Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Luân Chuyển Và Bổ Nhiệm Cán Bộ Quản Lí Trường Học

lãnh đạo trường học tổ chức Hội nghị cán bộ, viên chức. Cán bộ được dự kiến bổ nhiệm trình báo cáo tự nhận xét đánh giá thực hiện nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ. Tập thể cán bộ, viên chức, nhân viên trong trường học tham gia ý kiến và bỏ phiếu tín nhiệm đối với cán bộ được dự kiến BNL. Sau đó gửi biên bản đến Ban Thường vụ Huyện ủy xem xét quyết định.

+ Ban Thường vụ Huyện ủy xem xét quyết định việc BNL (nếu số phiếu tín nhiệm đồng ý BNL trên 50%) hay không BNL.

+ Căn cứ ý kiến của BTV Huyện ủy, UBND huyện ra quyết định bổ nhiệm.

1.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lí trường học

1.7.1. Công tác đánh giá cán bộ

Đánh giá đúng cán bộ là tiền đề quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của cán bộ được xem xét, đề bạt bổ nhiệm. Đây là việc làm khó, có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ cũng như giúp cán bộ phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, tiến bộ không ngừng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác của cán bộ. Đánh giá cán bộ không đúng thì không những bố trí, sử dụng cán bộ không hiệu quả mà quan trọng hơn là làm mai một dần động lực phát triển, có khi thui chột những tài năng, làm cho chân lý bị lu mờ, xói mòn niềm tin của đảng viên, quần chúng đối với cơ quan lãnh đạo, ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Qua thực tế cho thấy, khi đánh giá cán bộ, đồng thời cần thực hiện 2 nhiệm vụ: một là, phải đánh giá đúng về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ; hai là, tìm nơi luân chuyển thích hợp nhằm tạo điều kiện để cán bộ phấn đấu khắc phục những yếu điểm. Trong đó quan trọng hơn nữa, trong công tác đánh giá cán bộ cần chú trọng đến việc phát hiện sớm nhân tài để từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng họ trở thành những cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi.

1.7.2. Công tác quy hoạch cán bộ quản lý

Quy hoạch cán bộ là nền tảng, cơ sở, căn cứ cho việc đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ. Quy hoạch cán bộ là một trong những khâu quan trọng trong công tác cán bộ. Quy hoạch cán bộ phải thực sự gắn kết với các khâu khác trong công tác cán bộ như: nhận xét, đánh giá cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; luân chuyển, sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ. Đánh giá đúng cán bộ là khâu quan trọng nhất, là tiền đề cho việc bố trí cán bộ và cho quy hoạch cán bộ; đồng thời quy hoạch cán bộ là cơ sở để thực hiện luân chuyển, đào tạo cán bộ cho nhu cầu trước mắt và lâu dài.

Quy hoạch cán bộ tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến lược trong công tác cán bộ; khắc phục tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, giữ vững đoàn kết nội bộ và sự ổn định chính trị.

Chuẩn bị từ xa và tạo nguồn cán bộ dồi dào làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường học vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn tốt, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

1.7.3. Chất lượng đội ngũ cán bộ

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, cán bộ vì ''cán bộ là tiền vốn của Đảng'', ''công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém''. Vì vậy có thể khẳng định chất lượng cán bộ là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến mọi công việc nói chung và công tác LCCB nói riêng. Việc LCCB và những cơ chế, chính sách đi kèm chỉ mang tính hỗ trợ không thể thay thế cho

Giải pháp luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020 - 6

những yếu tố: trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, chính trị, năng lực

công tác của người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Để nhận biết được cán bộ tốt hay kém thì khâu đánh giá cán bộ là khâu hết sức quan trọng và cần được thực hiện nghiêm túc. Do đó, công tác luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ cần được gắn chặt

với công tác đánh giá cán bộ và cần được tiến hành trên cơ sở đánh giá đúng năng lực và phẩm chất cán bộ. Từ đánh giá đúng cán bộ để cơ quan có thẩm quyền phát hiện những mặt mạnh, khắc phục hạn chế giúp cán bộ mau chóng trưởng thành và hoàn thiện dần bản thân qua các hoạt động thực tiễn tại nơi công tác.

1.7.4. Chính sách cán bộ

Có thể nói chính sách cán bộ có vai trò quan trọng trong việc thành hay bại của công tác cán bộ nói chung, công tác LCCB nói riêng. Nếu có một chính sách cán bộ phù hợp sẽ giúp cho người cán bộ yên tâm công tác, nâng cao tinh thần trách nhiệm, hỗ trợ những điều kiện cần thiết thể thực hiện nhiệm vụ, tạo động lực để người cán bộ phấn đấu, rèn luyện, hoàn thành tốt công việc được giao. Như vậy, có thể thấy chính sách cán bộ không chỉ là việc hỗ trợ về mặt vật chất (như trợ cấp kinh phí, phụ cấp...) mà còn có cả những chính sách về tinh thần như ưu tiên trong công tác thi đua, khen thưởng, ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sắp xếp cán bộ sau khi luân chuyển. Do để công tác luân chuyển CBQL giáo dục đạt được hiệu quả thì song hành với nó cần xây dựng cơ chế, chính sách và quy định phù hợp, nhằm bảo đảm tính nghiêm túc, hiệu quả của việc LCCB lý luận, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ hoàn thành nhiệm vụ. Đối với cấp huyện thì ngoài việc cụ thể hóa những chính sách do Trung ương và cấp Tỉnh quy định thì cần phải trên cơ sở điều kiện hiện có xây dựng và ban hành thêm một số chính sách cán bộ có tính cá biệt để phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế tại cấp cơ sở.

1.7.5. Những điều kiện kinh tế-xã hội ở địa phương

Những điều kiện kinh tế-xã hội ở địa phương cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến công tác luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ. Thực tế đã cho thấy, những địa bàn có điều kiện-kinh tế xã hội phát triển thu hút được nhiều cán bộ giỏi về công tác. Ngược lại, những địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội

kém phát triển sẽ không thu hút được cán bộ đặc biệt là những cán bộ giỏi về

công tác. Tại những địa bàn này luôn xảy ra tình trạng hẫng hụt, mất cân đối về đội ngũ cán bộ và luôn cần thiết phải luân chuyển những cán bộ có năng lực đến công tác tại những địa bàn này để đồng thời giải quyết hai mục đích: một là rèn luyện, thử thách cán bộ; hai là góp phần tạo sự phát triển đi lên của đơn vị nơi cán bộ luân chuyển đến.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm CBQL nói chung, luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường học nói riêng luôn là vấn đề quan trọng và cần thiết trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ của công tác tổ chức cán bộ. Để thực hiện thành công mục tiêu đổi mới toàn diện giáo dục mà Đại hội XI của Đảng đã đề ra, thì đội ngũ CBQL trường học có vai trò rất to lớn trong việc xây dựng nền giáo dục. Chính vì vậy đội ngũ CBQL trường học phải có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn giỏi, nghiệp vụ sư phạm vững vàng mới đảm đương được nhiệm vụ quan trọng này.

V ề l uân chuyển CBQL là điều chuyển cán bộ theo qui hoạch nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị, bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ. Còn bổ nhiệm CBQL được thực hiện khi có CBQL nghỉ hưu, chuyển công tác khác hoặc thành lập mới tổ chức, đơn vị. Bổ nhiệm cán bộ luôn là một động lực tích cực khuyến khích cán bộ phấn đấu vươn lên. Bổ nhiệm cán bộ có ý nghĩa quyết định trong công tác tổ chức cán bộ. Độ chính xác của việc bổ nhiệm cán bộ thể hiện chất lượng, hiệu quả công tác quản lý. Bổ nhiệm sai sẽ làm cho tổ chức trì trệ, rối loạn, nhiệm vụ bê trễ. Vì vậy, việc tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm CBQL sẽ chủ động hạn chế tình trạng trì trệ, chủ quan, tiêu cực, cục bộ địa phương... đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho CBQL phát huy năng lực, sở trường của mình trong công tác quản lý. Mục đích cuối cùng của luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ là nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, cụ thể là nâng cao chất lượng giáo dục ở từng trường học, từng địa phương. Tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm CBQL phải tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản và phải theo đúng qui trình.

Chương 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LUÂN CHUYỂN VÀ BỔ NHIỆM CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG HỌC Ở HUYỆN HOÀNH BỒ

TỈNH QUẢNG NINH


2.1. Khái quát bối cảnh kinh tế-xã hội của huyện Hoành Bồ

2.1.1. Vị trí địa lí tự nhiên và dân số

- Về vị trí địa lý tự nhiên: Hoành Bồ là một huyện miền núi, nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 10km về phía Nam. Hoành Bồ nằm ở vị trí từ 20º54’47” đến 21º15’ vĩ độ Bắc; từ 106050’ đến 107015’ độ kinh đông. Huyên có vị trí độc đáo, tiếp giáp với 3 thành phố của tỉnh. Ranh giới của huyện Hoành Bồ như sau:

+ Phía Bắc giáp huyện Ba Chẽ - tỉnh Quảng Ninh và huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang;

+ Phía Nam và Đông Nam giáp vịnh Cửa Lục-thành phố Hạ Long;

+ Phía Đông giáp thành phố Cẩm Phả;

+ Phía Tây giáp thành phố Uông Bí và thị xã Quảng Yên;

Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 844,63 km2, chiếm 13,8% diện tích tự nhiên của tỉnh, là địa phương có diện tích rộng nhất tỉnh Quảng Ninh. Đơn vị hành chính của huyện bao gồm 12 xã và 01 thị trấn, trong đó có 5 xã thuộc vùng cao với tổng diện tích tự nhiên là 496,1 km2, bằng 58,8% diện tích tự nhiên của huyện. Đi qua địa bàn huyện Hoành Bồ có Quốc lộ 279 (đi Bắc Giang, Lạng Sơn); Tỉnh lộ 326 (đi Cẩm Phả) phục vụ cho nhu cầu giao lưu kinh tế xã hội của huyện với các địa phương lân cận. Với vị trí địa lý, giao thông khá thuận lợi, nằm liền kề với Vịnh Hạ Long kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, các trung tâm du lịch lớn như: khu du lịch Bãi Cháy, Tuần Châu, khu di tích danh thắng Yên Tử - Uông Bí, thành phố Cẩm Phả, có Quốc lộ 279, Tỉnh lộ 326, đường

Trới-Vũ Oai đi qua,... là điều kiện rất thuận lợi cho việc lưu thông, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa và kết nối các tour du lịch.

- Về đặc điểm dân số: Dân số huyện Hoành Bồ hiện có 50.438 người (dân tộc thiểu số chiếm 36,5%) mật độ dân số 60 người/km2 (đứng thứ 13/14 địa phương trong tỉnh). Trên địa bàn huyện Hoành Bồ hiện có 4 dân tộc chính sinh sống, đó là: Kinh, Dao, Sán Dìu, Tày. Ngoài ra, trên địa bàn của huyện còn có một số ít các dân tộc khác sinh sống. Phân bố dân cư ở huyện Hoành Bồ không đồng đều giữa thị trấn và các xã trong huyện. Tại thị trấn Trới, dân cư tập trung đông đúc với mật độ lên đến 832 người/km2; ở các xã: Lê Lợi 162 người/km2, Thống Nhất 113 người/km2…, còn lại các xã: Quảng La 86 người/km2, Sơn Dương 65 người/km2, thấp nhất là xã Kỳ Thượng có mật độ dân số thưa thớt 6 người/km2. Tuy nhiên, điều này cũng rất phù hợp bởi vì một số xã vùng cao, địa hình đồi núi hiểm trở, rừng rậm rạp chỉ có số ít đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở đó.

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội

Những năm qua, huyện Hoành Bồ là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội cao so với khu vực miền núi của tỉnh Quảng Ninh: Tốc độ tăng giá trị sản xuất chung các ngành kinh tế từ năm (2011-2015) đạt 12,3%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Công nghiệp - xây dựng (80%), dịch vụ - thương mại (14,07%), nông - lâm - ngư nghiệp (5,93%);

Lĩnh vực văn hoá xã hội có bước tiến bộ vượt bậc. Quy mô trường học được mở rộng, công tác xã hội hóa giáo dục đạt được kết quả đáng kể, tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp cao; duy trì vững chắc phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục THCS; cơ sở vật chất trường học được quan tâm đầu tư, trang bị, trường học, nhà hiệu bộ, nhà công vụ giáo viên đều đã được kiên cố hóa. Công tác chăm sóc trẻ em luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm. Mạng lưới y tế trên địa bàn được đầu tư cơ sở vật chất, 100% trạm xá xã đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất. Các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể

thao được huyện quan tâm chỉ đạo, bảo tồn và phát huy tốt giá trị văn hóa các các dân tộc thông qua việc tổ chức các Lễ hội văn hóa dân tộc.

Bên cạnh những kết quả đạt được là cơ bản, huyện Hoành Bồ còn có nhiều khó khăn, thách thức, đó là cơ sở hạ tầng còn chưa đầy đủ và chưa đồng bộ; trình độ dân trí, trình độ sản xuất của nhân dân chưa theo kịp yêu cầu phát triển; ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển bứt phá còn mức độ; sản xuất công nghiệp đa phần là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản thô, gây ô nhiễm môi trường; đời sống một bộ phận nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn.

2.2. Thực trạng ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Hoành Bồ

2.2.1. Giáo dục mầm non

2.2.1.1. Thực trạng cơ cấu trường, lớp, quy mô học sinh

Toàn huyện có 13 trường Mầm non, nằm trên địa bàn 13 xã, thị trấn . Khoảng cách các trường cách xa nhau từ 8- 10 km. Trường xa nhất cách trung tâm huyện 45 km; Giao thông đi lại khó khăn do địa bàn vùng núi hiểm trở, cơ sở hạ tầng rất hạn chế và xuống cấp. Hầu hết các trường đều có nhiều điểm trường lẻ, trường nhiều nhất có 8 điểm trường, trường ít nhất có 02 điểm trường. Các điểm trường cách xa trung tâm từ 5 đến 10 km, nhiều trường đi đến điểm trường lẻ qua đường rừng, giao thông đi lại khó khăn, CSVC rất thiếu thốn đặc biệt tập trung ở 03 xã đặc biệt khó khăn của huyện (Xã Đồng Lâm, xã Đồng Sơn và xã Kỳ Thượng).

Có 06/13 trường mầm non mới được thành lập năm 2011, tách ra từ trường liên cấp theo đề án chính sách phát triển giáo dục mầm non. Các trường mầm non khi mới thành lập đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu hụt, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, nhất là đội ngũ hiệu trưởng, từ đó đã ảnh hưởng đến chất lượng quản lý và hiệu quả giáo dục của một số trường là chưa cao. Do vậy, xác định việc luân chuyển và bổ nhiệm

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 14/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí