Thực Trạng Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Xã Lạng San


Bảng 4.3: Kết quả phát triển kinh tế xã Lạng San


STT

Các chỉ tiêu chủ yếu

Đơn vị

Năm

2017

2018

2019

1

Sản lượng lương thực có hạt

Tấn

1.766,6

1.642,8

1.7236

2

Lương thực bình quân/đầu người

kg

528

513

519

3

Lâm nghiệp

ha

25

23

20.9

4

Công nghiệp

Tr. đồng

3,15

3,73

4,82


5


Chăn Nuôi

Trâu

con

516

530

512

con

28

25

20

Lợn

con

1.187

866

707

Đàn Dê

con

180

90

84

Gia Cầm

con

18.948

18.776

37.203

6

Thu nhập

bình quân


Tr.Đồng

5,5

6,24

6,69

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại xã Lạng San, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn - 6

(Nguồn: Số liệu báo cáo UBND Xã Lạng San năm 2019)

Số liệu Bảng 4.3 cho thấy: Kết quả phát triển kinh tế xã tăng trưởng đáng kể, sản lượng cây lương thực trong 3 năm qua tương đối ổn định (tăng giảm không đáng kể). Lương thực bình quân đầu người đạt tương đối cao 528 kg/người/năm (năm 2017), 513 kg/người/năm (năm 2018) và 519 kg/người/năm (năm 2019). Thu nhập bình quân đầu người cũng tăng khá từ 5,5 triệu đồng/người/năm (năm 2018) lên đến 6,25 triệu đồng/người/năm (năm 2019). Nhìn chung, lương thực và thu nhập bình quân của xã Lạng San là tương đối cao và ổn định, đáp ứng được nhu cầu đời sống nhân dân trong xã. Chăn nuôi cũng theo chiều hướng giảm do tình hình dịch bệnh của dịch tả châu phi ở lợn, chăn nuôi gia cầm ngày càng đầu tư phát triển có quy mô công nghiệp (có nhiều trang trại có quy mô vừa), thu nhập chủ yếu của nhân dân trong xã là từ lúa, và chăn nuôi, trồng rừng, đây là hướng


giải quyết về nhu cầu việc làm của lao động trong lúc nông nhàn (vì sản xuất nông nghiệp phụ thuộc theo mùa vụ).

4.1.2.2. Tình hình dân số - lao động

Theo số liệu thống kê của văn phòng uỷ ban nhân dân xã Lạng San, cho thấy xã có 4 dân tộc khác nhau (Tày, Kinh, Nùng, dao). Nhân dân các dân tộc sinh sống hoà hợp và có đời sống ổn định nhờ nguồn thu nhập hàng năm từ sản xuất nông nghiệp, trồng lúa và chăn nuôi. Dựa vào thu nhập bình quân của các hộ nông dân cho kết quả tổng quan về cơ cấu kinh tế hộ của toàn xã năm 2019 gồm 15% hộ giàu, 30% hộ khá, 45% hộ trung bình, 10% hộ nghèo với tổng số hộ là 455 hộ, 2563 nhân khẩu, trong đó có 1285 người là Nam và 2017 người là 1278 Nữ.

a. Về dân số:

Bảng 4.4: Số liệu thống kê dân số của xã Lạng San


STT

Dân tộc

Số người

Tỷ lệ (%)

1

Tày

1.125

44%

2

Kinh

980

38,2%

3

Nùng

342

13,3%

4

Dao

116

4,5%

(Nguồn: Số liệu Báo cáo UBND xã Lạng San năm 2019) Từ bảng số liệu 4.4: Cho thấy việc phân bố dân cư ở xã Lạng San tương đối đồng đều, toàn xã có 11 thôn, bản với 455 hộ, có 4 dân tộc: Dao, Tày, Kinh, Nùng cùng sinh sống. Theo thống kê 2019, dân số toàn xã là

2.563 Khẩu. Trong đó dân tộc Tày chiếm đa số chiếm 44%, tiếp đó là dân tộc Kinh chiếm 38,2%, dân tộc Nùng chiếm 13,3%, còn lại dân tộc Dao chiếm khoảng 4,5%. Nhân khẩu trong độ tuổi lao động chiếm trên 53%. Đây được xem như một nguồn nhân lực dồi dào để tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội, đồng thời còn là một sức ép đối với cấp Uỷ, chính quyền nơi


đây trong quá trình bố trí công ăn việc làm, cũng như đào tạo về kỹ năng lao động, nhất là lao động nông thôn.

b. Cơ sở hạ tầng

Xã Lạng San là một xã sản xuất nông nghiệp chủ yếu với trồng lúa, ngô và chăn nuôi là chính. Về cơ sở hạ tầng của xã nhìn chung tương đối hoàn thiện. Là xã có đường ô tô đến trung tâm xã bằng trải nhựa; 10/11 thôn đã có đường liên thôn được bê tông hóa, thuận tiện cho việc đi lại giữa các thôn. Trụ sở xã đang được đầu tư xây lại, 1 Hội trường lớn và 1 nhà làm việc của khối đoàn thể xã 5 gian; Trường học được đầu tư xây dựng kiên cố đủ 4 cấp học từ Mầm Non đến Trung học phổ thông, trạm y tế đầy đủ trang thiết bị phụ khám chữa bệnh cho người dân trong xã trở; 10/11 thôn có trụ sở thôn nhà cấp 4; 100% các hộ dân ở các thôn có điện lưới Quốc gia sử dụng.... Các công trình phúc lợi đảm bảo cho sự hoạt động và phát triển kinh tế xã hội của xã.

* Giao thông

Xã Lạng San nằm ở phía Bắc của huyện, nên hệ thống giao thông của xã khá thuận lợi. Xã đã có 10/11 thôn có đường trải nhựa và bê tông hoá. Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp, sự đồng tình ủng hộ cao của nhân dân với chương trình nhà nước và nhân dân cùng làm đã tiến hành mở rộng và làm mới một số tuyến đường đảm bảo cho hệ thống giao thông đi lại được thuận tiện.

* Thuỷ lợi

Hiện nay, gần như toàn bộ hệ thống kênh mương chính của xã đã được kiên cố hóa có 07 đập, 04 kênh mương, đảm bảo cho việc tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung hệ thống kênh mương của xã đã được đầu tư xây dựng, nhiều công trình đã được kiên cố đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp của xã đảm bảo không có diện


tích trong phạm vi công trình tưới bị hạn. Ngoài ra do điều kiện địa hình phức tạp còn thiếu nước tưới cho sản xuất và chưa đảm bảo nguồn nước sạch phục vụ cho đời sống nhân dân nơi đây.

* Y tế

Xã có 1 trạm y tế Tổng số cán bộ của phòng khám là 10 người, trong đó bác sĩ 3 người, y sỹ 5 người, điều dưỡng trung cấp 2 người. Tổng số giường bệnh của phòng khám hiện có là 10 giường. Trong năm 2019 số lượng người được khám chữa bệnh là 2.150 lượt người, trong đó bảo hiểm là 1.124 người, trẻ em dưới 06 tuổi là 572 cháu.

Những năm vừa qua công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được chú trọng và được kiện toàn lại mạng lưới cán bộ y tế thôn bản, tăng cường năng lực cho đội ngũ y bác sỹ (tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ thường xuyên cho cán bộ y bác sỹ và mạng lưới y tế thôn bản). Người dân được hưởng bảo hiểm y tế (chế độ khám chữa bệnh của vùng khó khăn thẻ 135); tiêm chủng cho trẻ dưới 6 tuổi đủ 6 loại vắc-xin đạt 82%, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em xuống còn 16,5%; kế hoạch hóa gia đình được triển khai thực hiện tốt, hạn chế tỷ lệ gia tăng tự nhiên dưới 1,5%.

Tuy nhiên công tác y tế trong xã vẫn còn những hạn chế do trang thị thiết bị chưa đáp ứng đầy đủ cho khám chữa bệnh.

* Giáo dục

Đặc biệt Trường Mầm Non đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 vào năm 2016. Trên địa bàn xã hiện có đủ các cấp học phổ thông: Trường mầm non, trường tiểu học, trường THCS. Nhìn chung, hệ thống trường học đã đáp ứng được nhu cầu học tập của con em địa phương. Trong những năm qua, chất lượng giảng dạy và học tập không ngừng được nâng cao. Đội ngũ giáo viên được củng cố về chất lượng giảng dạy. Năm 2019 xếp loại học lực khá giỏi ở các trường đều đạt trên 90%, tốt nghiệp cuối cấp đạt trên 98%. Đội


ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao chất lượng giảng dạy. Năm 2019 có trên 70% giáo viên dạy giỏi cấp Trường (trong đó có 25% đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện, và có 5% giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh).

* An ninh - Quốc phòng

- Quốc phòng.

Công tác củng cố, huấn luyện lực lượng dân quân được quan tâm thường xuyên, duy trì tốt chế độ trực sẵn sàng chiến đấu. Xã đã phối hợp tốt với các ban ngành của huyện tuyên truyền phổ biến kiến thức giáo dục quốc phòng cho nhân dân. Xây dựng lực lượng dân quân vững mạnh, thực hiện tốt công tác tuyển quân hàng năm.

- An ninh. Công tác kiện toàn, củng cố lực lượng công an viên thôn, quản lý khách du lịch, đặc biệt là người nước ngoài được tập trung quan tâm. Thường xuyên tổ chức diễn tập phòng chống tội phạm, xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

C. Đánh giá chung về đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội xã Lạng San

* Thuận lợi

Xã Lạng San có 2563 nhân khẩu, gồm 11 thôn bản với 455, gồm 4 dân tộc anh em và chủ yếu là dân tộc Tày (44%), đứng thứ 2 là dân tộc Kinh (38,2%), Nùng chiếm 13,3%, Dao chiếm (4,5%). Nhìn chung lương thực và thu nhập bình quân đầu người của xã là tương đối, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trong xã.

Chăn nuôi cũng theo chiều hướng tăng dần, thu nhập chủ yếu của nhân dân trong xã là từ cây lúa, ngô, chăn nuôi và trồng cây lương thực và cây dược liệu, đây cũng là hướng giải quyết về nhu cầu việc làm của lao động trong nông thôn (do: sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào mùa vụ).

Trạm y tế, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung THCS, có trang thiết bị phục vụ được đầy đủ nhu cầu học tập và khám


chữa bệnh của người dân. Đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao chất lượng giảng dạy. Năm 2019 có trên 70% giáo viên dạy giỏi của các cấp.

*Khó khăn

Do địa hình đồi núi nên giao thông đi lại còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là mùa mưa ở thôn chưa xây dựng được đường bê tông

Hệ thống kênh mương chính sản xuất nông nghiệp đã được kiên cố hoá nhưng còn thiếu đầu nguồn nước, một số thôn còn chưa có kênh mương kiên cố, chỉ là những con mương do người dân tự xây dựng, không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất của người dân.

Đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, tỷ lệ người nghèo còn cao. Trình độ học vấn người dân thấp nên khả năng nắm bắt thông tin và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất rất khó khăn.

Trình độ học vấn người dân thấp nên khả năng nắm bắt thông tin và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất rất khó khăn

4.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Lạng San

Bảng 4.5. Thực trạng xây dựng nông thôn mới của xã Lạng San năm 2019



STT

Tên tiêu chí


Nội dung tiêu chí

Tiêu chí NTM

Kết quả đạt được

Thực trạng

Tỷ lệ đạt (%)

Đánh giá


1


Điện

Hệ thống điện đảm bảo yêu

cầu kỹ thuật của ngành điện

Đạt

Đạt

100

Đạt

Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường

xuyên, an toàn từ các nguồn

95,6%

455 hộ

100

Đạt


2


Trường học

Xác định tỷ lệ trường học có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia theo các cấp: mầm non,

mẫu giáo, tiểu học, THCS.


Đạt


Đạt


100


Đạt



STT

Tên tiêu chí


Nội dung tiêu chí

Tiêu chí NTM

Kết quả đạt được

Thực trạng

Tỷ lệ đạt

(%)

Đánh giá

Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy

định của Bộ VH-TT-DL


100


10/11thôn


100


Đạt


3

Cở sở hạ tầng nông

thôn

Chợ theo quy hoạch, đạt chuẩn theo quy định


Đạt


1


100


Đạt


4


Bưu điện

Có điểm phục vụ bưu chính

viễn thông

Đạt

1

100

Đạt

Có Internet đến thôn

Đạt

10/11

1000

Đạt


5

Nhà ở dân cư

Nhà tạm, nhà dột nát

Không

không

100

Đạt

Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu

chuẩn Bộ Xây dựng

80%

340 hộ

80%

Đạt


6

Phát triển giáo dục ở nông

thôn

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học


Đạt


100%


100%


Đạt


7

7. Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân

nông thôn

Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của thiết chế văn hóa cơ sở.

Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá

Tỷ lệ thôn, bản đạt tiêu chuẩn

danh hiệu văn hoá


Đạt Đạt


363/455hộ 6/11 thôn


81.3%


54,5%


Đạt Đạt


8


Quy hoạch

Xã rà soát, điều chỉnh bổ sung Đồ án quy hoạch

Xã ban hành quy chế quản lý

quy hoạch được duyệt


Đạt


Không



Đạt



STT

Tên tiêu chí


Nội dung tiêu chí

Tiêu chí NTM

Kết quả đạt được

Thực trạng

Tỷ lệ đạt

(%)

Đánh giá


9

Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật

Đánh giá về tiếp cận pháp luật của xã: xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững

mạnh’’


Đạt


100%


100%


Đạt


10


An ninh quốc phòng

Công tác huấn luyện dân quân được tổ chức thực hiện đúng, đầy đủ nội dung theo quy định của ngành.

Thực hiện tốt công tác quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xử lý kịp thời các hiện tương tiêu

cực xảy ra ở địa phương.


Đạt


100%


100%


Đạt


11


Y tế

Tỷ lệ người dân tham gia bảo

hiểm y tế

Đạt

100%

100%

Đạt

Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế

Đạt

1

100%

Đạt


12


Thủy lợi

Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp

ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh

Đạt

Đạt

100%

Đạt

Tỷ lệ km trên mương do xã

quản lý được kiên cố hóa

50%

9km

50,6%

Đạt


13


Vật chất văn hóa

Nhà văn hoá xã: 01

Hội trường đa năng: có; trong đó đạt chuẩn


Đạt


Đạt


100%


Đạt

Số nhà văn hoá thôn hiện có

Đạt

10/11

80%

Đạt

(Nguồn: Theo số liệu báo cáo UBND xã năm 2019)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022