sinh viên. Tập trung giáo dục, định hướng, cổ vũ thanh niên thực hiện có hiệu quả cuộc vận động học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tạo chuyển biến thực sự trong đạo đức, lối sống và hành động của thanh niên.

Có thể nói rằng, thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay tuyệt đại đa số là những con người có đạo đức, nhân cách, có tri thức với tư duy năng động sáng tạo. Họ đã biết tiếp nối truyền thống hào hùng của cha ông và lòng yêu nước của dân tộc, không ngại gian khổ, khó khăn, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, vẫn có một số bộ phận thanh niên Việt Nam hiện nay có lối sống thực dụng, thiếu lý tưởng, chạy theo nhu cầu vật chất, không quan tâm đến đạo lý sống. Nhiều thanh niên đã xa rời giá trị đạo đức tốt đẹp mà ông cha ta đã dày công vun đắp như lòng yêu thương, nhân ái, bao dung, lòng kính hiếu đối với ông bà cha mẹ. Tình trạng đó xảy ra bởi nhiều nguyên nhân. Trước hết, một bộ phận gia đình Việt Nam ngày nay thiếu sự quan tâm, giáo dục đối với con cháu, nhiều bậc phụ huynh chưa thật

sự là tấm gương tốt để cho con cháu học tập và noi theo. Bộ máy quản lý nhà nước về công tác thanh niên và cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác thanh niên chưa rõ ràng. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội, hoạt động văn hóa, thể thao, báo chí, xuất bản có nhiều khuyết điểm yếu kém nhưng chậm khắc phục. Ngoài ra, công tác của Đoàn, Hội thanh niên hiện nay còn nhiều hạn chế; năng lực, trình độ của nhiều cán bộ Đoàn chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế.Những điều trên đã tác động không nhỏ đến đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay, kéo theo chiều hướng đi xuống của đạo đức thanh niên như một điều tất yếu.

Với sự quan tâm sâu sắc đối với việc giáo dục đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm khắc phục tình trạng yếu kém trong đạo đức thanh niên, nhằm xây dựng cho nước nhà một thế hệ thanh niên mới có đầy đủ phẩm chất đạo đức, có lý tưởng sống cao đẹp, phục vụ cho công cuộc đổi mới và kiến thiết nước nhà. Đó là tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa, ý thức công dân cho thanh niên để hình thành thế hệ thanh niên có phẩm chất tốt đẹp, có khí phách và quyết tâm hành động thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để làm được điều đó, Đảng và Nhà nước ta cần đầu tư nhiều hơn nữa vào công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về thanh niên và công tác thanh niên trong tình hình mới, dự báo xu hướng phát triển, nhận thức thái độ của thanh niên để kịp thời đề ra các chủ trương, chính sách giáo dục phù hợp. Cùng với đó là việc đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách Đảng, pháp luật của nhà nước, tăng cường giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử của Đảng và dân tộc, lý tưởng cách mạng cho thanh niên. Coi trọng giáo dục thanh niên trong hoạt động thực tiễn và các phong trào thi đua yêu nước. Đảng và Nhà nước ta cần chú trọng hơn việc xây dựng chuẩn mực đạo đức và định hướng giá trị mới cho thanh niên theo tư tưởng

Hồ Chí Minh. Chủ động hơn trong công tác tư tưởng, chính trị để kịp thời đấu tranh làm rõ các âm mưu, luận điệu sai trái, giúp thanh niên hiểu và tích cực đấu tranh với âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước sẽ làm phong phú và sâu sắc hơn các nội dung giáo dục, nhất là về lý tưởng đạo đức, lối sống cho thanh, thiếu niên. Nhà nước cần tăng cường quản lý hoạt động xuất bản báo chí, văn hóa nghệ thuật, để những hoạt động này góp phần định hướng đạo đức thanh niên vươn tới giá trị chân - thiện - mỹ. Đảng và nhà nước cũng cần quan tâm hơn nữa đến công tác Đoàn, Hội của thanh niên, để những tổ chức này thực hiện tốt hơn nữa công tác giáo dục đạo đức đối với thanh, thiếu niên Việt Nam hiện nay.

Cùng với điều đó Nhà nước cần tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc như tìm mọi cách tăng thu hút đầu tư để giải quyết công ăn, việc làm cho thanh niên, khắc phục tình trạng tội phạm trong thanh thiếu niên và các tệ nạn xã hội gia tăng hiện nay. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cần tăng cường thu hút thanh niên tham gia vào những phong trào như: áo ấm cho trẻ em vùng cao, mùa hè xanh tình nguyện, trại hè sinh viên. Những phong trào đó sẽ góp phần tích cực gắn kết thanh niên với cộng đồng, với cuộc sống đời thường, giáo dục cho thanh niên tình yêu quê hương, đất nước, lòng nhân ái đối với con người, giúp họ tránh xa những tệ nạn của xã hội.

Đảng và nhà nước cần tạo ra những động lực khuyến khích sự tự nỗ lực phấn đấu của thanh niên trong học tập, lao động và cuộc sống. Thanh niên Việt Nam hiện nay cũng phải tự thường xuyên rèn luyện đạo đức, nếp sống văn minh, lịch sự; biết giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; biết yêu thương con người, chăm lo hạnh phúc gia đình, kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô và những người lớn tuổi; hăng hái tham gia hoạt động cộng đồng, sẵn sàng đảm nhận những công việc khó khăn, gian khổ mà Đảng, Tổ quốc và nhân dân giao phó.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/09/2023