Cơ Chế, Chính Sách Và Môi Trường Đầu Tư Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tây Nguyên‌

Trên địa bàn Tây Nguyên có khoảng 30 doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh lữ hành (Gia Lai: 4 đơn vị; Đăk Nông: 2 đơn vị; Lâm Đồng: 29 đơn vị; Kon Tum 2 đơn vị; Đăk Lăk: 9 đơn vị), trong đó có 9 doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Hoạt động lữ hành quốc tế đã có tiến bộ, tổ chức các tour đi du lịch các nước Đông Nam Á, Châu Âu, Châu Mỹ... Hoạt động lữ hành nội địa phát triển mạnh, đã ký kết nội tour với một số tỉnh của các vùng, miền khác [17]. Đến nay đã hình thành các tuyến du lịch sau:

(1). Tuyến du lịch Đường Hồ Chí Minh kết nối các trung tâm du lịch lớn của vùng (Kon Tum ­ Pleiku ­ Buôn Ma Thuột ­ Gia Nghĩa) theo đường Hồ Chí Minh và là một trong những tuyến du lịch quốc gia quan trọng. Đây có thể được coi là tuyến du lịch "Con đường Xanh Tây Nguyên" ­ là tuyến du lịch mang đầy đủ bản sắc của vùng Tây Nguyên.

(2). Tuyến du lịch Đà Lạt ­ TP.Hồ Chí Minh theo quốc lộ 20 là tuyến tham quan cảnh quan, nghỉ cuối tuần.

(3). Tuyến du lịch Buôn Ma Thuột ­ Pleiku ­ các tỉnh duyên hải Nam Trung

Bộ theo quốc lộ 19, kết hợp giữa các sản phẩm du lịch văn hóa, rừng núi Tây

Nguyên với du lịch biển Duyên hải Nam Trung Bộ.

(4). Tuyến du lịch Pleiku ­ Lệ Thanh ­ Bắc Campuchia ­ Lào ­ Thái Lan. Đây là tuyến du lịch kết nối giữa Tây Nguyên với các nước ASEAN và vùng Duyên hải Nam Trung bộ theo quốc lộ 19, kết hợp giữa các sản phẩm du lịch văn hóa sinh thái vùng núi và du lịch biển.

Nhìn chung, các tuyến du lịch được hình thành với những sản phẩm du lịch còn mờ nhạt, chưa nổi bật để tạo sức hấp dẫn và mang thương hiệu tầm quốc gia và quốc tế, khả năng cạnh tranh thấp. Mặt khác, các đơn vị lữ hành ở Tây Nguyên có quy mô nhỏ, hoạt động kém hiệu quả, nhiều doanh nghiệp có đăng ký hoạt động lữ hành nhưng không hoạt động mà chỉ chuyên kinh doanh các dịch vụ khác. Nguyên nhân của những hạn chế trên là do: nguồn nhân lực chất lượng thấp, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ và hướng dẫn viên; sản phẩm du lịch yếu kém, chưa đồng bộ nên chưa đủ sức thu hút các công ty lữ hành ở các thành phố lớn kết nối đến Tây Nguyên.

2.3.1.4. Đầu tư phát triển du lịch Tây Nguyên‌

Các dự án đầu tư nước ngoài vào du lịch ở Tây Nguyên còn rất hạn chế, tính đến nay mới có 6 dự án đầu tư nước ngoài vào khu vực Tây Nguyên với hơn 100 triệu USD, trong đó Lâm Đồng có 4 dự án với hơn 60 triệu USD. Trong giai đoạn 2000 ­ 2010, Tây Nguyên đã huy động trên 914 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước để đầu tư nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, chủ yếu là tại các khu du lịch trọng điểm quốc gia, đã tạo được “cú hích” hiệu quả để thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch của các thành phần kinh tế khác [17].

Đầu tư phát triển các khu du lịch: Công tác đầu tư phát triển các khu du lịch cũng được quan tâm phát triển. Đến nay, trong vùng đã thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước như Tập đoàn Hansol ­ Hàn Quốc, Công ty Cổ phần Du lịch Sài Gòn, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn... đầu tư khai thác phát triển các điểm du lịch trong vùng. Chỉ tính riêng năm 2009, có 25 dự án đầu tư vào khu vực Tây Nguyên với tổng số vốn là 3.215 tỷ đồng [17]. Một số dự án đầu tư tiêu biểu trong vùng là: khu du lịch sinh thái vườn quốc gia Chư Mom Ray, khu du lịch sinh thái lòng hồ Plei Krông, khu du lịch sinh thái Măng Đen (Kon Tum); khu du lịch sinh thái vườn quốc gia Kon Ka Kinh, khu du lịch sinh thái đồi thông Hà Tam, công viên văn hóa các dân tộc, khu du lịch lâm viên Biển Hồ (Gia Lai); khu du lịch sinh thái Buôn Đôn, điểm du lịch hồ Ea Kao, khu du lịch Hồ Lắk (Đắk Lắk); khu du lịch sinh thái ­ văn hóa Nam Nung, khu du lịch cụm thác Dray Sáp ­ Gia Long ­ Trinh Nữ (Đắk Nông). Riêng tỉnh Lâm Đồng có 151 dự án đầu tư trên địa bàn từ năm 2003 ­ 2009, với tổng vốn đầu tư là 43.856 tỷ đồng [17]. Có thể kể đến một số dự án tiêu biểu là khu du lịch sinh thái Cam Ly ­ Măng Lin, sân golf 36 lỗ Đại Ninh, khu vui chơi giải trí, khu nghỉ

dưỡng cao cấp, khu công viên văn hóa Đà Lạt, khu du lịch sinh thái rừng hồ Đa

Nhim, khu du lịch hồ thủy điện Đại Ninh, dự án vườn quốc gia Bidoup ­ Núi Bà; khu nghỉ dưỡng Suối Vàng ­ Đạ Huoai, Khách sạn Ngọc Lan, Resort Anna Mandara Villas Dalat, khu du lịch rừng Madagui, khu du lịch sinh thái thác Thiên Thai ­ D’ran. Với việc đầu tư phát triển các khu du lịch trọng điểm, nhiều loại hình du lịch mới được triển khai như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch thể thao ­ mạo hiểm và đặc biệt là các địa phương trong vùng đã có sự phối hợp chặt chẽ nhằm khai thác có hiệu quả tuyến du lịch “Con đường Xanh Tây Nguyên”.

Tuy nhiên, việc đầu tư phát triển du lịch Tây Nguyên chưa tương xứng với tiềm năng.

√. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước chủ yếu từ nguồn chương trình mục tiêu hạ tầng du lịch bình quân hàng năm rất ít (10 đến 15 tỷ đồng/tỉnh, riêng Lâm Đồng thì 40 đến 50 tỷ đồng) [18]. Các tỉnh Tây Nguyên hầu như không dùng nguồn ngân sách địa phương để đầu tư hạ tầng du lịch, nếu có thì cũng rất ít trên cơ sở lồng ghép các nguồn vốn đầu tư khác. Vì vậy, nguồn vốn Nhà nước đầu tư trong thời gian qua chưa đủ kích thích cho các nguồn vốn khác.

√. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI chủ yếu tập trung ở tỉnh Lâm Đồng, nhưng quy mô nhỏ, mới chỉ bằng 0,47% FDI toàn quốc năm 2012; các tỉnh còn lại đều không thu hút được nguồn vốn này. Các nguồn vốn đầu tư từ các thành

phần kinh tế khác chưa nhiều, chỉ đầu tư quy mô nhỏ. Đến nay, 4 tỉnh ĐăkLăk,

ĐăkNông, Gia lai, Kon Tum chưa có dự án đầu tư nào quy mô lớn giữ vai trò đầu tàu để kéo các dự án phát triển. Các khu vui chơi, giải trí đang đưa vào khai thác trên địa bàn Tây Nguyên (trừ Đà Lạt) chỉ dừng lại ở mức độ cầm chừng, lấy ngắn nuôi dài là chính. Các nguyên nhân chủ yếu là: Cơ sở hạ tầng Tây Nguyên còn thấp so với các vùng khác, đặc biệt là hạ tầng giao thông; môi trường đầu tư nhìn chung chưa được cải thiện, thủ tục hành chính ở nhiều nơi còn rườm rà, gây phiền hà cho nhà đầu tư; nguồn nhân lực chất lượng thấp...bên cạnh đó yếu tố chính trị, biên giới... cũng là vấn đề không thuận lợi để thu hút đầu tư vào Tây Nguyên, trong đó có phát triển du lịch.


2.3.2. Về chính trị‌

2.3.2.1. Cơ chế, chính sách và môi trường đầu tư phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên‌

a. Cơ chế, chính sách

Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế ­ xã hội vùng Tây Nguyên, trong đó có phát triển du lịch bền vững gồm:

(1) Báo cáo chính trị

tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

X (2006) xác

định:“...Tây Nguyên cần tập trung mọi nỗ lực phát triển kinh tế nhanh và bền vững,

gắn chặt với việc bảo đảm an ninh, quốc phòng.... Tập trung phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa dân tộc. Phát triển hài hoà giữa các tiểu vùng, giữa các tầng lớp dân cư và giữa đồng bào các dân tộc” (Văn kiện đại hội Đảng X).

(2) Nghị quyết số 10­NQ/TW ngày 18/01/2002 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001 – 2010, Kết luận số 12­KL­TW, ngày 24/01/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 10­NQ­TW.

Thực hiện chủ chính sách:

trương chiến lược của Đảng, Chính phủ

đã ban hành các

(3) Quyết định 168/2001/QĐ­TTg ngày 30 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 và những giải pháp

cơ bản phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên (điều chỉnh tại Quyết định

131/2003/QĐ­TTg); Quyết định số

276­QĐ­TTg, ngày 18/02/2014 của Thủ

tướng

Chính phủ về kế hoạch triển khai thực hiện kết luận số 12­KL­TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011 – 2020;

(4) Quyết định số 2473/QĐ­TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;

(5) Quyết định số 201/QĐ­TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;

(6) Quyết định số: 2162/QĐ­TTg, ngày 11/11/2013 của Thủ Tướng Chính

phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

(7) Quyết định số 231/2005/QĐ­TTg ngày 22 tháng 9 năm 2005 của Thủ

tướng Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp nông, lâm nghiệp nhà nước, ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại các tỉnh Tây Nguyên: Thực hiện chiń h saćh hỗtrợ vềđào tạo, bảo hiểm xãhội, định mưć lao động, tiền thuê đất;

(8) Quyết định số

166/2007/QĐ­TTg của Thủ

tướng Chính phủ

ngày 30

tháng 10 năm 2007 về Ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư và hưởng lợi đối với hộ

gia đình, cộng đồng dân cư

thôn và các tổ

chức tham gia dự

án “Phát triển lâm

nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên”: Văn bản này quy định chính sách hỗ trợ đầu tư và hưởng lợi đối với hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn, ban quản lý rừng, lâm trường, công ty lâm nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ được giao rừng và đất lâm nghiệp để trồng rừng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, nông lâm kết hợp, cải tạo vườn tạp theo Dự án Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên;

(9) Quyết định 25/2004/QĐ­TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 2

năm 2004 về phê duyệt đề Nguyên đến năm 2010”;

án “phát triển họat động văn hóa thông tin vùng Tây

(10) Quyết định số

194/2005/QĐ­TTg ngày 4/8/2005 về

phê duyệt đề án

phương hướng và giải pháp phát triển du lịch khu vực miền Trung – Tây Nguyên;

Đánh giá chung: Kết quả rà soát trên đây cho thấy trong thời gian qua đã có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách tập trung cho việc phát triển kinh tế ­ xã hội vùng Tây Nguyên gắn với phát triển du lịch bền vững. Điều này đã và đang phát huy tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế ­ xã hội trên địa bàn Tây Nguyên nói chung và du lịch nói riêng như: Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã tác dụng rất lớn vào phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn; công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho nhân dân và cộng đồng; bảo vệ nguồn nước; giải quyết đất ở, đất sản xuất cho nhân dân đồng bào dân tộc tại chổ; chính sách bảo tồn phát triển văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên ...

Tuy nhiên, chính sách phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên còn thiếu và

yếu:

√. Nhiều chính sách còn chưa đôǹ g bô,̣ chưa phù hợp và thiếu tính khả thi,

hiệu lực và hiệu quả chưa cao, thậm chí một số chính sách chưa thực sự đi vào

cuộc sống. Các nguyên nhân chính là nhận thức, năng lực vận haǹ h, tổ chưć thực

hiện chiń h saćh còn hạn chế; việc lồng ghép các chính sách để phát triển du lịch bền vững chưa thực hiện được; sự phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương chưa đồng bộ, liên kết phát triển vùng chưa được cụ thể hóa và triển khai thực hiện.

√. Chính sách phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên chưa đầy đủ và đủ mạnh để phát triển như: chính sách thu hút đầu tư chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến Tây Nguyên, vì lợi thế so sánh vùng Tây Nguyên thua kém xa so với các vùng khác; Nhiều chính sách quan trọng nhưng chậm ban hành hoặc ban hành chưa đồng bộ. Cụ thể như việc xây dựng quy hoạch phát triển phát triển du lịch của các tỉnh Tây nguyên làm trước, quy hoạch du lịch vùng Tây Nguyên làm sau. Điều này đã dẫn đến không gắn kết với khai thác lợi thế, tiềm năng du lịch và phân công lao động của các địa phương trong vùng.

√. Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, di tích lịch sử chưa cụ thể

và đủ

lực để

triển khai thực hiện, do đó tình trạng "chảy máu cồng chiêng Tây

Nguyên" một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đã và đang diễn ra trong cộng đồng các dân tộc; giá trị văn hóa các dân tộc Tây Nguyên chưa được bảo tồn, có xu hướng ngày càng mai một giữa các thế hệ, nguyên nhân chủ yếu là cơ chế chính sách chưa đủ mạnh để tạo môi trường thuận lợi nhằm phát huy giá trị văn hóa cho

phát triển du lịch; di tích lịch sử

không đủ

nguồn lực để

khôi phục và bảo tồn,

nhiều di tích bị xâm hại, lấn chiếm....Tính hai mặt của một vấn đề "bảo tồn" và "phát huy" giá trị văn hóa, di tích lịch sử chưa được các chính sách đề cập toàn diện để triển khai thực hiện.

√. Đối với Tây Nguyên, hiện nay có khá nhiều chính sách hỗ trợ về tín dụng như: Quyết định 32/2007/QĐ­TTg về vốn vay hỗ trợ hoạt động sản xuất của đồng

bào dân tộc thiểu số; Quyết định 579/2009/QĐ­TTg về cho vay sản xuất trong

Chương trình 30A; Quyết định 157/2007/QĐ­TTg về cho vay hộ nghèo và học sinh nghèo...., nhìn chung các chính sách này được thực hiện qua hai kênh là lãi suất ưu đãi và/hoặc không đòi hỏi thế chấp. Điều dễ nhận thấy nhất trong các chương trình cho vay vốn ưu đãi hiện nay là quy mô cho vay nhỏ. Theo số liệu Khảo sát mức sống dân cư năm 2010 (Tổng cục Thống kê), trị giá khoản vay trung bình một hộ của vùng Tây Nguyên chỉ là 11,6 triệu đồng. Mức vốn này khó có thể đáp ứng được việc đầu tư cho phát triển sản xuất và kinh doanh. Mặt khác, chưa có chính sách cho cộng đồng thôn, làng vay vốn để phát triển du lịch cộng đồng (một loại hình du lịch được đánh giá là bền vững); hơn nữa hộ gia đình cũng không tiếp cận được nguồn vốn vay để phát triển ngành nghề du lịch, vì chưa có chính sách ưu đãi.

b. Môi trường đầu tư: Bảng sau cho biết mức xếp hạng của 5 tỉnh trong các năm 2006 và 2012.

Bảng 2.12. Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh




Kon Tum


Gia Lai


Đắk Lắk


Đắk Nông


Lâm Đồng


2006


2012


2006


2012


2006


2012


2006


2012


2006


2012

Xếp hạng chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

61

59

62

32

43

36

51

48

54

54


Chi p hí gia nhập thị trường


8.73


9.09


6.9


8.36


8.0


9.14


8.9


7.73


7.8


6.72

Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất


4.95


6.6


5.3


5.83


6.2


6.47


7.1


6.63


6.5


6.14


Tính minh bạch và tiếp cận thông tin


4.28


5.77


2.9


5.72


5.8


5.95


5.9


6.09


5.6


5.34

Chi p hí thời gian để thực hiện quy định củaNhà nước


3.22


4.67


5.9


5.61


5.7


5.29


3.7


5.09


6.0


6.30


Chi p hí không chính thức


5.17


5.49


5.2


6.63


4.9


6.29


6.0


6.24


5.3


5.72

Tính năng động và tiên p hong của lãnh đạo tỉnh


3.43


1.94


2.7


6.22


5.5


3.59


2.6


5.56


3.6


3.06


Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp


3.33


4.02


5.5


4.21


4.9


4.19


6.2


3.74


5.2


4.40


Đào tạo lao động


3.60


4.71


4.8


4.40


4.3


5.07


4.9


3.60


3.9


5.01


Thiết chế p háp lý


3.74


3.18


4.7


3.20


6.7


3.26


5.8


4.39


5.1


3.85


Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)


41.38


51.39


47.0


56.5


56.0


55.94


54.3


53.91


52.9


52.84

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Tây Nguyên - 12



tỉnh

Nguồn: Trang chủ về Chỉ s ố cạnh tranh cấp


Trong thời gian qua, mặt dù các tỉnh Tây Nguyên đã cố gắng nhằm cải thiện

môi trường đầu tư, tuy nhiên kết quả (PCI) so với các khu vực khác thì vẫn còn ở mức thấp. Hầu như giai đoạn từ năm 2006 đến 2012 chỉ số PCI các tỉnh đều biến động tăng giảm qua từng năm, điều này nói lên các tỉnh Tây Nguyên vẫn chưa tạo

được môi trường đầu tư bền vững, ổn định. Đây là một trong những nguyên nhân thu hút các nhà đầu tư đến Tây Nguyên trong thời gian qua chưa nhiều.

2.3.2.2. Quản lý Nhà nước về phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên‌

Các tỉnh Tây Nguyên, trong thời gian qua đã thực hiện khá tốt công tác quản lý Nhà nước về du lịch trong các lĩnh vực:

a. Đề xuất các chương trình, dự án, chính sách phát triển du lịch

Xây dựng các chương trình, đề án về phát triển du lịch ở mỗi địa phương giai đoạn 2011 ­ 2015; xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch bao gồm quy hoạch tổng thể phát triển ngành, quy hoạch các khu, điểm du lịch trọng điểm; quản lý các dự án phát triển du lịch trên địa bàn; tổng kết việc thực hiện các điều trong Luật Du lịch (2006 ­ 2011), rút ra những hạn chế yếu kém cần khắc phục trong giai đoạn tới; tuyên truyền, giáo dục pháp luật và thông tin du lịch đến người dân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/03/2023