Thị trường khách chính của các tỉnh trong vùng được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.5. Các thị trường khách quốc tế đến các tỉnh TN (năm 2012)
Thị trường khách chính | Mục đích chuyến đi (%) | ||||
Nghỉ dưỡng | Kết hợp công việc | Thăm thân | Văn hóa/ mục đích khác | ||
Kon Tum | Pháp, Trung Quốc, Úc, Hàn Quốc… | 2 | 5 | 10 | 83 |
Gia Lai | Pháp, Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… | 55 | 25 | 8 | 12 |
Đắk Lắk | Pháp, Đức, Đan Mạch, Hàn Quốc, Nhật Bản… | 77 | 23 | 0 | 0 |
Đắk Nông | Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia… | 80 | 9 | 7 | 4 |
Lâm Đồng | Mỹ, Úc, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc… | 65 | 20 | 10 | 5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khu Sinh Thái Rừng Mưa Chilamate Nam Mỹ
- Du Lịch Cộng Đồng Bản Lác, Mai Châu, Tỉnh Hòa Bình
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tây Nguyên
- Cơ Chế, Chính Sách Và Môi Trường Đầu Tư Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tây Nguyên
- An Ninh, Chính Trị Ảnh Hưởng Đến Việc Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tây Nguyên.
- Phát Triển Nguồn Nhân Lực Hoạt Động Du Lịch
Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh trong Vùng
Mức chi tiêu trung bình trong một ngày của mỗi khách du lịch là khác nhau giữa các tỉnh trong vùng. Năm 2010, khách du lịch chi tiêu nhiều nhất ở Lâm Đồng,
trung bình một ngày mỗi khách quốc tế chi tiêu khoảng 2.050.000 đồng (tương
đương 100USD); tiếp đến là Gia Lai, trung bình một ngày mỗi khách quốc tế chi
tiêu khoảng 1.640.000 đồng (tương đương 80USD); ở Đắk Lắk là 910.000 đồng
(tương đương 44,4USD); ở Kon Tum và Đắk Nông là 370.000 đồng (tương đương 18USD). Tuy nhiên, nếu tính trung bình cho toàn vùng thì năm 2010, trung bình mỗi
ngày một khách du lịch quốc tế chi tiêu khoảng 1.865.000 đồng (tương đương
91USD). Ngày lưu trú trung bình 3,1 ngày [17].
b. Khách du lịch nội địa
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội ổn định, đời sống nhân
dân được cải thiện dần từng bước nên khách du lịch nội địa trong cả nước nói
chung và vùng Tây Nguyên nói riêng ngày càng gia tăng. Khách du lịch nội địa có nhiều loại khác nhau, nhưng chủ yếu với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, lễ hội tín ngưỡng, nghiên cứu sinh thái... Tốc độ tăng trưởng về khách du lịch nội địa giai đoạn 2000 2012 đạt 14%/năm. Số lượng khách đến với Tây Nguyên qua các năm như sau:
Bảng 2.6. Số lượng khách nội địa đến các tỉnh Tây Nguyên (2000 2012)
Đơn vị: 1000 Lượt khách
Tên tỉnh | 2000 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |
1 | Kon Tum | 15,3 | 27,8 | 33,8 | 40,3 | 46,1 | 53,0 | 61,5 | 79,2 | 90,5 |
2 | Gia Lai | 43,3 | 93,4 | 97,4 | 120,9 | 137,8 | 152,4 | 166,9 | 170,0 | 176,3 |
3 | Đắk Lắk | 137,8 | 188,6 | 188,9 | 221,8 | 229,8 | 275,0 | 255,5 | 283,0 | 285,7 |
4 | Đắk Nông | 93,8 | 99,4 | 120,0 | 124,0 | 113,0 | 150,0 | 185,0 | 218,0 | |
5 | Lâm Đồng | 654,0 | 1.460,3 | 1.751,0 | 2.080,0 | 2.180,0 | 2.370,0 | 2.518,3 | 3.385,4 | 3.812,7 |
Tổng số | 850,3 | 1.863,9 | 2.170,6 | 2.582,9 | 2.717,8 | 2.963,4 | 3.152,2 | 4.102,6 | 4.583 |
Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh trong Vùng.
Khách du lịch nội địa đến Tây Nguyên thường lựa chọn chủ yếu Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk... Đây là những địa phương có tài nguyên du lịch đặc biệt nổi trội, hấp dẫn không chỉ với du khách quốc tế mà cả du khách trong nước. Cao nguyên Đà Lạt, khu du lịch hồ Tuyền Lâm, khu du lịch vườn Quốc gia Yok Đôn và khu du lịch Buôn Đôn, thác Trinh Nữ, thác Dray Sáp... là những điểm du lịch thu hút nhiều khách du lịch nội địa, nhất là vào các dịp hè. Tăng trưởng khách nội địa được thể hiện:
Hình 04: Tăng trưởng khách nội địa đối với khu vực Tây Nguyên
Tổng số khách nội địa (ĐVT : 1000 Người)
5.000
4.500
4.000
3.500
3.000
2.500
2.000
1.500
1.000
500
-
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Ngày lưu trú trung bình của khách du lịch nội địa đạt khoảng 1,65 ngày vào
năm 2010. Về mức chi tiêu trung bình (năm 2010) của khách nội địa đến Tây
Nguyên khoảng 410.000 đồng người/ngày (tương đương 20USD). Tuy nhiên, mức
chi tiêu này là khác nhau giữa các tỉnh trong vùng: Lâm Đồng là 615.000 đồng
(tương đương 30USD); Gia Lai là 627.000 đồng (tương đương 30,6USD); Đắk Lắk là 215.000 đồng (tương đương 10,5USD); Kon Tum và Đắk Nông là 175.000 đồng (tương đương 8,5USD)[17].
Bảng 2.7. Thị trường khách nội địa đến các tỉnh Tây Nguyên (năm 2012)
Thị trường khách chính | Mục đích chuyến đi (%) | ||||
Du lịch nghỉ dưỡng | Kết hợp công việc | Thăm thân nhân | Tham quan/ mục đích khác | ||
Kon Tum | Duyên hải Miền Trung, Bắc Bộ, Nam Bộ, Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, nội vùng | 35 | 35 | 18 | 12 |
Gia Lai | 25 | 60 | 5 | 10 | |
Đắk Lắk | 5 | 15 | 15 | 65 | |
Đắk Nông | 40 | 48 | 6 | 6 | |
Lâm Đồng | 68 | 20 | 7 | 5 |
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh trong Vùng.
2.3.1.2. Thu nhập du lịch Tây Nguyên
Tổng thu nhập du lịch của các tỉnh Vùng Tây Nguyên thời gian gần đây được tăng lên rõ rệt. Năm 2000 tổng thu nhập đạt được 278,83 tỷ đồng thì đến năm 2005 đã đạt 1.554 tỷ; năm 2010 thu được 4.033 tỷ đồng và đến năm cuối 2012 mức thu tăng lên 5.321 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân về thu nhập du lịch thời kỳ 2005 2012 đạt 21%/năm.
So sánh với cả nước, tổng thu nhập du lịch vùng Tây Nguyên trong thời gian qua vẫn chiếm một tỷ lệ thấp (trung bình khoảng 4,3% tổng thu du lịch cả nước). Tuy nhiên, Tây Nguyên lại có tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các vùng khác trong cả nước (21%/năm). Điều này cho thấy sức hấp dẫn cũng như triển vọng phát triển du lịch của vùng Tây Nguyên.
Lâm Đồng, Đắk Lắk là 2 địa phương dẫn đầu khu vực về tổng thu nhập du lịch. Điều này phản ánh đúng thực trạng phát triển khi mà lượng khách du lịch đến các địa phương này liên tục tăng đều trong những năm qua. Tuy nhiên, đáng chú ý là Đắk Nông và Kon Tum mặc dù tổng thu nhập du lịch không cao, nhưng có tốc độ tăng trưởng tương đối cao (32%/năm và 33%/năm) trong những năm trở lại đây.
Về GDP du lịch: Năm 2000 đạt 30,8 triệu USD, chiếm 3,3% trong tổng GDP toàn vùng; đến năm 2005 tăng lên 67,6 triệu USD, chiếm 5,8% trong cơ cấu kinh tế toàn vùng. Tốc độ tăng trưởng trung bình thời kỳ 20012005 đạt 17%/năm. Đến năm 2010, GDP du lịch vùng đạt 140,5 triệu USD, chiếm 6,8% trong cơ cấu kinh tế toàn vùng; tốc độ tăng trung bình thời kỳ 2006 2010 là 15,8%/năm [17].
Bảng 2.8. Tổng thu nhập du lịch Tây Nguyên, giai đoạn 2005 2012
Đơn vị: Tỷ đồng(giá cố định 1994)
2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 009 | 2010 | 2011 | 2012 | Tốc độ tăng BQ (%) | |
Kon Tum | 12,30 | 16,84 | 21,50 | 26,89 | 52,70 | 56,50 | 71,50 | 79,20 | 33,0 |
Gia Lai | 43,40 | 59,18 | 78,32 | 93,93 | 114,17 | 135,00 | 150,03 | 164,30 | 21,3 |
Đắk Lắk | 90,70 | 102,13 | 125,17 | 152,45 | 165,00 | 200,00 | 235,00 | 264,40 | 16,6 |
Đắk Nông | 3,00 | 4,50 | 7,60 | 12,00 | 12,50 | 15,00 | 17,00 | 18,80 | 32 |
Lâm Đồng | 1.405,00 | 1.663,00 | 3.000,00 | 3.220,00 | 3.400,00 | 3.600,00 | 4.400,00 | 4.796,00 | 21,2 |
Tổng số 1.554,40 | 1.845,65 | 3.232,59 | 3.505,27 | 3.744,37 | 4.033,50 | 4.873,53 | 5.321,90 | 21 |
Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh trong Vùng.
Để thấy rõ sự tăng trưởng thu nhập từ du lịch, ta xem biểu đồ sau:
Hình 05: Tăng trưởng thu nhập du lịch, giai đoạn 2000 2012
6.000
5.000
4.000
3.000
2.000
1.000
0
2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Thu nhập
Về cơ cấu tổng thu nhập du lịch: Tỷ lệ thu nhập từ các dịch vụ lữ hành vận chuyển và vui chơi giải trí tăng nhanh (dịch vụ lữ hành vận chuyển tăng từ 1,75% năm 2005 lên 6,85% năm 2012; từ dịch vụ vui chơi giải trí tăng từ 3,5% năm 2005
lên 9,77% năm 2012). Trong khi đó dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm tỷ lệ ngày
càng giảm (cho thuê phòng từ 45,27% năm 2005, xuống còn 40,15% năm 2012; ăn
uống bán hàng từ 35,21% năm 2005, xuống còn 30,53% năm 2012). Tuy nhiên, cơ cấu thu nhập từ các dịch vụ du lịch ở Tây Nguyên không đều, chủ yếu từ dịch vụ cho thuê phòng và ăn uống, trong khi đó dịch vụ lữ hành và vui chơi giải trí còn quá thấp. Điều này có thể khẳng định sự phát triển các dịch vụ du lịch ở Tây Nguyên thiếu đồng bộ và mất cân đối.
Bảng 2.9. Cơ cấu tổng thu nhập từ du lịch vùng Tây Nguyên (2005 2012)
Đơn vị: Tỷ đồng
2005 | 2010 | 2012 | ||||
Tổng số | Tỷ lệ (%) | Tổng số | Tỷ lệ (%) | Tổng số | Tỷ lệ (%) | |
Tổng cộng | 1.554,40 | 100,00 | 4.033,50 | 100,00 | 4.873,53 | 100,00 |
Lữ hành vận chuyển | 27,20 | 1,75 | 141,17 | 3,50 | 333,84 | 6,85 |
Cho thuê phòng | 703,68 | 45,27 | 1,775,14 | 44,01 | 1,956,72 | 40,15 |
Vui chơi giải trí | 54,40 | 3,50 | 302,51 | 7,50 | 476,14 | 9,77 |
Ăn uống bán hàng | 547,30 | 35,21 | 1,284,27 | 31,84 | 1,487,89 | 30,53 |
Dịch vụ khác | 221,81 | 14,27 | 530,41 | 13,15 | 618,94 | 12,70 |
Nguồn: Quy hoạch Tổng thể phát triển du lich Tây Nguyên đến năm 2020
Hình 06: Cơ cấu thu nhập du lịch, giai đoạn 2005 2012
Cơ cấu thu nhập du lịch Tây Nguyên 20052012
100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
2005
2010
2012
Dịch vụkhác
Ăn uống bán hàng Vui chơi giải trí Cho thuê phòng
Lữ hành vận chuyển
2.3.1.3. Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
a. Các cơ sở lưu trú
Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng đáng kể về khách du lịch, hệ thống các cơ sở lưu trú, ăn uống trên địa bàn Tây Nguyên cũng phát triển nhanh. Tuy
nhiên, tốc độ xây dựng nhanh chóng (không có quy hoạch) của các cơ sở lưu trú du lịch nhất là hệ thống các nhà trọ, các phòng nghỉ dân dã tại các thôn, làng... phục vụ cho loại hình du lịch sinh thái đã nâng tổng số phòng khách sạn ở Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk... lên cao, tạo ra sự khủng hoảng thừa trong những mùa vắng khách. Công suất sử dụng phòng trung bình năm của các cơ sở lưu trú trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên (ngoại trừ các cơ sở lưu trú của Đà Lạt Lâm Đồng đạt công suất trên 60%), chỉ khoảng từ 30 40% [17].
Bảng 2.10. Cơ sở lưu trú du lịch các tỉnh Tây Nguyên (2000 2012)
Đơn vị: Cơ sở; Phòng
Tên tỉnh | 2000 | 2005 | 2010 | 2012 | |||||
CSLT | Phòng | CSLT | Phòng | CSLT | Phòng | CSLT | Phòng | ||
1 | Kon Tum | 3 | 87 | 20 | 360 | 43 | 800 | 51 | 979 |
2 | Gia Lai | 14 | 400 | 27 | 709 | 50 | 1.220 | 50 | 1.220 |
3 | Đắk Lắk | 15 | 401 | 50 | 1.069 | 115 | 2.336 | 148 | 2.843 |
4 | Đắk Nông | 14 | 172 | 80 | 1.025 | 122 | 1.410 | ||
5 | Lâm Đồng | 442 | 5,017 | 576 | 6.843 | 696 | 11.306 | 715 | 11.356 |
Toàn vùng | 474 | 5.905 | 687 | 9.153 | 984 | 16.687 | 1.086 | 17.808 | |
Tỷ lệ % so cả nước | 12,7 | 7,4 | 10,6 | 7,0 | 8,1 | 7,0 | 7,4 | 6,5 | |
Cả nước | 3.306 | 72.212 | 6.469 | 131.051 | 12.089 | 236.747 | 14.654 | 272.617 |
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh trong Vùng.
Năm 2000 toàn vùng mới có 474 cơ sở lưu trú với tổng số 5.905 phòng, thì đến năm 2005 đã có 687 cơ sở lưu trú với 9.153 phòng (chiếm 10,6% số cơ sở lưu trú và 7,0% lượng phòng của cả nước); đến năm 2012 số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn đã được tăng lên đáng kể với 1.086 cơ sở và 17.808 phòng, chiếm 6,5 % lượng phòng cả nước.
Xếp hạng cơ sở lưu trú: Toàn vùng Tây Nguyên mới có 140 cơ sở lưu trú được xếp hạng với 4.638 phòng (chiếm 12,9% số cơ sở và 26,0% số phòng).
Bảng 2.11. Hạng cơ sở lưu trú du lịch vùng Tây Nguyên
Đơn vị: Cơ sở, Phòng
Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2012 | ||||||||||
Số CSLT | Số phòng | Số CSLT | Số phòng | Số CSLT | Số phòng | |||||||
1 sao | 61 | 6,7% | 1.431 | 9,1% | 79 | 8,0% | 1.601 | 9,6% | 78 | 7,2% | 1.567 | 8,8% |
2 sao | 48 | 5,3% | 1.530 | 9,7% | 46 | 4,7% | 1.468 | 8,8% | 42 | 3,9% | 1.352 | 7,6% |
3 sao | 7 | 0,8% | 411 | 2,6% | 11 | 1,1% | 732 | 4,4% | 10 | 0,9% | 680 | 3,8% |
Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2012 | ||||||||||
Số CSLT | Số phòng | Số CSLT | Số phòng | Số CSLT | Số phòng | |||||||
4 sao | 8 | 0,9% | 884 | 5,6% | 8 | 0,8% | 884 | 5,3% | 9 | 0,8% | 996 | 5,6% |
5 sao | 1 | 0,1% | 43 | 0,3% | 1 | 0,1% | 43 | 0,3% | 1 | 0,1% | 43 | 0,2% |
Tổng số | 125 | 13,8% | 4.299 | 27,3% | 145 | 14,7% | 4.728 | 28,4% | 140 | 12,9% | 4.638 | 26% |
Nguồn: QH phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020.
b. Cơ sở vui chơi giải trí
Lâm Đồng đã đưa vào khai thác kinh doanh 32 khu, điểm du lịch gồm 15 khu, điểm hồ thác, 02 điểm di tích lịch sử, 8 điểm sinh thái rừng, 7 khu vui chơi giải trí, công viên. Các điểm du lịch gắn với cảnh quan du lịch tự nhiên nổi tiếng như: Hồ Xuân Hương, hồ Đan Kia Suối Vàng, hồ Tuyền Lâm, hồ Than Thở, hồ Đa Nhim, hồ Nam Phương, núi Lang Biang, suối Tiên, các thác: Đambri, Thác Mơ (Bảo Lộc); Bôbla, Li Liang (Di Linh); PongGua, Bảo Đại, Gouga, Liên Khương (Đức Trọng); Pren, Cam Ly, Đatanla (Đà Lạt); Thác Nếp, Thác Voi, Liêng Si Nha (Lâm Hà)... và rừng quốc gia và di tích văn hoá cổ ở Cát Tiên...
Đến du lịch Đắk Lắk du khách có thể đến với các khu rừng nguyên sinh với sự đa dạng về hệ sinh thái và đa dạng về loài ở vườn quốc gia Yok Đôn, rừng đặc dụng Nam Ka, khu bảo tồn Nam Nung, Tà Đùng; Đình Lạc Giao nơi ghi dấu ấn của nền văn hóa người Việt trên mảnh đất cao nguyên; Biệt Điện của cựu hoàng đế Bảo Đại, di tích tháp Chăm Yang Prông, Nhà Đày Buôn Ma Thuột, hang đá Đắk Tur, Bảo tàng Dân tộc Đắk Lắk, Buôn đôn...
Đến Gia Lai, khách du lịch có thể đến thăm Khu Di tích Lịch sử Văn hóa
Làng kháng chiến S’Tor quê hương Anh hùng Núp; khu du lịch sinh thái và lễ hội “Về nguồn”. Tại đây, du khách có thể tham gia vào các hoạt động dã ngoại cắm trại, họp mặt bạn bè, câu cá thư giãn... Các điểm du lịch này bước đầu đã đáp ứng nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng của dân địa phương và khách du lịch vào các dịp lễ Tết.
Đăk Nông: điểm du lịch sinh thái tại các thác Dray Sáp, Gia Long, Trinh Nữ...
Kon Tum: hồ Yaly, Khu du lịch sinh thái Măng Đen, làng văn hóa Kon Tu, nhà thờ gỗ, rừng đặc dụng Đắk Uy.
Nhìn chung các khu du lịch, các khu vui chơi giải trí hiện nay tại Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng) hết sức yếu kém về đầu tư cơ sở hạ tầng, sản phẩm du lịch na ná nhau, không nổi trội để gây ấn tượng và sức hấp dẫn cho du khách; tổ chức quản lý không chuyên nghiệp, chưa phối hợp liên kết một cách khoa học giữa các dịch vụ tại điểm đến như: dịch vụ bán hàng, vui chơi giải trí, ăn uống, giải khát; nhiều nơi chưa chú ý đến môi trường sinh thái.
c. Dịch vụ lữ hành