thể dễ dàng nhận thấy được sự thay đổi về chỉ số DA nếu doanh nghiệp đang làm SEO theo hướng này. Trong đó Domain Authority (DA) được Moz xác định dựa vào:
● Tuổi tên miền: Những website phát triển sớm và lâu đời sẽ là một điểm quan trọng trong chỉ số DA vì những website có tuổi đời cao tức là họ dành rất nhiều thời gian để phát triển và thực sự là một website đáng tin tưởng với người dùng.
● Độ phổ biến: Độ phổ biến nói đến việc lượng người quan tâm đến website của doanh nghiệp, lượng người truy cập nó và có quay lại thường xuyên hay không, lượng truy vấn tìm kiếm có tiếp tục tăng lên với website của doanh nghiệp không, những từ khóa tìm kiếm khác nhau có tăng lên không nếu nó thể hiện website của doanh nghiệp thường xuyên phát triển.
● Backlink: Theo SEOMoz chỉ số DA sẽ đánh giá những website có backlink (là những liên kết từ một website khác trỏ đến website) tỷ lệ với nội dung là một website tốt, tức là khi doanh nghiệp trao đổi, hay có được lượng backlink ồ ạt nhưng nội dung kém, ít thì sẽ là một website kém, phải đồng đều backlink và nội dung tăng cùng nhau doanh nghiệp sẽ không bị gặp những vấn đề về Penguin (thuật toán này nhằm giảm thứ hạng đối với những trang web vi phạm hướng dẫn quản trị trang web của Google bằng cách sử dụng kỹ thuật SEO mũ đen - như nhồi nhét từ khóa, che đậy, spam liên kết, nội dung trùng lặp, và những yếu tố khác) hay Panda (là tên của một thuật toán Google, để thay đổi kết quả tìm kiếm các website trên trang công cụ tìm kiếm) hơn.
● Tầm quan trọng: Tầm quan trọng của một website thể hiện ở lượng thông tin quan trọng của nó với người dùng. Và việc lượng người truy cập tìm kiếm thông tin trên Google đăng nhập vào website của doanh nghiệp càng nhiều nó càng thể hiện tầm quan trọng website của doanh nghiệp. Chính vì thế, việc có được càng nhiều đáp án từ khóa trên Google, và lượng người tìm click trên Google vào site sẽ là cách tốt nhất để nâng tầm quan trọng của website doanh nghiệp.
● Độ lớn của website: Độ lớn của website nói về độ lớn của dữ liệu, các subdomain (các tên miền phụ) cũng như tất cả lượng link bài viết của website trên internet.
- Page Authority (PA):
Là một chỉ số SEO được đưa ra bởi Moz, giống như chỉ số DA nhưng PA nằm ở mức độ một trang duy nhất còn DA là chỉ số của toàn tên miền. Việc phát triển chỉ số PA lên con số cao cũng khó khăn giống như DA vậy, bởi thuật toán để xác định hai chỉ số này là giống nhau, chỉ khác nhau ở chỗ một bên là tính trên toàn tên miền, một bên là tính cho một trang nhất định.
+ Google PageSpeed Insights
Với Seo, tốc độ website là một yếu tố để Google xếp hạng tìm kiếm. Với người dùng, tốc độ website quyết định đến thời gian truy cập, ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ bounce rate. Hiện nay, đa số doanh nghiệp đang thực hiện Seo theo chuẩn của Google, do đó việc tăng tốc website dù ít hay nhiều cũng sẽ tác động tích cực đến thứ hạng tìm kiếm. PageSpeed Insights là một công cụ hữu ích của Google cho phép doanh nghiệp kiểm tra và cải thiện tốc độ load web. Sau khi phân tích, PageSpeed Insights sẽ đưa ra đánh giá tổng quan về tốc độ hiện tại của website cùng với những gợi ý giúp tăng tốc website hiệu quả. Thang đánh giá (dành cho cả giao diện mobile và desktop): Xuất sắc: 85 - 100; Tốt: 70 - 85; Kém: 0 - 70.
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng chương trình truyền thông trên internet cho công ty quốc tế Danacen Đà Nẵng - 1
- Xây dựng chương trình truyền thông trên internet cho công ty quốc tế Danacen Đà Nẵng - 2
- Các Bước Xây Dựng Chương Trình Truyền Thông Trên Internet
- Bộ Máy Nhân Sự, Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty Quốc Tế Danacen
- Phân Tích Tình Hình Tài Chính Và Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Quốc Tế Danacen
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
+ Woorank
Là một SEO trang web kiểm toán hữu ích giúp chủ sở hữu trang web bằng cách cung cấp các đánh giá của trang web thực sự của SEO. Doanh nghiệp có thể xem xét tổng quát trang web ngay lập tức bằng cách nhập địa chỉ trang web của mình. Woorank có thể giúp doanh nghiệp tìm lỗi một cách dễ dàng. Woorank cũng cung cấp một số kế hoạch để tăng lưu lượng truy cập trang web của doanh nghiệp và tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Cách sử dụng Woorank để đánh giá và tính điểm SEO website:
-Doanh nghiệp truy cập vào địa chỉ www.woorank.com
-Woorank cho phép doanh nghiệp không cần đăng ký để review (đánh giá) web, nhưng mỗi tuần doanh nghiệp có thể review một website nếu không đăng ký account.
- Doanh nghiệp có thể đăng ký một tài khoản miễn phí. Khi Woorank yêu cầu nhập thông tin thanh toán doanh nghiệp có thể bỏ qua bằng cách click vào logo của Woorank để quay lại trang review website. Hoặc doanh nghiệp có thể cài add on Woorank cho Firefox và Chrome.
- Sau khi đăng ký xong, doanh nghiệp nhập địa chỉ website vào ô và click
website review. Woorank sẽ cho kết quả đánh giá trang web theo số điểm và đưa ra các đề xuất cần cải tiến.
1.3.2 Marketing lan truyền (Viral Marketing)
1.3.2.1 Khái niệm
Marketing lan truyền là một hình thức truyền miệng từ người này sang người khác, là một hình thức tiếp thị dụa trên thói quen trao đổi, giao tiếp bằng ngôn ngữ của con người. Với sự phát triển của Internet thì tốc độ lan truyền các tin tức ngày càng nhanh. Việc lan truyền các nội dung( video, text, hình ảnh,…) có kịch bản có lợi cho doanh nghiệp dựa trên nền tảng Internet được gọi là Viral Marketing ( hay còn gọi là Marketing lan truyền).
1.3.2.2 Các hình thức của Marketing lan truyền
+Truyền thông mạng xã hội ( Social Media Marketing)
SMM là một thuật ngữ trong marketing online, nó viết tắt từ chữ Social Media Marketing, là một hình thức marketing, quảng cáo dựa trên sự lan truyền thông tin, hình ảnh, video,… trên các trang mạng xã hội như Facebook, Google+, Twiter, Youtube,… thông qua tương tác của người dùng như chia sẻ, bình luận,… Đây là một xu hướng tiếp thị mới khác hẳn với truyền thông đại chúng trước đây, và cũng đang mang lại nhiều hiệu quả.
Nếu tương tác tốt với Social Media Marketing thì cơ hội xuất hiện trước mắt khách hàng sẽ rất lớn. Hiện tại ở Việt Nam các công ty cũng đã bắt đầu chú ý tới Social Media Marketing, nhưng chưa nhiều. Dễ thấy nhất là thông qua Facebook - số lượng Ads của các doanh nghiệp đang ngày một tăng, số lượng những người trẻ tận dụng kênh này để buôn bán rất nhiều. Nếu biết cách khai thác Social Media Marketing, doanh nghiệp sẽ có hiệu quả kinh doanh vô cùng lớn, với chi phí gần như bằng “0”.
Các loại hình Social Media Marketing:
- Social News: Digg, Sphinn, Newsvine: Đọc tin từ các topic sau đó có thể vote hoặc comment.
- Social Sharing: Flickr, Snapfish, Youtube: Tạo, chia sẻ các hình ảnh, video cho tất cả mọi người.
- Social Networks: Facebook, Linkedln, MySpace, và Twitter: Cho phép bạn bè có thể tìm thấy và chia sẻ với nhau.
- Social Bookmarking: Delicious, Faves, StumbleUpon, BlogMarks và Diigo: Chia sẻ hoặc bookmark các site quan tâm.
+Marketing qua diễn đàn
Forum Seeding (hay còn gọi là Online Seeding) là một hình thức online marketing phổ biến trên internet hiện nay. Forum Seeding bao gồm các hoạt động “gieo mầm” và phát tán thông tin trên các diễn đàn, mạng xã hội, trang hỏi đáp một cách chủ động nhằm mục đích truyền thông, “lăng xê” cho một thương hiệu, sản phẩm.
- Các dạng thức của forum seeding:
●Bài viết: Nội dung bao gồm đầy đủ các phần giới thiệu, phân tích, đánh giá một cách khách quan về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ.
●Thảo luận ngắn: Tạo ra một kịch bản thảo luận ngắn xoay quanh thương hiệu, sản phẩm. Từ đó, dẫn dắt câu chuyện theo hướng có lợi cho thương hiệu, sản phẩm.
●Tham gia seeding ở các topic có sẵn.
- Quy trình thực hiện:
1. Phân tích, xác định mục tiêu, đối tượng cần nhắm tới.
2. Lựa chọn forum, mạng xã hội phù hợp.
3. Lựa chọn thông điệp, dạng thức seeding.
4. Thực hiện (đăng ký tài khoản, post bài,…).
5. Dự đoán rủi ro - xử lý khủng hoảng.
- Lường trước các đánh giá khen chê, có phương án trả lời.
- Xóa các comment phản cảm của đối thủ.
- Xóa topic (trong trường hợp bị phản ứng ngược).
6. Đo lường, đánh giá và điều chỉnh.
- Dùng công cụ Google Analytics để thống kê traffic (có nghĩa là số lượng người dùng truy cập vào website).
- Thống kê comment, like, vote, thank,…
- Đánh giá comment.
1.3.3 Marketing liên kết (Affiliate Marketing)
1.3.3.1 Khái niệm
Marketing liên kết (Affiliate Marketing) là phương thức marketing dựa trên nền tảng internet, trong đó một website sẽ quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ cho nhiều
website khác mà được hưởng hoa hồng từ phương thức quảng bá này thông qua lượng truy cập, doanh số bán hàng hoặc mẫu đăng ký được hoàn tất,… Marketing liên kết khác với phương thức quảng cáo truyền thống nhờ việc thanh toán chỉ dựa trên hiệu quả của quảng cáo mà không phụ thuộc vào thời gian và tần suất quảng cáo.
+ Những nhân tố chính của Affiliate Marketing bao gồm:
- Nhà sản xuất (Advertiser hay vendor): Nhà sản xuất cũng chính là người cần quảng cáo cho sản phẩm. Họ sở hữu và cung cấp sản phẩm cho thị trường. Để hiệu quả bán hàng được tăng lên, họ sử dụng mạng lưới các cộng tác viên (Publisher) để quảng bá sản phẩm. Những cộng tác viên này sẽ nhận được hoa hồng khi một khách hàng mua sản phẩm từ link bán hàng trong trang web của họ.
- Cộng tác viên (Affiliate/Publisher): Cộng tác viên là những người tham gia tiếp thị, quảng bá sản phẩm trên website của mình cho một hoặc nhiều nhà sản xuất. Cứ mỗi khách hàng viếng thăm website của các cộng tác viên và mua hàng thông qua link từ trang web thì nhà sản xuất sẽ trả một khoản hoa hồng cho họ.
- Affiliate Network: Đây là nơi trung gian giữa cộng tác viên và nhà sản xuất. Nhà sản xuất sẽ đăng sản phẩm cần quảng bá còn lại các cộng tác viên sẽ tìm sản phẩm mà mình muốn tiếp thị.
1.3.3.2 Các hình thức của Marketing liên kết
Các phương thức Affiliate Marketing:
+CPC (Cost per click): Đây là hình thức sơ khai của việc kiếm tiền từ Affiliate Marketing. Đối với hình thức này, các publisher sẽ nhận được hoa hồng khi khách hàng ghé thăm website và nhấp vào liên kết dẫn đến trang chủ của nhà sản xuất. Gía hoa hồng sẽ được tính trên số lượng click. Phương thức kiếm tiền trên mạng này rất dễ dàng gian lận do đó hiện nay nó không còn được sử dụng nhiều.
+CPA (Cost per action): Đối với hình thức CPA, các publisher sẽ nhận được hoa hồng khi khách hàng thực hiện một yêu cầu gì đó của nhà sản xuất như điền một mẫu đơn, đăng ký form email,… Phương thức này cũng xuất hiện khá nhiều gian lận bằng cách tự điền đơn hay mẫu form. Do đó, nó cũng không còn được sử dụng nhiều.
+CPS (Cost per sale): Có thể nói đây là hình thức tiếp thị và kiếm tiền trên mạng vững bền nhất hiện nay. Hoa hồng chỉ được thanh toán khi và chỉ khi có một giao dịch hàng hóa được thực hiện. Điều này đem lại lợi nhuận cho cả nhà sản xuất và người tham gia tiếp thị. Do đó, CPS hiện đang chiếm ưu thế lớn nhất so với hai hình thức còn lại.
1.3.4 Marketing qua các công cụ tìm kiếm Search Engine Marketing (SEM)
SEM là viết tắt của thuật ngữ Search Engine Marketing, còn gọi là “marketing trên công cụ tìm kiếm”. SEM là sự tổng hợp của nhiều phương pháp marketing online, nhằm giúp đưa website của doanh nghiệp đứng ở vị trí như mong muốn trong kết quả tìm kiếm trên internet, áp dụng vào các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo,… Khi mà con người online ngày càng nhiều thì hành vi của người mua hàng cũng
thay đổi theo, họ online nhiều hơn đồng thời với nhu cầu tìm kiếm nhiều hơn. Khi có sự quan tâm, thích thú đến một mặt hàng nào đó họ sẽ lên mạng tìm kiếm. Do đó, các nhà cung cấp các cỗ máy tìm kiếm nội dung trên internet cũng bắt đầu nghĩ đến việc marketing thông qua công cụ tìm kiếm, và đây là thời điểm, vị trí để làm SEM. Trong hệ thống internet marketing thì SEM (Search Engine Marketing) được coi là phần quan trọng nhất, đồng thời là kênh internet marketing có nhiệm vụ thu hút khách hàng trực tiếp.
1.3.4.1. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm - Search Engine Optimization (SEO)
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm (phổ biến nhất là Google). Các phương pháp đó bao gồm việc tối ưu hóa website (tác động mã nguồn HTML và nội dung website) và xây dựng các liên kết đến trang để các công cụ tìm kiếm chọn lựa trang web phù hợp nhất phục vụ người tìm kiếm trên internet ứng với một từ khóa cụ thể được người dùng truy vấn.
SEOquake là một công cụ hỗ trợ không thể thiếu cho SEOer. Đây là một công cụ miễn phí có rất nhiều menu, nhưng diagnosis là tab quan trọng nhất trong SEOquake giúp doanh nghiệp có thể biết được website của mình đã chuẩn SEO hay chưa. Trong đó:
+ Thẻ Meta description là thẻ dùng để mô tả một cách khái quát, ngắn gọn nội dung trang web của doanh nghiệp nhằm giúp cho Google hiểu một cách tổng quan nhất về nội dung của doanh nghiệp. Google luôn quan tâm tới nhu cầu của người đọc, nên khi thẻ này giúp người đọc hiểu rò về nội dung của trang web, Google sẽ ưu tiên sử dụng thẻ này hiển thị snippet trên trang kết quả tìm kiếm. Vì vậy, đây là một yếu tố SEO onpage quan trọng.
+Thẻ Meta Keywords: Là thành phần không nhìn thấy khi xem trang web trên trình duyệt, nó là một trong các thẻ Meta (Meta tags) của mã HTML nằm trong phần
head của một tập tin HTML. Trước đây, các máy tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing đều lấy thông tin nội dung trong thẻ này để phân loại website đó trong cơ sở dữ liệu giúp kết quả tìm kiếm phù hợp khi có các yêu cầu tìm kiếm của người dùng. Dựa vào đó, các nhà thiết kế website thường nhồi nhét từ khóa (keywords) vào đó để nhanh được thăng hạng với từ khóa liên quan.
Hiện nay, rất nhiều website không tối ưu thẻ Meta Keywords, họ cho rằng thẻ này không được Google đánh giá cao, chính vì vậy, các SEOer hay những người quản trị web không nhập thẻ này vào trong Modul SEO của website và họ để trống. Các khoảng trống này vô hình chung là một sai lầm lớn bởi vì nếu doanh nghiệp không nhập nội dung cho thẻ chưa từ khóa mở rộng này thì tự động sẽ bị mặc định wesite của doanh nghiệp đưa những từ khóa không mong muốn hoặc bị trùng lặp ở một mô tả chuyên mục khác đưa vào.
Như vậy, với một thẻ keywords ngắn gọn rò ràng làm cho Google Spider (là một chương trình của các công cụ tìm kiếm dùng để thu thập thông tin về các trang web. Spider hoạt động dựa trên các đường liên kết) sẽ dễ dàng hơn rất nhiều trong việc phân loại nội dung của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nào. Chính vì thế, việc khai báo thẻ Meta Keywords không phải là yếu tố quyết định thứ hạng của webpage nhưng ít nhất sẽ giúp Google hiểu được nội dung của webpage, và việc lập chỉ mục cho webpage của doanh nghiệp nhanh hơn.
1.3.4.2. Pay Per Click (PPC)
Đây là hình thức quảng cáo dưới dạng tài trợ trên internet. Tác dụng của hình thức quảng cáo ngày là làm tăng lưu lượng người truy cập vào trang web thông qua việc đăng tải các banner quảng cáo về trang web của doanh nghiệp ngay bên cạnh trong phần tìm kiếm kết quả. Theo hình thức này thì các đơn vị đặt quảng cáo sẽ phải chi trả cho bộ máy tìm kiếm một khoản phí được quy định trên mỗi cú nhấp chuột vào mẫu quảng cáo. Nếu kinh phí của chiến dịch Internet marketing của doanh nghiệp lớn có thể sử dụng cách này để tiết kiệm thời gian nhưng bù lại chi phí sẽ cao hơn so với SEO.
1.3.4.3. Pay Per Inclusion (PPI)
Đây là một cách thức nhằm giúp cho trang web mới được xây dựng, những trang web mới đưa vào hoạt động, giúp cho website dễ dàng được các công cụ tìm kiếm index và đưa vào cơ sở dữ liệu. Doanh nghiệp chỉ cần trả một mức phí (mức phí này
có thể khác nhau tùy thuộc vào từng bộ máy tìm kiếm) nhưng nó sẽ duy trì sự có mặt của trang web doanh nghiệp trong hệ cơ sở dữ liệu bộ máy tìm kiếm. Khi có một yêu cầu tìm kiếm được thực hiện, máy tìm kiếm sẽ tìm các trang web có nội dung phù hợp với từ khóa tìm kiếm đã tồn tại trong cơ sở dữ liệu mà nó có rồi sau đó mới sử dụng đến các danh mục website mở khác. Cho nên nếu trang web của doanh nghiệp phù hợp với từ khóa được sử dụng để tìm kiếm thì doanh nghiệp sẽ có cơ hội được đưa lên những vị trí mà có khi chính doanh nghiệp cũng không thể ngờ tới.
1.3.4.4. Marketing qua công cụ tìm kiếm video - Video Search Marketing (VSM)
Ngày nay việc quảng cáo qua video clip ngày càng được nhiều người áp dụng rộng rãi trong chiến lược marketing của mình. Đây là hình thức quảng cáo thông qua các video clip ngắn được đưa lên trang web được tối ưu để có thể được tìm kiếm. Hiện nay, Youtube đang là một trong những nhà đứng đầu về dịch vụ này cũng bởi Youtube có một server phục vụ hệ thống video khổng lồ với tốc độ nhanh, đơn giản dễ sử dụng cho người dùng.
1.3.5 Quảng cáo trên internet (Online Advertising)
1.3.5.1 Khái niệm
Cũng như các loại hình quảng cáo khác, quảng cáo trên internet nhằm cung cấp thông tin về sản phẩm, về công ty nhằm đẩy nhanh tiến độ giao dịch giữa người mua và nguwoif bán. Nhưng quảng cáo trên internet khác với quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng một điểm duy nhất đó là quảng cáo trên internet thực hiện trên môi trường Internet và nó giúp người tiêu dùng có thể tương tác với quảng cáo. Khách hàng có thể nhấn vào quảng cáo để lấy thông tin hoặc mua sản phẩm cùng mẫu mã trên quảng cáo đó, thậm chí họ còn có thể mua cả sản phẩm từ các quảng cáo online trên website. Ngược lại, các nhà quảng cáo cũng có thể thu được các mẫu điều tra ngay lập tức từ người tiêu dùng hoặc khách hàng đích. Quảng cáo trên internet đã tạo cơ hội cho các nhà quảng cáo nhắm chính xác vào khách hàng của mình, và giúp họ tiến hành quảng cáo theo đúng với sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng.
1.3.5.2 Các hình thức quảng cáo trên internet
+ Quảng cáo qua Google Adwords
Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm Google là kênh truyền thông đặc biệt hiệu quả để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm đến đúng khách hàng tiềm năng. Trong khi các kênh truyền thông khác cố gắng làm sao để thông điệp quảng cáo xuất hiện trước