Mạng Lưới Trường Học Mn Của Huyện Năm Học 2014 - 2015

cán bộ quản lý các trường mầm non để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời gian tới là hết sức cần thiết.

Qua thống kê cơ cấu trường, lớp, học sinh các trường mầm non thuộc huyện giai đoạn 2011-2015, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.1. Mạng lưới trường học MN của huyện năm học 2014 - 2015



TT


Xã/ trường

Hệ thống các trường học MN công lập

Năm thành lập

Hạng trường

Số điểm trường

Số nhóm, lớp

Số học sinh

Nhà

trẻ

Mẫu

giáo

1.

Mầm non thị trấn Trới

1993

I

06

22

83

613

2.

Mầm non Thống Nhất

1993

I

05

20

43

449

3.

Mầm non Sơn Dương

1995

I

06

16

79

212

4.

Mầm non Quảng La

2004

I

03

8

20

169

5.

Mầm non Bằng Cả

2004

I

03

7

36

122

6.

Mầm non Tân Dân

2007

I

06

13

78

152

7.

Mầm non Lê Lợi

2009

I

03

12

58

230

8.

Mầm non Đồng Sơn

2011

I

07

12

47

166

9.

Mầm non Vũ Oai

2011

I

02

6

27

78

10.

Mầm non Kỳ Thượng

2011

I

03

6

22

44

11.

Mầm non Đồng Lâm

2011

I

07

12

71

135

12.

Mầm non Hoà Bình

2011

I

02

6

15

82

13.

Mầm non Dân Chủ

2011

II

01

5

40

75


Tổng


13

54

145

619

2527

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Giải pháp luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020 - 7

Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Hoành Bồ

Kết quả bảng 2.1 cho thấy: hệ thống trường mầm non được phân bố khắp các xã trong huyện từ vùng thấp cho tới vùng cao, các xã thuận lợi cũng như các xã đặc biệt khó khăn thuộc diện 135. Mỗi xã được bố trí một trường mầm non, tuy nhiên, do địa hình phức tạp, dân cư phân bổ không đồng đều, 12/13 trường mầm non có điểm trường lẻ (thấp nhất 02 điểm, cao nhất 07 điểm) nằm dải rác tại các

thôn, khu. Các trường vùng núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có số lượng trẻ rất ít dưới 200 trẻ/trường, cá biệt có trường chỉ có 66 trẻ (trường Mầm non Kỳ Thượng), nhưng lại được chia làm 3 điểm trường nằm tại 3 thôn cách nhau từ 5 đến 10 km. Ta có thể thấy, quy mô, đặc điểm các trường mầm non trong huyện Hoành Bồ là rất khác nhau, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non phải có trình độ, sự hiểu biết về phong tục, tập quán vùng miền, phương thức lãnh đạo quản lý phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị.

2.2.1.2. Về tình hình đội ngũ giáo viên MN

Qua thống kê chất lượng đội ngũ giáo viên các trường mầm non thuộc huyện giai đoạn 2011-2015, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.2. Chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non giai đoạn 2011-2015



Năm học


Tổng số GV

Trình độ

đào tạo

Xếp loại

GV theo Chuẩn nghề nghiệp

Trung cấp Chính

trị


Dân tộc

ĐHSP

CĐSP

TH

SP

Xuất sắc

Khá

TB

Kém

2011-2012

165

15

12

138

32

67

63

3

2

67

2012-2013

190

45

28

117

45

96

47

2

6

75

2013-2014

188

78

25

85

50

101

37

0

10

72

2014-2015

184

95

22

67

54

98

32

0

17

72

Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Hoành Bồ

Kết quả bảng 2.2 cho thấy: số giáo viên MN tăng dần theo các năm học từ năm học 2011-2012, nguyên nhân do số học sinh tăng nhanh, số nhóm, lớp tăng dẫn đến nhu cầu giáo viên tăng theo.

Trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên MN hiện nay có 100% giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó 63,6% giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn (đại học, cao đẳng). Đa số GV đều có ý thức tốt trong công tác, tâm huyết với nghề nghiệp, tích cực học tập, tự bồi dưỡng về chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công tác được giao. Phòng GD&ĐT huyện cũng đã làm tốt công tác tham mưu tạo mọi điều

kiện để GV được cử đi học tập nâng cao trình độ trên chuẩn, đến nay tỷ lệ GV đạt trên chuẩn tuy chưa cao nhưng theo lộ trình đang thực hiện đến năm 2020, 100% GV đạt trình độ trên chuẩn.

2.2.1.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lí

Trong thời gian gần đây đội ngũ cán bộ quản lý các trường học đã đươc quan tâm, chú trọng cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt bậc học mầm non. Phòng GD&ĐT đã tích cực trong công tác tham mưu đưa ra các biện pháp để xây dựng và phát triển CBQL các trường MN nhằm đáp ứng yêu cầu tạo ra sự chuyển biến tích cực trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục chung của huyện.

+ Về cơ cấu độ tuổi, thâm niên công tác

Qua thống kê số lượng, độ tuổi, thâm niên công tác của đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non thuộc huyện, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3. Thống kê số lượng, độ tuổi, thâm niên công tác



TS

Độ tuổi

Thâm niên quản lý

Dưới 30

31- 40

41-55

Từ 1 đến

5 năm

Từ 6 đến

9 năm

Từ 10 năm

trở lên

SL: 39

7

22

10

28

6

5

%

17,9

56,5

25,6

71,8

15,4

12,8

Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Hoành Bồ

Kết quả bảng 2.3 cho thấy: Độ tuổi của CBQL hiện nay chiếm phần lớn là lực lượng trẻ mới được bổ nhiệm; độ tuổi dưới 30 chiếm 17,9%; độ tuổi từ 31- 40 chiếm số đông 56,5%; Số CBQL có độ tuổi từ 41 đến 55 tuổi chiếm ít 25,6. Do vậy, cần có kế hoạch để bồi dưỡng CBQL phát huy được sự năng động sáng tạo, nhạy bén của tuổi trẻ, đây cũng là bài toán đặt ra cho công tác quy hoạch và đào tạo bồi dưỡng cán bộ giai đoạn hiện nay.

Về thâm niên quản lý: Lực lượng cán bộ quản lý có thâm niên quản lý dưới 5 năm chiếm tỷ lệ rất cao (chiếm 71,8%). Tuy kinh nghiệm chưa nhiều nhưng rõ

ràng họ là những người có tố chất, mới được đề bạt, rất nhiệt tình, có sức khoẻ tốt. Nếu được bồi dưỡng, động viên, có phương án sử dụng phù hợp với năng lực, sở trường họ sẽ phát huy hết sức mình và sẽ nhanh chóng trưởng thành.

+ Trình độ đào tạo chuyên môn, quản lý

Qua thống kê trình độ đào tạo chuyên môn, trình độ quản lý của cán bộ quản lý các trường mầm non thuộc huyện, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.4: Trình độ chuyên môn, quản lý


Tổng số

CBQL

Trình độ chuyên môn

Trình độ quản lý

ĐHSP

CĐSP

THCS

QLGD

QLNN

Chưa qua ĐT

SL 39

26

12

01

30

0

9

%

66,7

30,7

2,7

76,9

0

23,1

Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Hoành Bồ


Kết quả bảng 2.4 cho thấy: Trình độ chuyên môn của đội ngũ CBQL trường mầm non huyện Hoành Bồ 100% đạt chuẩn và trên chuẩn. Đây là một yêu cầu cơ bản, rất quan trọng đối với lực lượng quản lý giúp nâng cao chất lượng quản lý trường học.

Về trình độ quản lý: Đa số đội ngũ CBQL trường mầm non đã được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý. Trong tổng số 39 người đã có 30 người (chiếm tỷ lệ 76.9%) được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác quản lý giáo dục. Tuy nhiên, chưa có CBQL trường mầm non nào được đào tạo, bồi dưỡng về QLNN.

2.2.2. Giáo dục phổ thông

2.2.2.1. Thực trạng cơ cấu trường, lớp

Huyện Hoành Bồ tuy là một huyện miền núi, mặc dù kinh tế còn rất nhiều khó khăn song các cấp lãnh đạo của huyện luôn quan tâm đến giáo

dục, đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực để xây dựng trường lớp. Mạng lưới trường, lớp phổ thông trên địa bàn huyện được bố trí, sắp xếp tương đối phù hợp với đặc điểm địa hình tự nhiên, hầu hết các thôn, khe, bản đều có các điểm trường tiểu học, THCS nên đã tạo thuận lợi cho học sinh đi đến lớp.

Qua thống kê mạng lưới trường lớp phổ thông huyện Hoành Bồ kết quả thu được như sau:

Bảng 2.5: Mạng lưới trường lớp phổ thông huyện Hoành Bồ


TT

Địa phương

Số trường

phổ thông

Ghi chú


1


Thị trấn Trới


04

01 trường tiểu học, 01 trường THCS;

01 trường phổ thông DTNT cấp THCS; 01 trường THPT

2

Xã Lê Lợi

02

01 trường tiểu học, 01 trường THCS

3

Xã Sơn Dương

02

01 trường tiểu học, 01 trường THCS

4

Xã Thống Nhất

03

01 trường tiểu học, 01 trường THCS;

01 trường THPT

5

Xã Dân Chủ

01

01 trường Tiểu học và THCS

6

Xã Quảng La

02

01 trường tiểu học, 01 trường THPT có

cấp THCS

7

Xã Bằng Cả

01

01 trường Tiểu học và THCS

8

Xã Tân Dân

02

01 trường tiểu học, 01 trường THCS

9

Xã Vũ Oai

01

01 trường Tiểu học và THCS

10

Xã Hòa Bình

01

01 trường Tiểu học và THCS

11

Xã Đồng Lâm

02

01 trường tiểu học, 01 trường THCS

12

Xã Đồng Sơn

01

01 trường Tiểu học và THCS

13

Xã Kỳ Thượng

01

01 trường Tiểu học và THCS

Tổng cộng

23


Nguồn: Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Hoành Bồ

Kết quả bảng 2.5 cho thấy: toàn huyện hiện có 23 trường phổ thông trong đó 22 trường công lập và 01 trường tư thục. Số lượng trường đối với từng cấp học như sau: Có 07 trường tiểu học, 06 trường THCS, 06 trường Tiểu học và THCS, 01 trường Trung học phổ thông có cấp THCS, 01 trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện cấp THCS, 02 trường trung học phổ thông.

Cơ sở vật chất các trường đã được quan tâm đầu tư, trường học trong huyện được cải tạo và xây dựng mới với tốc độ nhanh. Hiện nay toàn huyện có 479 phòng học trong đó 287 phòng học kiên cố và 185 phòng học bán kiên cố, 07 phòng học tạm, không còn có tình trạng trường lớp học 3 ca. Đến nay có 10 trường đạt chuẩn quốc gia trong đó có 08 trường tiểu học và 01 trường THCS, 01 trường Tiểu học và THCS.

Giáo dục huyện Hoành Bồ hiện nay đang phát triển nhanh về qui mô trường, lớp. Toàn huyện đã có hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh, thống nhất với đầy đủ các cấp học, loại hình học tập đáp ứng được nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong huyện. Hệ thống trường phổ thông được phân bố khắp các vùng trong huyện từ vùng thấp cho tới vùng cao, các xã thuận lợi cũng như các xã khó khăn thuộc diện 135, đặc biệt thị trấn có tới 4 trường phổ thông. Loại hình trường lớp đa dạng: tiểu học, THCS, Tiểu học và THCS, trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình phức tạp và dân cư một số xã thưa thớt, phân bổ không đồng đều, một số khe bản có ít học sinh do vậy vẫn phải duy trì lớp ghép tại một số địa bàn khó khăn.

Tuy nhiên qua bảng số liệu cho thấy huyện Hoành Bồ còn có 6 trường liên cấp Tiểu học và THCS; 01 trường THPT liên cấp THCS, đây là khó khăn trong công tác quản lý, chỉ đạo bởi sự khác nhau về mục tiêu, nội dung chương trình, điều kiện cơ sở vật chất (Ví dụ: học sinh tiểu học phải ngồi học với bàn ghế của học sinh THCS hoặc ngược lại), hơn nữa cấp quản lý khác nhau (trường liên cấp THCS&THPT thì Sở GD&ĐT quản lý nhưng chuyên môn

THCS do Phòng GD&ĐT huyện quản lý). Qua đó, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xây dựng môi trường không gian thân thiện trong nhà trường.

2.2.2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lí trường Tiểu học, trường THCS

Công tác CBQL được xem là nhân tố then chốt quyết định chất lượng giáo dục nhà trường. Những năm gần đây có xu hướng trẻ hóa đội ngũ quản lý để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ thiên về tính nhạy bén, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, có trách nhiệm với tập thể, có năng lực chuyên môn khác với trước kia lựa chọn nặng nề về uy tín, về kinh nghiệm và thường là những người có tuổi.

+ Cơ cấu độ tuổi và giới tính

Bảng 2.6: Cơ cấu độ tuổi và giới tính


Cấp học

Tổng số

CBQL

Giới tính

Độ tuổi

Nam

Nữ

< 35

<= 45

> 45

TH

28

6

22

5

15

8

THCS

19

12

7

3

8

8

Cộng

47

18

29

8

23

16


hoc

Nguồn: Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Hoành Bồ Kết quả bảng 2.6 cho thấy: về độ tuổi của đội ngũ CBQL trườ ng tiểu và THCS huyện Hoành Bồ chúng ta thấy hầu hết đội ngũ CBQL đang ở

độ tuổi sung sức: từ 35 đến 45 tuổi có 23 người, chiếm tỷ lệ 48,9%. Đây là lực

lượng CBQL được tin cậy nhiều nhất, lực lượng này vừa hăng say công tác lại vững vàng về chuyên môn và nghiệp vụ quản lý. Họ cũng sẵn sàng tiếp thu cái mới, cải tiến phương pháp làm việc vì vậy đã mang lại hiệu quả quản lý ngày càng cao hơn. Đây chính là sức mạnh, là nòng cốt của đội ngũ CBQL giáo dục huyện Hoành Bồ.

Lực lượng quản lý trẻ dưới 35 tuổi có 08 người, chiếm tỷ lệ 17.02%. Lực lượng này có tính năng động cao, sáng tạo trong công việc, dám nghĩ, dám

làm, có thể làm nên những bước đổi mới có tính đột phá. Đội ngũ CBQL trẻ hăng say, nhiệt tình, nhưng cũng dễ có những việc làm bột phát, có những quyết định không chín chắn nên cũng phải chú ý theo dõi, giúp đỡ để họ có thể tránh được những sai lầm. Trước yêu cầu trẻ hoá đội ngũ, ngành giáo dục Hoành Bồ cần có kế hoạch phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những giáo viên trẻ, có năng lực để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ CBQL trường

trườ ng tiểu hoc và THCS của huyện.

Số CBQL tuổi trên 45 có 16 người, chiếm tỷ lệ 34,04%. Đây là lực lượng có nhiều kinh nghiệm quản lý nhưng ngại tiếp thu cái mới, hay bảo thủ và chủ quan. Lực lượng CBQL nhiều tuổi cần được quan tâm, động viên thường xuyên và kịp thời để họ tiếp tục đem hết khả năng, kinh nghiệm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục đồng thời dìu dắt lớp trẻ ngày càng vững vàng hơn trong công tác quản lý.

Cấp Tiểu học có 28 CBQL, có 06 CBQL nam, chiếm 21,42%, tỷ lệ thấp do nhiều nguyên nhân, thứ nhất nguồn giáo viên nam dạy cấp tiểu học rất ít, thứ hai phần lớn các giáo viên nam dạy cấp tiểu học thường dạy các môn riêng như họa, nhạc... không có đào tạo chính quy dạy tiểu học do vậy việc phát triển cán bộ quản lý là rất khó khăn.

Cấp THCS có 19 CBQL, có 12 CBQL nam, chiếm 63,16%, chiếm tỷ lệ lớn CBQL các trường. Đây là một lợi thế vì CBQL nam rất năng động, sức khỏe tốt, tiếp thu nhanh các ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, đặc biệt có thể đảm nhận nhiệm vụ công tác ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của huyện.

+ Thâm niên công tác

Qua thống kê thâm niên làm công tác quản lý của cán bộ quản lý các trường tiểu học, THCS, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.7: Thâm niên công tác


Cấp học

Tổng số

Thâm niên quản lý

CBQL

< 5 năm

< =10 năm

> 10 năm

TH

28

5

8

15

THCS

19

1

6

12

Cộng

47

6

14

27

%

100

12,8

29,8

57,4

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/07/2023