Khái Niệm Nông Thôn Mới, Xây Dựng Nông Thôn Mới

Chương 1

CHỦ TRƯƠNG VỀ XÂY DỰNG NTM CỦA ĐẢNG, THÀNH ỦY HÀ NỘI VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH NÀY

1.1. Khái quát nội dung về xây dựng nông thôn mới

1.1.1. Khái niệm nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới

* Khái niệm nông thôn mới

- Là nông thôn mà trong đó đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ NTM.

- Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội.

* Xây dựng nông thôn mới:

- Quá trình xây dựng NTM:

Từ trước tới nay chúng ta đã và đang thực hiện -> nay tiêu chuẩn hoá, tiêu chí hoá → cần xây dựng đề án để hướng tất cả các nội dung chương trình đầu tư, thực hiện đối với nông thôn → vào 19 tiêu chí NTM (đường, điện, trường, y tế, thuỷ lợi, tổ chức sản xuất, công tác cán bộ, văn hoá, xã hội, môi trường …) → tiêu chuẩn hoá → cuối cùng phải đạt được đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, xóa dần sự cách biệt giữa nông thôn với thành thị.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Tiêu chí để một xã được công nhận là xã đạt NTM gồm:

Điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn đối chiếu với 19 tiêu chí (có bao nhiêu tiêu chí đạt, bao nhiêu tiêu chí đạt ở mức cao(>75%),

Báo chí Hà Nội về vấn đề bất cập trong xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô hiện nay - 3

bao nhiêu tiêu chí đạt ở mức trung bình (50%), bao nhiêu ở mức thấp (<50%)

xây dựng nhiệm vụ, giải pháp tổ chức triển khai thực hiện để đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo từng tiêu chí -> (Đề án xây dựng nông thôn mới)

đánh giá theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM

1.1.2. Xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn CNH-HĐH đất nước

Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế: Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước… còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm. Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp và nông thôn còn lạc hậu và đời sống nhân dân còn thấp. Vì vậy, xây dựng NTM là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương, đất nước. Đồng thời, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân sinh sống ở địa bàn nông thôn.

Xây dựng NTM là mục tiêu của quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thiết thực cải thiện đời sống của nông dân ngày một nâng cao, xóa bỏ dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Thực hiện mục tiêu này Đảng và Nhà nước đã chủ trương huy động đa dạng hóa các nguồn lực và tăng cường nguồn đầu tư từ ngân sách để phát triển mạnh kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật và kinh tế xã hội ở nông thôn. Xây dựng các quy hoạch phát triển nông hôn phục vụ cho việc thực hiện chương trình xây dựng NTM mà mục tiêu cơ bản là các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống ấm no, đầy đủ, văn minh, môi trường lành mạnh…

Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ năm (Khóa

IX) đã chỉ rõ: “CNH-HĐH nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ…; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái…; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ở nông thôn” t. 49, tr. 93,94

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”.

Có thể nói, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình CNH- HĐH đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng NTM gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt.

1.2. Chính sách của nhà nước về xây dựng NTM trong giai đoạn 2010-2020.

1.2.1. Đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho vùng nông thôn

Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là yêu cầu cấp thiết và có tính chất sống còn đối với xã hội, để xóa bỏ rào cản giữa thành thị và nông thôn, rút ngắn khoảng cách phân hóa giàu nghèo và góp phần mang lại cho nông thôn một bộ mặt mới, tiềm năng để phát triển. Đứng trước yêu cầu phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước chủ trương xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, đồng thời xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, lấy nông dân là vị trí then chốt

trong mọi sự thay đổi cần thiết, với ý nghĩa phát huy nhân tố con người, khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của nông dân vào công cuộc xây dựng NTM.

Tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, đây là những mục tiêu và tiêu chí mà đòi hỏi phải có sự phấn đấu cao độ trong giai đoạn tới nếu xét về thực trạng giao thông nông thôn tuy đã có sự phát triển vượt bậc trong những năm vừa qua. Bộ tiêu chí quốc gia này bao gồm 19 tiêu chí và được chia thành 5 nhóm cụ thể: Nhóm tiêu chí về quy hoạch, về hạ tầng kinh tế - xã hội, về kinh tế và tổ chức sản xuất, về văn hóa - xã hội - môi trường và về hệ thống chính trị. Theo đó, Bộ tiêu chí đưa ra chỉ tiêu chung cả nước và các chỉ tiêu cụ thể theo từng vùng: Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi vùng. Trong 19 tiêu chí đó, tiêu chí về thực hiện quy hoạch và phát triển giao thông nông thôn được đặt lên hàng đầu.

Qua 5 năm triển khai chương trình xây dựng NTM, đến nay cả nước có gần 30 tỉnh, thành phố đã tổ chức các hội nghị chuyên đề để rút kinh nghiệm về cách làm; công tác tham quan, học tập kinh nghiệm cũng được các địa phương vận dụng trong tổ chức thực hiện các tiêu chí của nhóm cơ sở hạ tầng nông thôn. Công tác quy hoạch xã NTM đi trước một bước giúp cho việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng từng xã đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ và thống nhất. Các công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp trong các năm qua đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt các xã nông thôn trên phạm vi cả nước.

Về giao thông nông thôn: Nổi bật trong thời gian qua là nhiều địa phương áp dụng chính sách hỗ trợ xi măng, cát sỏi, cống (chiếm khoảng 50% kinh phí xây dựng), cộng đồng dân cư hiến đất, giải phóng mặt bằng, góp tiền, công lao động và vật liệu khác nên đã thúc đẩy tiến độ phát triển giao thông

nhanh hơn trước. Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2011 của Bộ Giao thông vận tải, từ các kiến nghị của địa phương Bộ Giao thông vận tải đang điều chỉnh quy mô các loại đường giao thông nông thôn theo hệ thống chuẩn mới. Đến năm 2015 cả nước có 36,4% số xã đạt tiêu chí về giao thông nông thôn, cả nước đã xây dựng được 47.436 km đường giao thông các loại, tăng 10.251 km so với cả giai đoạn 2001-2010.

Về phát triển hệ thống thủy lợi: Hết năm 2015 đã có 61,4% số xã đạt tiêu chí thủy lợi, cả nước đã xây dựng, tu bổ, sữa chữa, nâng cấp được hơn 28.765 công trình thủy lợi. Việc này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp của các địa phương.

Về đầu tư quy hoạch xây dựng hệ thống cấp điện nông thôn: Năm 2013, cả nước có 5.964 xã, tương đương 66,2% đạt chuẩn tiêu chí số 4 về điện. Đến năm 2015 đã có 7.359 xã (chiếm 82,4%) số xã đạt tiêu chí điện nông thôn. Nhiều thôn, bản vùng cao chưa có điện lưới quốc gia đã được hỗ trợ bằng máy phát điện nhỏ.

Về quy hoạch và xây dựng hệ thống chợ nông thôn, năm 2013 cả nước có 2.693 xã, tương đương 30% tổng số xã cả nước đạt chuẩn tiêu chí số 7. Đến năm 2015 đã có 5.177 xã đạt (chiếm 58%). Một số địa phương đã có cơ chế ngân sách hỗ trợ một phần vốn từ 20-30% nhằm khuyến kích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn nông thôn.

Có thể nói, sau 5 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM thì thành tựu nổi bật nhất là phát triển cơ sở hạ tầng. Không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội mà còn tăng hưởng thụ trực tiếp cho người dân. Nhiều địa phương đã dành 70-75% kinh phí xây dựng NTM cho phát triển hạ tầng và hầu hết đóng góp của người dân cũng dành cho lĩnh vực này. Sự phát triển hạ tầng kinh tế xã hội chưa đồng bộ và còn chênh lệch lớn giữa các vùng. Các địa phương miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Cửu Long có tốc độ phát

triển kết cấu hạ tầng chậm do điều kiện địa hình chia cắt, suất đầu tư lớn, trong khi nguồn lực nhà nước cũng như khả năng đóng góp của nhân dân hạn chế. Một số địa phương áp dụng máy móc bộ tiêu chí quốc gia không sát với yêu cầu thực tế gây lãng phí như chợ, nhà văn hóa, trạm y tế, đường giao thông 1.

Tại Hà Nội, Sau hơn 5 năm tổ chức triển khai thực hiện Chương trình 02- CTr/TU của Thành ủy, cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội khu vực nông thôn không ngừng được nâng cấp và hoàn thiện. Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trụ sở xã được cứng hoá đạt 100%; đường trục thôn, liên thôn được cứng hoá đạt 95%...Năm 2015 có 293/386 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí về giao thông.

Về thủy lợi: Để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, Ban chỉ đạo thành phố đã chỉ đạo các huyện, thị xã tập trung xây dựng các công trình thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương nội đồng. Sau 5 năm toàn thành phố đã xây được 1.837 km kênh mương cấp 3 đưa tỷ lệ số km đạt chuẩn từ 6,42% năm 2011 lên 32,6% năm 2015.

Tiêu chí điện: Trong những năm qua ngành điện thường xuyên duy tu, sửa chữa, cải tạo nâng cấp bảo đảm cung cấp đủ điện sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. 100% các hộ dân được sử dụng điện thường xuyên và an toàn từ các nguồn điện...

Hệ thống trường học và thiết bị dạy học được đầu tư nâng cấp, góp phần từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ở khu vực nông thôn, không còn phòng học tạm, phòng học cấp 4 dột nát, không có trường phải học 03 ca. 100% số xã có trạm y tế, có hệ thống loa truyền thanh. Công trình nhà văn hoá, sân vận động, trung tâm thể thao từ cấp thôn, cấp xã đến cấp huyện ở nhiều nơi được đầu tư xây dựng khang trang 2...



1.Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, giai đoạn 2010-2015 của Ban chỉ đạo Trung ương chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM

2. Báo cáo sơ kết 5 năm của Ban chỉ đạo Chương trình 02 Thành ủy Hà Nội về xây dựng NTM

1.2.2. Chính sách dồn điền đổi thửa, hình thành những vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

DĐĐT không phải là 1 tiêu chí trong xây dựng NTM nhưng dồn điền đổi thửa giúp tăng diện tích trên một thửa ruộng, tạo thuận lợi cho hộ canh tác, thực hiện Cơ giới hoá nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; từng bước phân công lao động trong từng địa bàn, tạo việc làm, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích sản xuất. Thành phố Hà Nội, từ khi mở rộng địa giới hành chính đến nay có tổng diện tích đất nông nghiệp là 179.270 ha. Trước đây thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, ruộng đất nông nghiệp được giao khoán đến từng hộ gia đình được chia bình quân có ruộng tốt, có ruộng xấu, có gần có xa. Do vậy rất phân tán, manh mún, bình quân 10 - 12 thửa/hộ, cá biệt có nơi tới 30 - 40 thửa/hộ, diện tích bình quân 150m2/thửa, có nơi diện tích mạ chỉ có 5 - 7m2/thửa. Ruộng đất manh mún đã không còn phù hợp với tình hình sản xuất như hiện nay vì không thể đầu tư thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi không đưa được cơ giới hóa vào gây lãng phí công lao động rất lớn. Mặt khác ruộng đất manh mún, ô thửa nhỏ còn gây khó khăn cho việc lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quản lý đất đai…

Để triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM với mục tiêu đã được Thành ủy Hà Nội xác định là trên 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2015 theo Bộ tiêu chí Quốc gia. Việc tiến hành DĐĐT sẽ giải quyết được cơ bản tình trạng manh mún và phân tán ruộng đất cho người nông dân, tạo điều kiện quy hoạch vùng sản xuất tập trung; thuận lợi để áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào nông nghiệp, giúp giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu suất lao động; chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp; nâng cao thu nhập cho người nông dân; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tạo quỹ đất để có mặt bằng xây dựng các công trình phúc lợi thực hiện nhóm tiêu chí xây

dựng cơ sở vật chất trong nông thôn mới; tạo quỹ đất công cho cơ sở để thực hiện đấu giá huy động nguồn nội lực cho xây dựng nông thôn mới. Thành phố đã quan tâm, ban hành nhiều chính sách như Nghị quyết số 04/2012/NQ- HĐND về khuyến khích phát triển nông nghiệp, xây dựng vùng hạ tầng nông thôn được cụ thể hóa tại Quyết định số 16 đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, về chính sách khuyến khích thực hiện DĐĐT, thành phố đã bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện, thị xã với tổng kinh phí trên 2.000 tỷ đồng.

Ban chỉ đạo chương trình 02/CTr-TU xác định khâu đột phá trong thực hiện Chương trình 02-CTr/TU về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân” là việc DĐĐT, tích tụ ruộng đất phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo nên những vùng chuyên canh lớn và tạo điều kiện thuận lợi thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, đã tập trung chỉ đạo từ việc xây dựng kế hoạch DĐĐT từ dưới lên, giao chỉ tiêu kế hoạch từ trên xuống, đến việc xây dựng và ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ và bố trí nguồn lực đủ mạnh kịp thời; lồng ghép vào nội dung giao ban hàng quí của BCĐ Chương trình 02-CTr/TU để chỉ đạo. Đến nay, toàn thành phố đã thực hiện DĐĐT được trên 100% kế hoạch (76.540,66/76.281,57 ha)… Diện tích đất dôi dư sau DĐĐT (1.773,78 ha) tạo điều kiện cho các địa phương quy hoạch mở rộng các công trình phúc lợi, quy hoạch đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn lực thực hiện xây dựng NTM.Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cho rằng, sau 5 năm thực hiện NTM, với sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Thành ủy, sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, Chương trình 02 của Thành ủy đã đạt được những kết quả nổi bật, rõ nét: Kinh tế nông nghiệp đã có bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được tăng cường đầu tư, đời sống vật chất và

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 23/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí