Đặc Điểm Và Yêu Cầu Nguồn Lực Cho Xây Dựng Nông Thôn Mới



4


Điện

4.1. Hệ thống điện đạt chuẩn


Đạt

4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường

xuyên, an toàn từ các nguồn

%

≥95%


5


Trường học

Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt

chuẩn quốc gia


%


≥70%


6


Cơ sở vật chất văn hóa

6.1. Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh

hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã



Đạt

6.2. Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo

quy định



Đạt

6.3. Tỷ lệ thôn, bản, ấp có nhà văn hóa

hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng


%


100%


7

CSHTt

hương mại nông

thôn


Xã có chợ nông thôn hoặc nơi mua bán, trao đổi hàng hóa



Đạt


8


Thông tin và Truyền thông

8.1. Xã có điểm phục vụ bưu chính


Đạt

8.2. Xã có dịch vụ viễn thông, internet


Đạt

8.3. Xã có đài truyền thanh và hệ thống

loa đến các thôn


Đạt

8.4. Xã có ứng dụng công nghệ thông

tin trong công tác quản lý, Điều hành


Đạt


9

Nhà ở dân cư

9.1. Nhà tạm, dột nát


Không

9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn

theo quy định

%

≥75%

III. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Giải pháp huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn - 4



10

Thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2017(triệu

đồng/người)


Tr.đ


≥26

11

Hộ

nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn

2016-2020

%

≤12%


12

Lao động có việc

làm

Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động


%


≥90%


13


Tổ chức sản xuất

13.1. Xã có hợp tác xã hoạt động theo

đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012



Đạt

13.2. Xã có mô hình liên kết sản xuất

gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững



Đạt

IV. VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG


14


Giáo dục

14.1. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo

dục trung học cơ sở



Đạt

14.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học

(phổ thông, bổ túc, trung cấp)


%


≥70%

14.3. Tỷ lệ lao động có việc làm qua

đào tạo

%

≥25%


15


Y tế

15.1. Tỷ lệ người dân tham gia bảo

hiểm y tế

%

≥85%

15.2. Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế


Đạt




15.3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao

theo tuổi)


%


≤26,7%

16

Văn

hóa

Tỷ lệ thôn, bản, ấp đạt tiêu chuẩn

văn hóa theo quy định

%

≥70%


17


Môi trường và an toàn thực phẩm

17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định


%

≥90%

(≥50% nước sạch)

17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh,

nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường


%


100%

17.3. Xây dựng cảnh quan, môi trường

xanh - sạch - đẹp, an toàn


Đạt

17.4. Mai táng phù hợp với quy định

và theo quy hoạch


Đạt

17.5. Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý

theo quy định



Đạt

17.6. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và

đảm bảo 3 sạch


%


≥70%

17.7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại

chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường

%

≥60%

17.8. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy

định về đảm bảo an toàn thực phẩm


%


100%

V. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ



18


Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp Luật

18.1. Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn


Đạt

18.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống

chính trị cơ sở theo quy định


Đạt

18.3. Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu

chuẩn "trong sạch, vững mạnh"


Đạt

18.4. Tổ chức chính trị - xã hội của xã

đạt loại khá trở lên

%

100%

18.5. Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp Luật

theo quy định


Đạt

18.6. Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời

sống xã hội



Đạt


19


Quốc phòng vàAn ninh

19.1. Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn

thành các chỉ tiêu quốc phòng



Đạt

19.2. Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: không có khiếu kiện đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế, giảm

liên tục so với các năm trước



Đạt

(Nguồn: Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ)


1.1.3. Đặc điểm và yêu cầu nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới


1.1.3.1. Các loại nguồn lực cần thiết cho xây dựng nông thôn mới

Theo quan điểm hệ thống “Nguồn lực là tất cả những yếu tố và phương tiện mà hệ thống có quyền chi phối, điều khiển, sử dụng để thực hiện mục tiêu của mình. Đối với hệ thống kinh tế - xã hội, có thể chia nguồn lực ra các bộ phận khác nhau như: nguồn nhân lực, nguồn tài lực, nguồn vật lực và nguồn thông tin”.

Những thứ được coi là nguồn lực phải là những thứ được sử dụng hoặc có khả năng sử dụng trong thời kỳ dự kiến phát triển. Tiềm năng chưa đưa được vào sử dụng hoặc chưa có khả năng đưa vào sử dụng thì chưa được xem xét là nguồn lực.

Theo nghĩa hẹp: nguồn lực thường được hiểu là tổng thể các nguồn lực vật chất cho phát triển, ví dụ tài nguyên thiên nhiên, tài sản vốn bằngtiền...

Theo nghĩa rộng: nguồn lực được hiểu gồm tất cả những lợi thế, tiềm năng vật chất và phi vật chất để phục vụ cho một mục tiêu phát triển nhất định.

Nguồn lực thực hiện xây dựng nông thôn mới được hiểu là tổng thể các nguồn vật chất tự nhiên, tiền, nhân lực, vật lực và giá trị của các yếu tố xã hội có được từ các nguồn khác nhau (ngân sách trung ương và địa phương, đầu tư & tín dụng từ các cá nhân và tổ chức, từ dân cư và cộng đồng; nguồn tài trợ, cho biếu tặng…) có thể huy động vào xây dựng NTM.

Nguồn lực có vai trò vô cùng quan trọng trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Hiểu và đánh giá đúng, phát huy tối đa các nguồn lực sẽ góp phần thúc đẩy quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương/vùng miền.

Các nguồn lực cần thiết cho xây dựng nông thôn mới bao gồm:

- Nguồn nhân lực cần thiết cho xây dựng nông thôn mới là lực lượng cán bộ có kiến thức, kỹ năng... là sức người lao động để cùng hoàn thành các công trình công ích.


- Nguồn vật lực cần thiết cho xây dựng nông thôn mới hiện nay chủ yếu là đất đai để phục vụ cho các hoạt động xây dựng đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng... mở rộng hệ thống kênh mương nội đồng.

- Nguồn tài lực cần thiết cho xây dựng nông thôn mới chính là kinh phí tài chính đầu tư cho xây dựng nông thôn mới. Hiện tại, kinh phí để thực hiện xây dựng nông thôn mới được chia làm 3 phần: một phần ngân sách Nhà nước hỗ trợ, một phần là doanh nghiệp bên ngoài đầu tư, phần thứ ba là huy động nguồn vốn trong nhân dân, hay còn được gọi là “vốn xã hội hoá”.

1.1.3.2. Đặc điểm các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới

- Nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới một phần được Nhà nước phân

bổ;


- Phần lớn nguồn lực còn lại phải do huy động từ các nguồn khác:

+ Nguồn nhân lực được huy động từ sức lao động của người dân.

+ Nguồn lực đất đai trong quá trình huy động có thể gặp khó khăn do

quỹ đất ở nông thôn còn ít, giá trị cao, ít có thể huy động được.

+ Nguồn tài lực cũng là một trong những nguồn lực khó huy động do thu nhập của người dân nông thôn còn thấp.

1.1.4. Huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới

1.1.4.1. Khái niệm huy động nguồn lực

Huy động nguồn lực là thuật ngữ được sử dụng để mô tả tiến trình thu hút và tập hợp tiền hoặc các nguồn lực khác từ nguồn ngân sách nhà nước,các cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, các quỹ nhân đạo.

Huy động nguồn lực là việc đổi một nguồn lực đang có để lấy tiền hoặc một nguồn lực cần thiết khác.

1.1.4.2. Nội dung của việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới

* Công tác tuyêntruyền

Tổ chức phát động, tuyên truyền, phổ biến, vận động từ trung ương đến cơ sở, để mọi tầng lớp nhân dân hiểu và cả hệ thống chính trị tham gia.Thường


xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới, huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến và nhân rộng các mô hình này; Phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới trong toàn quốc. Nội dung xây dựng nông thôn mới phải trở thành một nhiệm vụ chính trị của địa phương và các cơ quan có liên quan.

* Cơ chế huy động vốn

Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện chương trình này. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn, cụ thể:

- Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai trên địa bàn nông thôn và tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo gồm: chương trình giảm nghèo; chương trình quốc gia về việc làm; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; chương trình phòng, chống tội phạm; chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình; chương trình phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh nguy hiểm và HIV/AIDS chương trình thích ứng biến đổi khí hậu; chương trình về văn hóa; chương trình giáo dục đào tạo; chương trình 135; hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo, cho trẻ em dưới 6 tuổi…; đầu tư kiên cố hóa trường, lớp học; kiên cố hóa kênhmương; phát triển đường giaothông nông thôn; phát triểncơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, làng nghề…;

- Vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp của chương trình, gồm: Trái phiếu Chính phủ; Huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai Chương trình. Hội đồng nhân dân tỉnh quy định tăng tỷ lệ vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã (sau khi đã trừ đi chi phí) để lại cho ngân sách xã, ít nhất 70% thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới;


Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được ngân sách nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật;

Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án cụ thể, do Hội đồng nhân dân xã thông qua;

Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư;

- Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng:

+ Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được Trung ương phân bổ cho các tỉnh, thành phố theo chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn và theo danh mục quy định tại Nghị định số: 106/2008/NĐ- CP, ngày 19 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ;

+ Vốn tín dụng thương mại theo quy định tại Nghịđịnhsố: 41/2010/NĐ- CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.

* Nguyên tắc huy động vốn trong xây dựng nông thônmới

Đối với tất cả các xã, hỗ trợ 100% từ ngân sách nhà nước cho: Công tác quy hoạch; xây dựng trụ sở xã; kinh phí cho công tác đào tạo kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn bản, cán bộ hợp tác xã.

Hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước cho: Xây dựng đường giaothông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã, thôn, bản; công trình thể thao thôn, bản; xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư; phát triển sản xuất và dịch vụ; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản. Giao Hội

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí