Đặc Điểm Của Cán Bộ Quản Lí Trường Học Ở Huyện

một cách chặt chẽ, đảm bảo đúng quy trình, tránh làm lướt, qua loa, chiếu lệ.

Tổ chức luân chuyển CBQL trường học trước tiên là nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác mà cụ thể là chất lượng giáo dục ở từng đơn vị, địa phương cụ thể.

Thứ hai luân chuyển CBQL trường học chủ động hạn chế tình trạng trì trệ, cục bộ, chủ quan và cả tiêu cực... có thể nảy sinh trong công tác quản lý. Rõ ràng, nếu bố trí những cán bộ có những biểu hiện sa sút về phẩm chất, đạo đức hoặc bộc lộ nhiều hạn chế về trình độ lãnh đạo, quản lý, không thể đáp ứng yêu cầu bằng những cán bộ có đủ các điều kiện, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ, xây dựng nguồn nhân lực có trình độ cao sẽ góp phần tạo sự chuyển biến trong việc phát triển sự nghiệp chung của ngành. Nếu để CBQL giữ quá lâu một chức vụ, một vị trí công tác, người cán bộ dẫu có năng lực và từng đạt hiệu quả công tác cao cũng dễ rơi vào kinh nghiệm chủ nghĩa, dễ bằng lòng với cái hiện có, dễ thoả mãn với thành tích nhất thời trong khi yêu cầu đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục ngày càng cao.

Thứ ba luân chuyển CBQL trường học là để đào tạo, rèn luyện thử thách cán bộ, để phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm của từng cán bộ. Thông qua thực tiễn công tác giúp họ trưởng thành "lửa thử vàng, gian nan thử sức", nói theo cách nói của C. Mác là thực tiễn sẽ "đánh thức các tiềm năng còn đang ngái ngủ của con người" [17].

1.4. Đặc điểm của cán bộ quản lí trường học ở huyện

1.4.1. Đặc điểm nghề nghiệp

1.4.1.1. Cán bộ quản lí trường mầm non

CBQL trường mầm non là bộ phận cán bộ giữ các chức vụ quan trọng nhất trong các trường mầm non, thường phải kiêm nhiệm một hoặc một số chức vụ khác trong công tác Đảng, đoàn thể. Tuy số lượng không nhiều, chiếm khoảng 10% tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên trường mầm non, nhưng lại

có ảnh hưởng quan trọng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các trường mầm non cũng như tổ chức công việc tại các nhà trường.

Đây là đội ngũ cán bộ trưởng thành từ công tác giảng dạy, chủ yếu chủ yếu được hình thành từ nguồn cán bộ trong quy hoạch tại chỗ, một số đồng chí được điều động, luân chuyển từ nơi khác đến song vẫn là trong nội bộ giữa các cơ quan, đơn vị, trong huyện. Trong những năm qua, luôn được bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, lý luận chính trị, công tác quản lý nhà nước nên 100% đã chuẩn hóa, đa số có sự am hiểu về kiến thức chuyên môn, về đường lối, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng ở trong nước và ở địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Cán bộ, lãnh đạo, quản lý trường Mầm non đều do tập thể BTV Huyện uỷ xem xét ra nghị quyết, quyết định luân chuyển, bổ nhiệm, BNL, miễn nhiệm. Do vậy đều là đối tượng điều chỉnh của quy chế bổ nhiệm, BNL hiện hành, được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ có xem xét đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực trình độ, kết quả hoàn thành nhiệm vụ, quan hệ với quần chúng... Trong quá trình đó họ một mặt chịu sự chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp của BTV Huyện uỷ. Đồng thời họ phải chịu sự giám sát, kiểm tra, đánh giá của các cơ quan, tổ chức có liên quan và quần chúng nhân dân nơi công tác và nơi cư trú. Đội ngũ cán bộ cán bộ lãnh đạo quản lý luôn được Ban Thường vụ Huyện uỷ, Ủy ban nhân dân huyện quan tâm thường

xuyên lãnh đạo chỉ đạo xây dựng, củng cố, kiện toàn, vì vậy trong những năm gần đây, số lượng đã được tăng lên, cơ cấu ngày càng hợp lý hơn, chất lượng được nâng lên rõ rệt.

Giải pháp luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020 - 4

Do bậc học mầm non mới được củng cố, phát triển mở rộng trong những năm qua, nên đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trường mầm non huyện Hoành Bồ có tuổi đời bình quân không cao (36 tuổi) do vậy đa phần có sức khoẻ tốt,

có sự năng động, dám nghĩ, dám làm của tuổi trẻ, nhưng kinh nghiệm công tác

còn hạn chế. Một số đồng chí công tác lâu năm tại một đơn vị trường học còn có tư tưởng chủ quan, quản lý theo lối mòn, ít chịu học hỏi, không có sự đổi mới trong công tác quản lý...

Trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trường mầm non nhiều đồng chí đã gắn bó với ngành học mầm non từ những ngày đầu nên ít có điều kiện học tập chính quy có hệ thống tại các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, mà chủ yếu là học tập các hệ đào tạo, bồi dưỡng không chính quy, trong thời gian tại chức sau này và tích luỹ kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn; trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ cán bộ trên cũng còn bất cập trước yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ hội nhập quốc tế về kinh tế. Điều đó đòi hỏi trong những năm tới phải tăng cường công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, từng bước bố trí xắp xếp, đội ngũ cán bộ hợp lý hơn.

1.4.1.2. Cán bộ quản lí trường tiểu học

Giống như đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trường mầm non, đội ngũ cán bộ lãnh đạo trường tiểu học là bộ phận cán bộ giữ các chức vụ quan trọng nhất trong các trường tiểu học, chiếm khoảng 7% tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong những năm qua, đội ngũ CBQL trường tiểu học có vai trò rất to lớn trong việc xây dựng nền giáo dục tiểu học, góp phần xứng đáng vào việc loại bỏ tận gốc nạn xóa mù chữ, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học tiến tới phổ cập giáo dục THCS.

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trường tiểu học được lựa chọn bổ nhiệm từ những giáo viên mà trong đó đa số có chuyên môn vững vàng, có uy tín cao đối với đồng nghiệp, phụ huynh học sinh, có phẩm chất chính trị tốt, có lối sống lành mạnh, đúng mực, có năng lực tổ chức, quản lý, chỉ đạo tổng kết kinh nghiệm thực tiễn; có khả năng nghiên cứu khoa học, chủ trì xây dựng hoặc thẩm định các đề án, chuyên đề công tác liên quan đến lĩnh vực được phân công phụ trách, có truyền thống yêu quê hương, đất nước, cần cù chịu khó lao

động, sản xuất, cố gắng, tích cực học tập công tác để vươn lên, chủ động sáng

tạo trong công việc, có tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết gắn bó với cộng đồng, gần gũi với quần chúng nhân dân, được quần chúng nhân dân tín nhiệm.

Cán bộ, lãnh đạo, quản lý trường tiểu học thuộc diện cán bộ Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý do tập thể Ban Thường vụ Huyện uỷ xem xét ra nghị quyết, quyết định luân chuyển, bổ nhiệm, BNL, miễn nhiệm. Do vậy đều là đối tượng điều chỉnh của quy chế bổ nhiệm, BNL hiện hành, được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ có xem xét đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực trình độ, kết quả hoàn thành nhiệm vụ, quan hệ với quần chúng...Trong quá trình đó họ một mặt chịu sự chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp của BTV Huyện uỷ. Đồng thời họ phải chịu sự giám sát, kiểm tra, đánh giá của các cơ quan, tổ chức có liên quan và quần chúng nhân dân nơi công tác và nơi cư trú.

Do bậc học tiểu học đã được hình thành và phát triển rất nhiều năm, nên so với bậc học mầm non, đội ngũ CBQL trường tiểu học có số lượng đông đảo hơn, được đào tạo bài bản hơn, toàn diện hơn về trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị, được quy hoạch lựa chọn từ nguồn cán bộ, giáo viên đông đảo và phong phú hơn, do vậy có khả năng đáp ứng yêu cầu công việc trong giai đoạn hiện nay tốt hơn.

Tuy nhiên, trong những năm qua, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trường tiểu học thuộc huyện Hoành Bồ còn bộc lộ một số những hạn chế sau đây: có độ tuổi bình quân cao (xấp xỉ 46 tuổi), số lượng là người dân tộc thiểu số tương đối cao (trên 33%), tỷ lệ nam còn thấp (chiếm 24%), năng lực quản lý điều hành của một số đồng chí còn hạn chế, còn có những biểu hiện: ích kỷ, cục bộ địa phương, áp đặt, kiến thực quản lý còn yếu, tùy tiện trong quản lý điều hành. Năng lực quản lý, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học thuộc huyện còn có sự chênh lệch và phân biệt rõ ràng giữa vùng thấp và vùng cao. Tỷ lệ cán bộ học tập các hệ đào tạo, bồi dưỡng

không chính quy còn cao; trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ cán bộ trên

cũng còn hạn chế. Như vậy, cần phải có giải pháp kịp thời để đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý trường tiểu học giúp nâng cao chất lượng quản lý trường học từ đó giúp nâng cao chất lượng giáo dục của huyện là điều tất yếu khách quan

1.4.1.3. Cán bộ quản lí trường trung học cơ sở

Giống như CBQL trường các bậc học mầm non và tiểu học, CBQL trường THCS là bộ phận cán bộ giữ các chức vụ quan trọng nhất trong các trường, thường phải kiêm nhiệm một hoặc một số chức vụ khác trong công tác Đảng, đoàn thể. Số lượng không nhiều, có ảnh hưởng quan trọng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các trường học cũng như tổ chức công việc tại các nhà trường, trưởng thành từ công tác giảng dạy, 100% đã chuẩn hóa, có sự am hiểu về kiến thức chuyên môn, am hiểu tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng ở trong nước và ở địa phương; có năng lực tổ chức, quản lý, chỉ đạo tổng kết kinh nghiệm thực tiễn; có khả năng nghiên cứu khoa học, chủ trì xây dựng hoặc thẩm dịnh các đề án, chuyên đề công tác liên quan đến lĩnh vực được phân công phụ trách.

Tuy nhiên, so với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các bậc học mầm non và tiểu học, 100% cán bộ lãnh đạo, quản lý của bậc THCS đều được đào tạo bài bản, hệ CĐSP chính quy, trong quá trình làm công tác quản lý được tham gia bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn, về lý luận chính trị và quản lý nhà nước, có thể nói về trình độ đào tạo và năng lực công tác thì CBQL trường THCS nổi trội hơn so với CBQL các bậc học mầm non và tiểu học. Đây chính là nguồn cán bộ dồi dào bổ sung cho các vị trí lãnh đạo tại các phòng ban thuộc Uỷ ban nhân dân huyện và các tổ chức Đảng, đoàn thể, lãnh đạo các xã, thị trấn. So với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý bậc học mầm non và tiểu học, thì đội ngũ CBQL THCS cân đối hơn về giới tính (52% là nam giới) độ tuổi bình quân (bình quân 45 tuổi), tuy nhiên trong quá trình công tác cũng bộc lộ mặt yếu

như: Hẹp hòi, ích kỷ, kinh nghiệm, cục bộ, địa phương, thiếu kiến thức quản lý, tùy tiện trong quản lý điều hành...

1.4.2. Đặc điểm xã hội

1.4.2.1. Hoàn cảnh sống

Đội ngũ CBQL các trường thuộc huyện Hoành Bồ, 100% là những người đang sinh sống và lập gia đình tại địa phương, thu nhập chính dựa vào lương, có mức thu nhập cao gấp 2,5 lần mức thu nhập bình quân tại địa phương, do đó bản thân và gia đình cơ bản có đời sống ổn định, mặt khác luôn được sự quan tâm về mọi mặt của cấp ủy chính quyền địa phương, đây là những nhân tố quan trọng giúp người cán bộ yên tâm công tác, gắn bó với công việc. Tuy quê quán, nơi sinh của cán bộ có khác nhau, từ nhiều miền quê trong cả nước như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định... nhưng hầu hết đều xuất thân từ nông thôn, gia đình nông dân, công nhân và đều có quá trình làm ăn sinh sống, học tập, công tác nhiều năm tại địa bàn huyện. Mặt khác xuất phát từ những đặc điểm riêng về tự nhiên, kinh tế, văn hoá xã hội địa phương mà bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý các trường học thuộc huyện luôn có truyền thống yêu quê hương, đất nước, cần cù chịu khó lao động, sản xuất, cố gắng, tích cực học tập công tác để vươn lên, chủ động sáng tạo trong công việc, có tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết gắn bó với cộng đồng, gần gũi với quần chúng nhân dân

1.4.2.2. Quan hệ xã hội

Là CBQL các trường học thuộc huyện, 100% bản thân và gia đình đều đang cư trú, sinh sống và gắn bó với địa phương, nên CBQL trường học chịu sự chi phối của các yếu tố như văn hóa, phong tục, tập quán, đặc biệt là các mối quan hệ: họ hàng, dòng tộc, quen biết. Đa số CBQL trường học thuộc huyện có mối quan hệ tốt với cộng đồng, làng xóm, khu dân cư. Bản thân luôn gương mẫu trong công việc chung, có lối sống giản dị, hài hòa, bản thân và gia đình luôn chấp hành tốt những quy định của thôn, bản, khu phố và chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước. Do vậy được phụ huynh

học sinh kính trọng, nhiều đồng chí trở thành những người có uy tín, có khả năng thuyết phục, cảm hóa và có tầm ảnh hưởng lớn đối với nhân dân trên địa bàn. Nhiều đồng chí đã được tín nhiệm bầu vào cấp ủy cơ sở, hội đồng nhân dân các cấp. Tuy vậy cũng đã nảy sinh các mối quan hệ tiêu cực như: mất uy tín tại địa phương và đơn vị công tác, thiếu công bằng trong công việc, không chấp hành đầy đủ quy định của địa phương, thôn, bản khu phố.

Có thể thấy các mối quan hệ xã hội vừa là nhân tố giúp cho người CBQL trường học thuận lợi hơn trong công tác quản lý, điều hành như: huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác xã hội hóa giáo dục, tuyên truyền nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước... nhưng cũng đồng thời là các yếu tố gây trở ngại trong công việc, khiến cho người CBQL trường học dễ lâm vào tình trạng nể nang, thiên vị, cục bộ địa phương... như: sức ép từ sự ảnh hưởng của dòng họ, của các mối quan hệ quen biết, sự ảnh hưởng của các lợi ích kinh tế đối với bản thân và gia đình. Như vậy trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi cần có sự luân chuyển, sắp xếp bố trí CBQL nói chung CBQL giáo dục nói riêng tại các địa phương theo một thời gian nhất định, không nên để một CBQL công tác quá lâu tại một địa phương, hay một đơn vị.


1.4.2.3. Quan hệ quản lí

Dưới góc độ quan hệ quản lý, người cán bộ lãnh đạo quản lý các trường học thuộc huyện chịu sự chi phối của nhiều mối quan hệ quản lý, trong đó về góc độ tổ chức Đảng, người CBQL với tư cách là đảng viên chịu sự quản lý của chi bộ Đảng, của cấp ủy cơ sở. Về góc độ chuyên môn chịu sự quản lý trực tiếp của phòng Giáo dục&Đào tạo và Sở Giáo dục&Đào tạo, dưới góc độ là đơn vị thụ hưởng ngân sách huyện chịu sự quản lý của phòng Tài chính huyện, UBND huyện. Dưới góc độ là người cán bộ lãnh đạo, quản lý đơn vị thuộc huyện chịu sự quản lý trực tiếp của BTV Huyện ủy, UBND huyện. Ngoài ra còn có những mối quan hệ chi

phối không cơ bản khác như: công đoàn, đoàn thanh niên, hội liên hiệp

phụ nữ...

Như vậy có thể thấy người CBQL giáo dục chịu sự chi phối của rất nhiều các mối quan hệ quản lý, trong các mối quan hệ quan hệ quản lý này có những “phần chồng chéo” nhất định do tổ chức bộ máy và do cơ chế lãnh đạo, điều đó có những ảnh hưởng nhất định tới người CBQL giáo dục theo cả hai hướng, tích cực và tiêu cực. Do vậy để công tác luân chuyển và bổ nhiệm CBQL giáo dục được hiệu quả, cần phải xây dựng cơ chế lãnh đạo phù hợp, trong đó cần thực hiện phân cấp quản lý mạnh hơn nữa để giảm bớt các quan hệ quản lý cũng như sự chồng chéo

1t.r5o.nĐgáqnuhảngliýá ccáánn bbộ quản lý trường mầm non, tiểu học, THCS theo chuẩn Hiệu trưởng

Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non, tiểu học, THCS, được Bộ giáo dục và đào tạo ban hành kèm theo các Thông tư hướng dẫn [6]. Trong đó quy định Tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá cụ thể đối với từng cấp như sau:

- Đối với đánh giá CBQL trường mầm non: Chuẩn đánh giá Hiệu trưởng gồm 4 tiêu chuẩn với 19 tiêu chí gồm:

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp gồm 05 tiêu chí: Phẩm chất chính trị; Đạo đức nghề nghiệp; Lối sống, tác phong; Giao tiếp, ứng xử; Học tập, bồi dưỡng;

Tiêu chuẩn 2. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm gồm 03 tiêu chí: Trình độ chuyên môn; Nghiệp vụ sư phạm; Khả năng tổ chức triển khai chương trình giáo dục mầm non

Tiêu chuẩn 3. Năng lực quản lý trường mầm non gồm 09 tiêu chí: Hiểu biết nghiệp vụ quản lý; Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường; Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; Quản lý trẻ em của nhà trường; Quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; Quản lý tài chính, tài sản nhà trường; Quản lý hành

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 14/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí