Luân Chuyển Và Bổ Nhiệm Cán Bộ Quản Lí Trường Học Ở Huyện

chính và hệ thống thông tin; Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục; Thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường

Tiêu chuẩn 4. Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và xã hội gồm 02 tiêu chí: Tổ chức phối hợp với gia đình trẻ; Phối hợp giữa nhà trường và địa phương.

- Đối với đánh giá CBQL trường Tiểu học: Chuẩn đánh giá hiệu trưởng gồm 4 tiêu chuẩn với 18 tiêu chí gồm.

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp gồm 05 tiêu chí: Phẩm chất chính trị; Đạo đức nghề nghiệp; Lối sống, tác phong; Giao tiếp và ứng xử; Học tập, bồi dưỡng

Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm gồm 02 tiêu chí: Trình độ chuyên môn; Nghiệp vụ sư phạm

Tiêu chuẩn 3: Năng lực quản lý trường tiểu học gồm 09 tiêu chí: Hiểu biết nghiệp vụ quản lý; Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường; Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; Quản lý học sinh; Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục; Quản lý tài chính, tài sản nhà trường; Quản lý hành chính và hệ thống thông tin; Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục; Thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường

Tiêu chuẩn 4: Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội gồm 02 tiêu chí: Tổ chức phối hợp với gia đình học sinh; Phối hợp giữa nhà trường và địa phương

- Đối với đánh giá CBQL trường THCS: Chuẩn đánh giá hiệu trưởng gồm 3 tiêu chuẩn với 23 tiêu chí gồm.

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp gồm 05 tiêu chí: Phẩm chất chính trị; Đạo đức nghề nghiệp; Lối sống; Tác phong làm việc; Giao tiếp, ứng xử

Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm gồm 05 tiêu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

chí: Hiểu biết chương trình giáo dục phổ thông; Trình độ chuyên môn; Nghiệp

vụ sư phạm; Tự học và sáng tạo; Năng lực ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin

Giải pháp luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020 - 5

Tiêu chuẩn 3: Năng lực quản lí nhà trường gồm 13 tiêu chí: Phân tích và dự báo; Tầm nhìn chiến lược; Thiết kế và định hướng triển khai; Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới; Lập kế hoạch hoạt động; Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ; Quản lý hoạt động dạy học; Quản lý tài chính và tài sản nhà trường; Phát triển môi trường giáo dục; Quản lý hành chính; Quản lý công tác thi đua, khen thưởng; Xây dựng hệ thống thông tin; Kiểm tra đánh giá

Bản chất của việc đánh giá CBQL theo Chuẩn là đánh giá năng lực của CBQL. Năng lực biểu hiện ở phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực quản lý... của người CBQL. Đánh giá CBQL theo Chuẩn là một quá trình thu thập các minh chứng thích hợp và đầy đủ nhằm xác định mức độ năng lực của CBQL.

- Đánh giá CBQL theo Chuẩn nhằm:

+ Xác định chính xác, khách quan mức độ năng lực quản lý của CBQL ở thời điểm đánh giá theo các tiêu chí trong Chuẩn. Trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị cho CBQL và các cấp quản lý giáo dục trong việc tổ chức đào tạo bồi dưỡng (xây dựng chương trình, lập kế hoạch, quy hoạch đào tạo bồi dưỡng, v.v...) nâng cao năng lực cho CBQL;

+ Trên cơ sở xác định mức độ năng lực CBQL, tiến hành đánh giá, xếp loại;

+ Cung cấp thông tin cho việc xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBQL đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục;

+ Cung cấp những thông tin xác đáng làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách đối với CBQL...

Trong quá trình vận dụng đánh giá CBQL theo Chuẩn, phải rất coi trọng khâu đánh giá từng tiêu chí theo mức đạt được và kiểm tra các minh chứng. Muốn cho việc đánh giá CBQL theo Chuẩn hiệu trưởng thực sự trở thành một nhân tố nâng cao chất lượng CBQL thì quy trình đánh giá, xếp loại của CBQL

cần phải phản ánh quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển, không chỉ chú ý

kết quả lao động hiện thời của CBQL mà phải phân tích quá trình làm việc dẫn tới những kết quả đó và chỉ ra tiềm năng phát triển trong tương lai.

Về nội dung đánh giá: Thu thập thông tin về nhiều mặt để có những phán đoán khách quan, toàn diện, không chỉ chú ý việc làm của CBQL trong quá khứ và hiện tại mà phải chỉ ra triển vọng phát triển trong tương lai, nghĩa là quán triệt quan điểm phát triển trong đánh giá.

Về phương pháp đánh giá: Kết hợp các phương pháp phân tích và tổng hợp, thu thập cứ liệu, phân tích định lượng, xử lý lượng hoá các kết quả định tính, coi trọng kết quả hoạt động CBQL từ đó phát hiện mặt mạnh cần phát huy, các vấn đề tồn tại cần khắc phục ở mỗi CBQL.

Về sử dụng kết quả đánh giá: Làm căn cứ để cơ quan quản lý giáo dục phục vụ công tác sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và đề xuất, thực hiện chế độ, chính sách đối với hiệu trưởng. Để xây dựng, đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của hiệu trưởng.

1.6. Luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lí trường học ở huyện

1.6.1. Nguyên tắc luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lí trường học

Quy chế Bổ nhiệm cán bộ của Bộ chính trị năm 1991 [2] và Quy chế bổ nhiệm, BNL, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo

[23] đưa ra các nguyên tắc luân chuyển và bổ nhiệm CBQL như sau:

- Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ. Cấp uỷ Đảng từ cơ sở trở lên trực tiếp lãnh đạo công tác luân chuyển, bổ nhiệm đối với CBQL theo phân cấp quản lý và đúng qui trình, thủ tục. Có

nghĩa là đối với CBQL trường học thuô c

Huyê n

thì Ban Thường vụ Huyện

ủy, Ủy ban nhân dân huyện trực tiếp chỉ đạo và tiến hành luân chuyển, bổ nhiệm CBQL trường học theo đúng sự phân cấp quản lý và quy chế.

- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu (thủ trưởng) cơ quan, đơn vị. Cán bộ được luân chuyển, bổ

nhiệm phải có đủ tiêu chuẩn theo qui định của pháp luật.

- Phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị

- Đảm bảo chuẩn nghề nghiệp theo từng cấp học đối với giáo viên và được đánh giá xếp loại đạt chuẩn hiệu trưởng đối với CBQL và đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức, viên chức.

- Bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ CBQL, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.

- Cấp có thẩm quyền quyết định, bổ nhiệm thì cũng có thẩm quyền quyết định luân chuyển CBQL.

Không luân chuyển, bổ nhiệm chức vụ cao hơn hoặc bổ nhiệm lại những CBQL bị kỷ luật, năng lực yếu, uy tín giảm sút, không có triển vọng phát triển; giải quyết tốt quan hệ giữa luân chuyển, bổ nhiệm CBQL với ổn định và xây dựng đội ngũ cán bộ CBQL, vừa coi trọng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác, vừa coi trọng mục đích bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, chuẩn bị đội ngũ kế cận. Thực hiện đúng nguyên tắc luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý cũng chính là đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL.

1.6.2. Nội dung luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lí trường học

Trên cơ sở đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các trường học thuộc huyện, tình hình thực tiễn tại mỗi đơn vị trường mà các cấp quản lý có biện pháp điều động, bổ nhiệm và bố trí cán bộ lãnh đạo quản lý phù hợp nhằm phát huy được năng lực công tác của mỗi cá nhân cán bộ đồng thời khắc phục, giải quyết được những hạn chế đang tồn tại ở mỗi đơn vị trường. Như vậy có thể thấy nội dung luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý thể hiện trong việc điều động và bổ nhiệm những cán bộ (đặc biệt là cán bộ trẻ) có năng lực vào những chức vụ lãnh đạo, quản lý theo yêu cầu nhiệm vụ, đồng thời cũng là khâu giúp cho cán bộ nắm bắt thực tế công việc, rèn luyện bản thân, tích lũy kinh nghiệm có thể đảm đương các chức vụ cao hơn; đó cũng còn là việc bố trí những cán bộ có năng lực công tác, có chiều hướng phát triển tới công tác

tại các đơn vị khác (thường là các đơn vị khó khăn hoặc yếu kém) một mặt để rèn luyện cán bộ mặt khác tạo sự chuyển biến tại các đơn vị nơi đến; đó cũng còn là việc bố trí cán bộ tại các đơn vị vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn tới công tác tại các đơn vị trung tâm.

Việc luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ mới thay thế cán bộ cũ được tiến hành trong các trường hợp sau: khi cán bộ cũ không hoàn thành nhiệm vụ, đã có thời gian giũ chức vụ đủ 02 nhiệm kỳ, nghỉ chế độ hoặc có những biểu hiện tiêu cực trong công tác chỉ đạo, điều hành, vi phạm chuẩn mực về đạo đức, lối sống...tùy theo mức độ mà những cán bộ này được điều động bố trí công tác với chức vụ tương tương hoặc thấp hơn ở các đơn vị khác hay thậm chí miễn nhiệm chức vụ. Cũng có thể sảy ra trường hợp cán bộ cũ có kết quả công tác tốt được bố trí chức vụ cao hơn, từ đó nảy sinh nhu cầu cần CBQL...

1.6.3. Quy trình luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường học

1.6.3.1. Luân chuyển CBQL

Theo Quy chế bổ nhiệm, BNL, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo, việc LCCB, công chức lãnh đạo giữ một chức vụ khác theo quy hoạch nhằm đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo phải căn cứ vào yêu cầu công tác và sự phù hợp với trình độ năng lực của cán bộ, công chức. Trên cơ sở kết quả đánh giá CBQL trường học theo chuẩn hiệu trưởng, mục tiêu rèn luyện cán bộ, nhu cầu nâng cao chất lượng công tác quản lý trường học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, thời gian giữ chức vụ của cán bộ. Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với phòng Nội vụ xây dựng kế hoạch LCCB và tổ chức thực hiện kế hoạch LCCB hằng năm.

Trình tự thực hiện như sau:

- Mỗi trường học đề xuất phương án LCCB, cũng như nhu cầu CBQL; Phòng Giáo dục và Đào tạo tổng hợp xây dựng Kế hoạch luân chuyển CBQL trường học trao đổi lấy ý kiến của Đảng ủy các xã, thị trấn nơi có cán bộ dự

kiến luân chuyển đi và luân chuyển đến.

- Trình Ban Thường vụ Huyện ủy xem xét, thẩm định phê duyệt Kế hoạch luân chuyển CBQL trường học. Ban Tổ chức Huyện ủy là cơ quan tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy thẩm định Kế hoạch Luân chuyển CBQL trường học.

- Trường học nơi có cán bộ luân chuyển đến chuẩn bị các điều kiện sinh hoạt của cán bộ, giáo viên đến nhận công tác.

- Ủy ban nhân dân huyện (có thể ủy quyền cho Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Phòng Nội vụ) gặp cán bộ để trao đổi về chủ trương luân chuyển; nghe cán bộ, công chức trình bày nguyện vọng và đề xuất ý kiến cá nhân trước khi ra quyết định.

- Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định cụ thể từng trường hợp luân chuyển thuộc thẩm quyền quản lý.

Thực hiện Quy chế, cán bộ thuộc diện luân chuyển phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định luân chuyển. Các cấp có thẩm quyền quyết định phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

1.6.3.2. Bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ quản lý

* Bổ nhiệm chức vụ quản lý

Theo Qui chế bổ nhiệm và Điều lệ trường học, người được xem xét bổ nhiệm chức vụ CBQL có đủ các điều kiện như:

- Có kết quả công tác tốt.

- Đạt tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo quy định tại thời điểm xem xét, đáp ứng được yêu cầu công tác trong thời gian tới.

- Cơ quan, đơn vị có nhu cầu.

- Đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.

- Trong nguồn quy hoạch chức danh CBQL dự kiến bổ nhiệm Trình tự bổ nhiệm như sau:

+ CBQL làm báo cáo kiểm điểm tự nhận xét đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ trong thời gian công tác và xây dựng chương trình công tác trên cơ sở chức danh dự kiến được bổ nhiệm theo hướng dẫn tại Quy chế đánh giá cán bộ, công chức, Quy chế bổ nhiệm và BNL CBQL gửi thủ trưởng cơ quan, Phòng Giáo dục và Đào tạo.

+ Ban Tổ chức Huyện ủy chủ trì, phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Nội vụ, Đảng ủy các xã, thị trấn, Công đoàn ngành Giáo dục và tập thể lãnh đạo trường học tổ chức Hội nghị cán bộ, viên chức. Cán bộ được dự kiến bổ nhiệm trình bày kiểm điểm và chương trình công tác. Tập thể cán bộ, viên chức, nhân viên trong trường học tham gia ý kiến và bỏ phiếu tín nhiệm đối với cán bộ được dự kiến bổ nhiệm. Đại diện Ban tổ chức Huyện ủy, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Nội vụ, Đảng ủy các xã, thị trấn, Công đoàn ngành Giáo dục và tập thể lãnh đạo trường học bỏ phiếu đánh giá chương trình công tác. Sau đó gửi biên bản đến Ban Thường vụ Huyện ủy xem xét quyết định.

+ BTV Huyện ủy xem xét cho ý kiến quyết định việc bổ nhiệm chức vụ quản lý (nếu số phiếu tín nhiệm đồng ý BN trên 50% và Chương trình công tác có số phiếu đánh giá đạt yêu cầu trở lên đạt trên 50%).

+ Căn cứ ý kiến của BTV Huyện ủy, UBND huyện ra quyết định bổ nhiệm về mặt nhà nước theo thẩm quyền.

* Đối với cán bộ được dự kiến điều động từ nơi khác đến và bổ nhiệm thì thực hiện theo quy trình sau.

- Lãnh đạo cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự hoặc cấp có thẩm quyền giới thiệu;

- Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận thống nhất về chủ trương và tiến hành một số công việc sau: đại diện lãnh đạo cơ quan gặp cán bộ, công chức được đề nghị bổ nhiệm trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác; làm việc với cấp uỷ và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, công chức đang công tác để trao đổi ý kiến về nhu cầu bổ nhiệm, tìm hiểu và xác minh lý lịch của cán bộ, công chức; trao đổi kết quả làm việc với cơ quan, đơn vị nơi cán bộ, công

chức công tác; lấy ý kiến của cấp uỷ cơ quan về việc bổ nhiệm cán bộ, công chức; thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết; thủ trưởng cơ quan, đơn vị tiếp nhận và quyết định bổ nhiệm hoặc đề nghị cấp trên xem xét bổ nhiệm.

* Miễn nhiệm CBQL được quy định như sau:

Cán bộ, công chức được bố trí sang công tác khác hoặc được bổ nhiệm chức vụ mới thì đương nhiên thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm.

Cán bộ, công chức lãnh đạo do nhu cầu công tác hoặc trong các trường hợp như: sức khoẻ không đảm bảo, hoặc không hoàn thành nhiệm vụ, hoặc vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước nhưng chưa đến mức bị thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức thì cấp có thẩm quyền có thể xem xét miễn nhiệm và bố trí công tác khác không chờ hết thời hạn bổ nhiệm.

1.6.3.3. Bổ nhiệm lại chức vụ quản lý

Theo Qui chế Bổ nhiêm

và bổ nhiêm

lai

cán bô ̣ lan

h đaọ , quản lý và Điều

lệ trường học, CBQL khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm (5 năm) phải được xem xét để BNL hay không BNL. Như vậy, muốn được BNL, CBQL phải có đủ các điều kiện như:

- Xếp loại hoàn thành nhiệm vụ trở lên trong thời gian giữ chức vụ.

- Đạt tiêu chuẩn cán bộ, công chức lãnh đạo quy định tại thời điểm xem xét, BNL, đáp ứng được yêu cầu công tác trong thời gian tới.

- Cơ quan, đơn vị có nhu cầu.

- Đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao. Trình tự BNL như sau:

+ CBQL làm báo cáo tự nhận xét đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ và xây dựng biện pháp thực hiện nếu tiếp tục được BNL theo hướng dẫn tại Quy chế đánh giá cán bộ, công chức gửi thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.

+ Ban Tổ chức Huyện ủy chủ trì, phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo,

Phòng Nội vụ, Đảng ủy các xã, thị trấn, Công đoàn ngành Giáo dục và tập thể

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/07/2023