Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Đối Với Khách Hàng Cá Nhân

Tái xét hợp đồng cho vay: Việc tái xét hợp đồng cho vay thực chất là tiến hành phân tích khoản vay trong điều kiện vay đã được cấp nhằm mục tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, phát hiện rủi ro để có hướng xử lý kịp thời.

Thanh lý hợp đồng: Nếu hết thời hạn cùa hợp đồng cho vay và khách hàng đã hoàn tất nghĩa vụ trả nợ cả gốc lẫn lãi thì ngân hàng và khách hàng đó sẽ làm thủ tục thanh lý hợp đồng cho vay, giải chấp tài sản và lưu hồ sơ vay vốn vào kho lưu trữ.

Trong trường hợp này, hai bên ngân hàng và khách hàng tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng mặc nhiên. Trong trường hợp ngân hàng giám sát và phát hiện thấy khách hàng vi phạm nghiêm trọng cam kết ghi trong hợp đồng tín dụng, có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn sau này, ngân hàng có thể đề nghị và tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng bắt buộc.

1.3. Hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân

1.3.1. Sự cần thiết của việc đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân

Hiệu quả hoạt động cho vay đối với KHCN là việc các khoản vay vốn được khách hàng sử dụng đúng mục đích, mang lợi lợi ích cho chính khách hàng, thông qua đó ngân hàng thu hồi được gốc và lãi còn khách hàng có thể trả được nợ, bù đắp chi phí và thỏa mãn nhu cầu của mình.

Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay đối với KHCN là một nhân tố quyết định sự phát triển của NHTM.

Hiệu quả hoạt động cho vay đối với HCN được nâng cao làm tăng khả năng sinh lời của các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, các chi phí khác nếu không thu hồi được vốn vay. Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay đối với KHCN sẽ mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng, đảm bảo khả năng thanh toán và nâng cao thế mạnh của ngân hàng trong cạnh tranh.

Hiệu quả hoạt động cho vay đối với KHCN tốt tạo thuận lợi cho sự phát triển của khách hàng, mang đến những cơ hội kinh doanh đa dạng, hấp dẫn và hiệu quả, nâng cao hình ảnh và uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. Từ đó tạo động lực giúp ngân hàng ngày một chu đáo và sẵn sàng đưa ra những sản phẩm dịch vụ tốt nhất phục vụ khách hàng của mình.

Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay đối với KHCN là cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống, ổn định xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Kinh tế phát triển thì nhu cầu đối với hoạt động cho vay, đặc biệt là cho vay đối với HCN ngày càng tăng cao. Do đó hoạt dộng cho vay ngày càng phát triển nhằm  cung cấp các phương tiện giao dịch đáp ứng mọi nhu cầu vốn của xã hội. Chính vì lẽ đó mà hiệu quả của hoạt động cho vay HCN ngày càng được quan tâm. Thông qua nguồn vốn vay cho các cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh, giúp họ tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống, ổn định thu nhập và góp phần ổn định kinh tế xã hội.

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân

Giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - 4

1.3.2.1. Chỉ tiêu định tính

Các chỉ tiêu định tính là những nguyên tắc tiên quyết để thực hiện có hiệu quả hoạt động cho vay, và là chỉ tiêu khó xác định chuẩn mực hơn các chỉ tiêu định lượng nhưng góp phần quan trọng vào việc đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của NHTM.

Những chỉ tiêu định tính bao gồm:

Cơ sở pháp lý:

Hoạt động cho vay của NHTM dựa trên cơ sở là những quy định của Nhà nước và NHNN. Bên cạnh đó, nếu hệ thống văn bản pháp luật đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ, chính sách tín dụng của ngân hàng linh hoạt và phù hợp với tình hình kinh tế thì sẽ nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay. Ngược lại, khi hoạt động cho vay có hiệu quả thì nền kinh tế sẽ phát triển theo. Điều đó chứng tỏ sự đúng đắn, chính xác của cơ sở pháp lý.

Quy trình tín dụng:

Với một quy trình cho vay chuẩn, thực hiện một cách nhanh chóng mà vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc chính là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của NHTM. Đây là chỉ tiêu quan trọng có ảnh hưởng tiên quyết đến hiệu quả cho vay. Nói cách khác, đối với khách hàng xin vay vốn thì điều này được biểu hiện ở chỗ thủ tục đơn giản, thuận tiện, vốn được cung cấp nhanh chóng, đầy đủ và kịp thời. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo những nguyên tắc an toàn cần thiết và theo những quy định nhất định. Nhờ vậy khách hàng sẽ tiết kiệm được các chi phí giao dịch, thời gian của mình.

Uy tín của NHTM:

Đánh giá của khách hàng về NHTM là những đánh giá mang tính khách quan về chất lượng dịch vụ của NHTM đó, qua một số yếu tố như: thỏa mãn nhu cầu vay vốn của khách hàng, thời gian vay nhanh chóng, kịp thời… Đây là một trong những chỉ tiêu phản ánh tốt chất lượng cho vay của mỗi NHTM, vì không có một ngân hàng nào có chất lượng kém trong hoạt động cho vay mà lại có thể có được sự tín nhiệm của khách hàng.

Tóm lại, hoạt động cho vay được xem là có hiệu quả khi nó được thực hiện đúng luật pháp, các quy định quy chế liên quan, thu hút nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc ứng dụng.

1.3.2.2. Chỉ tiêu định lượng

Thực hiện một cách có hiệu quả hoạt động cho vay đối với KHCN khi khoản vay đó được tài trợ bởi nguồn vốn ổn định, thực hiện được các mục tiêu tín dụng, khách hàng sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, hoàn trả gốc và lãi cho ngân hàng đúng thời hạn. Để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay dưới góc độ của ngân hàng có thể xem xét các chỉ tiêu sau:

Doanh số cho vay đối với KHCN:

Doanh số cho vay đối với KHCN là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một thời gian nhất định. Chỉ tiêu này phản ánh tất cả các khoản vay mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một thời gian nào đó, không kể món vay đó đã thu hồi về hay chưa và phản ánh dung lượng hoạt động cho vay trong kỳ. Đây là chỉ tiêu phản ánh chính xác, tuyệt đối về hoạt động cho vay trong thời gian dài, cho thấy được khả năng hoạt động tín dụng qua các năm.

Tỷ trọng doanh số cho vay KHCN = (Doanh số cho vay KHCN / Tổng doanh số cho vay) x 100%

Dư nợ cho vay đối với KHCN:

Chỉ tiêu này phản ánh khối lượng tiền cấp cho hoạt động cho vay đối với KHCN tại một thời điểm. Đây là chỉ tiêu phản ánh quy mô tín dụng đồng thời phản ánh uy tín của ngân hàng. Nếu dư nợ cho vay đối với KHCN cao thể hiện việc ngân hàng có uy tín, dịch vụ cho khách hàng đa dạng và phong phú. Và ngược lại, dư nợ cho vay thấp thể hiện ngân hàng không có khả năng mở rộng mạng lưới khách hàng, hoạt động cho vay đối với HCN còn chưa tốt. Tuy vậy, không có nghĩa là dư nợ càng cao thì hiệu quả cho vay càng tốt.

Hiệu quả của hoạt động cho vay đối với HCN cao chisnh là cơ sở để tăng dư nợ cho vay, vì thế chi tiêu tổng dư nợ cho vay đối với KHCN cho biết một phần về hiệu quả của hoạt động này.

Tỷ trọng dư nợ KHCN = (Dư nợ cho vay KHCN / Tổng dư nợ cho vay) x 100%

Chỉ tiêu này cho biết mức độ tập trung hoạt động cho vay của ngân hàng vào nhóm HCN nh m nghiên cứu sự biến động của nhóm khách hàng để điều chỉnh cơ cấu tisn dụng theo đối tượng khách hàng cho hợp lý.

Doanh số thu nợ cho vay đối với KHCN:

Doanh số thu nợ là tổng số tiền gốc mà ngân hàng thu hồi từ các khoản giải ngân trong một thời gian nhất định. Hay có thể hiểu, doanh số thu nợ là số tiền thực tế mà khách hàng trả nợ cho ngân hàng trong một thời gian nhất định.

Tỷ trọng thu nợ cho vay KHCN = (Doanh số thu nợ cho vay KHCN / Tổng doanh số thu nợ)x 100%

Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ nào đó với một doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh số cho vay. Hệ số này càng cao được đánh giá càng tốt, càng cho thấy công tác thu hồi vốn của ngân hàng càng hiệu quả. Chỉ tiêu này càng cao cũng phản ánh các khoản vay của ngân hàng đạt hiệu quả tốt, khả năng trả nợ của khách hàng ở mức ổn định, rủi ro của ngân hàng sẽ giảm đi.

Chỉ tiêu nợ quá hạn:

Nợ quá hạn là các khoản nợ đã đến hạn hoàn trả nhưng khách hàng không có khả năng hoàn trả cho ngân hàng. Tỷ lệ dư nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trojng cho phép đánh giá hiệu quả của hoạt động cho vay.

Tỷ lệ dư nợ quá hạn = (Nợ quá hạn đối với KHCN / Tổng dư nợ tín dụng đối với KHCN)x 100%

Chỉ tiêu này cho biết nợ quá hạn chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ hiệu quả cho vay thấp; ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn thấp chứng tỏ hiệu quả cho vay cao.

Chỉ tiêu nợ xấu đối với KHCN:

Nợ xấu là thước đo quan trọng nhất để đánh giá sự lành mạnh của thể chế. Nó tác động tới tất cả các lĩnh vực hoạt động chính của ngân hàng. Vì nếu nợ xấu tăng thì khả năng mất vốn cũng gia tăng và khi đó sẽ làm ảnh hưởng đến dòng tiền thu về, từ đó làm tăng thêm chi phí thực tế cho việc thu hồi vốn, chi phí cơ hội, chi phí đi vay bù đắp thanh khoản. Theo Quyết định 493/2005/QĐ-Ngân hàng Nhà nước ngày 22/04/2005 của NHNN nợ xấu được định nghĩa như sau: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuản), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn).”. Cụ thể nhóm 3 trở xuống gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày, đồng thời tại Điều 7 của Quyết định nói trên cũng quy định các ngân hàng thương mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.

Tỷ lệ nợ xấu đối với KHCN = (Nợ xấu đối với KHCN / Tổng dư nợ tín dụng đối với KHCN)x 100%

Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà có nguy cơ mất vốn.

Chỉ tiêu nợ xấu trên nợ quá hạn:

Tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn = (Nợ xấu đối với KHCN / Nợ quá hạn đối với KHCN)x 100%

Tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn cho biết hiện nay trong 100 đồng đang là nợ quá hạn thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Tỷ lệ này cho chúng ta biết được khả năng thu hồi nợ là cao hay thấp.

Tỷ lệ dự phòng tín dụng:

Theo điều 2 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN quy định: “Dự phòng rủi ro (DPRR) là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của TCTD không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết”. Do đó các ngân hàng sử dụng quỹ dự phòng nhằm bù đắp khoản nợ quá hạn của khách hàng khi rủi ro xảy ra để không làm ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của ngân hàng. Đối với KHCN cũng không ngoại lệ. Hiện nay, để đánh giá vấn đề trích lập và sử dụng dự phòng, các ngân hàng thường sử dụng chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ dự phòng tín dụng = (Dự phòng rủi ro đã trích lập đối với KHCN / Tổng dư nợ tín dụng đối với KHCN)x 100%

Chỉ tiêu này cho biết cơ cấu trích lập dự phòng trên tổng dư nợ cho vay là bao nhiêu, theo quy định hiện hành thì nhóm nợ xấu chiếm tỷ tr ng càng lớn trong tổng dư nợ cho vay thì các ngân hàng phải trích lập DPRR càng nhiều. Vì theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN việc “Trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ theo quy định là Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuản): 0 ; Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 5 ; Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 20 ; Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): 50 ; Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100 ”. Do đó, chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ rủi ro tín dụng (RRTD) tiềm tàng mà ngân hàng đang đối mặt càng lớn, chất lượng tín dụng đối với KHCN càng giảm sút.

Khả năng bù đắp rủi ro:

Các NHTM hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt, chịu sự chi phối lớn của các quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh,… nên phải thường xuyên đối mặt với rủi ro từ mọi phía. Nếu ngân hàng không nắm vững tình hình tài chính, uy tín cũng như khả năng thanh toán của khách hàng thì RRTD là điều khó tránh khỏi.

Hệ số khả năng bù đắp cho vay KHCN = Dự phòng rủi ro đã trích lập đối với KHCN / Nợ đã xử lý

Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 cho biết ngân hàng không đủ khả năng bù đắp rủi ro.

Nếu hệ số này bằng 1 chứng tỏ ngân hàng khả năng bù đắp rủi ro trong cho vay KHCN. Còn hệ số này lớn hơn 1 tức là số trích lập DPRR lớn hơn dư nợ cho vay KHCN đã được xử lý.

Hiệu quả sử dụng vốn đối với KHCN:

Chỉ tiêu này xác định hiệu quả của một đồng huy động vốn. Khi ngân hàng huy động được 100 đồng vốn từ KHCN thì sẽ cho vay được bao nhiêu đồng. Tỷ lệ này càng cao thì ngân hàng hoạt động càng hiệu quả.

Hiệu quả sử dụng vốn = (Tổng dư nợ cho vay từ KHCN / Tổng vốn huy động từ KHCN)x 100%  

Ngày đăng: 18/11/2021