Xây Dựng Và Phát Triển Cơ Sở Vật Chất, Kỹ Thuật, Kết Cấu Hạ Tầng Phục Vụ Nông Nghiệp Theo Tiêu Chí Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Huyện Thạch Thất


- Chăn nuôi lợn: Phát triển chăn nuôi lợn theo mô hình trang trại tập trung, xa khu dân cư. Đưa giống lợn có tỷ lệ nạc cao vào sản xuất. Phấn đấu đến cuối năm 2015 quy mô đàn lợn là 90.000 con, đến năm 2020 đạt 105 – 110 nghìn con. Trang trại chăn nuôi lợn tập trung bố trí tại các xã Cẩm Yên, Lại Thượng, Bình Yên, Kim Quan, Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung.

- Chăn nuôi gia cầm: Khuyến khích phát triển chăn nuôi gia cầm theo mô hình trang trại chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp xa khu dân cư, thuận tiện trong công tác phòng chống dịch bệnh và vệ sinh thú y tập trung; bố trí tại các xã có điều kiện mặt bằng như: Cẩm Yên, Lại Thượng, Yên Trung, Tiến Xuân, Yên Bình, Bình Yên, Kim Quan. Dự kiến tổng đàn gia cầm đến cuối năm 2015 đạt khoảng 732.000 con; năm 2020 đạt khoảng

900.000 con.

Thứ ba, đối với ngành lâm nghiệp.

Phát triển, bảo vệ rừng với diện tích hiện có với mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan du lịch, bảo tồn cây quý hiếm. Làm tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng, hạn chế tới mức thấp nhất số vụ cháy và phá rừng xảy ra trên địa bàn. Tích cực trồng rừng mới tập trung, trồng cây phân tán, đẩy mạnh cải tạo diện tích rừng trồng hiện có. Kết hợp giữa trồng rừng mới, cải tạo rừng với phát triển cây ăn qua tập trung phục vụ phát triển du lịch sinh thái ở các xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung.

Thứ tư, đối với ngành thủy sản.

Tăng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, bố trí chủ yếu ở các xã vùng trũng, tiếp giáp với Sông Tích như: Xã Cẩm Yên, Lại Thượng, Phú Kim, Kim Quan, Cần Kiệm, Bình Yên, Thạch Xá. Tận dụng toàn bộ các loại mặt nước, cải tạo phần diện tích đất mặt nước chưa sử dụng, chuyển đổi một phần đất lúa vùng úng trũng năng suất thấp để nuôi trồng thủy sản.


4.2.2. Xây dựng và phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật, kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở huyện Thạch Thất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp là một giải pháp quan trọng để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Nếu hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp như giao thông, thuỷ lợi, điện, thông tin, trạm trại kỹ thuật, cơ sở dịch vụ nông nghiệp càng hoàn thiện thì càng tạo ra môi trường thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, đa dạng hoá sản phẩm.

Thực tế ở huyện Thạch Thất những năm qua cho thấy: để đưa được những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tạo điều kiện cho các hộ dân tham gia vào chương trình thâm canh cây lương thực và chương trình sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, chương trình sản xuất hàng hoá….thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, tạo mặt bằng cho sản xuất có một ý nghĩa quan trọng. Trong khi đó, một trong những nguyên nhân hạn chế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được chỉ ra ở chương 3 của luận văn này là hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp ở một số địa phương trong Huyện xuống cấp, hư hỏng, chưa được kịp thời duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp… Do đó, thời gian tới, Huyện cần tiếp tục đẩy đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn bằng nhiều biện pháp.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội - 13

Một là, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của Trung ương theo các chương trình dự án khuyến nông và sự đầu tư hỗ trợ của Thành phố theo Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/07/2012 ban hành quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 – 2015.


Hai là, thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình, mục tiêu quốc gia, các chương trình khuyến nông, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn Huyện trong việc thực hiện Đề án nông thôn mới của các xã.

Hàng năm ngân sách huyện căn cứ vào kế hoạch, kết quả nguồn thu ngân sách để bố trí kinh phí phù hợp khi thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới theo lộ trình đã đề ra; trong đó chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở đó, huy động mọi nguồn lực góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn văn minh, giàu đẹp và yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Ba là, tăng cường đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn, bao gồm hệ thống điện, đường giao thông, chợ (chợ đầu mối), hệ thống kho chứa, hệ thống thuỷ lợi.

Trước hết, đối với hệ thống thuỷ lợi.

Hoàn thiện công tác phân vùng phát triển thủy lợi; tập trung đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các công trình kiểm soát lũ theo phương châm “sống chung với lũ”, tránh gây tác động xấu về môi trường; xây dựng các công trình phù hợp với đặc điểm tự nhiên và yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của từng tiểu vùng và phân khu phát triển thủy lợi, trong đó ưu tiên cho cải tạo và xây mới các công trình thủy lợi đối với các khu vực nuôi trồng thủy sản, bảo đảm cách ly được nguồn nước cấp và nguồn nước thải đã bị ô nhiễm ra khỏi vùng sản xuất. Hoàn thiện quy trình tưới, kiên cố hóa hệ thống kênh mương nội đồng và các cống đầu kênh, tăng đầu tư cho hệ thống trạm bơm điện vừa và nhỏ, nhằm sử dụng tiết kiệm nguồn nước tưới và giảm chi phí tưới để hạ giá thành sản phẩm. Cùng với các giải pháp hạn chế tác hại thiên tai, phải điều chỉnh quy hoạch sản xuất và dân cư thích ứng với điều


kiện thiên nhiên; nâng cao khả năng chủ động phòng chống thiên tai, hạn chế thiệt hại. Đồng thời, hoàn thành xây dựng các công trình thuỷ lợi kết hợp với phòng tránh lũ ở các đê, sông.

Thứ hai, đối với hệ thống điện.

Phát triển đồng bộ mạng lưới truyền tải điện gắn với các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung để tạo thuận lợi đưa máy móc, thiết bị cơ khí vào phục vụ sản xuất, giảm tổn thất điện trong quá trình sử dụng.

Thứ ba, đối với hệ thống chợ.

Tiếp tục phát triển mạng lưới chợ cả về số lượng và chất lượng. Phấn đấu đến năm 2020 sẽ có từ 1 - 2 chợ/xã; trên toàn huyện có 14 chợ loại III, trong đó 4 chợ cấp vùng và 10 chợ ở các xã. Ngoài ra, cần đầu tư nâng cấp, xây dựng cơ sở vật chất của các chợ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Thứ tư, đối với hệ thống giao thông.

Huy động tối đa mọi nguồn lực, tăng cường phối hợp giữa Nhà nước và nhân dân để thực hiện hoàn chỉnh các tuyến đường liên huyện, các tuyến đường nối với Tỉnh lộ, Quốc lộ tạo thành một mạng giao thông liên hoàn, thông suốt đảm bảo ô tô đến được trung tâm xã. Các tuyến đường liên xã có mặt đường rộng từ 3 - 5m, đảm bảo xe tải 3 - 5 tấn lưu thông dễ dàng, tỷ lệ mặt đường nhựa đạt trên 50%, góp phần tạo điều kiện cho lưu thông và vận chuyển hàng hóa được thuận tiện, dễ dàng, kích thích kinh tế phát triển.

4.2.3. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, đào tạo nghề, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng rộng rãi giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao

Đây là giải pháp quan trọng để thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thạch Thất. Với những lợi thế sẵn có, đặc biệt trong xu thế cạnh tranh giữa các vùng, miền, địa phương trong tiến trình phát triển và


hội nhập của đất nước, trong sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, công nghiệp, thương mại và dịch vụ,… thì việc đầu tư cho phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp là việc rất cần thiết. Hơn thế nữa, để kinh tế nông nghiệp huyện Thạch Thất phát triển đáp ứng nhu cầu sau dồn điền đổi thửa, sau quy hoạch thì điều kiện tiên quyết là công tác khuyến nông, tích cực ứng dụng những khoa học kỹ thuật trong sản xuất; đặc biệt là đào tạo, tập huấn nghề nghiệp để nâng cao trình độ cho người nông dân để họ có thể tiếp cận được công nghệ sản xuất mới và sử dụng những công nghệ đó hiệu quả nhất. Theo đó, cần thực hiện đồng bộ các nội dung chủ yếu sau đây:

Một là, đổi mới hoạt động khuyến nông, nâng cao kiến thức và khả năng tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật cho nông dân.

Mặc dù, hoạt động khuyến nông của Huyện trong thời gian qua đã được củng cố và tăng cường cả về mặt tổ chức, cơ chế quản lý và phương thức hoạt động nhưng vẫn còn những hạn chế như: lực lượng khuyến nông còn mỏng, nhất là khuyến nông ở cơ sở, nội dung hoạt động còn hạn hẹp, phương pháp tiếp cận chưa phù hợp và hình thức hoạt động thiếu đa dạng.

Trong thời gian tới, cần hoàn thiện công tác khuyến nông của Huyện bằng một số biện pháp:

Thứ nhất, khuyến khích mọi thành phần trong xã hội tham gia vào hoạt động khuyến nông.

Đối với khuyến nông Nhà nước: Tăng cường hệ thống khuyến nông từ Huyện xuống cơ sở, xây dựng lực lượng cán bộ khuyến nông đủ về số lượng (mỗi xã có ít nhất 01 đến 02 cán bộ khuyến nông hàng năm) và giỏi về kỹ năng chuyển giao; tích cực phối hợp giữa cơ quan khuyến nông với cơ quan nghiên cứu và đào tạo; tăng kinh phí hàng năm từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động khuyến nông.


Đối với tổ chức đoàn thể: Có cơ chế, chính sách để gắn các hoạt động khuyến nông với các chương trình, kế hoạch hoạt động của các tổ chức đoàn thể, nhất là Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân và Hội Cựu chiến binh.

Đối với các doanh nghiệp: Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp, chế biến nông sản tham gia vào hoạt động khuyến nông thông qua chương trình quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, đầu tư vùng nguyên liệu. Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phát huy vai trò trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho nông dân và doanh nghiệp đổi mới công nghệ, mua sắm máy móc nông nghiệp, đồng thời là người tư vấn về khoa học và công nghệ cho người vay vốn nhằm đảm bảo an toàn về vốn.

Đối với nông dân: Nông dân vừa là đối tượng hưởng lợi, vừa là đối tượng tham gia vào quá trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật theo hình thức lan rộng, do đó cần khuyến khích nông dân tham gia vào mạng lưới tuyên truyền viên khuyến nông tự nguyện ở cơ sở.

Thứ hai, đa dạng hóa nội dung và đổi mới phương pháp khuyến nông nhằm tạo điều kiện cho nông dân tiếp thu và áp dụng thành công tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Theo đó:

- Cần sử dụng hiệu quả các phương tiện truyền thông đại chúng hiện có trên địa bàn Huyện: đài truyền thanh Huyện, phát thanh xã, tờ rơi để giới thiệu các mô hình sản xuất hiệu quả, các tiến bộ khoa học công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp.

- Lồng ghép hoạt động khuyến nông trong các hội nghị đầu bờ, trong sinh hoạt của các tổ chức, đoàn thể ở địa phương; trong các lễ hội, các sinh hoạt văn hóa của các xã, thôn.


- Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các cơ quan chuyên ngành cấp Thành phố để trình diễn các dự án, mô hình khảo nghiệm; qua đó khuyến khích nông dân đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

- Tiếp tục hợp tác với các viện nghiên cứu khoa học, trường đại học, trung tâm khuyến nông, các trung tâm giống để tranh thủ tối đa, tiếp thu sớm nhất các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đưa vào sản xuất trên địa bàn Huyện theo hướng đi tắt đón đầu; đưa nhanh các giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng vào sản xuất đại trà; đẩy mạnh thâm canh và ứng dụng quy trình sản xuất tiên tiến, công nghệ tiên tiến trong sản xuất và chế biến bảo quản nông, lâm, thủy sản để mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Đào tạo, lựa chọn được đội ngũ giáo viên, tuyên truyền viên khuyến nông giỏi. Họ thực sự phải là những chuyên gia có kinh nghiệm và khả năng giải đáp từng chủ đề, có kỹ năng và phương pháp tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng nông dân có đặc điểm và trình độ khác nhau. Tài liệu phục vụ cho tuyên truyền viên khuyến nông cơ sở và nông dân phải hết sức ngắn gọn, dễ hiểu và tiện lợi trong quá trình sử dụng và lưu giữ.

Hai là, đẩy mạnh đào tạo, tập huấn nghề nghiệp để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ ngành nông nghiệp và nông dân.

Trước hết, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho các cán bộ ngành nông nghiệp, nhất là đội ngũ cán bộ thú y viên, khuyến nông viên và kỹ thuật viên bảo vệ thực vật cơ sở; đảm bảo hệ thống thú ý, khuyến nông viên, kỹ thuật viên bảo vệ thực vật cơ sở có trình độ từ cao đẳng trở lên.

Thứ hai, đẩy mạnh đào tạo nghề cho nông dân theo đề án 1956 đáp ứng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp; nâng cao kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi cho các hộ sản xuất để họ nâng cao khả năng tiếp thu, đẩy nhanh việc đưa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.


Thứ ba, tăng cường tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. Để thực hiện, cần phối hợp và tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan nghiên cứu khoa học của Trung ương, các viện nghiên cứu, trường đại học, các cơ quan chuyên môn của Thành phố để tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp cho các hội viên, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp của xã, thị trấn và bà con nông dân để họ ứng dụng vào sản xuất thực tế.

Tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyển giao cho nông dân phải phù hợp với trình độ dân trí, khả năng kinh tế và điều kiện sinh thái của từng địa phương. Để làm được điều này nên phân loại trình độ của đối tượng tham gia thành các nhóm hộ khác nhau, sau đó khuyến khích các nhóm hộ hình thành các câu lạc bộ hay hiệp hội những người cùng nguyện vọng, sở thích. Với sự tương đồng về trình độ, điều kiện kinh tế và cùng nguyện vọng, sở thích, khi gặp nhau sẽ dễ dàng trao đổi, tiếp thu và học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

Thứ tư, khơi dậy tâm tư, nguyện vọng về học tập cũng như tháo gỡ những vướng mắc trong sản xuất của hộ, từ đó lựa chọn chủ đề tập huấn, nội dung trao đổi phù hợp. Có như vậy mới lôi cuốn được họ tích cực tham gia.

Ba là, khuyến khích nông dân tích cực ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

Để khuyến khích nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cần có các chính sách hỗ trợ nông dân, nhất là các hộ nghèo và hộ đồng bào dân tộc.

- Về giống và công nghệ sinh học: Thực hiện chương trình trợ giá giống và hỗ trợ vật tư đối với các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng nông sản hàng hóa.

- Về cơ giới hóa nông nghiệp: Hỗ trợ vốn tín dụng để nông dân đầu tư các loại máy móc nông nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh máy nông nghiệp áp dụng phương thức bán trả chậm; tăng cường

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí