Giáo dục đạo đức trong gia đình thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay - 6

trong việc quyết định những vấn đề chung của gia đình (sinh đẻ có kế hoạch, ly hôn...) giữa vợ và chồng. Mối quan hệ vợ chồng mang sắc thái tốt đẹp: coi trọng giá trị lòng trung thuỷ, tình nghĩa vợ chồng, sự hoà thuận, hơn nữa là sự bình đẳng, quyền tự do dân chủ của mỗi người, cùng quan tâm đến lợi ích riêng cũng như lợi ích của cả gia đình... Nền tảng của một gia đình hạnh phúc phải là mối quan hệ tốt đẹp, hiểu biết, thông cảm và thương yêu nhau giữa vợ và chồng, là cơ sở ngăn chặn bạo lực giữa vợ và chồng trong gia đình, là một mục tiêu nhằm hướng tới xây dựng gia đình đạt chuẩn gia đình văn hoá.

Trong quan hệ anh chị và em, với những chuẩn mực đạo đức là hòa thuận. Anh chị em quan tâm chăm lo cho những người em, thay cha mẹ giáo dục em khi cha mẹ đi làm xa. Hiện nay điều này đang xảy ra ở nhiều nơi. Không ít địa phương kinh tế khó khăn như Thái Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ, Nam Định và nhiều địa phương đại đa số những người cha, người mẹ lên thành phố làm việc để tăng thêm thu nhập gia đình chỉ còn những người già và trẻ nhỏ thì việc chăm sóc em nhỏ là công việc của các anh, các chị. Nhiều nơi những người lớn đi xuất khẩu lao động ra nước ngoài, thì trách nhiệm chăm sóc được trao cho những người anh, người chị. Ngược lại những người em có trách nhiệm phải nghe theo những lời dạy dỗ của người anh, người chị, làm theo những việc mà anh chị chỉ bảo.

Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực nói trên, hội nhập quốc tế cũng có những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và đạo đức gia đình nói riêng. Vì vậy, chúng ta cần nhìn rõ mặt trái sự tác động của hội nhập quốc tế để từ đó tìm ra những biện pháp thích hợp để khắc phục những hạn chế đó.

- Những tác động tiêu cực

Trước hết xét về phương diện nhân cách đạo đức, trong sự phát triển của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cùng với những tác động tích cực của đời sống kinh tế - xã hội, tới đời sống đạo đức, đạo đức gia đình thì

cũng còn nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội nói chung và đạo đức gia đình nói riêng, làm biến đổi nhiều chuẩn mực đạo đức của con người.

Thứ nhất, hội nhập quốc tế đang tác động xấu tới niềm tin vào con đường xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đã lựa chọn. Trong những năm qua với quá trình hội nhập quốc tế, các thế lực thù địch lợi dụng điều kiện mở cửa hội nhập đã tìm mọi cách chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cách chống phá đa dạng phong phú từ tìm cách phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, với chiêu bài vì Việt Nam có một đảng lãnh đạo độc quyền, nên đã dẫn tới tham nhũng cửa quyền. Theo họ muốn dân chủ, chống tham nhũng cửa quyền phải thực hiện đa đảng. Họ tuyên truyền Chủ nghĩa Mác- Lênin đã lạc hậu, chủ nghĩa xã hội đã đổ vỡ ở Liên Xô nên Việt Nam không nên đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Các gia đình cần giáo dục con cái và bản thân các bậc cha mẹ cũng phải có ý thức được sự đúng đắn của việc lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nhờ kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội mà dân tộc Việt Nam đã giành được thắng lợi trong cách mạng tháng Tám, trong hai cuộc kháng chiến, Ngày nay, chính sự lựa chọn đó đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đã và đang đưa sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội và ngày nay đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cũng cần khẳng định rõ thực tế lịch sử đã chứng minh mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Hiện nay chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới là người đại diện chân chính cho lợi ích của nhân dân và toàn thể dân tộc Việt Nam.

Thứ hai, hội nhập quốc tế làm tăng lối sống thực dụng, sùng ngoại, đề cao giá trị vật chất, đề cao quá mức đồng tiền, quên lãng các giá trị, chuẩn mực đạo đức truyền thống tốt đẹp vốn có của gia đình, dân tộc.

Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: “Môi trường văn hóa bị xâm hại, lai căng thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ độc hại làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh, thiếu niên, rất đáng lo ngại” [27, tr. 169].

Các nước phương Tây có mức sống cao hơn Việt Nam rất nhiều. Khi tiếp cận với những người có mức sống cao nhiều người bị choáng ngợp, mong muốn có mức sống như vậy. Điều đó đã thúc đẩy một xu hướng trong một bộ phận dân cư coi thường những giá trị truyền thống, sùng ngoại, sính ngoại, làm giàu bằng mọi giá. Họ làm bất cứ việc gì dù có chân chính hay không chân chính. Họ sẵn sàng làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng miễn là thu được nhiều tiền. Điều đó đã thúc đẩy sự hình thành lối sống thực dụng, việc gì có lợi là sẵn sàng làm bằng mọi giá từ mua chuộc cán bộ, công chức nhà nước đến làm những việc phi pháp. Những điều đó đang gây khó khăn cho công tác giáo dục đạo đức trong gia đình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Thứ ba, hội nhập kinh tế, văn hóa tất yếu sẽ dẫn đến sự đụng độ, pha tạp các giá trị, chuẩn mực đạo đức, lối sống phi xã hội chủ nghĩa gây khó khăn trong công tác giáo dục gia đình. Toàn cầu hóa đang đưa lối sống phương Tây vào nước ta. Lối sống ấy, một mặt, tác động tích cực đến việc làm thay đổi lối sống khép kín, cam chịu, phụ thuộc, ỷ lại vốn có của người Việt Nam sang một lối sống cởi mở, năng động, tự lập, dám chịu trách nhiệm, phù hợp với xu thế thời đại. Tuy nhiên, cũng chính việc tiếp thu lối sống đó một cách thiếu định hướng (tiếp thu cả mặt tiêu cực của nó) mà dẫn đến việc xa rời lối sống theo chuẩn mực đạo đức dân tộc. Các công nghệ thông tin hiện đại đang truyền bá khắp thế giới lối sống sùng bái vật chất, cá nhân, vị kỷ, thực dụng, đua đòi, ăn chơi xa hoa, lãng phí, sống truỵ lạc, thác loạn, ưa dùng bạo lực... Lối sống đó đang phần nào tác động đến một bộ phận nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên sống ở các khu đô thị lớn. Do bị kích động

bởi việc tiếp xúc với những thước phim hành động có tính bạo lực qua Internet mà nhiều thanh, thiếu niên đã có những hành động mang tính bạo lực, hung hãn, gây nên những hậu quả đau lòng. Cùng với tâm lý sùng hàng ngoại, lối sống tự do kiểu phương Tây cũng đang xâm nhập khá mạnh vào đời sống người Việt Nam.

Giáo dục đạo đức trong gia đình thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay - 6

Thứ tư, tình trạng ly hôn, bà mẹ đơn thân, gia đình không đầy đủ có xu hướng gia tăng. Quan hệ quốc tế mở rộng, người Việt Nam không chỉ làm việc ở trong nước mà còn làm việc ở nước ngoài. Khi một người sống ở trong nước, một người sống ở nước ngoài tạo thành khoảng cách về địa lý. Với sự cách biệt về địa lý nếu người không có bản lĩnh vững vàng cũng sẽ tạo ra khoảng cách về tâm lý, tình cảm, dễ bị những cám dỗ cuộc sống đời thường cuốn hút. Do vậy, những năm qua không ít gia đình có vợ hoặc chồng đi lao động nước ngoài tan vỡ, ly hôn. Sự tan vỡ gia đình là những cú sốc lớn về tâm lý cho con cái. Không ít những thanh thiếu niên trong các gia đình bố mẹ ly hôn đã mắc những tệ nạn xã hội.

Một số nam nữ thanh niên ở các thành phố lớn muốn có tự do cá nhân cao, không muốn lập gia đình sớm, nhưng nam nữ lại sống với nhau như vợ chồng, không ít trường hợp dẫn tới chia tay khi đã có con, do vậy đã làm cho số bà mẹ đơn thân tăng lên. Những bà mẹ đơn thân sẽ khó khăn trong việc chăm sóc con cái. Mỗi khi con ốm đau nếu gia đình đầy đủ cả vợ và chồng sẽ cùng nhau chia sẻ những khó khăn đó. Nhưng gia đình bà mẹ đơn thân phải gánh chịu một mình. Song điều khó khăn hơn là những đứa trẻ trong gia đình bà mẹ đơn thân thiếu sự chăm sóc của người cha dễ làm cho đứa trẻ có những thiếu hụt về mặt tâm lý. Tình trạng ly hôn gia tăng cũng làm cho những gia đình không đầy đủ gia tăng và như vậy cũng dễ tạo ra những đứa trẻ thiếu hụt về tình cảm và dễ mắc các tệ nạn xã hội. Theo điều tra số trẻ mắc tệ nạn xã hội thì tỷ lệ những trẻ em sinh ra trong gia đình mà cha mẹ có phẩm chất đạo đức không tốt và số trẻ em trong các gia đình cha mẹ ly hôn có tỷ lệ khá cao. Do vậy khi cha mẹ ly hôn sẽ khó khăn trong giáo dục đạo đức gia đình.

Thứ năm, hội nhập quốc tế đã làm cho tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng. Hội nhập quốc tế làm cho giao lưu quốc tế trên tất cả các phương diện đều gia tăng. Tình trạng buôn gian bán lậu ngày càng diễn biến phức tạp. Không ít những hàng hóa sản xuất từ Trung Quốc nhưng được các thương nhân bỏ mác Trung Quốc thay bằng những nhãn hàng nổi tiếng. Thời kỳ hội nhập quốc tế, tình trạng buôn lậu ma túy cũng có xu hướng gia tăng. Ma túy có thể vào nội địa bằng đường hàng không, bằng đường biển thông qua biên giới. Số lượng qua mỗi chuyến hàng ngày càng lớn. Có những chuyến kẻ tội phạm buôn bán vài chục thậm chí là hàng trăm bánh ma túy. Mặc dù Nhà nước ta đã tích cực trong cuộc đấu tranh chống ma túy nhưng dường như tệ nạn này không giảm. Với con số khoảng 300 nghìn người nghiện ma túy hiện nay đang gây ra những bất an cho xã hội, lo lắng cho nhiều bậc cha mẹ. Ma túy cũng đã phá hoại hạnh phúc nhiều gia đình, đang làm suy kiệt nguồn nhân lực của đất nước.

Hội nhập quốc tế làm cho số người Việt Nam ra nước ngoài, số người nước ngoài đến Việt Nam đều gia tăng. Quá trình đó bên cạnh việc đưa lại những giá trị văn hóa tốt đẹp thì cũng xuất hiện những tệ nạn xã hội như lừa đảo, mại dâm v.v...

Thứ sáu, hội nhập quốc tế đang làm tha hóa một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức Nhà nước. Hội nhập quốc tế tạo ra nhiều điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, các doanh nghiệp trong nước đầu từ cũng nhiều hơn. Không ít cán bộ, đảng viên, công chức Nhà nước lợi dụng tình trạng luật pháp còn nhiều sơ hở, cơ chế quản lý còn chưa đồng bộ đã tìm cách gây khó dễ cho các doanh nghiệp, cho người dân, buộc họ phải chạy chọt, đút lót. Khi có nguồn vốn ODA nước ngoài, các công trình phúc lợi, công cộng được xây dựng ngày càng nhiều tạo ra kết cấu hạ tầng cần thiết để thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước. Lợi dụng những khe hở về luật pháp, hạn chế về quản lý, cơ chế xin cho vì vậy tình trạng tham nhũng cửa quyền ngày càng

gia tăng. Những người tham nhũng giàu lên nhanh chóng đi đến coi thường những người làm ăn chân chính. Bởi những người làm ăn chân chính, trung thực dựa vào mức lương như hiện nay không thể giàu có được. Những hiện tượng trên đang làm thay đổi hệ giá trị trong xã hội, khó khăn trong giáo dục gia đình. Tình trạng “thẳng thắn thường thua thiệt”, “ những kẻ giả dối lại giàu to”, làm cho không ít những người làm cha làm mẹ hoang mang trong giáo dục con cái.

Thứ bảy, sự phản ứng của xã hội đối với những tiêu cực có xu hướng giảm đi, gây khó khăn cho giáo dục gia đình. Hội nhập quốc tế làm cho tính tự do của con người ngày càng tăng. Tự do đi lại, tự do cư trú, tự do phát triển những năng lực cá nhân. Tuy nhiên tự do bao giờ cũng gắn với tất yếu, tự do của mỗi người phải trên cơ sở tôn trọng tự do của người khác, tôn trọng những lợi ích xã hội. Trong xã hội hiện nay không ít người tự do làm mọi việc theo ý thích của mình mà không cần quan tâm tới những lợi ích của những người khác. Người ta tự cho mình cái quyền lăng mạ, hành hung người khác, thậm chí không ít vụ học sinh phổ thông, sinh viên đại học đánh hội đồng những người yếu thế hơn. Những điều đó là trái luân thường đạo lý, tham nhũng, cửa quyền là trái đạo đức, đi đường không tôn trọng tín hiệu giao thông là trái đạo đức, nhưng sự phản ứng của xã hội quá yếu ớt, chủ nghĩa “ Makeno” có xu hướng phát triển. Những điều đó đã làm cho đạo đức xã hội xuống cấp, làm khó khăn cho giáo dục đạo đức gia đình.

Như vậy, có thể nói, hội nhập quốc tế đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới lối sống và những giá trị đạo đức của người Việt Nam. Những sản phẩm văn hóa độc hại từ nước ngoài đưa vào nước ta đã tác động tiêu cực tới đời sống tinh thần, văn hóa của một bộ phận nhân dân. Ảnh hưởng của lối sống thực dụng đã làm xuất hiện tâm lý “chạy theo đồng tiền", coi “tiền là trên hết", không cần biết đến đạo lý phải trái, đánh mất nhân cách và nhân tính. Không ít trường hợp vì tiền và danh lợi mà chà đạp lên tình đồng chí, đồng nghiệp,

bạn bè, tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy án đã trở nên khá phổ biến.

Lối sống thực dụng, vị kỷ đang dẫn đến thái độ bàng quan, thờ ơ với công việc của cộng đồng và với những người xung quanh. Điều đó làm cho mối dây liên kết giữa cá nhân và cộng đồng, giữa người và người trở nên "lỏng lẻo". Đây thực sự là nguy cơ của việc đẩy xa nhau giữa con người với con người, đi ngược lại với truyền thống "tương thân, tương ái" của dân tộc.

Do đời sống kinh tế còn khó khăn, cộng với sự tác động của kinh tế thị trường, nhiều lĩnh vực xã hội đã xuất hiện khuynh hướng "thương mại hóa". Ví như giáo dục, vốn trước đây thuộc lĩnh vực bao cấp của Nhà nước, đang có khuynh hướng "thương mại hóa" với những biểu hiện như dạy thêm, học thêm tràn lan, mua bằng, bán điểm, "đổi tình lấy điểm", lạm thu, mở tràn lan các lớp đào tạo tại chức, liên kết đào tạo với nước ngoài... nhằm mục đích thu lợi, không đảm bảo chất lượng giáo dục. Điều này góp phần làm môi trường sư phạm xuống cấp, đạo lý thầy trò suy thóai, lối sống thiếu hoài bão, lý tưởng xuất hiện trong một bộ phận học sinh, sinh viên, giáo viên.

Có những vấn đề ở mức độ vừa phải thì tích cực, nhưng khi bị con người đẩy lên quá mức sẽ trở thành tiêu cực. Ý thức đề cao cá nhân, một khi bị tuyệt đối hóa sẽ dẫn đến việc cái cá nhân lấn át cái cộng đồng. Điều đó dẫn đến việc đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích xã hội, coi lợi ích cá nhân là trên hết, lúc đó, lợi ích tập thể sẽ bị lấn át, thậm chí bị phế bỏ, từ đó mà tham nhũng, lãng phí ngày càng có cơ hội gia tăng.

Những hiện tượng tiêu cực diễn ra trong đời sống xã hội Việt Nam như phân tích ở trên là biểu hiện của sự xa rời những chuẩn mực đạo đức truyền thống, những chuẩn mực vẫn còn giá trị trong xã hội hiện đại. Một khi những chuẩn mực đó không được giữ vững như là định hướng trong họat động của con người thì sự suy thoái đạo đức là điều không tránh khỏi. Vì vậy, việc giữ vững định hướng chính trị và định hướng giá trị tinh thần trong thực tiễn xây

dựng đất nước, cũng như trong họat động xây dựng đạo đức là yêu cầu cấp thiết để góp phần ngăn chặn sự suy thóai và nguy cơ suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Xét về phương diện đạo đức gia đình, từ sự biến đổi coi trọng đồng tiền, đề cao lợi ích cá nhân đã dẫn đến những mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đang có biểu hiện của sự lỏng lẻo, mỗi người chỉ biết chăm lo đến công việc riêng và lợi ích cá nhân.

Trong bối cảnh đó, một số giá trị đạo đức trong gia đình Việt Nam truyền thống đã được nhìn nhận một cách khác. Một số gia đình tuy vật chất giàu sang hơn trước, nhưng quan hệ giữa các thành viên trong gia đình lại giảm sút, thiếu tình thương, thiếu sự quan tâm chăm sóc đến các thành viên trong gia đình. Trong trường hợp này người ta thường lấy lý do là vì công việc bận rộn, vì phải lo làm ăn kiếm tiền vất vả. Họ lạm dụng, ỷ lại vào tiền bạc để thay thế tình cảm, sự quan tâm dành cho gia đình. Những quan niệm đạo đức truyền thống về thủy chung, hiếu, nghĩa, trong một số gia đình đã bị sự thao túng của tiền bạc và lối sống tự do, buông thả của chủ nghĩa cá nhân làm cho rạn nứt.

Xét cụ thể trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, với các chuẩn mực đạo đức cơ bản, chúng ta càng thấy rõ hơn sự tác động tiêu cực của thời kỳ hội nhập quốc tế. Hiện nay trong xã hội, xu hướng sinh ít con đang được nhiều gia đình thực hiện, chính vì thế mà cha mẹ thường có sự chiều chuộng con cái quá mức. Ở một số gia đình giàu có thường chiều con bằng cách cho con cái thỏa mãn tiền bạc hay những nhu cầu mà con cái đặt ra, bất chấp nhu cầu đó có chính đáng hay không. Những việc làm như vậy của cha mẹ vô hình chung đã tạo ra tính ích kỷ cho con cái.

Trong thực tế đầy biến động của xã hội hiện nay, bên cạnh những tấm gương hiếu thảo, những tấm lòng nhân nghĩa, ân tình với cha mẹ, thì vẫn còn những người con có thái độ bất nhân, bất nghĩa, thiếu tôn trọng hoặc có hành

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/09/2023