Trung Quốc xuất phát từ một nước nông nghiệp, người lao động sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. nên cải cách nông thôn là sự đột phá quan trọng trong cuộc cải cách kinh tế. từ đầu những năm 80 của thế kỉ 20, Trung Quốc chọn hướng phát triển nông thôn bằng cách phát huy những công xưởng nông thôn thừa kế được của các công xã nhân dân trước đây. Thay đổi sở hữu và phương thức quản lý để phát triển mô hình: công
nghiệp hưng trấn. Các lĩnh vực như, chế biến nông lâm sản, hàng công
nghiệp nhẹ, máy móc nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp...ngày càng được đẩy mạnh.
Nguyên tắc của Trung Quốc là quy hoạch đi trước, định ra các biện pháp thích hợp cho từng nơi, đột phá trọng điểm, làm mẫu chỉ đường.
Chính phủ
hỗ trợ
nông dân xây dựng. Với mục tiêu:“ ly nông bất ly
hương”, Trung Quốc đồng thời thực hiện 3 chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Chương trình đốm lửa: Trang bị cho hàng triệu nông dân các tư
tưởng tiến bộ
khoa học, bồi dưỡng nhân tài đốm lửa, nâng cao tố
chất
nông dân. Sau 15 năm thực hiện, chương trình đã bồi dưỡng được 60 triệu thanh niên nông thôn thành một đội ngũ cán bộ khoa học cốt cán, tạo động lực thúc đẩy nông thôn phát triển, theo kịp so với thành thị.
Chương trình được mùa: Chương trình này giúp đại bộ phận
nông dân áp dụng khoa học tiên tiến, phương thức quản lý hiện đại để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong 15 năm sản lượng lương thực của Trung Quốc đã tăng lên 3 lần so với những năm đầu 70. Mục tiêu phát triển nông nghiệp là sản xuất các nông sản chuyên dụng, phát triển chất lượng tăng cường chế biến nông sản.
Chương trình giúp đỡ vùng nghèo: Mục tiêu là nâng cao sức sống của các vùng nghèo, vùng miền núi, dân tộc ít người, mở rộng ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến, phổ cập tri thức khoa học công nghệ và bồi dưỡng khoa học cho cán bộ thôn, tăng sản lượng lương thực và thu nhập nông dân.
Sau khi chương trình được thực hiện, số
dân nghèo đã giảm từ
1,6 triệu
người còn 5 vạn người, diện nghèo khó giảm tử 47% xuống còn 1,5%.
Rút bài học từ các nước phát triển, Việt Nam cần tập trung đầu tư vào nông thôn, nhằm thay đổi diện mạo của nông thôn, làm nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại hóa.
2.2.2. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Phong trào xây dựng nông thôn mới đã có bước phát triển mới, đã trở thành phong trào chung và sâu rộng đến tất cả các địa phương trong cả nước kể từ khi Chính phủ tổ chức hội nghị toàn quốc về xây dựng nông thôn mới và chính thức phát động phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới".
Chính phủ
đã ban hành Nghị
quyết số
24/2008/NQCP ngày
28/10/2008.Thủ
tướng Chính phủ
đã ra quyết định số
193/QĐTTg "Phê
duyệt công trình, rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới", Quyết định
số 800/QĐTTg "phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2010 2020". Các bộ ngành như: Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên Môi trường, Giao thông vận tải và các Bộ khác đã ban hành nhiều thông tư liên hộ, thông tư hướng dẫn để triển khai thực hiện. Đặc biệt đã ban hành bộ tiêu chí gồm 19 tiêu chí cụ thể về nông thôn mới, hướng dẫn chi tiết cho các địa phương thực hiện. Thông tư liên tịch quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.
Trung ương đã chỉ đạo làm điểm ở một số tỉnh, rút kinh nghiệm chỉ đạo ra diện rộng. Tập trung đầu tư ngân sách cho các địa phương nhất là những nơi làm điểm, những địa phương có nhiều khó khăn. Trên cơ sở đó đã tạo được lòng tin của nhân dân đối với chủ trương của Trung ương,
xây dựng quyết tâm thực hiện. Ở các địa phương đã làm tốt công tác tổ
chức học tập quán triệt Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương lần thứ VII (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, các văn bản của Chính
phủ, hướng dẫn của các bộ ngành đã nâng cao nhận thức đối với cấp ủy, chính quyền các cấp, cán bộ đảng viên và nhân dân về mục tiêu, yêu cầu và nội dung của việc xây dựng nông thôn mới của địa phương có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ, phát triển nhà ở theo quy hoạch, xây dựng nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, đời sống nhân dân ổn định và phát triển.
Nhìn chung các địa phương đều thành lập ban chỉ
đạo từ
tỉnh,
huyện đến xã, thảo luận, ra Nghị quyết của cấp ủy, lập đề án xây dựng, xác định rõ mục tiêu, yêu cầu nội dung xây dựng nông thôn mới của địa phương, trong đó tập trung chỉ đạo vấn đề trọng tâm cốt lõi là xây dựng và thực hiện quy hoạch nông thôn mới.
Theo Bộ
NN&PTNT, từ
khi triển khai chương trình xây dựng
nông thôn mới đến nay, đã có 83,6% số xã hoàn thành quy hoạch chung;
60,4% xã đã phê duyệt xong đề án; khoảng 20% số xã đã đạt các tiêu chí về xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu. Cụ thể, tính đến cuối tháng 3/2013 cả nước đã có 34 xã đạt 19/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, 276 xã đạt từ 14 đến 18 tiêu chí, 1.701 xã đạt từ 9 đến 13 tiêu chí, 2.523 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Đối với 11 xã làm điểm của trung ương, tính đến cuối năm 2012, có 2 xã (Tân Hội Lâm Đồng; Tân Thông Hội TP Hồ Chí Minh) công bố đạt đủ 19 tiêu chí nông thôn mới.
Trên cơ sở thí điểm các địa phương, Ban chỉ đạo TW sẽ đúc kết,
rút kinh nghiệm trước khi triển khai rộng hơn. UBTWMTTQVN sẽ xây
dựng đề án và phát động cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng NTM” và hình thành cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Chính phủ với các cơ quan của Đảng, nhằm huy động cả hệ thống chính trị vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM trong thời gian tới.
2.2.3. Một số bài học kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới
Từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc và Trung Quốc cho thấy: Dù là các quốc gia đi trước trong công cuộc hiện đại hóa, họ đều chú trọng vào việc xây dựng và phát triển nông thôn, đồng thời tích lũy những kinh nghiệm phong phú. Kịp thời điều chỉnh mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn, giữa nông nghiệp và công nghiệp. đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hiện đại, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. Thay đổi kĩ thuật mới, bồi dưỡng nông dân theo mô hình mới, nâng cao trình độ tổ chức của người nông dân.
Xây dựng nông thôn mới được coi là quốc sách lâu dài với mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã chủ trương đẩy mạnh CNHHDH nông nghiệp, nông thôn nhằm mục tiêu phát triển nông thôn theo hướng hiện đại, đảm bảo phát triển về cả kinh tế và đời sống xã hội.
Nghị
quyết X của Đảng đã đề
ra nhiệm vụ
thực hiện chương trình xây
dựng nông thôn mới. xây dựng các làng xã cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh.
Để xây dựng mô hình nông thôn mới thành công phải là một
phong trào quần chúng rộng lớn, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, có sự tham gia chủ động, tích cực của mỗi người dân, cộng đồng dân cư, hệ thống chính trị cơ sở, sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước, chính quyền cấp cao.
2.2.4. Cơ sở pháp lý xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Nghị
Quyết số
26/TW ngày 05/8/2008 của BCH Trung
ương
Đảng (Khóa X) về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn ”.
Quyết định số 491/TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
Thông tư số 54/2009/TT – BNNN&PTNT ngày 21/8/2009 của Bộ
NN&PTNT hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
Quyết định số 800/ QĐ – TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 201020120.
Quyết định số 22QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”;
Nghị
định số
41/2010/NĐCP của Chính phủ về
“Chính sách tín
dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” để chỉ đạo các chi nhánh, ngân hàng thương mại các tỉnh, thành phố bảo đảm tang cường nguồn vốn tín dụng xây dựng NTM tại các xã.
Nghị
định 61/2010/NĐCP về
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp, nông thôn.
Phần III. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý và địa hình
Vị trí địa lý:
Xã Trực Đại nằm cách xa trung tâm huyện, phía Bắc giáp sông Ninh Cơ, phía Nam giáp xã Trực Thắng, Phía Đông giáp huyện Hải Hậu, phía Tây giáp xã Trực Thái, Trực Cường. Xã có 21 xóm tương ứng là 21 đội sản xuất.
Địa hình:
Xã thuộc vùng đồng bằng, có địa hình tương đối bằng phẳng, thuộc hạ lưu của sông Hồng hàng năm nhận lượng lớn phù sa phù hợp với trồng lúa nước, nuôi, trồng, sản xuất sản phẩm nông nghiệp.
3.1.2. Điều kiện thời tiết, khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao nhất 38 – 40oC (tháng 6
– 7), thấp nhất 6 – 8oC (tháng 01 – 02). Lượng mưa trung bình năm 1700 – 1900mm.
Mùa nắng nóng, bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình từ 26,2oC 30,7oC, lượng mưa trong mùa mưa chiếm đến 93% lượng mưa cả năm.
Mùa khô lạnh, bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm
sau, với lượng mưa trung bình biến động từ 2,5 – 33,9mm một tháng.
Lượng mưa ít cùng với khí hậu khô hanh kéo dài làm cho diện tích ao hồ và diện tích đất canh tác bị khô hạn.
Độ ẩm trung bình hằng năm là 78%, tháng 3 có độ ẩm trung bình lớn nhất là 86%, trong khi đó độ ẩm thấp nhất vào tháng 12 là 70%.
Nhìn chung xã Trực Đại nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa đông với khí
hậu khô và lạnh làm cho vụ
đông trở
thành vụ
chính có thể
trồng được
nhiều loại cây rau màu ngắn hạn cho giá trị cao. Hạn chế của việc sử dụng đất nông nghiệp địa phương là mưa lớn tập trung theo mùa làm ngập úng gây khó khăn trong việc thâm canh tăng vụ, mở rộng diện tích nông nghiệp.
3.1.3. Nguồn nước và đất đai
Nguồn nước:
Hệ thống sông cấp 1 dài 9,7km, nước tưới tiêu cho nông nghiệp chủ yếu là tự chảy, bề rộng mặt nước khoảng 2025m thuận lợi cho việc vận chuyển bằng phương tiện đường thủy.
Đất đai:
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của xã Trực Đại năm 2013
Mục đích sử dụng | Diện tích ( ha ) | Tỷ lệ ( % ) | |
Tổng diện tích đất | 930,61 | 100 | |
1 | Đất nông nghiệp | 659,19 | 70,83 |
Đất trồng cây hằng năm | 510,85 | 54.90 | |
Đất trồng cây lâu năm | 80,45 | 8,63 | |
Đất nuôi trồng thủy sản | 67,89 | 7,30 | |
2 | Đất phi nông nghiệp | 268,79 | 28,88 |
Đất ở | 72,29 | 7,77 | |
Đất chuyên dùng | 143,66 | 15,44 | |
Đất tôn giáo tín ngưỡng | 4,08 | 0,04 | |
Đất nghĩa trang | 10,30 | 1,11 | |
Đất sông và mặt nước | 38,01 | 4,08 | |
Đất phi nông nghiệp khác | 0,45 | 0,004 | |
3 | Đất chưa sử dụng | 2,63 | 0,28 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới tại xã Trực Đại, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định - 1
- Đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới tại xã Trực Đại, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định - 2
- Thuận Lợi Và Khó Khăn Của Xã Trong Phát Triển Kinh Tế Xã
- Quản Lý Kinh Phí Trong Xây Dựng Mô Hình Nông Thôn Mới
- Thực Trạng Và Mục Tiêu Xây Dựng Nông Thôn Mới Xã Trực Đại
Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.
Nguồn: Ban quản lý dự án xây dựng NTM xã Trực Đại
Xã Trực Đại thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ là khu vực đất đai màu mỡ có điều kiện tốt cho phát triển nông nghiệp. Diện tích đất của xã chủ yếu là đất nông nghiệp chiếm đến 70% tổng số diện tích đất.
3.2. Điều kiện về kinh tế xã hội
3.2.1. Dân số và lao động của xã
Năm 2013, dân số toàn xã là 13.677 người với 4.131 hộ. Có 287 hộ tương ứng 957 khẩu theo đạo thiên chúa. Mật độ dân số 1.470 người/km2,
tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,9%. Tổng số lao động trong độ tuổi là 6.332
người, chiếm 46,3% dân số, trong đó lao động sản xuất nông nghiệp là
2.422 người chiếm 38,25%, lao động phi nông nghiệp là 3.910 người chiếm 61,75%.
Lao động phân theo trình độ văn hóa : Tiểu học: 3.960 lao động,
chiếm 62,5%; THCS: 1544 lao động, chiếm 24,4%; THPT: 828 lao động,
chiếm 13,1%.
Lao động đào tạo chuyên môn: Sơ cấp: 1.220, chiếm 19,3%; Trung cấp: 160 lao động, chiếm 2,5%; Đại học: 68 lao động, chiếm 1%.
Bảng 3.2: Hiện trạng lao động và kế hoạch giai đoạn 20112015
Đơn vị tính: Lao động
Nội dung | Hiện trạng | Kế hoạch phát triển | ||||||
Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 | ||||||
Số lao động | Cơ cấu (%) | Số lao động | Cơ cấu (%) | Số lao động | Cơ cấu (%) | |||
Tổng | 6.332 | 100 | 6.392 | 100 | 6.432 | 100 | ||
1 | Nông nghiệp–Thủy sản | 2.422 | 38,3 | 2.343 | 37 | 2.059 | 32 | |
2 | Công nghiệp – XD | 1.180 | 18,6 | 1.212 | 19 | 1.437 | 22 | |
3 | Dịch vụ | 2.730 | 43,1 | 2.837 | 44 | 2.936 | 46 |
Nguồn: Ban quản lý dự án xây dựng NTM xã Trực Đại
3.2.2. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở
hạ tầng là hệ
thống các công trình làm nền tảng cung cấp
những yếu tố cần thiết cho sự phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng