đình chính là cha và mẹ của chúng[ 29,tr. 18]… Điều này cũng cho thấy một thức tế: việc tha hóa về lối sống, đạo đức của một bộ phận thanh niên ở Việt Nam hiện nay có nhiều nguyên nhân khác nhau, song chủ yếu vẫn là do sự giáo dục của gia đình đối với con trẻ còn những hạn chế.
Một trong những vấn đề cần phải trang bị cho con cái là giáo dục pháp luật. Song dường như nội dung này cũng chưa được chú ý trong các gia đình. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thời gian gần đây có rất nhiều ngành nghề kinh doanh mới ra đời: nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ xông hơi, các quán internet, các câu lạc bộ bia, vũ trường, quán bar... Các loại hình kinh doanh này phần là "sân chơi mà con cái yêu thích", phần vì không được sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, do vậy ảnh hưởng từ những trò chơi bạo lực, từ những động thái quá khích trong các phim hành động, kiếm hiệp, tình cảm… đã phần nào ảnh hưởng tiêu cực đến nhân cách và việc hoàn thiện nhân cách của con cái trong các gia đình. Mặt khác, do đời sống một số gia đình ở Việt Nam hiện nay còn gặp khó khăn, nên nhiều bậc phụ huynh không có nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc, giáo dục ý thức pháp luật, cho con trẻ. Từ đó, dẫn đến tình trạng nhiều con cái vi phạm pháp luật vì hạn chế về kiến thức pháp luật nói chung, và vì kiến thức tư pháp người chưa thành niên nói riêng.
Theo thống kê của Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), năm 2012: cả nước phát hiện 8.820 vụ việc vi phạm pháp luật do 13.289 đối tượng là người chưa thành niên gây ra. So với năm 2011 tăng 231 vụ (2,6%), trong đó nam giới chiếm 12.781 người (96,1%), nữ giới chiếm 508 người (3,9%) [30]… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phạm pháp của con cái, nhưng nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc buông lỏng quản lý con trẻ ở một số gia đình. Việc giáo dục pháp luật cho con cái ở hầu hết các gia đình chưa được quan tâm đúng mức, công tác giáo dục và phổ biến pháp luật của các cấp chính quyền còn nhiều hạn chế.
Theo báo cáo thống kê của Cục phòng chống tệ nạn xã hội, đến tháng 6-2013 có hơn 80% đối tượng vi phạm là thuộc lứa tuổi vị thành niên. Tuy nhiên, con số này so với thực tế còn thấp hơn nhiều. Nếu năm 2009 chỉ có
10.002 người nghiện ma tuý, thì đến tháng 6-2013 con số này lên tới trên 15.000người. Như vậy qua 5 năm, số người nghiện ma tuý ở Hà Nội tăng gần 1,5 lần. Nguyên nhân chủ yếu vẫn do sự quản lý của gia đình đối với con cái còn chưa được quan tâm đúng mức. Mặt khác, tội phạm xã hội tuổi vị thành niên có xu hướng tăng lên. Thống kê ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 cho thấy: số trẻ vị thành niên phạm tội bị truy tố là 1.134 em, chiếm 16% so với tổng số người bị truy tố và tăng 6% so với cùng thời kỳ năm 2011[71, tr.22].
Đáng lưu ý là, số trẻ vị thành niên phạm tội giết người chiếm khoảng 5,6%, phạm tội hiếp dâm khoảng 6,4% và phạm tội cướp tài sản công dân chiếm khoảng 29%. Có nhiều nguyên nhân dẫn các em sa vào vòng phạm tội, song nguyên nhân chính là do gia đình bỏ rơi, buông lỏng quản lý, phó thác việc giáo dục con cái cho nhà trường và xã hội, không kịp thời uốn nắn mỗi khi con cái có những hành vi sai trái. Số liệu thống kê trên cũng cho thấy: 80% số con cái phạm tội trước đó có hành vi trốn học, bỏ học, bị nhà trường thi hành kỷ luật… mà bản thân gia đình không hề biết. Như vậy, việc phạm tội của một bộ phận lớp trẻ có căn nguyên sâu xa từ chính sự giáo dục, quản lý của gia đình.
Tệ nạn mại dâm với lứa tuổi vị thành niên tăng ở mức báo động. Theo thống kê của Ủy ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, điều tra khảo sát một số điểm ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành năm 2012 cho thấy: Trong tổng số 7.000 gái mại dâm có 15% là tuổi vị thành niên, có 1/4 số trẻ bị đẩy vào con đường mại dâm khi các em mới 13 - 14 tuổi, gần 1/3 số trẻ buộc phải bán dâm trước tuổi 15. Tệ nạn mại dâm ở nước ta với lứa tuổi vị thành niên tăng ở mức báo động.
Theo số liệu thống kê của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em năm 2012: cả nước có 1.453 tuổi vị thành niên bị xâm hại tình dục, tính trung bình 5 năm gần đây thì mỗi năm có khoảng gần 1.000 tuổi vị thành niên bị xâm hại tình dục; trong đó, số vụ hiếp dâm tuổi vị thành niên lên tới 80%. Số vụ xâm hại tình dục tuổi vị thành niên sáu tháng đầu năm 2012 tăng 5% so với năm 2011. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tệ nạn này, trong đó phải kể đến các nguyên nhân, như: nghèo khổ, bị lừa gạt, chán cảnh sống gia đình bạo lực, ly hôn, lười biếng,… Ngoài ra, còn do sự giao lưu, mở cửa nhiều luồng văn hóa phẩm đồi trụy đang lan tràn trên thị trường đã lôi kéo, kích thích sự tò mò của một bộ phận, nhất là lứa tuổi vị thành niên.
Số tuổi vị thành niên lang thang trong cả nước tăng lên. Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết: Tính đến hết năm 2011, cả nước có khoảng 18.126 tuổi vị thành niên lang thang, đến tháng 2-2013, số tuổi vị thành niên lang thang trong cả nước tăng lên khoảng 21.000 em. Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em điều tra ở TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cho biết: số tuổi vị thành niên lang thang tính đến tháng 8- 2013, tại hai thành phố này là trên 10.000 em. Riêng TP. Hồ Chí Minh có trên 8.000 em và Hà Nội có gần 2.000 em. Các tỉnh, thành phố tập trung nhiều tuổi vị thành niên lang thang kiếm sống là: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Bình Dương, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Hải Phòng [30]…
Trong nhiều nguyên nhân khiến con cái bỏ gia đình đi lang thang, thì nguyên nhân chủ yếu vẫn là do cha mẹ chưa nhận thức đầy đủ tới trách nhiệm giáo dục con cái của gia đình nên họ đã không quan tâm nhiều đến con mình. Nhiều gia đình cha mẹ ly hôn, đối xử với nhau thô bạo, tàn nhẫn đã ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của các em, dẫn đến các em buồn chán và dễ rời bỏ gia đình đi lang thang. Cũng theo thống kê trên, thì có tới 5% trẻ vị thành niên rời bỏ gia đình đi lang thang chủ yếu vì sự bất hòa trong gia đình và không có mối liên hệ với gia đình.
Có thể bạn quan tâm!
- Hội Nhập Quốc Tế Và Tác Động Của Nó Đến Đạo Đức Việt Nam
- Giáo dục đạo đức trong gia đình thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay - 6
- Thực Trạng Và Nguyên Nhân Giáo Dục Đạo Đức Trong Gia Đình Việt Nam Thời Kỳ Hội Nhập Quốc Tế
- Một Số Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Giáo Dục Đạo Đức Trong Gia Đình Việt Nam Hiện Nay
- Đổi Mới Nội Dung Và Phương Pháp Giáo Dục Đạo Đức Trong Gia Đình
- Giáo dục đạo đức trong gia đình thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay - 11
Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.
2.1.2. Nguyên nhân của giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay
Trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đã và đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan tới giáo dục đạo đức trong gia đình. Quá trình hội nhập quốc tế tạo thuận lợi cho nước ta mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác phát triển kinh tế. Tuy nhiên, những mặt hạn chế và thách thức khiến chúng ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Đứng trước thực tiễn đó, đất nước ta cần phải có những chiến lược thật phù hợp, cần phải có sự chung tay, góp sức của tất cả các lực lượng, trong đó giáo dục đóng vai trò nền tảng. Dân tộc ta vốn có truyền thống hiếu học và trong xu thế hiện nay thì phong trào học tập ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ. Mỗi gia đình đã rất ý thức trong việc chăm lo cho con cái của mình, nhất là vấn đề học tập. Các con đã được tạo điều kiện tối đa để được đến trường, được nâng cao kiến thức và trình độ của mình. Các bậc cha mẹ đều thấy rất rõ được tầm quan trọng của việc học đối với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn không ít những gia đình chưa thực sự quan tâm tới giáo dục con cái nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng. Hiện nay không ít trẻ không nhận thức được những khó khăn, thách thức của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, vì vậy còn lười học, lười suy nghĩ, làm cho số lượng thanh niên Việt Nam thiếu công ăn việc làm ngày càng gia tăng. Điều đó đang gây ra nhiều khó khăn cho gia đình và xã hội. Nhu cầu sinh học là tất yếu, khi không lao động, không có nguồn thu nhập, dễ dẫn đến số thanh niên này tới tệ nạn xã hội như trộm cắp, buôn lậu, ma túy...
Trước những thực tế như trên, chúng ta càng thấy vai trò quan trọng của việc giáo dục thế hệ trẻ, đặc biệt là giáo dục đạo đức mà gia đình đóng vai trò tiên phong. Về nội dung của giáo dục đạo đức trong gia đình được tác giả triển khai như sau:
Giáo dục sự kính trọng, lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
Đối với mỗi đứa trẻ, điều đầu tiên mà chúng cần hiểu, cảm nhận và thực hiện được là sự kính trọng, tấm lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Đây là một
trong những bài học đầu tiên mà con trẻ cần phải làm được trước khi ra ứng xử ngoài xã hội. Vì vậy, đây là một nội dung hết sức quan trọng. Để đánh giá về tầm quan trọng của nội dung này, tác giả đã tiến hành điều tra xã hội học.
Theo đó kết quả cho thấy có 88,5% ý kiến người được hỏi cho rằng cần phải dạy dỗ lòng hiếu thảo cho con cháu và 94,6% cho rằng họ được hấp thu lòng hiếu thảo từ gia đình qua ông bà, cha mẹ [37, tr. 275]. Tuy nhiên, nhu cầu truyền dạy sự hiếu thảo cho con cái ở các gia đình giàu có cao hơn các gia đình nghèo: 92,6% ở các gia đình giàu so với 88,4% khá giả và 82,1 % ở gia đình đủ ăn. Điều đó cho thấy, kinh tế thị trường càng phát triển, đời sống càng được nâng cao thì việc giáo dục lòng hiếu thảo càng trở nên cần thiết.
Hiếu thảo là một trong những giá trị nhân bản cốt lõi của con người và xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, việc giáo dục chữ hiếu ngày nay cần được bổ sung với những nội dung và hình thức mới, không máy móc, dập khuôn mà vẫn đảm bảo phát huy được những giá trị tích cực phù hợp với xã hội hiện đại. Các chuẩn mực mới của chữ hiếu trong giai đoạn hiện nay cần phải được hình thành trên nguyên tắc cơ bản nhất – đó là việc xây dựng tình cảm nhân ái và chân thành giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Không có những cơ sở tình cảm bền vững, chữ hiếu sẽ chỉ còn là hình thức cứng nhắc, thậm chí còn bị biến tướng trong xã hội hiện nay [37, tr. 256 - 257].
Giáo dục lòng yêu nước
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay đòi hỏi đất nước ta phải mở cửa hội nhập, giao lưu với ban bè quốc tế. Điều này đã thật sự tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội cũng như đời sống tinh thần của mỗi con người. Một trong những ảnh hưởng sâu sắc của nó là sự tác động lên đạo đức con người Việt Nam. Về mặt tích cực, mở cửa hội nhập đã tạo điều kiện cho sự phát triển của con người về mọi mặt, trong đó có đạo đức. Con người có điều kiện phát triển nhân cách cá nhân của mình. Đó là tính quyết tâm, tự
chủ, tự chịu trách nhiệm, tính năng động, sáng tạo trong lập thân, lập nghiệp được khẳng định. Con người có thể tiếp cận được với những tri thức tiên tiến của nhân loại nhằm nâng cao trình độ, khả năng hiểu biết của mình và từ đó có thể vận dụng vào việc xây dựng đất nước, phục vụ Tổ quốc.
Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, quá trình mở cửa, hội nhập cũng gây ra hàng loạt những hiện tượng tiêu cực đối với đạo đức và tiến bộ xã hội. Đó là sự phân hóa giàu nghèo một cách sâu sắc, từ đó làm nảy sinh thêm những mâu thuẫn xã hội. Nền kinh tế thị trường của đất nước ta hiện nay làm nảy sinh ra nhiều tệ nạn xã hội như tham nhũng, hám lợi, làm xuất hiện thêm nhiều loại tội phạm mới, tình trạng bạo lực gia tăng... Đó còn là sự kích thích lòng tham lợi, dẫn đến khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như sức lực của người lao động, làm cản trở quá trình hội nhập quốc tế. Kinh tế thị trường còn kích thích chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, lối sống xa hoa hưởng lạc, du nhập vào đó lối sống, văn hóa độc hại của phương Tây, là lòng tham danh vọng, chạy theo đồng tiền bất chấp đạo lý. Đặc biệt, đối với đất nước ta, sự đụng chạm giữa mở cửa hội nhập, phát triển đất nước với các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc đang trở thành vấn đề nan giải. Những tác động xấu nêu trên có thể để lại hậu quả nghiêm trọng không thể lường trước được. Đáng buồn thay, chính tầng lớp thanh niên, những con người gánh trên vai sứ mệnh lịch sử xây dựng đất nước lại chịu tác động nhiều nhất của những cái xấu đó. Điều đó có nghĩa rằng quá trình hội nhập quốc tế hiện nay sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi mà lực lượng thanh niên, những con người ưu tú nhất, giữ vai trò chủ đạo nhất lại không hội tụ đầy đủ cả đức lẫn tài, không đáp ứng được yêu cầu mà công cuộc đổi mới đất nước đặt ra.
Giáo dục truyền thống gia đình
Phát huy truyền thống gia đình đối với mỗi người Việt Nam trong lịch sử hiện nay luôn luôn là nhu cầu tinh thần chính đáng, vừa là biểu hiện của đạo lý uống nước nhớ nguồn, vừa có tác dụng giáo dục thực tế đối với các thế
hệ nối tiếp, làm cho đất nước ngay càng thiện mỹ, đất nước ngày càng văn minh hơn. Tuy nhiên, để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình trong xã hội hiện nay đấu tranh loại trừ tư tưởng lạc hậu cục bộ địa phương.
Mục đích của giáo dục đạo truyền thống gia đình là giáo dục mọi người trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt, người lao động có trí tuệ làm giàu cho bản thân, cho gia đình và đất nước. Trong phạm vi giáo dục đạo đức gia đình, các bậc cha mẹ cần có sự lựa chọn các chuẩn mực đạo đức phù hợp với từng lứa tuổi và sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Việc lựa chọn các phương pháp giáo dục đạo đức có ý nghĩa rất quan trọng thậm chí quyết định kết quả của quá trình giáo dục. Khi đời sống gia đình và xã hội ngày càng dân chủ và cởi mở hơn thì phương pháp giáo dục hiệu quả đòi hỏi phải kết hợp với các phương pháp giáo dục khác nhau. Tuy nhiên nhiều gia đình vẫn chưa thực sự quan tâm giáo dục truyền thống gia đình cho con, cháu.
Theo số liệu điều tra ở Hà Nội cho thấy, hơn một nửa số cha mẹ (54,4%) chỉ thỉnh thoảng giáo dục con theo truyền thống gia đình. Số cha mẹ thường xuyên giáo dục ít hơn (36%). Sự chênh lệch giữa mức độ thường xuyên và thỉnh thoảng giáo dục truyền thống gia đình tuy không lớn nhưng sự chênh lệch giữa mức độ không thường xuyên giáo dục truyền thống gia đình chiếm 64%thì lại lớn gần gấp đôi so với mức thường xuyên [61, tr, 125].
Yêu cầu cơ bản về đạo đức mới trong gia đình được thể hiện một cách rõ ràng thành những chuẩn mực có tính nguyên tắc trong Luật Hôn nhân gia đình, Luật Chống bạo hành gia đình…về cách ứng xử của mỗi thành viên trong gia đình nhằm tiến đến xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc. Mối quan hệ bình đẳng, dân chủ giữa vợ và chồng trong gia đình có ý nghĩa lớn với con cái, tạo nên cho chúng những quan niệm đúng đắn về việc tôn trọng quyền con người, sự bình đẳng và công bằng giữa các thành viên
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa. Sự giao lưu mở cửa hội nhập đã đem đến cho gia đình
Việt Nam nhiều cơ hội. Gia đình Việt Nam có điều kiện phát triển kinh tế, giao lưu hội nhập với các nền văn hóa tiên tiến, văn minh của các nước. Song, bên cạnh những mặt tích cực đó, mặt trái của cơ chế thị trường cũng tác động tiêu cực đến đời sống gia đình Việt Nam. Cuộc sống của xã hội hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế đã tác động đến đời sống gia đình, ở một góc độ nào đó đã phá vỡ nề nếp gia phong đạo đức của gia đình truyền thống Việt Nam. Tình trạng ly hôn, ly thân, sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn, quan hệ tình dục trước hôn nhân và việc nạo phá thai trong giới trẻ gia tăng, để lại những hậu quả nặng nề về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Các giá trị văn hóa gia đình truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam đang có biểu hiện xuống cấp, mai một. Nhiều tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè, mại dâm, HIV/AIDS đã và đang xâm nhập vào các gia đình. Mâu thuẫn xung đột giữa các thế hệ về phép ứng xử, lối sống và vấn đề chăm sóc người cao tuổi đang đặt ra những thách thức mới. Tình trạng bạo lực trong gia đình có chiều hướng ngày càng gia tăng mạnh mẽ đến mức báo động.
Thực tế cho thấy việc phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống trong công tác xây dựng gia đình văn hóa có đời sống kinh tế phát triển, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh phong phú là yêu cầu bức thiết của toàn xã hội. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: "Ba trụ cột của ý thức cộng đồng người Việt, đó là gia đình (nhà), làng và nước”. Ngày nay, xây dựng một xã hội công bằng, văn minh đòi hỏi chúng ta phải trở lại với những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp từ gia đình.
Gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển đất nước nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh. Xây dựng gia đình văn hóa - một mục tiêu quan trọng thường xuyên của công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở trong thời kỳ đổi mới. Kể từ năm 1980, phong trào xây dựng gia đình văn hóa xã Quỳnh