Nông Dân Là Một Trong Những Chủ Thể Tích Cực Tham Gia Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa, Xã Hội Và Môi Trường Ở Nông Thôn Trong Bối Cảnh Cách Mạng Công

69


tội phạm, đấu tranh ngăn chặn các hoạt động chống phá, diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch; thành lập mới, duy trì và nâng cao hiệu quả các mô hình phòng chống tội phạm; nông dân tham gia lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, tham gia diễn tập phòng thủ khu vực, thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Trong bối cảnh CMCN 4.0, các mô hình phong trào toàn dân bảo vệ an ninh trật tự ngày càng đổi mới, sáng tạo, bước đầu đã sử dụng công nghệ hiện đại trong đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội, tiêu biểu như các mô hình camera giám sát an ninh. Bên cạnh đó, mạng xã hội cũng đóng vai trò tích cực trong đảm bảo trât tự an toàn xã hội, chia sẻ những thông tin hữu ích về phòng chống tội phạm. Các cơ quan chức năng đã sử dụng mạng xã hội (Zalo, Viber, Facebook) để tuyên truyền thông tin về an ninh chính trị, an toàn xã hội, hướng dẫn về thủ tục tạm trú, thường trú và tuyên truyền về âm mưu, phương thức thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm để nhân dân cảnh giác; tiếp nhận các phản ánh của người dân về tình hình an ninh trật tự; trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình, tâm tư nguyên vọng của nhân dân…

2.2.2.3. Nông dân là một trong những chủ thể tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa, xã hội và môi trường ở nông thôn trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Là chủ nhân của xã hội nông thôn, nông dân đã tích cực chủ động tham gia vào mọi mặt đời sống văn hóa - xã hội ở nông thôn.

Thứ nhất, nông dân tích cực tham gia xây dựng hạ tầng văn hóa - xã hội - môi trường nông thôn.

Hạ tầng văn hóa - xã hội - môi trường nông thôn bao gồm các công trình văn hóa, thể thao, thông tin (nhà văn hóa, sân vận động, nhà tập luyện thể dục thể thao, câu lạc bộ văn hóa, câu lạc bộ thể dục thể thao, đài truyền thanh, thư viện, bưu điện), công trình giáo dục (trường học các cấp), y tế (trạm y tế, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, phòng khám), công viên, khu vui chơi giải trí, hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống thu gom và xử lý các chất thải….Hạ tầng văn hóa - xã hội - môi trường có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa - xã hội và bảo vệ môi trường nông thôn, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hoá, nâng cao đời sống tinh thần, nhu cầu học tập, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí của người dân nông thôn.

Trong bối cảnh CMCN 4.0, nông dân tích cực tham gia vào mọi quy trình xây dựng hạ tầng văn hóa - xã hội - môi trường nông thôn: tham gia bàn thảo, góp ý kiến vào quy hoạch, thiết kế, quy mô, địa điểm các công trình; trực tiếp đóng góp kinh phí; thực

70

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.


hiện hầu như mọi công việc xây dựng và hoàn thiện các công trình này. Ngày nay, nông dân không thuần túy là người sản xuất nông nghiệp, họ là một cộng đồng đa ngành nghề vừa sản xuất nông nghiệp, vừa làm thợ thủ công, vừa là thợ nề, thợ mộc, thợ tiện, thợ hàn, thợ sắt… chính với tay nghề không chuyên này, dưới sự hướng dẫn của các cán bộ kỹ thuật, họ hoàn toàn đủ năng lực thi công và hoàn thành hệ thống kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Khi trực tiếp thực hiện các công đoạn xây dựng, rõ ràng người nông dân đã trực tiếp giám sát cả tài chính, vật tư, kết cấu, chất lượng, tiến độ công trình. Thực tế này không những ngăn chặn được sự thất thoát, lãng phí vốn và vật tư mà còn chắc chắn bảo đảm chất lượng công trình một cách tối ưu nhất.

Nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư - 10

Thứ hai, nông dân tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa - xã hội ở nông thôn.

Trước hết, nông dân là chủ thể quan trọng giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong bối cảnh CMCN 4.0 như tình làng nghĩa xóm, ý thức cố kết cộng đồng thể hiện sự tương thân tương ái, đồng cam cộng khổ, giúp đỡ nhau khi “tắt lửa tối đèn”. Ở làng quê cũng thể hiện rất rõ thuần phong mỹ tục của dân tộc với nền nếp gia phong, tôn trọng hương ước, phản ánh cốt cách người nông dân cần cù, chất phác, đôn hậu, giàu lòng nhân ái. Bên cạnh đó, nông dân còn góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa làng nghề truyền thống. Trong bối cảnh CMCN 4.0, việc gìn giữ văn hóa làng nghề truyền thống đứng trước những thách thức không nhỏ về sự kết tinh giá trị văn hóa trong sản phẩm và tính ứng dụng thực tế. Hiện nay, mặc dù hoạt động của các làng nghề truyền thống gặp nhiều khó khăn trước làn sóng công nghệ 4.0, song các nghệ nhân làng nghề vẫn cố gắng tìm hướng đi mới để trụ vững và phát triển. Bên cạnh đó, nông dân còn tích cực tham gia phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn như: phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa, thôn, làng văn hóa”, phong trào xây dựng nếp sống văn minh nông thôn (cưới hỏi, tang lễ), phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng, phong trào khuyến học, khuyến tài….

Thứ ba, nông dân là chủ thể tích cực bảo vệ môi trường sống nông thôn xanh, sạch, đẹp.

Bảo vệ môi trường nông thôn được xác định là một trong những trụ cột chính để nâng cao chất lượng đời sống người dân nông thôn, là tiêu chí quan trọng để phát triển nông thôn bền vững. Bảo vệ môi trường không đơn thuần chỉ là thu gom, xử lý chất thải, cải tạo và phục hồi môi trường, mà còn phải chuyển đổi mô hình sản xuất, thay đổi hành

71


vi, lối sống để giảm thiểu tác động đến môi trường và từng bước nâng cao chất lượng môi trường. Nông thôn là địa bàn cư trú chủ yếu của nông dân. Chính vì vậy, nông dân là lực lượng quan trọng, lực lượng cơ bản gìn giữ môi trường sống ở nông thôn. Để có môi trường sống trong lành, thân thiện phụ thuộc rất lớn vào ý thức, trách nhiệm của người nông dân.

Trước hết, các hộ nông dân đã tích cực thực hiện các biện pháp hạn chế và giảm thiểu tác động đến môi trường, đặc biệt là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp: hạn chế triệt để sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có hại cho đất và cây trồng, tăng cường sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học; giảm mạnh lượng phân bón vô cơ, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ; thu gom và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng….Bên cạnh đó, nông dân còn tích cực thực hiện các biện pháp để kiểm soát ô nhiễm môi trường, trong đó phải kể đến hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực nông thôn. Mục đích chính của việc kiểm soát ô nhiễm môi trường là phòng ngừa, khống chế không để ô nhiễm môi trường xảy ra. Nói cách khác, kiểm soát ô nhiễm là quá trình con người chủ động ngăn chặn các tác động xấu đến môi trường từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Còn nếu vì những lí do khác nhau mà ô nhiễm môi trường vẫn xảy ra thì kiểm soát ô nhiễm chính là hoạt động xử lí, khắc phục hậu quả, phục hồi lại tình trạng môi trường như trước khi bị ô nhiễm. Ngoài ra, nông dân còn tích cực thực hiện cải thiện và khôi phục chất lượng môi trường đã được triển khai, với việc đẩy mạnh trồng cây xanh dọc các tuyến đường giao thông.

Tóm lại, là chủ nhân của xã hội nông thôn, nông dân đã tích cực, chủ động tham gia xây dựng đời sống văn hóa - xã hội và bảo vệ môi trường ở nông thôn trong bối cảnh CMCN 4.0. Họ chính là chủ thể quan trọng lưu giữ, bảo tồn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong bối cảnh mới; tích cực đóng góp xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao và tích cực tham gia phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn. Bên cạnh đó, nông dân còn hăng hái tham gia bảo vệ môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp.

Tiểu kết chương 2

Hiện nay, cuộc CMCN 4.0 diễn ra với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa - vật lý - sinh học với sự đột phá của Internet vạn vật và Trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới. Cuộc CMCN 4.0 đã tác động toàn diện đến tất cả các lĩnh vực sản xuất, trong đó có nông nghiệp; tác động sâu sắc đến các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, trong đó có nông dân.

72


Đối với nông dân thế giới nói chung, nông dân Việt Nam nói riêng, CMCN 4.0 không chỉ tác động đến sản xuất nông nghiệp (phương thức lao động sản xuất của nông dân) mà còn tác động đến đời sống chính trị, đời sống văn hóa - xã hội và môi trường sống của nông dân. Cuộc cách mạng này mang đến cho nông dân rất nhều cơ hội thuận lợi để phát triển song thách thức đặt ra cũng không hề nhỏ. Để có thể trụ vững trong bối cảnh mới, nông dân Việt Nam cần phải nỗ lực vươn lên, tích cực, chủ động nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức mà CMCN 4.0 mang lại.

Trong bối cảnh CMCN 4.0, giai cấp nông dân Việt Nam đã thể hiện rõ vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp, nông thôn:

Thứ nhất, nông dân là một trong những chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Họ chính là lực lượng lao động trực tiếp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, quyết định năng suất, chất lượng của sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh đó, nông dân là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp hướng đến sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Họ còn là bộ phận quan trọng trong chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra chuỗi giá trị nông sản cao.

Thứ hai, nông dân là một trong những chủ thể quan trọng góp phần xây dựng đời sống chính trị ở nông thôn. Họ góp phần trong thực hiện dân chủ cơ sở nông thôn với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Họ tích cực, chủ động tham gia giám sát hoạt động của hệ thống chính trị và tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội ở khu vực nông thôn.

Thứ ba, là chủ nhân của xã hội nông thôn, nông dân đã tích cực, chủ động tham gia xây dựng đời sống văn hóa - xã hội và bảo vệ môi trường ở nông thôn trong bối cảnh CMCN 4.0. Họ tích cực tham gia xây dựng hạ tầng văn hóa - xã hội - môi trường nông thôn; tham gia xây dựng đời sống văn hóa - xã hội nông thôn. Bên cạnh đó, nông dân còn hăng hái tham gia bảo vệ môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp.

73


Chương 3

VAI TRÒ CỦA NÔNG DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1. KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG DÂN TRONG VÙNG

3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên vùng đồng bằng sông Hồng

Vùng kinh tế - xã hội là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có các hoạt động kinh tế - xã hội tương đối độc lập, thực hiện sự phân công lao động xã hội của cả nước. Đây là loại vùng phục vụ việc hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên mỗi vùng của đất nước.

Vùng kinh tế - xã hội có những đặc trưng cơ bản sau:

Tính hệ thống: các vùng kinh tế của một nước, một vùng luôn có mối liên hệ bên trong mỗi vùng (liên hệ nội vùng), đồng thời có những mối liên hệ giữa các vùng khác (liên hệ liên vùng). Khi tìm hiểu về một vùng kinh tế không nên tách vùng đó ra khỏi hệ thống vùng của cả nước.

Tính cấp bậc: mỗi vùng kinh tế đều có qui mô lãnh thổ, dân số, lực lượng sản xuất nhất định và do đó có vai trò, vị trí nhất định trong nền kinh tế, trong hệ thống vùng của cả nước, không nên nhằm lẫn hoặc đồng nhất các cấp loại vùng kinh tế.

Tính đặc thù: mỗi vùng kinh tế đều có ít nhất một ngành chuyên môn hóa nhất định với khối lượng sản phẩm nhiều, giá thành rẻ, vừa đáp ứng thị trường trong vùng vừa bán ra thị trường ngoài vùng, kể cả xuất khẩu.

Tính tổng hợp: mỗi vùng kinh tế ngoài ngành chuyên môn hóa, đều có các ngành sản xuất, dịch vụ khác ít nhiều có kiên quan đến các ngành chuyên môn hóa tạo thành một tổng thể nền kinh tế lãnh thổ, hình thành cơ cấu vùng kinh tế.

Tính tổ chức: giữa các ngành kinh tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong một vùng mặc dù sản xuất theo cơ chế thị trường, cũng không hoàn toàn tự phát, tùy tiện mà luôn có sự kết hợp chặc chẽ với nhau ở những mức độ nhất định để hợp tác và phát triển cùng có lợi.

Hiện nay, Việt Nam được phân thành 6 vùng kinh tế - xã hội, bao gồm: vùng trung du và miền núi phía Bắc (14 tỉnh), vùng đồng bằng sông Hồng (11 tỉnh, thành phố), vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ (14 tỉnh, thành phố), vùng Tây

74


Nguyên (5 tỉnh), vùng Đông Nam Bộ (6 tỉnh, thành phố) và vùng đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh, thành phố).

Trong đó, vùng ĐBSH phân theo hành chính có 11 tỉnh, thành phố, gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Quảng Ninh. Toàn vùng có diện tích 23.336 km², chiếm khoảng 7,1% diện tích của cả nước. Phía bắc và đông bắc vùng ĐBSH là vùng Đông Bắc (Việt Nam), phía tây và tây nam là vùng Tây Bắc, phía đông là vịnh Bắc Bộ và phía nam là vùng Bắc Trung Bộ. Vùng có thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của cả nước.

Về tài nguyên đất đai, ĐBSH là vùng “đất chật người đông”. Diện tích đất bình quân đầu người thấp nhất cả nước (bình quân diện tích đất tự nhiên là 980 m2/người). Riêng diện tích đất canh tác bình quân chỉ có 495 m2/người [99, tr.92]. Hơn nữa, đất nông nghiệp trong vùng bị chia cắt manh mún thành những ô thửa nhỏ, là rào cản lớn cho việc phát triển nền nông nghiệp hàng hóa lớn. Trong những năm gần đây, đất nông nghiệp trong vùng có xu hướng suy giảm cả về số lượng, chất lượng và tính năng sản xuất. Tốc độ đô thị hóa gia tăng nhanh chóng khiến diện tích đất nông nghiệp thu hẹp đáng kể. Trong khi đó, đất nông nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì đây là vùng sản xuất lúa chủ yếu, là nơi bảo đảm an toàn lương thực cho toàn vùng và các tỉnh phía bắc.

Về tài nguyên khí hậu, vùng ĐBSH có khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa hè nóng ẩm nhưng mùa đông lạnh và hơi khô. Khí hậu phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa nắng trùng với mùa mưa; mùa lạnh khô hanh vào đầu mùa, ẩm ướt vào cuối năm. Nhiệt độ thay đổi lớn, mưa nắng nhiều, độ ẩm cao, là điều kiện lý tưởng để hình thành cơ cấu cây trồng đa dạng. Tuy nhiên, các hiện tượng thời tiết tiêu cực của vùng là giông, bão, áp thấp nhiệt đới thường dẫn đến mưa úng và lũ trong nội đồng. Sóng lớn và nước dâng ở vùng cửa sông và bờ biển gây hậu quả nghiêm trọng đến phát triển nông nghiệp của vùng.

Về tài nguyên nước, ĐBSH là vùng châu thổ hạ lưu của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình. Vùng có hệ thống sông ngòi dày đặc làm nhiệm vụ điều tiết nước trên vùng thượng nguồn của hệ thống sông Hồng. Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm khá dồi dào. Tài nguyên nước rất cần thiết cho sự phát triển nông nghiệp.

Về tài nguyên biển, ĐBSH có một vùng biển lớn, với đường bờ biển kéo dài. Bờ biển có bãi triều rộng và phù sa dày là cơ sở nuôi trồng thuỷ hải sản, nuôi rong câu và

75


chăn vịt ven bờ. Ngoài ra một số bãi biển, đảo có thể phát triển thành khu du lịch Đồ Sơn, Cát Bà (Hải Phòng), Hạ Long, Bãi Cháy, Trà Cổ (Quảng Ninh)...

Tóm lại, vùng ĐBSH có vị trí địa lý thuận lợi, có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời. Bên cạnh đó, vùng có điều kiện tự nhiên và tài nguyên rất thuận lợi cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh CMCN 4.0. Đặc biệt, vùng ĐBSH còn có thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học, kinh tế và giao dịch quốc tế. Đây là lợi thế quan trọng riêng có của vùng ĐBSH mà các vùng khác trên cả nước không có được. Khó khăn lớn nhất chi phối đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng theo hướng hiện đại là dân số đông, ruộng đất bình quân đầu người rất thấp, lại bị chia nhỏ, manh mún. Khó khăn này đặt ra yêu cầu sản xuất nông nghiệp của vùng phải đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, tăng giá trị của nông sản.

3.1.2. Đặc điểm của nông dân vùng đồng bằng sông Hồng

3.1.2.1. Đặc điểm về dân số và lao động

Vùng ĐBSH là nơi tập trung dân cư lớn nhất của cả nước. Theo Báo cáo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/2019, dân số của vùng là 22.543.607 người (chiếm 23,4% dân số cả nước). Đây cũng là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước (1.060 người/km2) [5, tr.60, 55]. Dân số đông đem lại lợi thế nguồn lao động dồi dào. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của vùng ĐBSH sơ bộ năm 2019 là 12.438,2 nghìn người (chiếm khoảng 54,1% dân số của vùng) [164, tr.152,162].

Trong đó, dân số nông thôn trong vùng chiếm khoảng khoảng 59,2% dân số của vùng. Trừ Hà Nội (35,38%), Bắc Ninh (51,4%), Quảng Ninh (49,53%), Hải Phòng (53,2%), cơ cấu dân số nông thôn ở các tỉnh còn lại trong vùng đều rất cao, cụ thể: Vĩnh Phúc (75%), Hải Dương (74,7%), Ninh Bình (78,8%), Hưng Yên (87%), Thái Bình

(89,4%), Hà Nam (84,13%), Nam Định (81,25%) [165] [Phụ lục 1]. Dân cư nông thôn đông đúc song diện tích đất canh tác nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, đặt ra tình trạng thiếu việc làm, thừa lao động nông nghiệp khá phổ biến và yêu cầu sản xuất nông nghiệp phải đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, tăng giá trị của nông sản.

Về lao động nông, lâm, ngư nghiệp, vùng ĐBSH có khoảng 2,26 triệu người [163, tr.504]. Trong đó, số lao động chưa qua đào tạo lên tới 91,07%; đã qua đào tạo nhưng không có văn bằng, chứng chỉ là 4,25%; sơ cấp nghề và có chứng chỉ chuyên môn, kỹ thuật là 2,07%; trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp chiếm 1,28%; cao đẳng nghề, cao đẳng, đại học trở lên chỉ chiếm 1,27% [163, tr.507] [Phụ lục 2]. Như vậy, hầu hết lao động nông, lâm, ngư nghiệp của vùng chưa qua đào tạo về chuyên môn kỹ

76


thuật. Đây thực sự là một trở ngại lớn cho quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao của vùng trong bối cảnh CMCN 4.0. Đây cũng là rào cản trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của vùng trong cả nước và trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Trước đổi mới (năm 1986), ĐBSH cơ bản là vùng thuần nông. Nông nghiệp chủ yếu là độc canh cây lúa, các ngành nghề khác chỉ là những nghề bổ trợ trong thời gian nông nhàn. Bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với quá trình chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSH, cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của nông dân trong vùng đã có sự chuyển biến tích cực, biểu hiện rõ nét trong cơ cấu hộ và cơ cấu lao động nông thôn của vùng hiện nay.

Về cơ cấu hộ ở nông thôn vùng ĐBSH: gồm có nhóm hộ cơ bản: hộ thuần nông, hộ hỗn hợp và hộ phi nông nghiệp.

Nhóm hộ gia đình thuần nông (làm nông nghiệp là chính). Đây là nhóm hộ mà phần lớn trong số họ không có tính cơ động kinh tế - xã hội và mang nặng tính chất kinh tế truyền thống tự cung, tự cấp. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong vùng đa số đều rơi vào nhóm hộ này. Đối với họ, khả năng chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp là rất khó khăn vì hạn chế về trình độ, năng lực, lại không có đủ điều kiện thuận lợi để chuyển đổi nghề. Mặc dù vậy, trong nhóm hộ thuần nông này vẫn có một bộ phận ở những vùng thuận lợi cho nuôi trồng thủy, hải sản, họ tích tụ ruộng đất, trở nên giàu có, trở thành những ông chủ trang trại ở nông thôn.

Nhóm hộ hỗn hợp: Với xu hướng đa dạng hoá ngành nghề, một bộ phận nông dân ĐBSH đã lựa chọn mô hình sản xuất kinh doanh hỗn hợp, tìm kiếm thêm ngành nghề ngoài nông nghiệp vừa nhằm giải quyết lao động dư thừa tại chỗ, vừa tăng thêm thu nhập. Sự phân công lao động trong nhóm hộ gia đình này rất đa dạng, phụ thuộc vào tính năng động của các thành viên trong hộ gia đình (cận giang, cận thị, cận lô...), truyền thống làng xã, tổ chức gia đình, số lượng lao động, trình độ văn hoá, năng lực sản xuất, vốn đầu tư; tùy thuộc vào quy mô tích tụ ruộng đất, ao, vườn... Mỗi gia đình tìm ra một cách tổ chức lao động sao cho phù hợp nhất với điều kiện gia đình và địa phương. Tuy nhiên, do tâm lý, tập quán của người nông dân nên đa số hộ hỗn hợp vẫn giữ ruộng đất đã tích tụ để tránh rủi ro khi nghề phi nông nghiệp gặp khó khăn, mặc dù họ không trực tiếp sản xuất nông nghiệp, mà thuê người làm.

Nhóm hộ phi nông nghiệp gồm những gia đình đã chuyển sang một số ngành nghề phi nông nghiệp như buôn bán, dịch vụ, hoặc sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Những hộ tách khỏi nông nghiệp thường là những hộ có tiềm lực kinh tế do tích góp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/05/2022