Các Tổ Chức Xã Hội - Nghề Nghiệp Trong Lĩnh Vực Lĩnh Vực Văn Hóa - Giáo Dục

Từ những hoạt động thực tế trên cho thấy, từ năm 2010 - 2016 hội Doanh nghiệp thành phố đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của thành phố đặc biệt là về kinh tế. Phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra cũng như tham mưu cho lãnh đạo Chính quyền thành phố tháo gỡ kịp thời những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải.

2.2.2. Hội Làm vườn

Hội Làm vườn thành phố Thái Nguyên là tổ chức xã hội - nghề nghiệp mang tính chất kỹ thuật của quần chúng hoạt động tự nguyện, đoàn kết, hợp tác giúp nhau làm nòng cốt phát triển kinh tế VAC (vườn, ao, chuồng) nhằm đảm bảo dinh dưỡng cho gia đình, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, tiến lên làm giàu từ sản xuất hàng hoá, góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững, cải thiện bảo vệ môi trường, tài nguyên đất nước, xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hội Làm vườn thành phố Thái Nguyên được thành lập ngày 20/11/1990 theo quyết định của UBND thành phố Thái Nguyên.

Hội có các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, Hội tuyên truyền, giáo dục quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước đối với việc phát triển kinh tế VAC, kinh tế gia đình, kinh tế trang trại, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững. Vận động phong trào phát triển kinh tế theo mô hình VAC.

Thứ hai, Hội kiến nghị, góp ý với Đảng ủy và UBND về những chủ trương, chính sách, biện pháp khuyến khích kinh tế VAC phát triển; Xây dựng và phát triển Hội ngày càng vững mạnh.

Thứ ba, Hội động viên tinh thần nhiệt tình, khả năng lao động sáng tạo của các hội viên, đoàn kết, hợp tác giúp nhau phát triển kinh tế VAC trên cơ sở trao đổi kinh nghiệm, phổ biến, ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế các loại cây trồng, vật nuôi. Tạo điều kiện để hội viên giúp nhau về vốn, lao động và cơ sở vật chất

kỹ thuật, xây dựng và phát triển nghề làm vườn vững mạnh, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường;

Thứ tư, tuyên truyền, huấn luyện, tham gia đào tạo nghề, phổ biến kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ kỹ thuật làm kinh tế VAC. Cung cấp các dịch vụ về khoa học kỹ thuật, cây, con giống, vật tư, công cụ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Xuất bản tài liệu huấn luyện, phổ biến kỹ thuật và quản lý kinh tế VAC; Phổ biến, tuyên truyền, huấn luyện cho các hội viên và nông dân thực hành, sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn lương thực, thực phẩm theo tiêu chuẩn ViêtGAP (thực hành nông nghiệp sạch thế giới).

Với quyền hạn và nhiệm vụ của hội như vậy, trong những năm qua Hội đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Hội Làm vườn tỉnh nói chung và của thành phố nói riêng. Hội đã làm tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của địa phương về phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo và tăng cường vai trò hoạt động của tổ chức Hội làm vườn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Về công tác phát triển sản xuất và chuyển giao khoa học kỹ thuật. Phát triển kinh tế theo hướng VAC và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho

hội viên đã được cấp Hội làm vườn tổ chức, thực hiện.

Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016 - 7

Công tác phát triển sản xuất và chuyển giao khoa học kỹ thuật diễn ra rông khắp ở 9 huyện, thành, thị Hội. Hội đã triển khai lớp tập huấn sản xuất bưởi an toàn theo quy trình VietGAP, tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai cho 40 hội viên tham gia. Hội đã mở được 465 buổi tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hội viên tham gia, nội dung chủ yếu là kỹ thuật sản xuất chè an toàn, kỹ thuật chăm sóc lúa, kỹ thuật chăn nuôi gia súc gia cầm an toàn.

Một trong những vùng trồng chè lớn và nổi tiếng đó là vùng trồng chè Tân Cương bằng việc xây dựng được thương hiệu về cây chè, hướng tới một nền nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn VietGAP cho đến nay đã có những bứt phá ngoạn mục. Các sản phẩm chè của Tân Cương không chỉ chiếm lĩnh thị

trường trong nước mà còn vươn ra thế giới. Đời sống của người dân được ấm no. Tiêu biểu là Hợp tác xã chè Tân Hương của bà Đỗ Thị Hiệp là một điển hình tiêu biểu. Với hơn 40 hội viên, diện tích 22 ha chè theo tiêu chuẩn UTZ (chương trình và nhãn cho canh tác bền vững). Chè sạch Tân Hương là một trong 69 địa chỉ được xác nhận là “Địa chỉ Xanh- Nông sản Sạch”. Chè Tân Hương đã xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới tại các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hà Lan, Canada.

Thông qua các chương trình dự án, mô hình, hợp tác xã chuyển giao, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, Hội đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh trong nông nghiệp ở Tân Cương từ đó hình thành những hợp tác xã với chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Cùng với đó, Hội cũng rất quan tâm tới việc cải tạo phát triển vườn tạp nhằm đưa kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại phát triển thành trang trại sản xuất mang tính hàng hóa nên công tác dịch vụ phát triển Hội đã tiến hành cung cấp: Các loại cây ăn quả giống mới, đem lại hiệu quả và có giá trị kinh tế cao như: Chuối tây Thái Lan, hồng xiêm, chanh tứ quý, sấu ghép, bưởi diễn, xoài tím…Tìm đầu ra và bao tiêu sản phẩm cho các Hội viên nông dân như mật ong, sữa ong chúa, phấn hoa.

Được sự hướng dẫn của Hội Làm vườn và Hội nông dân Thành phố về phương pháp, khoa học kỹ thuật, đã có ba mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, tiêu biểu: Trồng rau an toàn của gia đình anh Phan Thanh Lưu thuộc chi hội Tổ 13, phường Quang Vinh mỗi năm cho thu nhập 300 triệu đồng; Mô hình nuôi gà siêu trứng và mô hình nuôi ong lấy mật của gia đình anh Trần Văn Nam ở xóm Núi Hột xã Linh Sơn mỗi năm cho thu nhập 700 triệu đồng. Đây là hai trong số rất nhiều mô hình sản xuất tiêu biểu của hội.

Các cấp hội phối hợp với Hội nông dân cung ứng 186 tấn phân bón các loại theo phương thức trả chậm cho hội viên, điển hình như Hội Làm vườn Huyện Đồng Hỷ.

Ngoài ra, Hội luôn coi trọng và làm tốt công tác phong trào như hưởng ứng Tết trồng cây theo gương bác Hồ, công tác đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ quỹ Vì người nghèo, quỹ nạn nhân chất độc da cam, quỹ khuyến học…. giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn về giống, vốn, về khoa học kỹ thật trị giá 230 triệu đồng; Chủ động xây dựng các mô hình điểm, đem lại hiệu quả kinh tế cao, được các hội viên trong và ngoài tỉnh đến tham quan, học tập kinh nghiệm và nhân rộng.

Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn cũng được Hội chú trọng. Hàng năm, Trung tâm dạy nghề VAC mở các lớp dạy nghề trung cấp, sơ cấp cho lao động nông thôn và tạo việc làm cho hội viên. Phong trào xây dựng mô hình vườn, ao chuồng tình nghĩa, tương thân tương ái, tết trồng cây và ủng hộ người nghèo được các cấp Hội thực hiện có hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế chung của thành phố.

2.2.3. Hội Sinh vật cảnh

Trong công cuộc đổi mới đất nước, nhất là vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đi đôi với phát triển kinh tế là việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần. Việc phát triển Hội Sinh vật cảnh thành phố Thái Nguyên nhằm góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.

Hội Sinh vật cảnh thành phố Thái Nguyên là tổ chức quần chúng tập hợp những người yêu thích Sinh vật cảnh, người sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ Sinh vật cảnh, nghệ nhân hoạt động cho sự bảo vệ và phát triển của Sinh vật cảnh trên địa bàn thành phố.

Hội Sinh vật cảnh thành phố Thái Nguyên được thành lập theo Quyết định số 1897 ngày 27/6/1995 của UBND thành phố Thái Nguyên. Hội hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển của sinh vật cảnh trên phạm vi thành phố Thái Nguyên. Hội chịu sự quản lí nhà nước của Ủy ban Nhân dân thành phố Thái Nguyên liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ của Hội Sinh vật cảnh là tuyên truyền, giáo dục quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đối với việc bảo vệ và phát triển sinh vật cảnh; vận động hội viên và nhân dân tham gia tích cực thực hiện nhiệm vụ này trên địa bàn thành phố.

Phát triển và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, động viên nhiệt tình và khả năng lao động sáng tạo của hội viên, đoàn kết, giúp đỡ nhau, trao đổi kinh nghiệm, phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mĩ thuật nhằm phát triển ngày càng phong phú và đa dạng với chất lượng cao các sản phẩm Sinh vật cảnh mang lại đời sống văn hóa vui tươi, lành mạnh, lợi ích kinh tế - xã hội thiết thực cho hội viên.

Tổ chức các dịch vụ khoa học kĩ thuật, mĩ thuật và các cơ sở sản xuất - kinh doanh dịch vụ cho hoạt động sinh vật cảnh theo đúng quy định của pháp luật. Hội thành lập nhiều câu lạc bộ như: Câu lạc bộ Hoa lan Gió ngàn, Câu lạc bộ gà Tân Châu 68 Thái Nguyên…

Triển lãm sinh vật cảnh là một trong chuỗi các hoạt động chào mừng Festival Trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ ba. Đây cũng là dịp để các nhà vườn, câu lạc bộ, hội sinh vật cảnh trong và ngoài tỉnh trưng bày những sản phẩm đẹp nhất, giao lưu, học hỏi và giới thiệu sản phẩm. Triển lãm thu hút sự tham gia của hơn 50 đơn vị trong và ngoài tỉnh với khoảng 9.500 tác phẩm, gồm cây cảnh nghệ thuật, cây cảnh tự nhiên, gỗ lũa, đá, lan, chim, thú, đá cảnh, hoa cảnh, đồ gỗ mỹ nghệ … được trưng bày tại các tuyến đường Đội Cấn, Nguyễn Du và Nha Trang, thành phố Thái Nguyên. Có hơn 300 tác phẩm sinh vật cảnh nghệ thuật đặc sắc đã được Ban tổ chức lựa chọn để trưng bày trên dải phân cách đường Đội Cấn.

Ngày 25/12/2013, xóm Gò Móc, xã Quyết Thắng (thành phố Thái Nguyên) đã tổ chức đón Bằng công nhận Làng nghề sinh vật cảnh. Đây là địa phương đầu tiên được đón nhận danh hiệu Làng nghề sinh vật cảnh. Các sản phẩm sinh vật cảnh chính của xóm gồm: cây cảnh nghệ thuật, cây hoa, cây

bóng mát, chim cảnh, đá cảnh…Việc trồng và kinh doanh sinh vật cảnh đã mang lại mức thu nhập cao cho nhiều hộ dân. Năm 2012, doanh thu từ nghề sinh vật cảnh của xóm Gò Móc đạt trên 6 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động với thu nhập bình quân 3 triệu đồng/người/tháng.

Hiện nay, thành phố có trên 220.000 m2 trồng và trưng bày sinh vật cảnh, thu hút hơn 800 lao động tham gia; trong đó có 17 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh sinh vật cảnh, tạo việc làm ổn định cho 320 lao động với mức thu nhập từ 2,5 đến 12 triệu đồng/người/ tháng; tổng thu từ sinh vật cảnh của toàn Hội trong 5 năm qua đạt hơn 38 tỉ đồng.

Hội phối hợp chặt chẽ cùng các cơ quan, ban, ngành chức năng, gắn hoạt động của Hội với các phong trào thi đua tại địa phương; phấn đấu phát triển mới từ 400 hội viên trở lên; thành lập mới 3 cơ sở hội; tổ chức tốt các hội thi, trưng bày Sinh vật cảnh của Thành phố, của tỉnh; phấn đấu có 30 cán bộ, hội viên trở lên được phong tặng danh hiệu nghệ nhân các cấp; 50 cán bộ, hội viên trở lên được phong tặng danh hiệu bàn tay Vàng.

Có thể nhận thấy, hoạt động phong trào của Hội Sinh vật cảnh thành phố Thái Nguyên đã và đang tạo sức hấp dẫn đến nhiều đối tượng trong xã hội và có sức lan tỏa nhanh. Hội góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và gắn kết tôn vinh những giá trị văn hóa tinh thần trong cộng đồng xã hội, góp phần phát triển nền kinh tế chung của thành phố, quảng bá hình ảnh đẹp của đất nước đến bạn bè quốc tế.

2.3. Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong lĩnh vực lĩnh vực văn hóa - giáo dục

2.3.1. Hội Văn học - nghệ thuật

Hội Văn học nghệ thuật thành phố Thái Nguyên được thành lập theo Quyết định số: 950/QĐ-UBND ngày 28/5/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên. Hội Văn học nghệ thuật thành phố Thái Nguyên là tổ chức xã hội nghề nghiệp sáng tạo nằm trong đội ngũ công tác tư tưởng của Đảng, Nhà nước, tập

hợp những người sáng tác văn học, nghệ thuật tự nguyện góp phần xây dựng đời sống văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc của nhân dân thành phố Thái Nguyên.

Hội Văn học nghệ thuật thành phố là cái nôi bồi dưỡng các tác giả văn thơ trẻ họ đã sáng tác nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị, những tác phẩm nghiên cứu, phê bình văn học nghệ thuật phản ánh cuộc sống xã hội của địa phương. Phục vụ các nhiệm vụ chính trị của thành phố Thái Nguyên.

Nghị quyết số 23 của Bộ chính trị (Khóa X) đã đề ra chủ trương xây dựng nền văn hóa, văn nghệ Việt Nam tiên tiến, đậm đà bẳn sắc văn hóa dân tộc; xây dựng nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, xây dựng bảo vệ tổ quốc, trong nhiều năm qua, Hội văn học nghệ thuật thành phố đã xây dựng triển khai nhiều chương trình hành động, phối hợp tổ chức nhiều sự kiện văn hóa lớn trên địa bàn thành phố.

Sau tết âm lịch truyền thống, vào ngày rằm tháng giêng hàng năm Hội tham gia phối hợp với các đơn vị như Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, cùng các đơn vị hoạt động trên lĩnh vực văn hóa trên địa bàn duy trì tổ chức Lễ hội thơ Nguyên Tiêu. Lễ Hội thơ đã trở thành một nét đẹp văn hóa với quy mô lớn cùng với nhiều cơ quan ban ngành tham gia. Hội đã cùng với Bảo tàng phối hợp tổ chức nhiều sự kiện văn hóa khác, đưa các chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu, đa dạng, nhiều mầu sắc, được trình diễn vào không gian sân khấu ngoài trời của Bảo tàng, trước đông đảo quần chúng nhân dân, nhân kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước, những sự kiện quan trọng của tỉnh và thành phố trong năm.

Đặc biệt, ngày 18 tháng 10 năm 2009, tại Quảng trường 20/8 thành phố Thái Nguyên (nay là Quảng trường Võ Nguyên Giáp). Hội đã tổ chức thành công chương trình Đêm nhạc hát về Thái Nguyên, tôn vinh những giá trị tinh thần, những sản phẩm sáng tạo của các nhạc sĩ là người Thái Nguyên viết về Thái Nguyên nhân dịp chào mừng thành phố Thái Nguyên 47 năm tuổi.

Năm 2010, Hội tổ chức thành công cuộc triển lãm tranh và ảnh nghệ thuật của hơn 60 tác giả, là họa sĩ, nghệ sĩ Thái Nguyên. Bên cạnh đó, còn có sự tham gia của các hội viên Câu lạc bộ mĩ thuật thủ đô Hà Nội. Cuộc triển lãm trưng bày hơn 100 tác phẩm hội họa và nhiếp ảnh với nội dung và đề tài phong phú, phản ánh chân thực đời sống lao động và học tập của người Thái Nguyên trong công cuộc đổi mới của đất nước.

Năm 2015, Hội văn học nghệ thuật thành phố đã tổ chức thành công Đại hội Hội Văn học nghệ thuật lần thứ hai, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Sau thành công của hội nghị, nhiều hội viên đã tham gia triển lãm toàn quốc, khu vực và các triển lãm chuyên đề như: Chi hội Mỹ thuật đã gửi tranh tham gia triển lãm khu vực III (Tây Bắc - Việt Bắc) đầu tháng 8/2015 tại tỉnh Sơn La.

Ngoài ra, hoạt động của chi hội Nhiếp ảnh cũng thu hút rất nhiều hội viên tham gia như: Triển lãm ảnh nghệ thuật khu vực Việt Bắc - Tây Bắc do Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức tại thành phố Cao Bằng vào tháng 10/2015; Triển lãm Ảnh nghệ thuật toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội Việt Nam, tháng 12/2015 với nhiều tác phẩm tiêu biểu như ảnh: “Nụ cười ngày Xuân”; “Ruộng bậc thang”; “Phong cảnh Núi Cốc”.

Chào mừng ngày Mỹ thuật Việt Nam, sáng ngày 20/11/2015, Hội Văn học nghệ thuật đã tổ chức Triển lãm Mỹ thuật Thái Nguyên tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam đã thu hút 18 hội viên tham gia và mang đến triển lãm 22 tác phẩm: Bức tranh “Quê tôi” - Tác giả Hoàng Báu; “Sen mùa hạ” - Tác giả Chu Hải Anh…

Hội Văn học nghệ thuật cùng với Bảo tàng tổ chức các chương trình sự kiện văn hóa lớn như: Tổ chức 5 năm bảo tồn, phát huy vốn di sản văn hóa Việt Nam và hội nhập quốc tế; Tham gia lễ hội văn hóa trà và văn hóa ASEAN; Tham gia tổ chức các hoạt động của Festival Trà Thái Nguyên - Việt Nam; Trưng bày triển lãm ảnh nghệ thuật “ Thái Nguyên - Xứ Trà”. Tại cuộc triển lãm này đã chọn được 235 tác phẩm của 20 tác giả với 100 tác

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 26/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí