vi hỗn láo, vô đạo đức với cha mẹ. Một số người coi hành vi chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ như một gánh nặng. Từ đó gây ra cảnh:
Không ăn thì ốm thì gầy,
Ăn thì nước mắt chan đầy bát cơm.
Hay:
Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể, Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày.
Trong quan hệ vợ chồng, những chuẩn mực đạo đức như tình nghĩa,
thủy chung, thuận hòa cũng đang bị xáo trộn. Hiện nay tình trạng ly hôn của nhiều cặp vợ chồng trong gia đình ngày càng tăng lên
Như vậy, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã ảnh hưởng đến tính thuần nhất trong cấu trúc gia đình truyền thống, cũng như làm biến đổi một số chuẩn mực đạo đức của gia đình truyền thống, làm xuất hiện nhiều kiểu loại gia đình. Để giữ được những nét đẹp của giá trị đạo đức trong gia đình truyền thống và phát triển phù hợp với các yêu cầu của xã hội hiện đại, chúng ta cần phải biết kế thừa di sản của quá khứ để làm tiền đề cho hiện tại.
Tiểu kết chương 1
Gia đình là một thiết chế xã hội cổ xưa nhất nhưng lại bền vững nhất. Là thiết chế cơ bản, là tế bào cấu thành nên xã hội, là hình thức tổ chức quan trọng nhất trong đời sống cá nhân dựa trên quan hệ hôn nhân và các quan hệ huyết thống, tức là giữa quan hệ của vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em và những người thân thuộc khác.
Đạo đức gia đình là tổng thể các nguyên tắc, những chuẩn mực điều chỉnh hành vi và các quan hệ của các thành viên trong gia đình nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển gia đình phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Đạo đức gia đình là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên sự ổn định, ấm no, hạnh phúc của một gia đình. Đạo đức gia đình có quan hệ tác động qua lại với đạo đức xã hội. Đạo đức gia đình điều chỉnh các hành vi, các quan hệ người trong gia đình, nhưng các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức gia đình lại phản ánh yêu cầu của xã hội.
Gia đình là tế bào của xã hội, đồng thời cũng là một thiết chế xã hội. Gia đình vừa tạo dựng nên xã hội, lại vừa biến đổi cùng sự phát triển của xã hội. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam, cùng với sự biến đổi mạnh mẽ của cả xã hội, gia đình cũng đang biến đổi một cách toàn diện. Do sự thay đổi các quan hệ và các hệ thống giá trị xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa nên vấn đề thực hiện chức năng giáo dục của gia đình cũng đang đứng trước rất nhiều cơ hội và thách thức.
Áp lực của cuộc sống hiện đại đang làm cho nhiều bậc làm cha mẹ thiếu thời gian, sức lực và cả trí lực quan tâm đến giáo dục nhân cách nói chung, giáo dục đạo đức, lối sống nói riêng cho con em họ. Trước tình trạng trong xã hội ngày càng nhiều trẻ em có hành vi trái với đạo đức, phạm tội, kể cả những tội rất nguy hiểm, trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ đang trở thành vấn đề, cần được toàn xã hội quan tâm.
Gia đình có vai trò quan trọng trong giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, đó là điều không bậc làm cha mẹ nào phủ nhận. Văn hóa nước ta là nền văn hóa trọng gia đình. Với nền giáo dục trong các gia đình truyền thống, bao thế hệ Việt Nam đã trưởng thành, biết trọng lễ, nghĩa, biết yêu thương, chung thủy, trách nhiệm, biết hy sinh vì nghĩa lớn... và những con người như thế đã tạo nên nhiều thành tựu lớn lao cho đất nước. Những phẩm chất nêu trên là những giá trị đạo đức mà bất cứ thời đại xã hội nào cũng cần đến. Thế nhưng, xã hội phát triển, bối cảnh sống thay đổi đã làm cho người Việt Nam có những thay đổi trong nhìn nhận về các giá trị sống, đồng thời cũng làm bộc lộ những hạn chế nhất định trong cách thức giáo dục của gia đình truyền thống.
Quá trình hội nhập quốc tế và mở cửa ngày càng sâu rộng, với mạng xã hội như một phương tiện kết nối nhanh chóng và rộng khắp, hệ giá trị sống của thế hệ trẻ thay đổi và đa dạng hóa nhờ khả năng tiếp cận nhiều thông tin, nhiều loại giá trị trên khắp thế giới. Sự thay đổi hệ giá trị sống của mỗi cá nhân dẫn đến thế hệ trẻ có những đòi hỏi mới về cách thức ứng xử.
Chương 2
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
2.1. Thực trạng và nguyên nhân giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế
2.1.1. Thực trạng của giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay
Đảng ta đã nhận thức được những thuận lợi và khó khăn trong hội nhập quốc tế, do vậy trong Văn kiện Đại hội lần thứ X đã khẳng định: “Chủ động hội nhập quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” [74, tr. 650-651]. Từ nhận thức Đảng ta đã quan tâm tới giáo dục nói chung và giáo dục gia đình nói riêng. Đảng ta đã khẳng định đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo, coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu trong phát triển kinh tế- xã hội.
Chăm lo tới gia đình, quan tâm tới giáo dục trong gia đình là một trong những nội dung quan trọng trong các văn kiện của các đại hội Đảng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa VIII cũng bàn đến trách nhiệm của gia đình trong việc giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam, nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ, coi trọng xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, giá trị gia đình một lần nữa được Đảng nhấn mạnh. Gia đình là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội, có trách nhiệm trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên của mình lối sống lành mạnh, có văn hóa.
Đảng ta đã nhận thức được những thuận lợi và khó khăn trong hội nhập quốc tế, do vậy trong Văn kiện Đại hội lần thứ X đã khẳng định: “Chủ động hội nhập quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác.
Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” [47, tr. 650-651]. Từ nhận thức Đảng ta đã quan tâm tới giáo dục nối chung và giáo dục gia đình nói riêng. Đảng ta đã khẳng định đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo, coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) cũng khẳng định xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Gia đình có vai trò quan trọng đối với mỗi cuộc đời con người cũng như đối với sự trường tồn và phát triển của quốc gia, dân tộc như vậy chính là do những giá trị văn hóa được gia đình trao truyền qua các thế hệ. Đó là hệ thống những giá trị, chuẩn mực đặc thù điều tiết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và mối quan hệ giữa gia đình với xã hội; phản ánh bản chất của các hình thái gia đình đặc trưng cho các cộng đồng, tộc người, dân tộc và khu vực khác nhau, được hình thành và phát triển qua lịch sử lâu dài, gắn liền với những điều kiện phát triển kinh tế, môi trường tự nhiên và xã hội nhất định.
Bên cạnh nhận thức của Đảng và Nhà nước thì vai trò của ông bà, cha mẹ đối với việc giáo dục đạo đức trong gia đình cho con cái là rất quan trọng và cần thiết. Khi nghiên cứu về vấn đề nhận thức của các bậc cha mẹ về vai trò của việc giáo dục đạo đức trong gia đình cho con cái thu được kết quả như sau:
Bảng 1:Tầm quan trong của giáo dục đạo đức trong gia đình
Rất quan trọng | Quan trọng | Không quan trọng | |
Số lượng | 161 | 39 | 0 |
Tần xuất | 80,5 | 19,5 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Giáo Dục Đạo Đức Trong Gia Đình Việt Nam Hiện Nay
- Hội Nhập Quốc Tế Và Tác Động Của Nó Đến Đạo Đức Việt Nam
- Giáo dục đạo đức trong gia đình thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay - 6
- Nguyên Nhân Của Giáo Dục Đạo Đức Trong Gia Đình Việt Nam Hiện Nay
- Một Số Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Giáo Dục Đạo Đức Trong Gia Đình Việt Nam Hiện Nay
- Đổi Mới Nội Dung Và Phương Pháp Giáo Dục Đạo Đức Trong Gia Đình
Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.
Nhìn vào bảng số liệu trên, chúng ta thấy có 80,5% những người được hỏi cho là giáo dục đạo đức cho con cái là việc làm rất cần thiết, 19,5% còn
lại cho rằng: “Cần thiết”. Qua số liệu cho ta thấy đa số các bậc cha mẹ đều nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức trong gia đình. Với giáo dục cho con cái tuổi nhỏ thì vai trò của gia đình là rất quan trọng, đặc biệt là giáo dục đạo đức, giáo dục cách cư sử, lòng nhân ái khi trẻ còn nhỏ. Khi được hỏi là tại sao ông (bà) cho là giáo dục đạo đức cho con cái lứa tuổi nhi đồng là cần thiết. Chúng tôi đã thu được kết quả sau: Có 60 người cho rằng “đây là lứa tuổi cần được giáo dục đức” và 90 người cho rằng “Các cháu như tờ giấy trắng, như cái cây đang còn non, cho nên chúng ta phải uốn nắn ngay từ lứa tuổi còn nhỏ. Dạy các cháu học ăn học nói học gói học mở…”; Một số bậc cha mẹ cho rằng trẻ em là tương lai của đất nước, trẻ cần được giáo dục toàn diện mà giáo dục đạo đức là cốt lõi trong nhân cách.
Qua đây cho thấy các bậc cha mẹ đã có nhận thức đúng đắn về vai trò của giáo dục đạo đức cho con cái và họ cũng lý giải điều đó bằng nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên tất cả họ đều nhận định rằng, giáo dục đạo đức trong gia đình là quan trọng để giúp trẻ hoàn thiện nhân cách và đặc biệt với trẻ thiếu nhi còn ở lứa tuổi dễ uốn nắn và dễ dậy bảo các em làm theo lời hướng dẫn của cha mẹ. Giáo dục đạo đức trong gia đình là rất quan trọng trong giai đoạn mà trẻ đang mò mẫm mọi thứ, học tập mọi điều, học cách cư xử giao tiếp với những người xung quanh, đối với thế giới xung quanh là điều mới lạ. Vì vậy khi cha mẹ nhận thức được cách giáo dục đối với trẻ là họ thấy rằng trẻ cần phải biết những cách cư sử cần thiết để sau này ra xã hội trẻ sẽ không bị bỡ ngỡ khi giao tiếp với mọi người trong xã hội .
Cũng bằng câu hỏi trên nhưng với con cái ở lứa tuổi lớn hơn, cụ thể là lứa tuổi thiếu niên thì chúng tôi cũng thu được những ý kiến sau: Lứa tuổi này đa số các em đã lớn, đã có suy nghĩ nhận thức tương đối tốt, các em không phải là trẻ con nữa nhưng cũng chưa phải là người lớn. Ở lứa tuổi này các em rất thích trở thành người lớn và do đó các em thường bắt chước những hành động của người lớn trong đó có những hành động không tốt như bắt chước hút
thuốc lá, uống rượu… Vì vậy ở lứa tuổi này các bậc cha mẹ cần phải chú ý giáo dục đạo đức cho con em mình.
Qua đó chúng ta thấy rằng các bậc cha mẹ đã nhận thức tương đối chính xác về giáo dục đạo đức cho con em ở lứa tuổi thiếu niên. Theo các nhà tâm lý học thì lứa tuổi thiếu niên là lứa tuổi khó giáo dục nhất “lứa tuổi bất trị”. Lứa tuổi này về tâm sinh lý có những biến đổi “Sự mất cân bằng tạm thời”, do đó trong giáo dục đạo đức chúng ta phải giáo dục những phẩm chất và năng lực để các em luôn luôn tự giác thực hiện những hành động có đạo đức.
Nhận thức về vai trò giáo dục đạo đức trong gia đình, các bậc phụ huynh cũng khẳng định tầm quan trọng của chính họ trong quá trình giáo dục đạo đức cho con em mình. Có rất nhiều phương pháp để giáo dục đạo đức trong gia đình nhưng phương pháp nêu gương lại có hiệu quả hơn cả. Trong gia đình cha mẹ nên là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Đây là nguyên tắc quyết định, có tầm quan trọng đặc biệt lớn lao đối với công tác giáo dục. Trẻ em rất nhạy cảm và hay bắt chước nên cha mẹ trước hết phải làm gương từ cử chỉ, lời nói đến việc làm… Những người cha mẹ trả lời phiếu điều tra cho thấy họ cũng đồng tình với quan điểm “cha mẹ cần phải học làm cha mẹ”. Điều đó được thể hiện ở tỉ lệ sau: 92.5 % người đồng tình với quan điểm trên, 5 % khách thể còn băn khoăn và 2.5 % có ý kiến trái chiều, không đồng ý với quan điểm “cha mẹ phải học làm cha mẹ”.
Qua kết quả trên cho chúng ta thấy: Đa số các bậc cha mẹ đều nhận thức được tầm quan trọng của mình trong việc giáo dục đạo đức cho con cái, vì họ đã cho rằng “ Cần phải học làm cha mẹ và hầu hết họ đều lý giải rằng: “Ngoài bẩm sinh làm cha mẹ, cần phải học hỏi thêm cách làm cha mẹ để nuôi dạy và định hướng cho con”. Cũng bởi vì, không phải ai sinh ra đã biết cách làm cha mẹ.
Đây là giải thích của những người được hỏi cho câu trả lời “Đồng ý là phải học cách làm cha mẹ”. Qua đó cho chúng ta thấy họ đều nhận thức được
là cần phải học làm cha mẹ. Tuy nhiên vẫn còn một số 6% là phân vân không biết có phải học làm cha mẹ không? Họ trả lời là “Phân vân” và họ giải thích là tôi cũng chưa biết là có cần phải học không, tuy nhiên có lẽ học thì sẽ có cách giáo dục tốt hơn. Còn có 3% cho rằng “Không đồng ý” phải học làm cha mẹ, họ giải thích là làm cha mẹ là bẩm sinh cần gì phải học. Tuy nhiên đây không phải là số đông đều cho là như vậy, chỉ là thiểu số. Điều đó chứng tỏ vẫn còn tồn tại những con người có cách nghĩ sai lệch về giáo dục cho con cái, họ cho là cần gì phải học cũng vẫn giáo dục con nên người. Nhưng giáo dục đạo đức hiện nay là một vấn đề quan trọng, khi mà nhiều giá trị đạo đức không được coi trọng. Vì vậy, những bậc làm cha, làm mẹ rất cần phải biết và hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho con cái. Vì đây là lứa tuổi rất thuận lợi để giáo dục đạo đức, khi mà chúng còn chưa biết nhiều, chưa va vấp xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, giáo dục của gia đình đối với con em mình hiện nay vẫn còn tồn tại một số vấn đề rất đáng quan tâm. Đó là, giáo dục đạo đức, lối sống cho con cái chưa được chú ý đúng mức ở một số gia đình, đặc biệt là gia đình ở thành phố. Nhiều bậc cha mẹ vì bận rộn với công việc nên chưa chú ý nhiều đến việc giáo dục đạo đức, lối sống cho con; không quan tâm xây dựng nếp sống văn hóa cho chúng. Có nhiều gia đình còn thờ ơ trong việc dạy con cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, biết khoan dung, độ lượng, vị tha... Chính vì vậy, tình trạng con cái sống buông thả, không coi trọng những giá trị đạo đức gia đình đã và đang diễn ra ở nhiều nơi. Kết quả điều tra thực tế ở Hà Nội cho thấy: trên 70% số trẻ hư và mắc các tệ nạn xã hội là do hoàn cảnh và phương pháp giáo dục của gia đình [33]. Theo một điều tra khác, thì có 74% bậc cha mẹ được hỏi trả lời rằng: một trẻ em hư thì lỗi đầu tiên thuộc về gia đình. Đồng thời, 50,7% những người được hỏi đồng ý với ý kiến: người có ảnh hưởng lớn nhất trong việc giáo dục đạo đức lối sống đối với con cái trong gia