CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
1.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài
Mitchell, F. and Reid, G.C. (2000), thấy rằng mối quan hệ giữa lợi ích - chi phí và mức độ cạnh tranh của thị trường là 2 nhân tố ảnh hưởng đến KTQTCP. Nhân tố mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí cho thấy nhà quản trị luôn mong muốn đạt được các mục tiêu về kiểm soát, tiết kiệm chi phí để đạt được lợi nhuận tối đa, việc vận dụng KTQTCP nhằm xem xét tính hiệu quả trong việc sử dụng chi phí ở từng giai đoạn, từng bộ phận, đảm bảo lợi ích từ việc bỏ ra chi phí đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, việc cung cấp thông tin chi phí luôn được nhà quản lý DN quan tâm trong từng phần hành, các cấp quản lý, khi xem xét vận dụng luôn đặt mục tiêu chi phí bỏ ra phải đảm bao mang lại lợi ích cho DN, luôn đặt mục tiêu tiết kiệm, kiểm soát chặt chẽ để tối đa hoá lợi nhuận, đơn giản hoá bộ máy DN, loại bỏ các hoạt động không cần thiết, kém hiệu quả, các thông tin cung cấp cho nhà quản trị phải đơn giản, chính xác, và phải là thông tin hữu ích nhất. Nhân tố mức độ cạnh tranh của thị trường: thị trường càng cạnh tranh thúc đẩy DN càng phải liên tục đổi mới để tồn tại và phát triển, mức độ cạnh tranh cho thấy sự quan tâm chú trọng của DN trong việc tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng thay đổi như thế nào, kết hợp với nguồn lực của công ty để đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu nhất, việc thúc đẩy mức độ cạnh tranh thị trường là cuộc cách mạng trong quá trình cạnh tranh, đổi mới và sáng tạo với các kỹ thuật, công nghệ ngày càng hiện đại, nhận thức được mức độ ảnh hưởng của nhân tố này giúp cho DN tìm ra được các nguyên nhân cải thiện và nâng cao công tác quản lý sao cho phù hợp.
Drury, C. (2001), nhận định 2 nhân tố mức độ cạnh tranh của thị trường, và nhân tố đặc thù của ngành nghề kinh doanh, ảnh hưởng sâu sắc đến công tác quản trị chi phí. Cùng quan điểm với Abdel-Kader and Luther, R. (2006), nhân tố mức cạnh tranh của thị trường có tác động đến KTQTCP, mức độ cạnh tranh thị trường là việc DN nghiên cứu, tìm hiểu các thông tin, kiến thức để hoàn thành các mục tiêu được đề ra, nhân tố này cũng ảnh hưởng đến các hoạt động tài chính, các chiến lược trong quản lý chi phí, sự cạnh tranh càng cao thúc đẩy DN
không ngừng đổi mới và hoàn thiện để có thể tồn tại và phát triển trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Nhân tố đặc thù ngành nghề kinh doanh: mỗi ngành nghề đều có đặc điểm về cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau, chính vì thế việc nhận thức và vận dụng cách quản trị chi phí, phương pháp quản lý hay cách phân bổ chi phí cũng sẽ khác nhau, các thông tin từ KTQTCP được xem xét trong mối quan hệ giữa kế toán và các cấp quản lý, nhân tố này ảnh hưởng đến sự phát triển của DN do mỗi ngành khác nhau sẽ ảnh hưởng đến việc phân loại và ghi nhận chi phí, trong quá trình kinh doanh mối quan hệ giữa kế toán và các bộ phận khác phải được xem xét cụ thể, tất cả các khâu đều có mối quan hệ tương trợ lẫn nhau tạo thành một thể thống nhất, mỗi DN đều có ngành nghề kinh doanh riêng, nguồn nguyên liệu đầu vào có giá trị quá cao, hoặc trải qua nhiều giai đoạn chế biến, đòi hỏi DN phải hiện đại hoá từ trong quá trình sản xuất đến khâu quản lý, áp dụng các khoa học kỹ thuật hiện đại, hoặc các ngành nghề không sản xuất nhưng liên quan đến tài chính, kinh doanh dịch vụ, chịu tác động mạnh từ các quy định, chính sách, đòi hỏi nhà quản lý DN phải được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, nhanh chóng để đạt được các mục tiêu của cơ quan nhà nước, nhân tố này ảnh hưởng đến việc nhận dạng, phân loại và hạch toán chi phí theo đúng ngành nghề hoạt động của DN.
Hansen, D. and Mowen, M. (2003), nhận thấy nhân tố ứng dụng công nghệ thông tin trong KTQTCP có ảnh hưởng lớn đến việc ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chi phí, giúp DN đạt được các mục tiêu được đề ra. Khoa học kỹ thuật hay công nghệ thông tin giúp cải thiện việc xử lý, cung cấp số liệu kịp thời và đầy đủ cho nhà quản trị, áp dụng công nghệ vào việc đồng bộ hoá bộ máy hoạt động của DN là việc rất cần thiết, từ sản xuất đến quản lý, giúp quá trình xử lý thông tin được nhanh chóng, các số liệu được báo cáo chính xác theo đúng thực trạng hoạt động, giúp hướng tới việc quản trị từ xa, giải quyết các khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả DN.
Laitiner, E.K. (2003), nhận định các nhân tố như mức độ cạnh tranh của thị trường cho thấy sự cạnh tranh càng lớn giữa các DN thúc đẩy DN phải luôn
tìm cách đổi mới, hoàn thiện để tồn tại và phát triển, tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của DN từ khách hàng, đối thủ cạnh tranh, áp dụng thực tại cho DN mình để có thể đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng. Nhân tố mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí đều ảnh hưởng đến công tác KTQTCP của DN, với quan điểm chi phí bỏ ra phải mang lại lợi nhuận nhất định cho DN, DN kiểm soát, tiết giảm chi phí để tối đa hoá lợi nhuận, việc tìm kiếm, phát hiện các chi phí không cần thiết để loại bỏ, nhà quản trị cần phải được cung cấp thông tin từ KTQTCP chính xác, kịp thời cho việc ra quyết định xử lý các chi phí không cần thiết để tối đa hoá lợi nhuận cho DN.
Chenhall, R.H. (2004), nhận định có 3 nhân tố ảnh hưởng đến KTQTCP gồm: chiến lược kinh doanh, trình độ nhân viên kế toán trong DN, phương pháp thực hiện. Nhân tố chiến lược kinh doanh: quyết định của các nhà quản lý là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện các chiến lược kinh doanh, việc thực hiện quản lý chi phí trong chiến lược kinh doanh là yếu tố quan trọng hàng đầu của nhà quản trị DN, các quyết định trong chiến lược kinh doanh của quản lý ảnh hưởng đến việc thực hiện chi phí, mong muốn cuối cùng của nhà quản trị luôn là tối đa hoá lợi nhuận, nên cần xem xét việc sử dụng chi phí vào các mục tiêu được đề ra. Nhân tố trình độ nhân viên kế toán trong DN là khả năng, trách nhiệm và đạo đức của nhân viên kế toán trong việc thực hiện các nghiệp vụ, dự đoán được khả năng và hiệu quả trong công việc, hay trình độ là các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, và tính cách, những khả năng này đều có tác động lớn đến công tác KTQTCP của DN, việc luôn nâng cao năng lực bản thân đều có ảnh hưởng đến việc kiểm soát chi phí. Nhân tố phương pháp thực hiện: đồng quan điểm với Lawson, cần có sự kết hợp giữa các phương pháp, phụ thuộc vào việc thiết kế phương pháp của từng DN, sẽ giúp cho hệ thống kiểm soát chi phí đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
Abdel-Kader and Luther, R. (2006), chỉ ra rằng nhân tố nguồn lực khách hàng ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQTCP, nhu cầu khách hàng càng tăng, sức cạnh tranh trên thị trường càng lớn, đòi hỏi DN cần phải có những quyết định sáng suốt, tăng cường việc kiểm soát chi phí để đưa ra được mức giá bán phù hợp, thoả mãn nhu cầu của khách hàng, nhà quản lý phải vận dụng KTQTCP để
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp khai thác đá ở Bình Dương - 1
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp khai thác đá ở Bình Dương - 2
- Nhận Xét Về Các Công Trình Nghiên Cứu Có Liên Quan
- Đặc Điểm Của Các Doanh Nghiệp Khai Thác Đá Ở Bình Dương
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Kế Toán Quản Trị Chi Phí Tại Các Doanh Nghiệp Khai Thác Đá Ở Bình Dương.
Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.
cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu khách hàng và các chiến lược của đối thủ cạnh tranh tác động mạnh đến quyết định của DN, các nhu cầu này càng đa dạng, phong phú thì nhà quản trị cần phải có những thông tin về KTQTCP càng nhanh, càng chính xác, để kịp thời đưa ra các quyết định trong quá trình quản lý điều hành DN.
Lawson, R.A. et al. (2010), xác định có 2 nhân tố ảnh hưởng đến KTQTCP gồm: chiến lược kinh doanh, phương pháp thực hiện. Nhân tố chiến lược kinh doanh: các nhà quản lý phải xem xét các chi phí liên quan đến mục tiêu cần thực hiện trong các chiến lược kinh doanh đã được đề ra, hành động và chiến lược luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau, chi phí được kiểm soát tốt giúp nhà quản lý điều hành hiệu quả đồng thời nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Nhân tố phương pháp thực hiện: có nhiều phương pháp kiểm soát chi phí khác nhau, mỗi DN có thể thực hiện các phương pháp khác nhau để thực hiện các tình huống cụ thể phù hợp với DN mình, tất cả đều tập trung vào việc quản lý, điều tiết và kiểm soát chi phí, phải kết hợp giữa các phương pháp, tuỳ vào từng điều kiện, mà DN chủ động thiết lập các phương pháp, sẽ giúp cho DN nâng hiệu quả hoạt động, tuỳ vào loại hình DN, để nâng cao hiệu quả quản lý cần kết hợp phương pháp với sự lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp với tình hình thực tế của DN.
Ulf Diefenbach, Andreas Wald, Ronald Gleich (2018), xác định có 4 nhân tố ảnh hưởng đến KTQTCP gồm: tổ chức bộ máy quản lý, nhu cầu thông tin, phương pháp thực hiện, văn hoá trong DN. Nhân tố tổ chức bộ máy quản lý: việc kiểm soát chi phí được phản ánh trong tổ chức bộ máy quản lý và các quy trình, quy định, cũng như các trách nhiệm cụ thể, hệ thống kiểm soát chi phí được thiết kế phân cấp hoặc tập trung, hoạt động DN phải được tiêu chuẩn và kiểm soát chặt chẽ, giúp nhà quản trị đánh giá, và xem xét cắt giảm, hoặc điều tiết chi phí ở quy trình nào cho phù hợp. Nhân tố nhu cầu thông tin: việc cung cấp thông tin trong KTQTCP là điều kiện tiền đề để các nhà quản lý lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra kế hoạch bằng cách trong quá trình thực hiện căn cứ vào thông tin được cung cấp từ KTQTCP, nhà quản lý ra các quyết định điều chỉnh, hoặc xử lý nhằm
mục đích đạt được mục tiêu, chính vì thế chất lượng thông tin cung cấp quyết định đến chất lượng của các giải pháp được đưa ra. Nhân tố phương pháp thực hiện: cùng quan điểm với các nghiên cứu trên, các phương pháp thực hiện của DN đều ảnh hưởng đến KTQTCP, các phương pháp được lựa chọn để thực hiện cho các mục tiêu khác nhau của DN, nhà quản trị phải lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp với DN, nhà quản trị đều muốn nâng cao công tác quản lý, kiểm soát chi phí, nên việc lựa chọn các phương pháp khác nhau để xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh luôn là mục tiêu hàng đầu. Nhân tố văn hoá trong DN, tất cả các hành vi thực hiện trong DN liên quan đến quy định về chi phí đều ảnh hưởng đến việc kiểm soát chi phí, các quy định trong các quy trình sản xuất kinh doanh luôn phải có ý thức cải tiến để trong quá trình thực hiện có thể kiểm soát chi phí một cách hiệu quả nhất, ngoài ra văn hoá DN cũng ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh và các thông tin nhà quản trị cần thiết để ra quyết định.
1.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước
Phạm Thị Kim Vân (2002), đã nêu tầm quan trọng trong việc thực hiện và vận dụng KTQTCP tại các công ty du lịch, phân loại chi phí cụ thể giúp các DN có thể ứng dụng ngay vào thực tiễn, trình bày các vấn đề trong quá trình tổ chức công tác KTQTCP, các giới hạn trong các DN du lịch đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh như thế nào, đồng thời đưa ra các giải pháp như đề xuất lập dự toán về chi phí, doanh thu, xác định kết quả kinh doanh, các chi phí phải được phân loại cụ thể, chi tiết theo đúng bản chất giúp nhà quản trị kiểm soát tốt hơn, phân loại theo từng đối tượng tính giá thành, lập quy trình, trình tự tập hợp chi phí trong ngành du lịch, xác định rõ phương pháp tính giá thành, ngoài KTQTCP cũng cần chú trọng đến kế toán quản trị về doanh thu, kết quả du lịch.
Trần Văn Dung (2002), tìm hiểu nghiên cứu KTQTCP trong việc tính giá thành với các điều kiện của DN, nghiên cứu thực trạng việc tổ chức KTQTCP và việc tính giá thành tại các công ty sản xuất từ đó đưa ra các ý kiến, giải pháp cụ thể từng nội dung, giúp DN có thể ứng dụng để nâng cao chất lượng hệ thống kiểm soát chi phí tại chính DN của mình, các giới hạn của kế toán giá thành ảnh
hưởng sâu sắc đến công tác quản lý chi phí của DN, nhà quản trị luôn tìm kiếm các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động sản xuất kinh doanh, các nội dung cụ thể từng giai đoạn được phân loại và phân bổ vào đúng đối tượng cụ thể để tính giá thành sản xuất sản phẩm.
Phạm Thị Thuỷ (2007), với nghiên cứu xây dựng mô hình KTQTCP trong các DN sản xuất dược phẩm ở Việt Nam, đã nêu ra được hệ thống KTQTCP trong ngành dược qua các thời kỳ, và đánh giá thực trạng thực hiện KTQTCP trong các DN sản xuất, kinh doanh dược chưa đạt được hiệu quả, chưa giúp được nhà quản lý đưa ra các quyết định kịp thời. Với đặc thù riêng, DN trong ngành sản xuất dược phẩm cần lập ra các dự toán, phân loại khoản mục chi phí, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý, KTQTCP là công cụ gắn liền với các hoạt động của DN.
Nguyễn Quốc Thắng (2010), tổ chức KTQTCP, giá thành sản phẩm trong DN thuộc ngành giống cây trồng ở Việt Nam, nhận định rằng các DN thuộc ngành giống cây trồng cần phải tăng cường và nâng cao hệ thống quản trị, chất lượng thông tin chi phí là cơ sở để đưa ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn, sự kết hợp giữa KTQTCP và tính giá thành sản phẩm trong ngành cây trồng sẽ mang lại hiệu quả trong việc kiểm soát, cũng như phân tích chi phí, đề xuất việc tách các chi phí hỗn hợp thành chi phí cố định và chi phí lưu động, cùng với việc thiết lập hệ thống báo cáo quản trị, và báo cáo trách nhiệm quản lý tại các DN giống cây trồng.
Nguyễn Hoãn (2011), xây dựng mô hình KTQTCP cho các DN sản xuất bánh kẹo ở Việt Nam, nhận định có 3 nhân tố ảnh hưởng đến KTQTCP gồm: trình độ nhận thức của nhà quản trị đến hệ thống KTQTCP, các quy định pháp lý liên quan đến ngành nghề kinh doanh và trình độ của nhân viên kế toán. Tác giả nhấn mạnh, nhà quản trị có trình độ quản lý cao, các nhân viên được đào tạo chuyên sâu là nền tảng tốt nhất trong việc cung cấp các thông tin qua lại về việc quản lý, kiểm soát chi phí. Nghiên cứu thực tiễn công tác KTQTCP tại các DN sản xuất bánh kẹo chỉ ra được những hạn chế và đề xuất các giải pháp liên quan đến việc xây dựng hệ thống dự toán chi phí để đo lường và kiểm soát ở các giai
đoạn, hạng mục khác nhau, với đặc thù của DN bánh kẹo, nhà quản trị có thể áp dụng các phương thức, hình thức sản xuất khác nhau, có thể thuê mướn hoặc tự sản xuất, việc sản xuất chế biến phải trải qua nhiều giai đoạn tạo ra các bán thành phẩm, đòi hỏi cần áp dụng công tác KTQTCP vào từng khâu, từng giai đoạn, kiểm soát chi phí, loại bỏ các chi phí không cần thiết, nâng cao hiệu quả hoạt động của DN.
Nguyễn Thị Bích Phượng (2013), nghiên cứu đề xuất một số nội dung KTQTCP trong các DN khai thác than lộ thiên Vinacomin, chỉ ra rằng công tác KTQTCP gồm hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán, việc phân loại chi phí, lập các dự toán về chi phí, phân tích các biến động ảnh hưởng đến chi phí, và tổ chức hệ thống thông tin chi phí. Tổ chức công tác KTQTCP chỉ đang ở giai đoạn mới hình thành, chưa có định hướng cụ thể rõ ràng, chính vì thế các thông tin chi phí cung cấp cho nhà quản trị chưa hiệu quả còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KTQTCP trong các DN khai thác than như: đề xuất tổ chức bộ máy KTQTCP theo mô hình kế hợp kế toán tài chính và kế toán quản trị, bổ sung và hoàn thiện hệ thống kế toán trong việc nhận diện và phân loại chi phí, các vấn đề về phân bổ chi phí, hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin cho nhà quản trị. Để việc triển khai mang lại hiệu quả cần có sự phối hợp đồng bộ ở tất cả các cấp, thực tế cũng cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN khai thác than rất đa dạng, ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố chủ quan và khách quan.
Nguyễn Hải Hà (2016), hoàn thiện KTQTCP trong các DN may Việt Nam, nhận định có 5 nhân tố ảnh hưởng đến KTQTCP trong các DN may gồm: nhu cầu thông tin, trình độ nhân viên kế toán, ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin, nhận thức của nhà quản trị về hệ thống KTQTCP, quy trình sản xuất. Phân tích ảnh hưởng của việc cung cấp thông tin đến hoạt động tổ chức KTQTCP. Các DN may cần hoàn thiện công tác KTQTCP, kiến nghị kết hợp áp dụng mô hình ABC trong tổ chức KTQTCP, cần đẩy mạnh việc tổ chức, nhận diện, phân loại chi phí, áp dụng định mức chi phí vào việc kiểm soát, hoàn thiện
hệ thống thu nhận thông tin KTQTCP, hoàn thiện công tác phân tích thông tin chi phí, nâng cao hiệu quả trong quá trình đưa ra các quyết định thực hiện.
Trần Ngọc Hùng (2016), nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các DN nhỏ và vừa tại Việt Nam, nhận định có 7 nhân tố ảnh hưởng đến kế toán quản trị trong DN gồm: mức độ sở hữu Nhà nước trong DN, mức độ cạnh tranh của thị trường, văn hoá DN, nhận thức của người điều hành, quy mô DN, chi phí cho việc tổ chức kế toán quản trị, chiến lược kinh doanh. Các DN siêu nhỏ và nhỏ, khó áp dụng thành công kế toán quản trị, nhận thức của người chủ DN thường không đánh giá cao tính hữu ích của các công cụ kỹ thuật kế toán quản trị, không đề ra các chiến lược kinh doanh cụ thể, nghiên cứu khuyến nghị thay vì triển khai mô hình kế toán quản trị, thì người chủ DN tự trang bị các kiến thức ban đầu về kế toán quản trị, nhằm tự kiểm soát chi phí, lập các chiến lược, kế hoạch kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Đối với các DN vừa, nên áp dụng mô hình kế toán quản trị, với quy mô vừa đủ so với DN, không nên tổ chức mô hình quá lớn, chi phí bỏ ra quá nhiều, nhưng hiệu quả mang lại không quá cao, tập trung vào các hạng mục cụ thể, lập các dự toán, báo cáo, kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể, kết hợp kế toán tài chính vào kế toán quản trị, tận dụng các nguồn lực hiện có của DN nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
Nguyễn Thị Đức Loan (2019), các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQTCP tại các DN khai thác, chế biến và kinh doanh đá xây dựng ở các tỉnh Đông Nam Bộ, tác giả đã kế thừa các nghiên trước và đúc kết ra được 6 nhân tố ảnh hưởng đến KTQTCP tại các DN ngành khai thác kinh doanh đá xây dựng gồm: chiến lược kinh doanh, quy định pháp lý về quản lý và khai thác tài nguyên, kiểm soát chi phí quản lý môi trường, trình độ nhân viên kế toán DN, nhận thức về KTQTCP, mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí. Tác giả đã xác định đo lường các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQTCP, nghiên cứu mô hình lý thuyết thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQTCP, các DN trong ngành có thể kham khảo, ứng dụng để có thể chắc lọc ra các thông tin thích hợp, hữu ích tăng cường kiểm soát giúp DN phát triển bền vững, bên cạnh