Kinh Nghiệm Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Một Số Nước Trên Thế Giới


các nguồn lực để phát triển. Năng lực của trưởng thôn có ảnh hưởng mạnh tới sự tham gia cộng đồng (Kim 2005). Mức độ mà chính quyền cấp trên tham gia trong các hoạt động của cộng đồng phụ thuộc vào mức độ phân cấp quyền lực và nguồn lực mà chính quyền cấp trên trao cho cấp dưới (Vũ Trọng Bình).

Đặc điểm của dự án: Các đặc trưng của chính dự án cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ tham gia. Khi dự án đã được xác định nhằm vào nhu cầu của dân địa phương, tính phức tạp về kỹ thuật sẽ ảnh hưởng tới mức độ tham gia (USAID, 1996). Nhìn chung, chỉ có lao động không có tay nghề trong mỗi cộng đồng do đó những dự án có công nghệ đơn giản sẽ làm dân địa phương dễ dàng tham gia.

2.1.6.3. Các chỉ tiêu để xác định sự tham gia

Theo Vũ Trọng Bình [1]: Trong nghiên cứu phát triển tham gia ở vùng nông thôn Nigeria, Okarfor (1997) nhận thấy 4 lĩnh vực tham gia, và do đó 4 yếu tố để đo phạm vi tham gia là:

1. Tham giam vào cuộc họp của dự án

2. Tham gia vào việc ra quyết định

3. Tham gia vào giám sát các dự án phát triển

4. Tham gia đóng góp vốn

Sự tham gia có thể áp dụng cho rất nhiều các hoạt động để tăng hiệu quả của các hoạt động hoặc dự án. Sự tham gia cũng đặc trưng cho quản lý tài nguyên thiên nhiên (Lise 2000; Dupar 2002; Seker 2001). Sự tham gia cũng đóng vai trò đáng kể trong xây dựng cơ sở hạ tầng, như công trình thủy lợi, giao thông, hệ thống điện, và vv... (UNCDF; Feachem, 1980; Jogresen et al., 2001; lam 2001). Nó cũng có vai trò tích cực trong các hoạt động văn hóa xã hội như là các dụ án về y tế, giáo dục.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.


2.2. Cở sở thực tiễn của đề tài

Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại xã Lạng San, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn - 4

2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới

2.2.1.1. Xây dựng NTM từ phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” của Nhật Bản Từ năm 1979, ở tỉnh Oi-ta, Nhật Bản đã hình thành và phát triển phong trào 'Mỗi làng, một sản phẩm' (OVOP), với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả Nhật Bản. Người khởi xướng phong trào OVOP của thế giới, Tiến sĩ Mo-ri-hi-kô Hi-ra-mát-su nhấn mạnh ba nguyên tắc chính xây dựng phong trào OVOP. Đó là, địa phương hóa rồi hướng tới toàn cầu; tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo; và phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ kỹ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Câu chuyện từ những kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các thương hiệu đặc sản nổi tiếng của Nhật Bản như nấm hương khô, rượu Shochu lúa mạch, chanh Kabosu... cho thấy những bài học sâu sắc đúc kết không chỉ từ thành công mà cả sự thất bại. Người dân sản xuất rồi tự chế biến, tự đem đi bán mà không phải qua thương lái. Họ được hưởng toàn bộ thành quả chứ không phải chia sẻ lợi nhuận qua khâu trung gian nào. Chỉ tính riêng trong 20 năm kể từ năm 1979 - 1999, phong trào OVOP 'Mỗi làng, một sản phẩm' của đất nước mặt trời mọc đã tạo ra được 329 sản phẩm bình dị và đơn giản như nấm, cam, cá khô, chè, măng tre... được sản

xuất với chất lượng và giá bán rất cao [18].

2.2.1.2. Xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc

Phong trào Saemaul Undong của Hàn Quốc: nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến khu vực kinh tế nông thôn khi thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ I (1962 - 1966) và thứ II (1966 - 1971) với chủ trương công nghiệp hóa hướng đến xuất khẩu, tháng 4 năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc phát động phong trào Saemaul Undong. Mục tiêu của phong trào này là “nhằm


biến đổi cộng đồng nông thôn cũ thành cộng đồng nông thôn mới: mọi người làm việc và hợp tác với nhau xây dựng cộng đồng mình ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Cuối cùng là để xây dựng một quốc gia ngày một giàu mạnh hơn”. Theo đó, Chính phủ vừa tăng đầu tư và nông thôn, vừa đặt mục tiêu thay đổi suy nghĩ ỷ lại, thụ động vốn tồn tại trong đại bộ phận dân cư nông thôn. Điểm đặc biệt trong phong trào này của Hàn Quốc là Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần nguyên, vật liệu còn nông dân mới chính là đối tượng ra quyết định và thực thi mọi việc. 18 Saemaul Undong cũng rất chú trọng đến phát huy tính dân chủ trong xây dựng với việc bầu ra một nam và một nữ lãnh đạo phong trào. Ngoài ra, Tổng thống còn định kỳ mời 2 lãnh đạo phong trào ở cấp làng xã tham dự cuộc họp của Hội đồng Chính phủ để trực tiếp lắng nghe ý kiến từ các đại diện này. Nhằm tăng thu nhập cho nông dân, Chính phủ Hàn Quốc áp dụng chính sách miễn thuế xăng dầu, máy móc nông nghiệp, giá điện rẻ cho chế biến nông sản. Ngân hàng Nông nghiệp chó Doanh nghiệp vay vốn đầu tư về nông thôn với mức lãi xuất chỉ 2% so với đầu tư vào ngành nghề khác... Năm 2005, Nhà nước ban hành đạo luật quy định mọi hoạt động của các bộ, ngành, chính quyền phải hướng về nông dân. Nhờ hiệu quả của phong trào Saemaul Undong mà Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở thành [17].

2.2.2. Những kết quả ban đầu xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Thực hiện Nghị quyết trung ương 7 (khóa X), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới tại Quyết định 491/QĐ- TTg [19]., ngày 16/4/2009 và Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 tại Quyết định 800/QĐ-TTg[18], ngày 04/6/2020.

Kết quả thực hiện đến nay trên các lĩnh vực như sau:


- Thành lập bộ máy chỉ đạo từ Trung ương đến cơ sở Ngày 01 tháng 7 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1013/QĐ-TTg Thành lập Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 - 2020. Ban Chỉ đạo Trung ương có 24 thành viên, do đồng chí Phó Thủ tướng Thường trực Chính Phủ làm Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn làm Phó trưởng ban thường trực. Ban chỉ đạo Trung ương đã ban hành Quy chế hoạt động (tại quyết định 437/QĐ-BCĐXDNTM, ngày 20/9/2010) và Kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 (tại quyết định 435/QĐ-BCĐXDNTM, ngày 20/9/2010).

Để giúp việc cho Ban chỉ đạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập Văn phòng điều phối Chương trình với 24 cán bộ chuyên trách. Trong năm 2010, các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện đều đã thành lập ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Ở cấp xã, thành lập Ban quản lý Chương trình nông thôn mới (do Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, các ủy viên Ủy ban phụ trách các lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế, giao thông công chính, đại diện Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể quần chúng làm thành viên) và Ban giám sát công đồng (gồm đại diện của Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và đại diện của cộng đồng dân cư).

Cấp thôn bản: Mỗi thôn, bản thành lập một Ban phát triển thôn làm nòng cốt trong quá trình thực hiện nội dung xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Nhiệm vụ của Ban phát triển thôn là động viên, khuyến khích nhân dân tham gia xây dựng, thực hiện, giám sát các quá trình xây dựng các nội dung về nông thôn mới ở xóm, bản.

- Tổ chức quán triệt, tuyên truyền Cũng trong năm 2010, Thủ tướng Chính phủ Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với lãnh đạo các Bộ,


ngành Trung ương, lãnh đạo các địa phương để triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Nhiều hoạt động tuyên truyền như họp báo, tổ chức Hội nghị với các tổ chức quốc tế... cũng đã được tiến hành.

- Ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo Theo sự chỉ đạo của Chính Phủ, các Bộ, ngành trung ương đã ban hành nhiều thông tư hướng dẫn quản lý, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Qua 5 năm đầu triển khai Chương trình (2010 - 2015), mặc dù gặp nhiều khó khăn về nguồn lực nhưng Chương trình đã đạt được những kết quả rất quan trọng. Trong đó, tính đến hết tháng 11/2015, cả nước có 1.298 xã (14,5%) được công nhận đạt chuẩn NTM. Đặc biệt, số xã khó khăn nhưng có nỗ lực vươn lên (xuất phát điểm dưới 3 tiêu chí, nay đã đạt được 10 tiêu chí trở lên) là 183 xã. Tính đến hết tháng 11/2015, đã có 11 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Đáng chú ý, mức thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn đạt 24,4 triệu đồng/năm (tăng khoảng 1,9 lần so với năm 2010). Đặc biệt, trong 5 năm, cả nước đã huy động được khoảng 851.380 tỷ đồng đầu tư cho Chương trình. Trong đó, ngân sách nhà nước (bao gồm các chương trình, dự án khác) 266.785 tỷ đồng (31,34%), tín dụng 434.950 tỷ đồng (51%), doanh nghiệp 42.198 tỷ đồng (4,9%), người dân và cộng đồng đóng góp

107.447 tỷ đồng (12,62%).

Chương trình đã thu về những thành quả, đó là: Chương trình đã làm thay đổi nhận thức của đa số người dân, lôi cuốn họ vào xây dựng NTM. Từ chỗ số đông còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước đã chuyển sang chủ động, tự tin tham gia tích cực vào xây dựng NTM. Xây dựng NTM đã trở thành phong trào sôi động khắp cả nước. Hơn nữa, đã


hình thành Bộ máy chỉ đạo và tham mưu giúp việc đồng bộ từ Trung ương tới cơ sở, hoạt động ngày càng chuyên nghiệp, là nòng cốt tổ chức thực hiện Chương trình với hiệu quả cao, chất lượng. Đã hình thành được cơ bản Bộ tiêu chí, hệ thống cơ chế, chính sách để vận hành Chương trình. Nhiều địa phương đã cụ thể hóa các chính sách của Trung ương, chủ động ban hành cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của địa phương. Cơ chế trao quyền tự quyết cho cộng đồng (thôn, xã) đã phát huy sự năng động, sáng tạo của các địa phương, sự tham gia của người dân tạo nên sức mạnh to lớn của Chương trình. Sự hỗ trợ của Nhà nước tuy hạn chế nhưng đã được sử dụng có hiệu quả cao, kết hợp sự đóng góp của người dân.


Phần 3‌

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại xã Lạng San, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài thực hiện tại xã Lạng San - huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới.

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.2.1. Địa điểm nghiên cứu tại

Xã Lạng San – Huyện Na Rì - Tỉnh Bắc Kạn.

3.2.2. Thời gian nghiên cứu

Từ 10/01/2020 đến 10/05/2020.

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa bàn nghiên

cứu.

- Tìm hiểu hiện trạng chương trình xây dựng nông thôn mới của địa

bàn nghiên cứu.

- Đánh giá hiệu quả của công tác tuyên truyền, vận động người dân trong xây dựng nông thôn mới.

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới.


3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin

* Thông tin thứ cấp

Các thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: Từ UBND xã và các bộ phận liên quan như bộ phận nông nghiệp và phát triển nông thôn, bộ phận khuyến nông, địa chính, thu thập qua internet.

* Thông tin sơ cấp

Số liệu được thu thập qua quá trình điều tra thực tế các hộ tại địa bàn nghiên cứu. Sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA), kết hợp với quan sát thực tế.

PRA là phương pháp nghiên cứu phát triển nông thôn, là một tập hợp hệ thống các công cụ nghiên cứu, thong qua công cụ này, cán bộ nghiên cứu và người dân cùng phát hiện vấn đề, nghiên cứu và đề xuất hướng giải quyết, phối hợp thực hiện và cùng rút ra bài học kinh nghiệm. Các công cụ PRA chủ yếu mà đề tài sử dụng là phỏng vấn bá cấu trúc, thảo luận có sự tham gia. Quá trình thảo luận có thể diễn ra giữa những người dân với nhau tại các buổi họp thôn, các địa điểm tụ tập đông người, các cuộc nói chuyện nhỏ giữa điều tra viên và người dân. Thảo luận nhóm còn diễn ra với cán bộ xã, thôn và giữa cán bộ với người dân. Địa điểm diễn ra các cuộc thảo luận này chủ yếu là UBND xã, nhà văn hóa, nơi họp thôn.

Phỏng vấn bán cấu trúc là phương pháp phỏng vấn dựa trên bảng câu hỏi, bảng câu hỏi chỉ xây dựng với những nội dung chính. Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn có thể phát triển các câu hỏi, để bổ sung cho nội dung nghiên cứu.

Phương pháp chọn mẫu điều tra hộ, gồm các bước sau:Chọn điểm, mẫu điều tra: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo các nội dung đã xác định. Tiến hành chọn ra 96 hộ tại 3 thôn để tiến hành phỏng vấn bằng bảng câu hỏi đã chuẩn bị trước.

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí