Căn Cứ Vào Tính Chất Đảm Bảo Của Các Khoản Cho Vay


Vốn tín dụng cấp chủ yếu là tiền tệ, cũng có thể là tài sản. Nguồn vốn này chủ yếu hình thành từ vốn huy động tiền gửi, hoặc có thể phát hành các chứng chỉ, giấy tờ có giá tạo tiền để cho vay

Thời hạn cho vay rất linh hoạt, có thể ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Công cụ của tín dụng ngân hàng cũng rất linh hoạt, có thể là kì phiếu, trái phiếu ngân hàng, các hợp đồng tín dụng…

Đây là hình thức tín dụng mang tính gián tiếp, trong đó ngân hàng là trung gian tín dụng giữa những người tiết kiệm và những người cần vốn để sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng qua đó thu được lợi nhuận.

1.2.2 Chức năng của tín dụng ngân hàng‌

Chức năng phân phối lại tài nguyên : Tín dụng là sự chuyển nhượng vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Thông qua sự chuyển nhượng này tín dụng góp phần phân phối lại tài nguyên, thể hiện :

Người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến, thông qua tín dụng, số tài nguyên đó được phân phối lại cho người đi vay.

Ngược lại, người đi vay cũng thông qua quan hệ tín dụng nhận được phần tài nguyên được phân phối lại.

Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và phát triển sản xuất : Nhờ tín dụng mà quá trình chu chuyển tuần hoàn vốn trong từng đơn vị nói riêng và trong toàn bộ nền kinh tế nói chung được thực hiện một cách bình thường và liên tục. Do đó, tín dụng góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá.

1.2.3 Phân loại tín dụng ngân hàng‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

1.2.3.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng‌

Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường được sử dụng vào nghiệp vụ thanh toán, cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các doanh nghiệp hay cá nhân.

Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại sở giao dịch - Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình - 3

Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được dùng để cho vay vốn phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.


Tín dụng dài hạn : là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.

1.2.3.2 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay‌

Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là loại tín dụng được cung cấp cho các doanh nghiệp để họ tiến hành sản xuất và kinh doanh.

Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Loại tín dụng này thường được dùng để mua sắm nhà cửa, xe cộ, các thiết bị gia đình... Tín dụng tiêu dùng ngày càng có xu hướng tăng lên.

1.2.3.3 Căn cứ vào đối tượng khách hàng

Tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp ; Tín dụng cho các tổ chức tài chính ; Tín dụng cho khách hàng cá nhân.

1.2.3.4 Căn cứ vào tính chất đảm bảo của các khoản cho vay‌

Tín dụng có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra đều có tài sản tương đương thế chấp, có các hình thức như: cầm cố, thế chấp, chiết khấu và bảo lãnh.

Tín dụng không có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra không cần tài sản thế chấp mà chỉ dựa vào tín chấp. Loại hình này thường được áp dụng với khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu dài và sòng phẳng với ngân hàng, khách hàng này phải có tình hình tài chính lành mạnh và có uy tín đối với ngân hàng như trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc lẫn lãi, có dự án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trả nợ...

Trong nền kinh tế thị trường việc phân loại tín dụng ngân hàng theo các tiêu thức trên chỉ có ý nghĩa tương đối. Khi các hình thức tín dụng càng đa dạng thì cách phân loại càng chi tiết.

1.3 Cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

1.3.1 Khái niệm, đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân‌

Khái niệm : Cho vay đối với khách hàng cá nhân là một loại hình tín dụng của ngân hàng như đã trình bày ở trên. Đây là một hình thức tài trợ của ngân hàng cho các khách hàng là cá nhân: “Đó là quan hệ kinh tế mà trong đó ngân hàng


chuyển cho các cá nhân quyền sử dụng một khoản tiền với những điều kiện nhất định được thoả thuận trong hợp đồng nhằm phục vụ mục đích của KHCN.”

Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân : Cho vay KHCN có những đặc điểm riêng thể hiện sự khác biệt với các loại hình cho vay khác như sau:

Đối tượng cho vay là cá nhân và các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh

Quy mô khoản vay: hầu hết các khoản cho vay KHCN có quy mô nhỏ nhưng số lượng các khoản vay nhiều, do cho vay KHCN đáp ứng nhu cầu của cá nhân và các hộ gia đình nhằm mục đích tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh nhỏ, nên quy mô của một khoản vay tương đối nhỏ so với tài sản của ngân hàng, số lượng các khoản vay lại rất lớn do đối tượng của cho vay là các cá nhân và các hộ gia đình với số lượng nhiều và nhu cầu tiêu dùng rất đa dạng.

Mục đích vay: nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh nhỏ của cá nhân, hộ gia đình.

Rủi ro và chi phí đối với cho vay khách hàng cá nhân: cho vay KHCN có mức độ rủi ro lớn và được coi là tài sản rủi ro nhất trong danh mục tài sản của ngân hàng. Ngoài ra, để có được khoản vay có nhiều khách hàng giấu các thông tin về tình hình sức khoẻ và công việc trong tương lai của mình nên các ngân hàng dễ gặp phải rủi ro đạo đức khi cho vay. Do khoản cho vay KHCN có rủi ro cao nhất nên các ngân hàng thường yêu cầu phải có tài sản đảm bảo khi vay. Ngoài rủi ro lớn, cho vay KHCN còn có chi phí cao do quy mô của từng khoản vay nhỏ, số tiền cho vay nhỏ; trong khi số lượng các khoản vay lại nhiều khiến cho chi phí hành chính, quản lý tín dụng lớn.

Lãi suất cho vay : vì rủi ro và chi phí cao nên các khoản vay KHCN phải chịu lãi suất cao. Từ trước đến nay, cho vay KHCN vẫn được các ngân hàng coi là khoản mục mang lại lợi nhuận lớn với lãi suất khá cao. Với cho vay KHCN, ngân hàng phải chịu rủi ro về lãi suất khi chi phí huy động vốn tăng lên. Tuy nhiên, các khoản vay này thường được định giá rất cao đến mức mà bản thân lãi suất vay vốn trên thị trường lẫn tỷ lệ tổn thất tín dụng phải tăng lên đáng kể thì hầu hết các khoản cho vay KHCN mới không mang lại lợi nhuận.


Hạn mức cho vay khách hàng cá nhân : là số tiền tối đa mà ngân hàng cho khách hàng vay, hạn mức cho vay KHCN được xác định dựa trên các yếu tố như: nhu cầu vốn của khách hàng, vốn tự có của khách hàng, giá trị của tài sản đảm bảo. Đối với các hình thức vay, các ngân hàng thường quy định các hạn mức khác nhau dựa trên giá trị tài sản đảm bảo hoặc nhu cầu vay hợp lý. Để có thể xác định được hạn mức tín dụng dựa trên tài sản đảm bảo của khách hàng, các ngân hàng cần phải định giá chính xác tài sản đó. Cuối cùng, ngân hàng sẽ so sánh nhu cầu vay hợp lý và hạn mức tín dụng, từ đó xác định số tiền cho vay.

1.3.2 Vai trò của cho vay khách hàng cá nhân‌

1.3.2.1 Đối với ngân hàng thương mại‌

Tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường lợi nhuận cho ngân hàng thông qua hoạt động cho vay. Đối với cho vay từ nguồn vốn tự có, ngân hàng thu được lợi nhuận dựa trên lãi suất của từng khoản vay, đối với cho vay từ nguồn vốn huy động, ngân hàng thu lợi nhuận từ sự chênh lệch lãi suất giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay. Song song với mảng tín dụng doanh nghiệp thì tín dụng cá nhân đóng một vai trò hết sức quan trọng vì các sản phẩm tín dụng cá nhân phong phú, đa dạng, là một thị trường đầy tiềm năng.

Hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng cá nhân nói riêng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo tiền của ngân hàng hay còn gọi là bút tệ. Nhờ phương thức này mà ngân hàng có thể mở rộng việc cho vay và từ đó mở rộng nguồn tiền ngân hàng lên gấp nhiều lần.

Đối tượng KHCN không chỉ là đối tượng có nhu cầu vay vốn. Mà những đối tượng này còn là một lực lượng cung cấp cho các ngân hàng một lượng vốn tương đối lớn và ổn định. Nguồn vốn này chủ yếu là các khoản tiết kiệm của các cá nhân, vì vậy tính ổn định của nó rất cao tạo thuận lợi cho việc đầu tư vào các tài sản trung và dài hạn của các ngân hàng. Tạo dựng tốt mối quan hệ với nhóm đối tượng khách khách hàng này, các NHTM vừa tiếp cận được các món cho vay vừa có những khoản tiết kiệm hình thành từ nhóm khách hàng này.


1.3.2.2 Đối với nền kinh tế‌

Tín dụng KHCN đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế. Nó phát triển mới giúp các doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa tồn kho, mạnh dạn vay vốn sản xuất kinh doanh, góp phần tăng trưởng cho nền kinh tế. Vì vậy, đây là lĩnh vực tín dụng cần được quan tâm trong thời điểm hiện nay.

1.3.2.3 Đối với cá nhân đi vay‌

Hoạt động tín dụng cá nhân mang lại lợi ích không những cho NHTM mà nó còn đóng góp tích cực nâng cao đời sống người dân. Ngân hàng thường cấp các khoản tín dụng nhỏ cho đối tượng cá nhân, mặc dù số tiền vay không lớn, nhưng nó cũng đủ để trang trải các khoản chi phí, đầu tư nhỏ, tiêu dùng ngắn hạn hoặc bổ sung nguồn vốn kinh doanh trung dài hạn cho các cá nhân, hộ kinh doanh và các cơ sở kinh doanh. Nếu bạn không phải là một nhà đầu tư lớn hàng tỉ tới hàng chục tỉ, thì hình thức cho vay này là thứ bạn đang cần.

1.3.3 Cơ sở hình thành hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.‌

Hoạt động vay mượn trong nền kinh tế có nguồn gốc từ những quan hệ kinh tế mà tại đó việc thanh toán chi trả không thực hiện được hoặc khó có thể thực hiện được ngay. Chính vì vậy thông qua sự tin tưởng cũng như hiểu biết lẫn nhau mà hoạt động tín dụng đã ra đời.

Đặc biệt là trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu tiêu dùng của mỗi cá nhân nói riêng và tiêu dùng của toàn xã hội nói chung sẽ ngày càng được mở rộng cả về quy mô lẫn chất lượng. Các cá nhân có xu hướng tiêu dùng nhằm nâng cao mức sống của mình thoả mãn các nhu cầu cũng như các mục tiêu, kế hoạch của họ. Tuy nhiên không phải lúc nào các cá nhân cũng có đủ khả năng tài chính để chi trả cho các nhu cầu tiêu dùng đó ngay tại thời điểm phát sinh nhu cầu. Từ đây nhu cầu được vay tiền của nhóm cá nhân này hình thành, và hoạt động cho vay đối với KHCN cũng ra đời để giải quyết nhu cầu đó.


1.3.4 Phân biệt cho vay khách hàng cá nhân với cho vay tổ chức, doanh nghiệp‌

Sở dĩ các NHTM phân biệt chủ thể cho vay thành 2 nhóm này vì về đặc điểm của 2 nhóm có sự khác nhau, nhưng việc phân biệt này chỉ ở mức độ tương đối. Và việc phân biệt này nhằm mục đích nâng cao chất lượng quản lý đối với các khoản cho vay của ngân hàng, hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

Nhóm KHDN, tổ chức thường có nhu cầu các khoản vay lớn, thời hạn các khoản vay thường ngắn và có tính ổn định cao. Vì các món vay lớn nên mỗi khoản vay thường đòi hỏi ngân hàng phải thẩm định rất kỹ lưỡng, quy trình thẩm định, phân tích hết sức nghiêm ngặt vì nếu xảy ra rủi ro tín dụng thì hậu quả sẽ rất lớn, ảnh hưởng sâu sắc tới kết quả hoạt động của ngân hàng.

Đối với KHCN: Các khoản vay của KHCN thường là các khoản vay nhỏ lẻ, không thường xuyên và ổn định. Các khoản vay này thông thường hình thành từ nhu cầu chi tiêu tức thời của cá nhân, chính vì vậy đáp ứng được yêu cầu tức thời cho nhóm đội tượng KHCN là mục tiêu mà các NHTM phải hướng tới. Việc cho vay KHCN cũng giúp NHTM phân tán được rủi ro tín dụng thông qua việc cho vay được nhiều món vay với nhiều khách hàng. Đối tượng được sắp xếp vào nhóm này không phải căn cứ vào giá trị các khoản vay lớn hay nhỏ mà căn cứ vào tư cách pháp lý của người đi vay trước pháp luật. Trong quan hệ tín dụng này ngân hàng và người chủ đi vay có quan hệ trực tiếp với nhau. Còn cho vay đối với các tổ chức, doanh nghiệp thì người đến xin vay là người đại diện cho tổ chức đó, cá nhân này có tư cách của tổ chức chứ không mang tư cách của một cá nhân.

1.3.5 Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại‌

Quy trình cho vay là các trình tự đã được ngân hàng định sẵn mà các cán bộ tín dụng phải áp dụng để giải quyết một nhu cầu vay vốn nhằm giúp cho quá trình cho vay diễn ra một cách khoa học, ngăn ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng. Quy trình cho vay thường được chia làm 6 bước:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ xin vay của khách hàng cá nhân :

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, họ đến gặp nhân viên của ngân hàng và ghi những thông tin cần thiết vào hồ sơ xin vay. Cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn


khách hàng lập hồ sơ cho vay đầy đủ và đúng quy định theo mẫu của ngân hàng, bao gồm: đơn xin vay vốn, phương án vay vốn và kế hoạch trả nợ, danh mục các tài sản cầm cố, thế chấp và giấy tờ liên quan, các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập (nếu có), hộ khẩu, chứng minh nhân dân và các giấy tờ liên quan khác.

Bước 2: Thẩm định tín dụng.

Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình cho vay KHCN, quyết định chất lượng của món vay, thường gồm các nội dung sau:

Thẩm định tư cách đạo đức và mục đích vay của khách hàng: cán bộ tín dụng phải đảm bảo khách hàng vay vốn có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, đủ tư cách pháp lý vay vốn ngân hàng. Nếu một khách hàng muốn vay từ ngân hàng, họ phải trả lời đầy đủ những câu hỏi của cán bộ tín dụng về lý do xin vay hay nhu cầu tín dụng xuất phát từ đâu. Cuộc trò chuyện giữa cán bộ tín dụng và khách hàng là rất quan trọng bởi vì qua đó cán bộ tín dụng có thể nhận biết tính cách cũng như mục đích xin vay của khách hàng. Nếu cán bộ tín dụng phát hiện ra sự không trung thực của khách hàng thì có thể từ chối hồ sơ xin vay của khách hàng.

Thông thường thì những đặc điểm cơ bản của người đi vay được bộc lộ thông qua mục đích của việc vay tiền. Cán bộ tín dụng phải hỏi xem khách hàng sẽ dùng khoản tiền vay vào mục đích gì và liệu mục đích đó có phù hợp với chính sách cho vay của ngân hàng hay không.

Thẩm định tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng: Bao gồm các công việc: xác định mức thu nhập của khách hàng, việc làm, số dư các tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Nhân viên tín dụng phải đảm bảo rằng những khách hàng vay vốn ý thức rõ ràng về trách nhiệm hoàn trả đầy đủ và đúng hạn các khoản nợ. Việc xác định nguồn thu nhập ổn định hàng tháng của khách hàng có ý nghĩa rất quan trọng vì đây là nguồn trả nợ cho ngân hàng. Những khách hàng có thu nhập ổn định và thu nhập còn lại sau khi trừ các khoản chi phí sinh hoạt cần thiết cao thì khả năng vay sẽ cao.


Bước 3: Thẩm định tài sản đảm bảo

Cán bộ tín dụng cần kiểm tra quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp các tài sản dùng làm vật đảm bảo của khách hàng. Khả năng chuyển tài sản thành tiền trong những trường hợp cần thiết và sự ổn định về giá cả của tài sản. Định giá tài sản đảm bảo cũng là một công đoạn rất quan trọng trong khâu thẩm định. Cuối cùng, ngân hàng cần xem xét khả năng bảo quản tài sản của người đi vay.

Sau khi thẩm định xong, cán bộ tín dụng sẽ lập báo cáo thẩm định trong đó ghi vắn tắt nhưng tổng quát về tình hình của khách hàng: tên, tuổi, mục đích vay, số tiền vay, phương án trả nợ, tài sản đảm bảo và đưa ra ý kiến cho vay hay không cho vay đối với khách hàng. Nếu cho vay thì phải ghi rõ số tiền, thời hạn, lãi suất, phương án trả nợ và các điều kiện kèm theo rồi trình lên trưởng phòng tín dụng xem xét. Nếu không cho vay thì phải ghi rõ lý do vì sao.

Bước 4: Xét duyệt và ký kết hợp đồng tín dụng.

Sau khi nhận báo cáo thẩm định kèm theo hồ sơ vay vốn liên quan, trưởng phòng tín dụng xem xét lại và yêu cầu cán bộ tín dụng giải thích, bổ sung hoặc chỉnh sửa nếu có thiếu sót. Sau đó báo cáo sẽ được trình lên cấp có thẩm quyền để xét duyệt, quyết định cho vay hay không cho vay. Trong trường hợp cần thiết, cấp có thẩm quyền có thể yêu cầu một bộ phận khác tái thẩm định hồ sơ vay. Sau đó, khi hồ sơ vay vốn được chấp thuận, cán bộ tín dụng sẽ gặp trực tiếp khách hàng để kí kết hợp đồng tín dụng.

Hợp đồng tín dụng là một văn bản viết với nội dung chủ yếu là ngân hàng cam kết cấp cho khách hàng một khoản tín dụng (hạn mức tín dụng) trong một khoảng thời gian và lãi suất nhất định. Nội dung chính của hợp đồng tín dụng gồm: mục đích sử dụng vốn vay, quy mô, lãi suất, thời hạn tín dụng, phí, các loại đảm bảo, điều kiện thanh toán, các điều kiện khác…

Bước 5: Gíải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng.

Hợp đồng tín dụng đã được ký kết và được cấp thẩm quyền ký duyệt, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân cho khách hàng tương ứng với số tiền đã được ký kết trong hợp đồng.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/12/2023