Kinh Nghiệm Xây Dựng Nông Thôn Mới Tại Các Huyện Lân Cận


- Chính sách phát triển nông nghiệp

- Chính sách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

- Mở cửa thị trường khi thích hợp

Một số kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nêu trên cho thấy, những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quả của nhà nước trên cơ sở phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của người dân để phát triển khu vực này, có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công nông nghiệp - tạo nền tảng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. (Đoàn Thị Hân (2017).

1.2.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại các huyện lân cận

1.2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn

Chợ Mới là huyện miền núi nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Kạn gồm 16 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên là 60.651,00 ha (số liệu kiểm kê đất đai năm 2010). Nằm trên trục quốc lộ 3 nối Hà Nội - Bắc Kạn

- Bắc Kạn - Cao Bằng, Chợ Mới là huyện có điều kiện về vị trí địa lý thuận lợi bậc nhất trong các huyện của tỉnh Bắc Kạn.

Tuy là một huyện thuộc một trong những tỉnh nghèo nhất của cả nước, cũng như mới bắt đầu bước vào xây dựng nông thôn mới, huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn gặp không ít khó khăn. Trong số những chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới, thậm trí có những chỉ tiêu đối với địa phương miền núi nói chung và Chợ Mới nói riêng rất khó để thực hiện thành công. Kết quả khảo sát ban đầu này chỉ làm cơ sở để huyện xây dựng kế hoạch thực hiện những bước tiếp theo nhằm xây dựng thành công mục tiêu nông thôn mới của huyện.

Kết quả cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu tổng hợp dưới đây:

Với nhóm chỉ tiêu về quy hoạch và phát triển quy hoạch của địa phương: có 3 chỉ tiêu và cả 3 chỉ tiêu này huyện đều không đạt được. Đây là khó khăn chung của các địa phương miền núi, với địa hình chia cắt manh mún nên việc quy hoạch gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa với đặc thù phát triển của mình, bản thân chính quyền địa phương cũng chưa chú trọng tới việc quy hoạch phát triển.


Bảng 1.2: Tổng hợp kết quả thực hiện theo tiêu chí nông thôn mớicủa huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn


Nhóm chỉ tiêu


Tổng số chỉ tiêu

Chỉ tiêu đạt chuẩn

Chỉ tiêu không đạt

chuẩn

Tỷ lệ hoàn thành

(%)

Nhóm chỉ tiêu về quy hoạch và phát

triển quy hoạch

3

0

3

0

Nhóm chỉ tiêu Hạ tầng kinh tế xã hội

16

5

11

31.25

Nhóm chỉ tiêu về kinh tế và tổ chức

sản xuất

4

1

3

25

Nhóm chỉ tiêu về tổ chức về Văn hóa

- Xã hội

11

4

7

36.36

Nhóm chỉ tiêu về chính trị - xã hội

5

5

0

100

Tổng số

39

15

24

38.46

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Giải pháp huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn - 6

Nguồn: UBND Chợ Mới, 2018

Với nhóm chỉ tiêu về hạ tầng kinh tế - xã hội: Hiện nay huyện đã đạt được 5 chỉ tiêu theo tiêu chuẩn, còn lại 11 chỉ tiêu cần phấn đấu xây dựng trong tương lai. Kết quả này là do nguồn vốn đầu tư còn thiếu thốn, các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước và chính quyền địa phương cũng chưa thỏa đáng. Mặt khác dân cư chủ yếu là người dân tộc thiểu số nên không có điều kiện kinh tế để đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng.

Với nhóm chỉ tiêu về kinh tế và tổ chức sản xuất; huyện đã hoàn thành được 1 chỉ tiêu đạt 25%, còn lại 3 chỉ tiêu chưa thực hiện được. Với trình độ dân trí còn thấp và hoạt động sản xuất còn nhỏ lẻ, việc thành lập các tổ sản xuất là hết sức cần thiết, bên cạnh đó trong thời gian tới huyện còn cần chú trọng phát triển kinh tế của các hộ trong địa bàn.


Với nhóm chỉ tiêu về tổ chức văn hóa - xã hội: Nhóm chỉ tiêu này có tổng số 11 chỉ tiêu, hiện huyện Chợ Mới đã hoàn thành 4 chỉ tiêu, trong đó các chỉ tiêu về giáo dục đào tạo còn chưa đạt do dân trí còn thấp chưa chú trọng tới giáo dục, mặt khác thu nhập của người dân cũng chưa đáp ứng được nhu cầu về giáo dục.

Với nhóm chỉ tiêu về chính trị - xã hội: Trong số 5 chỉ tiêu, hiện nay địa phương đều đã hoàn thành cả 5 chỉ tiêu này. Có được kết quả này là do chính quyền huyện xã đã tích cực tuyên truyền để người dân giữ vững an ninh trật tự, mặt khác Đảng bộ và chính quyền huyện cũng không ngừng tích cực làm trong sạch vững mạnh đội ngũ cán bộ, tạo lòng tin với nhân dân trên địa bàn. Thêm nữa là có sự hỗ trợ và khuyến khích giúp đội ngũ cán bộ có điều kiện chuẩn hóa về chuyên môn nghiệp vụ.

1.2.2.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh

Sau một thời gian bắt tay vào chủ trương xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn của huyện Tiên Du đã có nhiều thay đổi. Đời sống kinh tế và vật chất của người dân trong xã được nâng cao rò rệt.

Tình hình cơ sở vật chất của huyện ngày càng được nâng cao, hệ thống đường giao thông nông thôn ngày càng được kiên cố hóa, nâng cấp, cải thiện giúp cho người dân đi lại thuận tiện hơn. Đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán sản xuất hàng hóa giúp tăng thu nhập cho người dân. Cùng với việc hỗ trợ làm mới, nâng cấp đường giao thông nông thôn, hơn 150 hộ dân cũng đã được hỗ trợ làm nhà vệ sinh hai ngăn, nhiều hộ còn bỏ thêm 5

- 10 triệu đồng để hoàn thiện công trình này. Đến nay, 100% số hộ trong thôn đã có nhà vệ sinh đảm bảo tiêu chí môi trường, nâng cao điều kiện sinh hoạt, hướng đến cuộc sống văn mình, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Nhằm giúp người dân có nơi sinh hoạt văn hóa, học tập trao đổi kinh nghiệm về kỹ thuật canh tác, cũng như chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, huyện đã hỗ trợ 100 triệu đồng để xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng.


Tuy vốn Nhà nước hỗ trợ không nhiều nhưng lại là động lực để người dân tham gia tích cực hơn. Nhờ có chương trình xây dựng nông thôn mới mà đời sống người dân ngày càng ổn định. Năm 2013 tỷ lệ số hộ nghèo trong xã giảm hẳn từ 275 xuống còn 185 hộ. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp tăng rất nhanh, đạt 40%. Thu nhập bình quân đầu người tăng 18.13%.

Bảng 1.3: Kết quả xây dựng nông thôn mới tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Nội dung các chỉ tiêu

Hiện trạng 2017

Thực hiện 2018

Kế hoạch 2019

Thu nhập bình quân đầu người

8.96

10.59

12

Số hộ nghèo

275

185

<150

Tỷ lệ hộ dùng điện đạt 100%

100%

100%

100%

Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch

100%

100%

100%

Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng với trẻ

em dưới 5 tuổi

124/1146 trẻ

108/1167 trẻ

< 9%

Hoàn thành phổ cập các bậc tiểu học, huy động 100% trẻ 6 tuổi

được vào lớp


TH, THCS


TH, THCS

TH, THCS,

THPT

Ổn định hoạt động trung tâm văn

hóa thể thao, thư viện

Ổn định

Ổn định

Phát triển

Ổn định hoạt động bưu điện văn hóa, nâng mật độ điện thoại cố

định lên 80

60 máy/100 dân

70máy/ 100 dân

80máy/ 100 dân

Ổn định, nâng cao chất lượng

khám chữa bệnh của Bác sỹ, y tá.

Ổn định

Ổn định nâng

cao đạt chuẩn

Nâng cao

đạt chuẩn

Phấn đấu ổn định tỷ lệ gia đình

văn hóa

97.5%

98%

100%

Xây dựng đội ngũ cán bộ nòng

cốt, các đoàn thể, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở


Đạt


Đào tạo


Ổn định

Đảng bộ trong sạch vững mạnh

TSVM

TSVM

TSVM

Nguồn: Số liệu báo cáo huyện Tiên Du, 2018


Những năm gần đây, thực hiện chủ trương CNH - HĐH nông thôn, huyện Tiên Du đẩy mạnh đa dạng hóa các hoạt động ngành nghề, phát triển mạnh các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động, xây dựng quê hương ngày càng đổi mới. Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, huyện Tiên Du còn đẩy mạnh hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với các ngành nghề khác nhau. Không chỉ phát triển kinh tế, đời sống người dân còn được ấm no, hạnh phúc, đảm bảo hoàn thiện đời sống cả về mặt vất chất và tinh thần.

Hiện nay huyện Tiên Du đang tiếp tục xây dựng các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đa dạng hóa các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp giúp tạo việc làm và tăng nhanh thu nhập cho nông dân. Để hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, ngoài ngân sách hỗ trợ theo đề án của Nhà nước, huyện Tiên Du đang có nhiều giải pháp huy động vốn từ nội lực theo phương thức xã hội hóa trong xây dựng nông thôn mới. Tiên Du sẽ huy động sự đóng óp từ nhân dân, đặc biệt là những cơ sở sản xuất trên địa bàn, người dân xa quê để hoàn thiện chương trình xây dựng nông thôn mới cho quê nhà.

1.2.3. Một số kinh nghiệm được rút ra trong quá trình xây dựng NTM ở huyện Na Rì

a) Về công tác quy hoạch nôngthôn

Quy hoạch xây dựng nông thôn mới là một trong nội dung cơ bản và là bước đi đầu tiên, quan trọng để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Quy hoạch nông thôn mới là điều kiện tiên quyết, là cơ sở cho đầu tư xây dựng các công trình, chỉnh trang và phát triển nông thôn. Do đó, để thực hiện thành công, chủ động xây dựng nông thôn mới thì công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới cầnđượcquantâmđặcbiệt.

Đối với huyện Na Rì, kinh nghiệm trên cần được áp dụng cả về nội dung quy hoạch từng xã về quy hoạch sử dụng đất bố trí dân cư và hạ tầng công cộng; quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Khi quy hoạch phải bảo đảm yêu


cầu cơ bản đối với quy hoạch không gian tổng thể toàn xã gồm: các phương án cơ cấu tổ chức không gian và lựa chọn giải pháp phù hợp nhiều mặt của xã đó. Toàn bộ quy hoạch trên phải công khai, phổ biến rộng rãi tới mọi đối tượng.

b) Về trình tự tiến hành thựchiện

Sau khi đã xác định việc quy hoạch phải đi trước một bước, đồng loạt lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho các xã, cần đặc biệt lưu ý đảm bảo yêu cầu về chất lượng các bản quy hoạch. Cái gì cần trước thì quy hoạch trước và tiến hành triển khai thực hiện trước theo quy trình, tiến độ đã có trong quy hoạch.

c) Về kinh nghiệm kiểm tra, đôn đốc

Trong quá trình lập quy hoạch, triển khai thực hiện từng loại quy hoạch, đề án, điều trước tiên cần có chương trình bài bản, thường xuyên kiểm tra đôn đốc thực hiện, cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung, cụ thể hóa những tiêu chí, mô hình mới chung và có đặc thù riêng cho thôn, xóm và xã. Việc triển khai thực hiện phải tổ chức theo quyhoạchđãđượcphêduyệt,tránhsựbópméo,lệchlạc,khôngđượcphéptùytiện, kiên trì thực hiện đúng quyhoạch.

d) Về phát huy vai trò cộng đồng tham gia thực hiện

Quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng là hết sức cần thiết và rất quan trọng. Nơi nào làm tốt công tác tuyên truyền để người dân thấy được trách nhiệm của mình trong cộng đồng làng xã thì nơi đó phong trào xã hội hóa trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn sôi động; có sự đồng thuận cao trong Đảng, trong dân thì phong trào ở đó phát triển thuận lợi.

Đó là một vấn đề quan trọng nhằm tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong xây dựng nông thôn mới khi nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước còn hạn chế. Việc thành lập Ban giám sát của cộng đồng trên địa bàn xã là hết sức cần thiết.


e) Về đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở để thực hiện xây dựng nông thôn mới

Hiện nay cán bộ ở cơ sở phần lớn có sự nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm với công việc xây dựng nông thôn mới. Tuy vậy, nhiều người do chưa được đào tạocơ bản về các loại như: chuyên môn, kỹ thuật và kiến thức về kinh tế, quản lý kinh tế. Trong khi vấn đề xây dựng nông thôn mới còn rất mới, trách nhiệm quản lý xây dựng nông thôn mới cần cả kiến thức và tâm huyết. Do vậy, việc tập trung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cả về chuyên môn, lý luận, phẩm chất chính trị cho cán bộ ở cơ sở càng cấp thiết theo từng đối tượng và thời hạn khác nhau. Trước hết tập trung tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ huyện, xã để nắm được vấn đề cơ bản nhất của chươngtrìnhxâydựngnôngthônmới.


Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU


2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Na Rì

* Vị trí địa lý

Huyện Na Rì là huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bắc Kạn, có diện tích tự nhiên là 85.300,00 ha, chiếm 17,54% diện tích tự nhiên tỉnh Bắc Kạn, gồm 21 xã và 01 thị trấn với 233 thôn, bản.

- Phía Bắc giáp huyện Ngân Sơn.

- Phía Nam giáp huyện Chợ Mới và tỉnh Thái Nguyên.

- Phía Đông giáp huyện Bình Gia và Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn).

- Phía Tây giáp huyện Bạch Thông.

Đời sống kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng như đường giao thông, trường học, điện lưới quốc gia, trạm y tế xã mặc dù đã được Nhà nước quan tâm đầu tư xong vẫn còn nhiều khó khăn.

* Địa hình

Na Rì có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi với nhiều núi đá vôi, thung lũng hẹp, độ dốc lớn, thuộc cánh cung Ngân Sơn. Độ cao trung bình toàn huyện là 500m, cao nhất là núi Phyia Ngoằm (xã Cư Lễ) với độ cao 1.193m, thấp nhất ở xã Kim Lư với độ cao 250m so với mực nước biển. Nhìn tổng thể, địa hình của huyện có hướng thấp dần từ Tây Nam sang Đông Bắc, được chia thành 2 dạng địa hình sau:

* Địa hình vùng núi đá

Các dãy núi đá trải dài trên hầu hết các địa bàn trong huyện là các xã Kim Hỷ, Ân Tình, Lạng San, Lam Sơn, Hảo Nghĩa, Cư Lễ với độ dốc trên 200. Tại nhiều nơi núi đá còn có độ dốc tới 600 với độ cao thay đổi từ 300m - 500m. Khối núi đá vôi Kim Hỷ được đánh giá là loại địa hình caxtơ trẻ với những đỉnh đá tai mèo, vách đứng, vực sâu, nhiều sông suối chảy ngầm, vô cùng nguy hiểm.

* Địa hình vùng núi đất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022