Khái Quát Về Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội Huyện Na Rì


Phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, gồm các dãy núi kéo dài liên tiếp nhau có độ cao thay đổi từ 300m - 700m. Địa hình vùng này rất phức tạp, hầu hết các dãy núi được hình thành trên các khối đá mắc ma, biến chất, trầm tích, có đỉnh nhọn, độ dốc lớn. Xen kẽ giữa các dãy núi chạy dọc theo các sông suối lớn có các thung lũng nhỏ hẹp dạng lòng máng hầu hết đã được khai thác để trồng lúa màu. Một số nơi do việc khai thác không hợp lý, độ che phủ thực vật giảm, đất đai bị xói mòn, rửa trôi, hàm lượng các chất dinh dưỡng suy giảm nhiều.

Địa hình của huyện Na Rì đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất, cụ thể là các quá trình rửa trôi và tích luỹ. Quá trình rửa trôi diễn ra mạnh vào mùa mưa ở vùng núi đá chia cắt, dốc nhiều, ở vùng đồi núi thấp có những thung lũng tương đối bằng phẳng, thích nghi với các loại cây lương thực và cây ngắn ngày vùng nhiệt đới.

* Thủy văn

Trên địa bàn huyện Na Rì có 2 con sông lớn chảy qua, đó là sông Bắc Giang và sông Na Rì.

- Sông Bắc Giang: Bắt nguồn từ vùng núi có độ cao 1.200m thuộc xã Thượng Quan (huyện Ngân Sơn), chảy theo hướng Bắc - Nam rồi chuyển sang hướng Tây - Đông qua thị trấn Yến Lạc, đổ vào hệ thống sông Kỳ Cùng, tỉnh Lạng Sơn ở phía Bắc huyện Na Rì. Đoạn chảy qua huyện dài 28,6km trên địa bàn các xã Lương Thượng, Lạng San, Lương Thành, Lam Sơn, thị trấn Yến Lạc và xã Kim Lư. Chiều rộng lòng sông trung bình 40 - 60m, độ chênh cao giữa sông và mặt ruộng khoảng 4 - 5m. Lưu lượng dòng chảy bình quân năm đạt 24,2 m3/s, vào mùa lũ lưu lượng có thể lên tới 2.100 m3/s (năm 1979, 1986). Ngoài ra, thượng nguồn sông Bắc Giang còn có một số nhánh suối chính như suối Khuổi Súng, suối Tả Pìn, suối Khuổi Khe là nguồn sinh thuỷ dồi dào cung cấp lượng dòng chảy đáng kể cho sông chính.

- Sông Na Rì: Bắt nguồn từ vùng núi đá có độ cao 850m thuộc xã Yên


Cư (huyện Chợ Mới) chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua các xã Đổng Xá, Xuân Dương, Dương Sơn, Hảo Nghĩa, Văn Minh và gặp sông Bắc Giang tạiPác Cáp (xã Lương Thành). Sông có chiều dài 55,5km, diện tích lưu vực 540km2, độ dốc bình quân 22,70%, dòng chảy Q = 9,60m3/s. Sông Na Rì là hợp lưu của một số suối chính như suối Bản Buốc (xã Liêm Thủy), suối Bản Cháo (xã Đổng Xá), suối Khuổi Lu (xã Quang Phong, Côn Minh, Hảo Nghĩa) với diện tích lưu vực 88km2 và lưu lượng dòng chảy Q = 1,46 m3/s; suối Cư Lễ với diện tích lưu vực 15km2 và lưu lượng dòng chảy Q = 0,25 m3/s.

Đặc điểm chung của các sông suối trong huyện là có độ dốc lớn, lắm thác nhiều ghềnh. Lưu lượng dòng chảy phân bố không đều trong năm, chủ yếu tập trung vào mùa lũ (chiếm khoảng 60 - 80% tổng lượng dòng chảy trong năm), nên việc khai thác sử dụng gặp khó khăn, đòi hỏi đầu tư lớn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất

Giải pháp huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn - 7

Đất Na Rì chủ yếu được hình thành do sự phong hóa trực tiếp của đá mẹ và một phần hình thành do sự bồi tụ phù sa các hệ thống sông, suối. Toàn huyện gồm có 10 loại được phân thành 2 nhóm chính: Nhóm đất thủy thành và nhóm đất địa thành.

* Nhóm đất địa thành (đồi núi)

Có diện tích 81.999 ha, chiếm 96,13% diện tích tự nhiên; nhóm đất này gồm các loại đất sau:

+ Đất Feralít mùn vàng nhạt trên núi cao trên 700 m (FH): loại đất này có diện tích 3.297 ha, chiếm 3,87% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã Cư Lễ, Vũ Loan, Kim Hỷ, Côn Minh, Đổng Xá, Dương Sơn. Hình thành trên các loại đá: Granít, Liparit, phiến thạch biến chất,… tầng đất mỏng, màu vàng nhạt có nhiều đá lộ đầu, địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, tỷ lệ mùn cao, mức độ tích luỹ sắt (Fe3+), nhôm (Al3+) không nhiều bằng vùng núi thấp và vùng trung du. Loại đất này chủ yếu dành cho phát triển lâm nghiệp, tuy nhiên có thể lựa chọn một số nơi để trồng cây ăn quả như: đào, lê, táo, mơ, mận,…


+ Đất Feralít đỏ nâu trên đá vôi (FQv): loại đất này có diện tích 23.518ha, chiếm 27,57% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Đổng Xá, Xuân Dương, Dương Sơn, Hảo Nghĩa, Côn Minh, Hữu Thác, Cư Lễ, Lam Sơn, Lương Thành, Lạng San, Vũ Loan, Lương Hạ, Văn Minh, Cường Lợi, Văn Học, Kim Hỷ, Ân Tình, Liêm Thuỷ.

+ Đất Feralít đỏ vàng trên đá biến chất (FQj): loại đất này có diện tích 1.052ha, bằng 1,23% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ở các xã trong huyện. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, tỷ lệ sét cao, hàm lượng mùn và đạm tổng số khá giàu, hàm lượng kali, lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo, loại đất này chủ yếu dành cho lâm nghiệp.

+ Đất Feralít vàng đỏ trên phiến thạch sét (FQs): Là loại đất có diện tích lớn nhất so với các loại đất khác với 50.416ha, bằng 59,10% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu khắp các xã trong huyện

+ Đất Feralít màu vàng nhạt trên đá cát (FQq): Loại đất này có diện tích 3.680ha, chiếm 4,31% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Lương Thượng, Lạng San, Vũ Loan, Văn Học.

* Nhóm đất thủy thành

Có diện tích 1.977ha, chiếm 2,32% diện tích tự nhiên của huyện và gồm các loại sau:

+ Đất phù sa sông: Phân bố chủ yếu ở các khu vực có địa hình thấp, trũng gần sông Bắc Giang tại các xã (ở địa hình thấp của sông Bắc Giang) Lương Hạ, Kim Lư, thị trấn Yến Lạc.

+ Đất phù sa ngòi, suối: Có diện tích 1.281ha, chiếm 1,50% diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo các triền suối thuộc các xã Kim Hỷ, Đổng Xá, Kim Lư,… là sản phẩm bồi tụ phù sa của ngòi, suối.

+ Đất dốc tụ trồng lúa nước: Có diện tích 139ha, chiếm 0,16% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã Xuân Dương, Ân Tình, Hảo Nghĩa, Lương Thành. Là kết quả của quá trình xói mòn từ đồi núi đổ xuống theo dòng chảy được tích tụ lại ở chân sườn dốc và các lòng chảo đã được khai phá thành ruộng để trồng lúa nước.


+ Đất dốc tụ trồng lúa nước ảnh hưởng Cacbonat (LdK): Có diện tích 211ha, chiếm 0,23% diện tích đất tự nhiên, phân bố rải rác ở các xã có núi đá vôi như Liêm Thuỷ, Xuân Dương, Côn Minh, Dương Sơn, Lương Hạ, Kim Lư,… Loại đất này chỉ khác đất dốc tụ (Ld) là bị ảnh hưởng Cacbonat, nên đất có phản ứng hơi kiềm (pHkcl = 6,5 - 7,5).

+ Đất Feralít biến đổi do trồng lúa nước (Lf): Có diện tích 346ha, chiếm 0,41% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Vũ Loan, Cường Lợi, Hảo Nghĩa, Quang Phong, Hữu Thác,… được hình thành từ đất đồi được san thành ruộng bậc thang để trồng lúa nước nên tính chất đất khác hẳn về màu sắc, thành phần cơ giới và các chất dinh dưỡng.

Nhìn chung đất đai Na Rì cho phép phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên phần lớn đất của huyện là đất bị xói mòn trơ sỏi đá, thoái hoá nghiêm trọng, nên việc phục hồi, nâng cao chất lượng đất là một nhiệm vụ quan trọng trong sử dụng đất.

Tài nguyên nước

Nước mặt

Với lượng mưa hàng năm khá lớn, hệ thống ao hồ và sông suối nhiều nên nguồn nước mặt ở Na Rì khá phong phú. Do cấu tạo địa chất cộng với địa hình cao, dốc nên khả năng giữ nước vào mùa khô rất khó vì vậy cần có giải pháp hợp lý về công tác thủy lợi, kết hợp với nâng cao độ che phủ của rừng để đảm bảo nguồn nước cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong tương lai.

Nước ngầm

Tài nguyên nước ngầm ở Na Rì chưa được khảo sát, đánh giá đầy đủ, song qua tình hình khai thác phục vụ sinh hoạt của nhân dân cho thấy, trữ lượng nước ngầm ở các vùng thấp, ven sông suối là khá dồi dào.

Tài nguyên rừng

Hiện nay, huyện có 66.949,96ha đất lâm nghiệp, chiếm 78,49% diện tích tự nhiên; trong đó rừng sản xuất chiếm 64,14% diện tích đất lâm nghiệp, rừng phòng hộ chiếm 19,04% đất lâm nghiệp, rừng đặc dụng 16,82% đất lâm nghiệp.


Rừng được phân bố ở tất cả các xã và thị trấn trong huyện.

Rừng của Na Rì ngày nay liên quan mật thiết với những đặc trưng địa lý tự nhiên và quá trình diễn biến tài nguyên rừng, thảm thực vật rừng của huyện. Rừng phát huy tác dụng rất cao đối với đất - nước - môi trường của huyện, trong điều kiện hiện tại thuộc tính phòng hộ của rừng đối với nguồn nước, ngăn chặn xói mòn và thoái hóa đất, điều hòa khí hậu thể hiện rất rò rệt. Nằm trong vùng có điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai nhiều thuận lợi, nên thảm thực vật ở đây phát triển rất đa dạng và phong phú. Đến nay độ che phủ rừng của huyện đã đạt 73%. Thảm thực vật rừng của huyện được chia thành 2 dạng sau:

* Thảm thực vật tự nhiên

Rừng tự nhiên ở Na Rì chủ yếu thuộc kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới, được phát triển chủ yếu trên địa hình núi cao, các khe suối và hợp thuỷ có nhiều tầng và nhiều loài có độ che phủ tốt, tầng thảm mục dày, đất tơi xốp. Loại rừng này có diện tích rất lớn, đây là nguồn tài nguyên quý không chỉ riêng của huyện, của tỉnh mà còn chung của cảnước. Các khu rừng này đã và đang được quy hoạch thành các vườn rừng quốc gia, rừng đầu nguồn để bảo vệ môi trường thiên nhiên sinh thái và các loài động thực vật quý hiếm nhằm phục vụ cho nghiên cứu khoa học, du lịch danh lam thắng cảnh.

Các kiểu rừng khác ở Na Rì có diện tích không lớn, được phát triển trên địa hình đồi lượn sóng và trên nhiều loại đất với cây tiêu biểu là khộp, có nơi xen kẽ khộp và le, trúc, tre, nứa,... Đây là kiểu rừng thưa, cây lá rộng thường có một tầng duy nhất, cây ít cành và ít lá, tầng mặt cỏ vẫn phát triển được.

Rừng non tái sinh và cây bụi là kết quả của việc khai thác qua nhiều năm, rừng cây lá rộng đã nhường lại cho cây non phát triển, cây cao từ 2 - 15m, phân bố ở hầu khắp các vùng trên địa bàn huyện, trên các dạng địa hình và các loại đất khác nhau với thảm thực vật chủ yếu là các cây họ dầu, đậu, xoan, dẻ, gai, sim, cỏ lau... Hiện nay loại rừng này là đối tượng bị khai thác mạnh nhất do việc chuyển mục đích sử dụng sang trồng cây nông nghiệp.


Thảm cỏ tự nhiên: Loại hình này là kết quả của nhiều lần khai phá, đốt nương làm rẫy, các loại cây gỗ bị phá bỏ nhường chỗ lại cho thảm cỏ tự nhiên phát triển.

* Thảm thực vật trồng

Bên cạnh sự phong phú về thảm thực vật tự nhiên, thảm thực vật trồng ở Na Rì cũng hết sức đa dạng về chủng loại với nhiều loại cây nhiệt đới điển hình như các loại cây ăn quả... và nhiều loại cây lương thực khác.

Nhìn chung, Na Rì là huyện có nguồn tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng với nhiều loài động, thực vật quý hiếm ở trong nước và quốc tế. Tuy nhiên do nạn phá rừng cùng với công tác quản lý chưa được chặt chẽ đã làm cho nguồn tài nguyên phong phú này có nguy cơ bị cạn kiệt.

Tài nguyên khoáng sản

Theo kết quả điều tra, thăm dò, Na Rì là một trong những khu vực trọng điểm, tập trung nhiều khoáng sản của tỉnh Bắc Kạn với các khoáng sản sau:

- Vàng (vàng sa khoáng): Phân bố chủ yếu ở các xã Lương Thượng, Kim Hỷ và Lạng San (xung quanh khối đá vôi dọc theo sông Bắc Giang), đây là loại khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn của Na Rì.

- Nhôm: Phân bố chủ yếu tại xã Kim Hỷ.

- Atimon: Được phát hiện tại khu Khum Mằn (xã Kim Lư); Khuổi Luông (xã Lam Sơn) trong các đá lục nguyên xen Cacbonnat. Loại khoáng sản này chưa được nghiên cứu, thăm dò cụ thể nên chưa xác định được trữ lượng và chất lượng.

- Thủy ngân: Theo điều tra trên địa bàn huyện có 2 điểm quặng tại khu vực Nà Piệt và Tân An trong các đá lục nguyên xen Cacbonnat. Tuy nhiên các điểm quặng này có quy mô nhỏ, khả năng khai thác không cao.

- Đá vôi xây dựng: Tập trung tại khu vực núi đá vôi Kim Hỷ, loại khoáng sản này có trữ lượng lớn. Hiện tại đang được khai thác và đưa vào sử dụng phục vụ cho nhu cầu xây dựng của nhân dân.


Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của huyện khá đa dạng và phong phú cả về chủng loại lẫn quy mô. Hiện tại trên địa bàn đã có một số mỏ đang được khai thác, trong thời gian tới cần phải có các biện pháp khai thác hợp lý, khoa học và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tài nguyên du lịch

Huyện Na Rì có một số tài nguyên du lịch thiên nhiên rất kỳ vĩ, hứa hẹn đem lại nhiều sự hấp dẫn cho du khách như Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, động Nàng Tiên huyền bí và thác Nà Đăng cùng với thảm thực vật đa dạng.

Tài nguyên nhân văn

Là huyện có nhiều dân tộc sinh sống như Tày, Nùng, Dao, Kinh, Mông… (trong đó đông nhất là dân tộc Tày và dân tộc Nùng). Các lễ hội văn hóa truyền thống phi vật thể vẫn được tổ chức thường xuyên như: Hội chợ tình truyền thống Xuân Dương (ngày 25/3 âm lịch), lễ hội Lồng Tồng xã Lam Sơn (ngày 07/01 âm lịch),… Nhân dân các dân tộc có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, vượt qua khó khăn gian khổ.

Thực trạng cảnh quan môi trường

Na Rì là huyện có địa hình cao, nhiều dãy núi, nhiều thác ghềnh, hang động. Đan xen là những sông, suối, những dải đồi, những khu rừng tự nhiên, những vùng cây công nghiệp đan xen với những đồng lúa tạo nên cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú. Bên cạnh đó là các di tích lịch sử, các thắng cảnh thiên nhiên, những bản, làng đặc trưng của người dân tộc vùng cao như Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, động Nàng Tiên huyền bí, thác Nà Đăng,...

2.1.2. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Na Rì

* Thực trạng về phát triển kinh tế

Tổng sản lượng lương thực là 31.340 tấn, Lương thực bình quân là 412,5 kg/người/năm, Giá trị tăng thêm bình quân đầu người/năm ước đạt 20 triệuđồng

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là: 9,68 %/năm, Công nghiệp - xây dựng là 26,04%/năm, Dịch vụ tăng là 5,27%/năm,Nông,lâm nghiệp, thủy sản là5,96%/năm.


Tỷ trọng cơ cấu kinh tế (giá trị tăng thêm theo giá thực tế):Nông, lâm, thủy sản chiếm 40,0%; công nghiệp, xây dựng chiếm 24,1%; dịch vụ chiếm35,9%.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 2.719 tỷ đồng, đạt27,19%.

Tốc độ tăng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn bình quân 8,9%/năm, đạt58,04%.

* Thực trạng về dân số, lao động và việc làm[14]

Tỷ lệ hộ nghèo còn 6,2%, Số xã cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới: 04xã, Tạo việc làm mới bình quân hàng năm cho 1.690 lao động, Tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia: 39/62 trường, Tỷ lệ khu dân cư đạt tiêu chuẩn khu dân cư văn hoá 85%, gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá 83%, Tỷ lệ hộ gia đình được dùng nước hợp vệ sinh, nước sạch sinh hoạt là 93%, Độ che phủ rừng 22%, Tỷ lệ chất thải rắn, chất thải nguy hại được thu gom xử lý50%.

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (thể cân nặng) ước thực hiện là: 15,8%, Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm là 1,12%, Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được kiên cố hoá 51,12%, Số thuê bao Internet 12,6/100 dân, Tỷ lệ dân cư đô thị 5,0%, đạt 27,8%, Tỷ lệ cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường50%.

* Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng xãhội

a) Hệ thống giaothông

Na Rì là một huyện miền núi, địa hình đồi dốc, dân cư phân bố không tập trung, hệ thống đường GTNT rất đa dạng. Toàn huyện có 702,5km đường, trong đó: Đường Quốc lộ là: 28,2km; đường tỉnh lộ: 38,6km; đường huyện lộ: 78,3km; đường liên xã: 43,9km; đường liên thôn, nội thôn:291,5km, đường ra đồng lên đồi:220km.

b) Cơ sở vật chất y tế

Trên địa bàn huyện có 20 trạm y tế, cơ sở vật chất của trạm y tế đến nay có 7/20 trạm đạt tiêu chí quốc gia về y tế; 05/20 trạm đã vàđangxâydựng đạt chuẩn;

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022