Giải pháp huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Nội dung 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM 12

Bảng 1.2: Tổng hợp kết quả thực hiện theo tiêu chí nông thôn mới của huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn 30

Bảng 1.3: Kết quả xây dựng nông thôn mới tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 32

Bảng 3.1. Tình hình thực hiện tiêu chí giao thông 59

Bảng 3.2. Tình hình thực hiện tiêu chí thủy lợi 60

Bảng 3.3. Tình hình thực hiện tiêu chí về điện nông thôn 61

Bảng 3.4. Tình hình thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa 62

Bảng 3.5. Tình hình thực hiện tiêu chí về Thông tin và truyền thông 63

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Bảng 3.6. Tình hình thực hiện tiêu chí nhà ở dân cư 63

Bảng 3.7. Tình hình thực hiện tiêu chí về giáo dục 65

Giải pháp huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn - 2

Bảng 3.8. Tình hình thực hiện tiêu chí môi trường 67

Bảng 3.9. Tình hình thực hiện tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị . 67 Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí trên toàn huyện 69

Bảng 3.11. Nhu cầu nguồn vốn trong xây dựng NTM huyện Na Rì(Giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020) . 71

Bảng 3.12. Kết quả huy động vốn trong xây dựng NTM(giai đoạn 2011 - 2018) 71

Bảng 3.13. Nhu cầu nguồn vốn xây dựng NTM tại 03 xã nghiên cứu(giai đoạn 2016 - 2020) 74

Bảng 3.14. Kết quả huy động theo nguồn vốn tại 03 xã nghiên cứu (Giai đoạn 2011 - 2018) 75

Bảng 3.15. Vốn huy động nguồn vốn theo các lĩnh vực đầu tư tại 03

xã nghiên cứu 77

Bảng 3.16. Kết quả điều tra nguồn cung cấp thông tin chongười dân về chương trình NTM 79

Bảng 3.17. Kết quả điều tra sự hiểu biết của người dânvề chương trình NTM 80

Bảng 3.18. Kết quả điều tra các hoạt động tham gia ý kiến của người dân vào chương trình NTM 81

Bảng 3.19. Kết quả điều tra cán bộ về những hoạt động xây dựngNTM mà người dân tham gia ý kiến 82

Bảng 3.20. Kết quả huy động cơ sở vật chất của cộng đồng 83

Bảng 3.21. Kết quả điều tra hộ gia đình về huy động công lao độngxây dựng NTM 84

Bảng 3.22. Kết quả điều tra hộ gia đình về đánh giá tình hình thực hiệnhuy động nguồn lực xây dựng NTM 85


TRÍCH YẾU CỦA LUẬN VĂN


Tên đề tài Giải pháp huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn

Huyện Na Rì là huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bắc Kạn, có diện tích tự nhiên là 85.300,00 ha, chiếm 17,54% diện tích tự nhiên tỉnh Bắc Kạn, gồm 21 xã và 01 thị trấn với 233 thôn, bản.

Với mục tiêu:

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn lực và huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.

- Đánh giá thực trạng huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn thời gian qua.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện.

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm huy động có hiệu quả các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn thời gian tới.

Trong phạm vi đề tài này, tôi sử dụng Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp; Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp; Phương pháp xử lý và phân tích thông tin: Toàn bộ sốliệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính được vận dụng trong quá trình nghiên cứu để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn, cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung cần nghiên cứu. Các số liệu được xử lý thống kê theo phương pháp nghiên cứu tính toán trên Excel.

Qua nghiên cứu cho thấy việc huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại 3 xã cho thấy, việc huy động nguồn lực chủ yếu tập trung vào vốn từ ngân sách nhà nước cấp chiếm 62,83 % và nguồn vốn huy động từ cộngđồng dân cư chiếm 37,17 %, các xã chưa huy động được nguồn vốn từ các doanh nghiệp và vốn tíndụng.


Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng cho thấy để huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới các xã được lựa chọn nghiên cứu trên địa bàn huyện Na Rì đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau. Có nhiều cách làm hay, sáng tạo, và đề tài cũng đưa ra một số giải pháp về huy động nguồn lựccó thể áp dụng cho các địa phương khác được, đólà: Cơ chế, chính sách; nângcaonhậnthứcchongườidân,đẩymạnhtuyêntruyềnvềxâydựngNTM; Triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp huy động các loại nguồn vốn; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; đa dạng hóa cácnguồn vốn huy động đầu tư; thực hiện việc kế thừa, lồng ghép các chương trình, dự án triển khai trên địa bàn; hoàn thiện môi trường đầu tư và tăngcường thu hút đầu tư; nâng cao chất lượng công tác quản lý để sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư; phát huy vai trò của chủ thể cộng đồng dân cưtrong thực hiện chương trình nông thônmới.


MỞ ĐẦU


1.Tính cấp thiết của đề tài

Sau gần 30 năm thực hiện đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp,nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn. Tuy nhiên, những thành tựu đó chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của đất nước. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn đang là khu vực chậm phát triển nhất trong nền kinh tế.

Đề án xây dựng nông thôn mới là chương trình mục tiêu quốc gia, mang tính thời sự trong giai đoạn2010 - 2020 được thủ tướng chính phủ phê duyệt và cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 26-NQ/TW về xác định nhiệm vụ xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đây là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế, xã hội, chínhtrị và an ninh quốc phòng. Theo đó, nông thôn nước ta trong 10 năm tới sẽ có những thay đổi to lớn cả về diện mạo cũng như về tiềm lực. Nông thôn sẽ được quy hoạch lại vừa gìn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc lại vừa đáp ứng được những đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chất lượng cuộc sống của nông dân sẽ được nâng cao. Mô hình sản xuất mới sẽ mang lại hiệu quả cũng nhưphát huy được lợi thế của từng địa phương.

Qua chương trình xây dựng nông thôn mới, đối tượng được hưởng lợi trực tiếp đó chính là người nông dân. Những định dạng về nông thôn mới không chỉ dừng lại ở mục tiêu tăng mức thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân mà là một sự thay đổi vô cùng to lớn, toàn diện đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Những khó khăn mà người nông dân hiện nay ở nông thôn đang phải đối mặt sẽ được giải quyết một cách căn bản.

Quá trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhiều xã trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Điều này đã


làm ảnh hưởng tới việc hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở huyện Na Rì và Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới của tỉnh Bắc Kạn.

Để hiểu rò hơn về thực trạng huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Na Rì đã được triển khai như thế nào? Việc huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới của các địa phương trong huyện chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? Cần có giải pháp gì góp phần nâng cao hiệu quả huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Na Rì thời gian tới? Xuất phát từ thực tế đó tôi lựa chọn đề tài:“Giải pháp huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài luận văn thạc sỹ.

2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn thời gian qua, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn thời gian tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn lực và huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.

- Đánh giá thực trạng huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn thời gian qua.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện.

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm huy động có hiệu quả các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn thời gian tới.


3. Đối tượng nghiên cứu

- Các vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

- Các hoạt động liên quan đến huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

4. Phạm vi nghiên cứu

4.1. Phạm vi không gian:Đề tài nghiên cứu tiến hành trên địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Trong đó chọn 03 xã đại diện cho quá trình xây dựng nông thôn mới huyện Na Rì là xã Kim Lư, Hảo Nghĩa và Xuân Dương.

4.2. Phạm vi thời gian:Số liệu sơ cấp sử dụng để nghiên cứu đề tài từ năm 2018; Số liệu thứ cấp năm 2017, 2018.

4.3. Phạm vi nội dung:Luận văn tập trung nghiên cứu nguồn lực và cách thức huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

5. Những đóng góp mới của luận văn

Luận văn sẽ chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng tới việc huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn; đưa ra được hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện

Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần củng cố cơ sở lý luận khoa học trong việc huy động các nguồn lực cho quá trình xây dựn nông thôn mới ở cáchuyện nghèo nói riêng và các tỉnh ở trung du miền núi phía bắc nói chung. Kếtquả nghiên cứu có thể là những cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo về xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam.

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho địa phương xác định được thực trạng, những thuận lợi, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Các giải pháp đề xuất trong đề tài có thể giúp địa phương huy động tốt hơn các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới trong địa bàn nghiên cứu.


Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI


1.1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ

1.1.1.1. Khái niệm nông thôn và nông thôn mới

Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, nông thôn có thể được xem xét trên nhiều góc độ kinh tế, chính trị, văn hóa... nông thôn không đơn thuần là khu vực xã hội và cũng là khu vực kinh tế, kinh tế nông nghiệp trong địa bàn nông thôn ngoài nông nghiệp cũng có công nghiệp dịch vụ thường gọi là các hoạt động phi nông nghiệp. Việc phát triển kinh tế nông thôn, từng bước xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

Nông thôn mới: Trong Nghị quyết số 26-NQ/TW đưa ra mục tiêu: "Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giầu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường" (Ban chấp hành Trung ương khóa X, 2008).

Như vậy, nông thôn mới trước tiên nó phải là nông thôn không phải là thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay, có thể khái quát gọn theo năm nội dung cơ bản sau: (1) làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; (2) sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; (3) đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao;

(4) bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển; (5) xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022