1.3.4 Phân biệt cho vay khách hàng cá nhân với cho vay tổ chức, doanh nghiệp
...............................................................................................................................11
1.3.5 Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 11 1.3.6 Rủi ro khi cho vay khách hàng cá nhân 14
1.4 Mở rộng cho vay đối với khách hàng cá nhân 16
1.4.1 Khái niệm mở rộng cho vay đối với khách hàng cá nhân 16
1.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay khách hàng cá nhân 16
1.4.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân 18
1.4.3.1 Những nhân tố chủ quan 18
1.4.3.2 Những nhân tố khách quan 19
1.4.4 Sự cần thiết phải mở rộng cho vay khách hàng cá nhân 19
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại sở giao dịch - Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình - 1
- Căn Cứ Vào Tính Chất Đảm Bảo Của Các Khoản Cho Vay
- Mở Rộng Cho Vay Đối Với Khách Hàng Cá Nhân
- Tăng Trưởng Chung Của Abbank, Giai Đoạn 2009 – 2011 (Đơn Vị Tính : Tỷ Đồng )
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 20
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI SỞ GIAO DỊCH - NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH 21
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình 21
2.1.1 Về quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình 21
2.1.2 Về Sở Giao Dịch – Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình 24
2.1.2.1 Tình hình tổ chức và mạng lưới hoạt động 24
2.1.2.2 Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu 25
2.1.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh 25
2.1.2.4 Đánh giá chung về tình hình kinh doanh của Sở giao dịch – Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình 28
2.2 Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Sở Giao Dịch - Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình 30
2.2.1 Những quy định chung về cho vay khách hàng cá nhân 30
2.2.1.1 Đối tượng cho vay 30
2.2.1.2 Nguyên tắc cho vay 30
2.2.1.3 Điều kiện cho vay 30
2.2.1.4 Phương thức cho vay 31
2.2.1.5 Nguồn trả nợ và phương thức trả nợ 31
2.2.1.6 Tài sản đảm bảo 31
2.2.1.7 Lãi suất và cách áp dụng lãi suất 32
2.2.2 Sản phẩm tín dụng cá nhân tại Sở Giao Dịch – Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình. 32
2.2.2.1 Cho vay mua nhà/ đất /xây sửa chữa nhà ( YOUhousePlus ) 32
2.2.2.2 Cho vay mua xe ô tô ( YOUcar ) 33
2.2.2.3 Cho vay sản xuất kinh doanh trả góp ( YOUshop ) 35
2.2.2.4 Cho vay bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh( YOUshopPlus ).37 2.2.2.5 Cho vay tiêu dùng có thế chấp ( YOUspend ) 38
2.2.2.6 Cho vay tiêu dùng tín chấp ( YOUmoney ) 39
2.2.2.7 Cho vay du học ( YOUstudy ) 41
2.2.2.8 Cho vay cán bộ - công nhân viên trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình ( YOUstaff ) 43
2.2.2.9 Cho vay cầm cố các sản phẩm huy động vốn 45
2.2.2.10 Cho vay thấu chi ( YOUoverdraft ) 46
2.2.2.11 Cho vay cầm cố cổ phiếu chưa niêm yết ( YOUotc ) 47
2.2.2.12 Cho vay cầm cố cổ phiếu niêm yết ( YOUstock ) 48
2.2.3 Kết quả cho vay khách hàng cá nhân đạt được tại Sở giao dịch – Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình. 50
2.2.4 Đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Sở giao dịch – Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình. 55
2.2.4.1 Về nhân sự, tổ chức quản lý 55
2.2.4.2 Về cơ chế phối hợp hỗ trợ giữa các phòng ban 56
2.2.4.3 Về các mặt hạn chế qua các số liệu 56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 57
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI SỞ GIAO DỊCH - NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH 58
3.1 Định hướng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân trong thời gian tới tại Sở giao dịch - Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình. 58
3.1.1 Định hướng toàn hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình. 58
3.1.2 Kế hoạch cho vay khách hàng cá nhân của Sở Giao Dịch - Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình 60
3.2 Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Sở Giao Dịch - Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình 62
3.2.1 Chính sách cho vay khách hàng cá nhân cần được chú trọng hơn 62
3.2.2 Củng cố và phát triển các loại hình sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân63 3.2.3 Thực hiện liên kết cho vay 65
3.2.4 Nâng cao trình độ nghiệp vụ của chuyên viên khách hàng cá nhân 66
3.2.5 Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Sở Giao Dịch 67
3.2.6 Cải thiện quy trình, thủ tục cho vay, đơn giản thuận tiện cho khách hàng .68
3.2.7 Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và quảng bá sản phẩm thương hiệu 70
3.2.8 Xây dựng quan hệ tốt đẹp và lâu dài giữa Ngân hàng với khách hàng 71
3.3 Kiến nghị với Hội sở chính Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình 72
3.4 Khuyến cáo đối với khách hàng 73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 73
KẾT LUẬN CHUNG 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
PHỤ LỤC 01 : QUY TRÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI SỞ GIAO DỊCH – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH 76
PHỤ LỤC 02 : DANH MỤC CÁC LOẠI XE ĐƯỢC SỞ GIAO DỊCH – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH TÀI TRỢ, MỨC CHO VAY VÀ THỜI HẠN CHO VAY 82
LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tại Việt Nam, gần 70% lợi nhuận của các ngân hàng đến từ hoạt động cho vay. Trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, do thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, hàng tồn kho gia tăng, chi phí sản xuất vẫn ở mức cao dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đình trệ. Trong môi trường rủi ro cao như vậy, đặc biệt trước thực trạng nợ xấu gia tăng, dễ dàng nhận thấy các ngân hàng đã thận trọng hơn trong việc đưa ra các gói tín dụng cho doanh nghiệp.
Trong hoạt động kinh doanh tại các NHTM, đang dần hình thành nên xu hướng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng bán lẻ dựa trên nền tảng công nghệ cao. Đối tượng khách hàng bán lẻ mà các NHTM nhắm đến là nhóm KHCN có thu nhập từ trung bình ổn định trở lên. Nhóm này được xem là một thành phần cơ bản trong xu hướng kinh doanh bán lẻ của các NHTM. Một số ngân hàng tiên phong trong việc khai thác lĩnh vực này bao gồm Ngân hàng Á Châu, Sài Gòn Thương Tín, Kỹ Thương, ngân hàng Quốc Tế, ngay cả một ngân hàng có truyền thống chuyên cung cấp sản phẩm cho các doanh nghiệp lớn như ngân hàng Đầu Tư Phát Triển Việt Nam thì bây giờ cũng đang tiến hành chia sẻ thị phần KHCN. Thậm chí hiện nay các công ty tài chính cũng mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân với mục tiêu trở thành nhà bán lẻ dịch vụ cho đối tượng khách hàng này. Tín dụng khách hàng cá nhân không còn là mảnh đất “màu mỡ” của riêng ngân hàng khai thác mà bây giờ đã có sự tham gia của các công ty tài chính. Điều này đã tạo ra cuộc cạnh tranh ngày càng sôi động.
Hiểu rõ tầm quan trọng cũng như những đóng góp của mảng tín dụng khách hàng cá nhân đối với lợi nhuận chung của Ngân hàng, trên cơ sở các kiến thức học được tại trường cùng kinh nghiệm thực tiễn có được trong suốt quá trình công tác tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, tôi mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề
tài “ Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Sở giao dịch - Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình ”
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Để có thể giải quyết được vấn đề cần nghiên cứu trên đây, nhiệm vụ đầu tiên của đề tài nghiên cứu là tìm hiểu và đánh giá hoạt động cho vay đối với KHCN tại SGD ABBANK. Các câu hỏi cho phần này như sau:
Thế nào là cho vay đối với KHCN, vai trò của cho vay đối với KHCN như thế nào đối với ngân hàng, với nền kinh tế ? Mở rộng cho vay đối với KHCN là gì ? Chương 1 sẽ giải đáp các câu hỏi này.
Thực trạng cho vay đối với KHCN tại SGD ABBANK hiện nay ra sao? Câu hỏi này sẽ được trả lời trong chương 2.
Làm thế nào để mở rộng hoạt động cho vay đối với KHCN tại SGD ABBANK ? Câu hỏi này sẽ được trả lời trong chương 3.
Trên cơ sở kết quả thu được từ việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu đề ra, ta sẽ thấy được tình hình cho vay đối với KHCN hiện nay tại SGD ABBANK, chỉ ra được các khó khăn và thuận lợi của SGD ABBANK trong việc phát triển hoạt động này. Đồng thời tôi cũng mạnh dạn đưa ra các giải pháp để giúp mở rộng hoạt động cho vay đối với KHCN tại SGD ABBANK.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là thực trạng hoạt động cho vay đối với KHCN tại SGD ABBANK. Tôi cũng xác định vấn đề nghiên cứu của đề tài là về việc mở rộng cho vay đối với KHCN, phạm vi nghiên cứu là toàn Sở giao dịch tại thành phố Hồ Chí Minh của ABBANK. Vì vậy đề tài sẽ đi sâu vào giải quyết vấn đề làm thế nào để mở rộng cho vay đối với KHCN tại SGD ABBANK.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá tŕnh nghiên cứu đề tài “ Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Sở giao dịch - Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình“ tôi đã sử dụng các phương pháp: phân tích, thống kê, so sánh, diễn giải, logic…
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Về mặt khoa học, đề tài đặt vấn đề và phân tích về khái niệm tín dụng, mở rộng hoạt động cho vay KHCN, những khái niệm tưởng chừng như quen thuộc nhưng thực tế rất khó tìm thấy một tài liệu nào định nghĩa cụ thể các khái niệm trên. Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần hình thành một khái niệm cụ thể về mở rộng cho vay đối với KHCN dựa trên cơ sở chắt lọc và tổng hợp nhiều ý kiến khác nhau từ các nguồn tài liệu, sách báo về các vấn đề có liên quan; và cả theo quan điểm cá nhân của người thực hiện đề tài.
Về mặt thực tiễn, đề tài chỉ ra cho nhà quản trị ngân hàng thấy tầm quan trọng của hoạt động cho vay đối với KHCN, sự cần thiết phải mở rộng cho vay đối với KHCN. Đồng thời đề tài nghiên cứu sẽ cung cấp một số các giải pháp thực tiễn để mở rộng cho vay đối với KHCN tại ngân hàng chọn làm đối tượng nghiên cứu là SGD ABBANK.
6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Lời mở đầu : lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Chương 1: Tổng quan về tín dụng ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Sở giao dịch - Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình.
Chương 3: Các giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Sở giao dịch - Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình.
Kết luận chung.
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại và tín dụng
1.1.1 Các khái niệm về tổ chức tín dụng, ngân hàng, ngân hàng thương mại
Theo tinh thần Luật Các Tổ Chức Tín Dụng số 47/2010/QH12 , ban hành ngày 16/6/2010 :
Khái niệm tổ chức tín dụng : tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. TCTD bao gồm ngân hàng, TCTD phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
Hoạt động ngân hàng : là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi; Cấp tín dụng; Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản
Khái niệm ngân hàng: Ngân hàng là loại hình TCTD có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các TCTD số 47/2010/QH12
, ban hành ngày 16/6/2010 . Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
Khái niệm ngân hàng thương mại : ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các TCTD số 47/2010/QH12, ban hành ngày 16/6/2010 nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Peter Rose định nghĩa về ngân hàng thương mại như sau: Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
1.1.2 Khái niệm tín dụng
Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hoá. Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (trái chủ - người cho vay) cấp tiền, hàng hoá, dịch vụ, chứng khoán,… dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia (thụ trái - người cho vay).
Như vậy, tín dụng có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau. Nhưng nội dung cơ bản của những định nghĩa này là thống nhất: Đều phản ánh một bên là cho vay, còn bên kia là người đi vay. Quan hệ giữa hai bên được ràng buộc bởi cơ chế tín dụng và pháp luật hiện hành.
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
1.2 Tổng quan về tín dụng ngân hàng
1.2.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các chủ thể trong nền kinh tế như doanh nghiệp và cá nhân. Trong nền kinh tế, ngân hàng đóng vai trò là một định chế tài chính trung gian, vì vậy trong quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp và cá nhân , ngân hàng vừa là người cho vay đồng thời cũng là người đi vay. Với tư cách là người đi vay, ngân hàng nhận tiền gửi từ các doanh nghiệp và cá nhân hoặc phát hành chính chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. Với tư cách là người cho vay, ngân hàng cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân. Chủ thể tham gia gồm một bên là ngân hàng, bên còn lại là các chủ thể trong nền kinh tế như doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân,…