Với mục tiêu phát triển con người một cách toàn diện, việc nâng cao trình độ dân trí là vấn đề cấp thiết hiện nay. Khi có trình độ, con người có thể tiếp cận với các tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện đại, nền văn minh của nhân loại, cải thiện cuộc sống. Vì vậy công tác giáo dục phải được
đặc biệt quan tâm. Vấn đề chăm sóc sức khỏe cũng hết sức quan trọng,
cần chú trọng việc khám sức khỏe định kì, có những chính sách hỗ trợ hợp lý với những gia đình có công với cách mạng và hoàn cảnh khó khăn, để mọi người đều được sống cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Về phát triển tổ chức: Cần thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao
năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở. đây là một việc rất cần thiết, vì là bộ máy lãnh đạo của nhân dân, gần gũi nhất và lắng nghe mọi ý kiến trực tiếp từ người dân. Từng bước hoàn thiện tổ chức trong thôn, xã và phối hợp các hoạt động của tổ chức để tạo ra sức mạnh tổng hợp góp phần cho sự thúc đẩy phát triển của xã.
Phát triển kinh tế: Xã Trực Đại là xã thuần nông, nhằm tận dụng lao động lúc nông nhàn, nâng cao thu nhập cho người dân, xã khuyến khích phát triển các ngành nghề phụ, như mộc, may, và tiểu thủ công nghiệp… ngoài ra cần đưa các giống cây, con mới có năng suất cao vào sản xuất, thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi hợp lý. Đồng thời áp dụng những tiến bộ khoa học mới vào sản xuất, từng bước phát triển nền kinh tế của địa phương.
Về phát triển cơ
sở hạ
tầng: Làm đường bê tông, kiên cố
hóa
kênh mương, giao thông nội đồng đang là một vấn đề cấp thiết, cần phải thực hiện để phục vụ cho việc đi lại, và vận chuyện thuận tiện hơn. Việc xây dựng các nhà văn hóa cũng rất cần thiết cho việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống riêng của từng làng xã. Cần xây dựng, lắp đặt các trang thiết bị dạy và học được tốt hơn, góp phần nuôi dưỡng, phát triển cho thế hệ tương lai.
Phát triển xã hội – môi trường: Môi trường sinh thái bị ảnh hưởng xấu đang có xu hướng gia tăng nhất là ô nhiễm đất, ô nhiễm nước do các nguồn nước thải công nghiệp, sử dụng quá mức phân hóa học, thuốc trừ sâu… hiện trạng ô nhiễm môi trường đã và đang ảnh hưởng đến sức
khỏe người dân. Do đó việc bảo vệ môi trường, nguồn nước là rất cần
thiết. từng thôn, xóm cần thành lập đội ngũ thu gom rác thải và xây dựng hệ thống sử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp hợp lý.
4.1.3. Quản lý kinh phí trong xây dựng mô hình nông thôn mới
Kinh phí cho các hoạt động đã được bố trí với sự tham gia của các bên, dưới nhiều hình thức khác nhau phù hợp với điều kiện sống của cộng đồng. Các bên tham gia có mức độ đóng góp khác nhau, cụ thể là sự hỗ trợ của Nhà nước có mức đóng góp lớn nhất, người dân địa phương tham gia đóng góp với mức độ, hình thức khác trên cơ sở huy động nguồn lực sẵn có.
Trên nguyên tắc minh bạch tài chính, thông tin về các hoạt động tài chính cần thiết đều được điều phối công khai, minh bạch trong báo cáo đánh giá, giám sát và được công bố trong các buổi tổng kết, mọi người dân có nhu cầu đều được tham gia tiếp cận với nguồn thông tin này.
Trong cơ cấu tài chính, việc huy động sự tham gia của cộng đồng sẽ giúp tăng cường tính bền vững của mô hình. Một khi người dân đóng góp công sức vào các hoạt động, họ sẽ có trách nhiệm hơn trong quản lý. Hiện nay công tác quản lý đang triển khai có hiệu quả, góp phần thúc đẩy các hoạt động diễn ra đúng tiến độ.
Việc phân bổ kinh phí cho các hoạt động được lên kế hoạch và đưa ra thảo luận với từng nhóm đối tượng, theo đó ban quản lý các hoạt động sẽ quyết định phân bổ kinh phí đến từng hoạt động mà không qua bất cứ một trung gian nào khác. Do vậy vấn đề tài chính luôn được thực hiện một cách nhanh gọn, rõ ràng và các khoản chi đúng mục đích.
Nguồn lực hoạt động xây dựng các mô hình sản xuất
Sản xuất phát triển là điều kiện cơ
bản để
phát triển kinh tế
của
cộng đồng mỗi địa phương. Kinh tế có phát triển thì những yếu tố xã hội mới được phát triển và đây chính là động lực chính cho những tiến bộ xã
hội được thực hiện. Sau khi có thu nhập ổn định đảm bào cuộc sống,
người dân mới có điều kiện xây dựng những công trình phục vụ đời sống cho gia đình và đóng gớp cho sự phát triển chung.
Bảng 4.2: Phân bổ nguồn vốn xây dựng mô hình nông thôn mới Xã Trực Đại, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định
Đơn vị tính: 1000 đồng
Nội dung | Tổng vốn | Vốn mới từ chương trình nông thôn mới | ||||||||
Trung ương | Địa phương | Dân góp | Tín dụng | |||||||
Tổng số | Trong đó | |||||||||
Tỉnh | Huyện | Xã | ||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
Tổng cộng | 323,613,0 00 | 127,763,6 00 | 55,420,10 0 | 29,675,20 0 | 1,444,000 | 24,300,90 0 | 71,559,70 0 Lồng | 38,013,10 ghép 0 | 30,856,50 0 | |
Tỷ lệ (%) | 39.48 | 9.2 | 0.4 | 7.5 | 22.1 | 11.7 | 9.5 | |||
1 | Vốn đầu tư xây dựng cơ bản | 255,625,0 00 | 106,891,00 0 | 43,528,00 0 | 19,648,00 0 | 920,000 | 22,960,00 0 | 70,740,00 0 | 22,209,50 0 | 12,256,50 0 |
2 | Vốn phát triển sản xuất | 54,950,00 0 | 12,900,00 0 | 9,240,000 | 9,040,000 | 100,000 | 100,000 | 300,000 | 13,910,00 0 | 18,600,00 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới tại xã Trực Đại, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định - 2
- Một Số Bài Học Kinh Nghiệm Xây Dựng Nông Thôn Mới
- Thuận Lợi Và Khó Khăn Của Xã Trong Phát Triển Kinh Tế Xã
- Thực Trạng Và Mục Tiêu Xây Dựng Nông Thôn Mới Xã Trực Đại
- Đánh Giá Mức Độ Đạt Được Nhóm Tiêu Chí Kinh Tế Và Tổ Chức Sản Xuất Tiêu Chí 10: Thu Nhập
- Một Số Tác Động Của Mô Hình Nông Thôn Mới Tại Xã Trực Đại
Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.
Vốn cho hoạt động khác | 13,038,00 0 | 7,972,600 | 2,652,100 | 987,200 | 424,000 | 1,240,900 | 519,700 | 1,893,600 | 0 |
Nguồn: Ban quản lý dự án xây dựng NTM xã Trực Đại
Những công trình cần thiết trong xây dựng nông thôn mới của mỗi địa phương là có bộ mặt nông thôn đổi mới trong đó, xây dựng cơ sở hạ tầng là yếu tố thiết yếu. Qua bảng trên ta thấy người dân ở các thôn đã tham gia tích cực vào các việc đóng góp kinh phí để thực hiện những hoạt động xây dựng công trình chung của thôn. Ngoài ra người dân còn đóng góp công sức lao động tại địa phương, những nguồn kinh phí này là một phần không thể thiếu để hoàn thành các công việc theo tiến độ đề ra.
4.1.4. Ban quản lý dự án xây dựng nông thôn mới
Đội ngũ cán bộ là một khâu quan trọng đóng vai trò quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của công tác hội và phong trào nông dân. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “ cán bộ là người đem chính sách
của Đảng, của Chính Phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và tiến hành.
Đồng thời đem tình hình của dân báo cáo cho Đảng, cho Chính Phủ để đặt ra chính sách đúng”. Vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi công việc. thực tế cũng cho ta thấy rằng: “ Cán bộ thế nào phong trào thế ấy”, tức là ở đâu có
cán bộ
có năng lực, trình độ, khả
năng vận động, tập hợp được quần
chúng, có uy tín, nhiệt tình tâm huyết với công việc thì ở đó phát huy được tác dụng của phong trào có hiệu quả.
Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn trong quản lý nhà nước của cán bộ cấp cơ sở là mộ trong những tiêu chí quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác cán bộ, trong những năm qua địa phương đã tập trung cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ giữ chức danh chủ chốt cấp xã, nhờ đó trình
độ học vấn của cán bộ, công chức không ngừng được nâng cao. Cán bộ
đảng viên đều đã thông qua các lớp lý luận chính trị nên có khả năng lãnh đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế ở địa phương. Tuy nhiên số có trình độ đại học, cao đẳng còn chiếm tỷ lệ thấp, và cán bộ cơ sở có khả năng quản lý điều hành còn hạn chế, chưa ngang tầm với nhiệm vụ nhất là khi thực hiện xây dựng nông thôn mới. Hiện tại đội ngũ cán bộ
xã có 21 người trong đó có 2 người ở trình độ cao đẳng còn lại đã qua đào tạo trung cấp.
Nhờ tập trung chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở nên chất lượng, hiệu quả thực hiện các chủ trương của Nhà nước, phong trào nông dân… trong những năm qua đã được nâng lên đáng kể về cả nội dung và hình thức.
Với chủ trương của Đảng và Nhà nước, định hướng phát triển
kinh tế nông nghiệp theo hướng đô thị, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015, phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xác định khu vực sản xuất, kết hợp xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất có hiệu quả và ổn định, đồng thời tránh lãng phí khi triển khai. UBND xã Trực Đại quyết định thành lập Ban quản lý dự án xây dựng nông thôn mới do ông Vũ Văn Quảng – Chủ tịch UBND xã Trực Đại làm trưởng ban, cùng 2 đồng chí phó ban cùng các trưởng ngành, đoàn thể ở các thôn do các đồng chí trưởng thôn làm trưởng ban. Ban quản lý dự án
nông thôn mới đã xây dựng quy chế
hoạt động, lập kế
hoạch phân công
từng thành viên trong ban quản lý dự trong dự án đề ra.
án thực hiện các mảng công việc
4.2. Đánh giá mức độ đạt được tiêu chí nông thôn mới xã Trực Đại
Để xây dựng thành công mô hình nông thôn mới, đòi hỏi xã phải đạt được 19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quy định. Hiện nay xã Trực Đại đã cho một số kết quả sau chặng đường thực
hiện, thể hiện sự quyết tâm đoàn kết của Đảng bộ chính quyền và nhân
dân trong việc nỗ lực thực hiện xây dựng thành công mô hình nông thôn mới.
Theo khảo sát gần đây, đánh giá theo bộ tiêu chí quốc gia, kết quả
cho thấy xã Trực Đại đã đạt được 12/19 tiêu chí. Sau khi ra Nghị quyết
chuyên đề về lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ xã Trực Đại đã tuyên truyền toàn thể người dân
trong xã các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về mô hình xây dựng nông thôn mới tại xã.
Theo Quyết định số 491/2009/QĐTTg ngày 16/4/2009 của Thủ
tướng Chính phủ, Bộ tiêu chí “nông thôn mới” bao gồm 5 nhóm. Hiện
trạng và kế hoạch hoàn thành các tiêu chí NTM của xã được tổng hợp ở
biểu sau đây:
Căn cứ vào các tiêu chí xây dựng NTM địa phương đã đạt và cơ bản
đạt 12/19 tiêu chí gồm: Quy hoạch, Điện, cơ
sở văn hóa, chợ
nông thôn,
bưu điện, nhà ở dân cư, hình thức tổ chức sản xuất, hệ thống chính trị, an ninh trật tự. Các tiêu chí cơ bản đạt là thủy lợi, trường học, trạm y tế.
Bên cạnh những tiêu chí đã hoàn thành mang lại tăng trưởng kinh tế cho xã, vẫn còn những tiêu chí chưa được hoàn thành và phấn đấu trong những năm tới. Những nguyên nhân chủ yếu chưa hoàn thành được các tiêu chí của Nghị quyết là do: nguồn vốn của địa phương còn hạn hẹp chưa thể khắc phục tất cả các yếu kém cùng lúc mà ưu tiên từng khu vực để giải quyết sớm hơn; trình độ của người dân còn thấp, chưa áp dụng được các kĩ năng kiến thức hoàn chỉnh; năng lực quản lý của cán bộ chỉ huy còn thấp dẫn đến công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia chưa đầy đủ. Để đảm bảo cho phát triển kinh tế địa phương, mức sống người dân được nâng cao, xã sẽ tiếp tục xây dựng mô hình nông thôn mới, phát huy những mặt mạnh và cải thiện dần những tiêu chí chưa đạt được trong những năm tới.