Nông Thôn Mới Và Mục Tiêu, Chức Năng Và Đặc Trưng Cơ Bản Của Nông Thôn Mới


1.1.1.2. Khái niệm nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới

Nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới được hiểu là tập hợp các yếu tố mà chương trình xây dựng nông thôn mới sử dụng để thực hiện các mục tiêu của chương trình.

Khái niệm nguồn lực

- Theo quan điểm hệ thống, “Nguồn lực là tất cả những yếu tố và phương tiện mà hệ thống có quyền chi phối, điều khiển, sử dụng để thực hiện mục tiêu của mình. Đối với hệ thống kinh tế - xã hội, có thể chia nguồn lực ra các bộ phận khác nhau như: nguồn nhân lực, nguồn tài lực, nguồn vật lực và nguồn thông tin”.

- Những thứ được coi là nguồn lực phải là những thứ được sử dụng hoặc có khả năng sử dụng trong thời kỳ dự kiến phát triển. Tiềm năng chưa đưa được vào sử dụng hoặc chưa có khả năng đưa vào sử dụng thì chưa được xem xét là nguồn lực.

Trong các nguồn lực thì nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng.

Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về “nguồn nhân lực”:

- Nguồn nhân lực là nguồn lực con người của những tổ chức (với quy mô, loại hình, chức năng khác nhau) có khả năng và tiềm năng tham gia vào quá trình phát triển của tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, khu vực, thế giới. Cách hiểu này về nguồn nhân lực xuất phát từ quan niệm coi nguồn lực với các yếu tố vật chất, tinh thần tạo nên năng lực, sức mạnh phục vụ cho sự phát triển nói chung của tổ chức;

- Nguồn nhân lực là tổng thể các yếu tố bên trong và bên ngoài của mỗi cá nhân bảo đảm nguồn sáng tạo cùng các nội dung khác cho sự thành công, đạt được mục tiêu của tổ chức.

Tuy có những định nghĩa khác nhau tùy theo giác độ tiếp cận nghiên cứu nhưng điểm chung mà ta có thể dễ dàng nhận thấy qua các định nghĩa trên về nguồn nhân lực là:


- Số lượng nhân lực: Nói đến nguồn nhân lực của bất kỳ một tổ chức, một địa phương hay một quốc gia nào câu hỏi đầu tiên đặt ra là có bao nhiêu người và sẽ có thêm bao nhiêu người nữa trong tương lai. Đây là những câu hỏi cho việc xác định số lượng nguồn nhân lực. Sự phát triển về số lượng nguồn nhân lực dựa trên hai nhóm yếu tố bên trong (ví dụ: nhu cầu thực tế công việc đòi hỏi phải tăng số lượng lao động) và những yếu tố bên ngoài của tổ chức như sự gia tăng về dân số hay lực lượng lao động do di dân;

- Chất lượng nhân lực: Chất lượng nhân lực là yếu tố tổng hợp của nhiều yếu tố bộ phận như trí tuệ, trình độ, sự hiểu biết, đạo đức, kỹ năng, sức khỏe, thẩm mỹ… của người lao động. Trong các yếu tố trên thì trí lực và thể lực là hai yếu tố quan trọng trong việc xem xét đánh giá chất lượng nguồn nhân lực;

- Cơ cấu nhân lực: Cơ cấu nhân lực là yếu tố không thể thiếu khi xem xét đánh giá về nguồn nhân lực. Cơ cấu nhân lực thể hiện trên các phương diện khác nhau như cơ cấu trình độ đào tạo, giới tính, độ tuổi… Cơ cấu nguồn nhân lực của một quốc gia nói chung được quyết định bởi cơ cấu đào tạo và cơ cấu kinh tế theo đó sẽ có một tỷ lệ nhất định nhân lực. Chẳng hạn như cơ cấu nhân lực lao động trong khu vực kinh tế tư nhân của các nước trên thế giới phổ biến là 5 - 3 - 1 cụ thể là 5 công nhân kỹ thuật, 3 trung cấp nghề và 1 kỹ sư; đối với nước ta cơ cấu này có phần ngược tức là số người có trình độ đại học, trên đại học nhiều hơn số công nhân kỹ thuật (3). Hay cơ cấu nhân lực về giới tính trong khu vực công của nước ta cũng có những biểu hiện của sự mất cân đối.

Tóm lại, nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp bao gồm các yếu tố về số lượng, chất lượng và cơ cấu phát triển người lao động nói chung cả ở hiện tại cũng như trong tương lai, là tiềm năng của mỗi tổ chức, mỗi địa phương, mỗi quốc gia, khu vực và thế giới.


1.1.2. Nông thôn mới và mục tiêu, chức năng và đặc trưng cơ bản của nông thôn mới

1.1.2.1. Khái niệm về mô hình nông thôn mới

Khái niệm nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn chứ không phải thành thị. Thứ hai, là nông thôn mới chứ không phải nông thôn truyền thống. Nếu so sánh giữa nông thôn mới với nông thôn truyền thống, thì nông thôn mới phải bao hàm cả cơ cấu và chức năng mới.

Xây dựng nông thôn mới không phải là việc biến làng xã thành các thành thị hay cố định nông dân tại nông thôn, nông dân chính là nguồn động lực quan trọng để xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới phải đặt trong bối cảnh đô thị hóa. Trong khi đó, chuyển dịch lao động nông thôn chính là nội dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng nông thôn mới với chủ thể là các tổ chức nông dân. Các tổ chức hợp tác xã nông dân kiểu mới đóng một vai trò đặc biệt trong sự nghiệp này.

Nhìn chung, mô hình nông thôn mới là mô hình cấp xã, thôn được phát triển toàn diện theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ và văn minh hóa.Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: Đáp ứng yêu cầu phát triển; Có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường; Đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội; Tiến bộ hơn so với mô hình cũ; Chứa đựng các đặc điểm chung có thể phổ biến và vận dụng trên cả nước (Bộ NN&PTNT, 2010).

1.1.2.2. Mục tiêu của chương trình nông thôn mới

- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại: Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch.

- Xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; Môi trường sinh thái được bảo vệ; Nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng ở nông thôn.


- Xây dựng giai cấp nông dân: Củng cố liên minh công nông và đội ngũ tri thức, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc, đảm bảo thực hiện thành công CNH - HĐH đất nước theo định hướng XHCN (Bộ NN&PTNT, 2010).

1.1.2.3. Chức năng của nông thôn mới

- Chức năng sản xuất nông nghiệp hiện đại

Nông thôn là nơi diễn ra phần lớn hoạt động sản xuất nông nghiệp của các quốc gia. Có thể nói, nông nghiệp là chức năng tự nhiên của nông thôn. Chức năng cơ bản của nông thôn là sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Khác với nông thôn truyền thống, sản xuất nông nghiệp của nông thôn mới bao gồm cơ cấu các ngành nghề mới, các điều kiện sản xuất nông nghiệp hiện đại hoá, ứng dụng phổ biến khoa học kỹ thuật tiên tiến và xây dựng các tổ chức nông nghiệp hiện đại.

- Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống

Trải qua hàng nghìn năm phát triển, làng xóm ở nông thôn được hình thành dựa trên những cộng đồng có cùng phong tục, tập quán, huyết thống. Quy tắc hành vi của xã hội gồm những người quen được xây dựng trên cơ sở những phong tục tập quán đã hình thành từ lâu đời.

Cũng chính văn hoá quê hương đã sản sinh ra những sản phẩm văn hoá tinh thần quý báu như lòng kính lão yêu trẻ, giúp nhau canh gác bảo vệ, giản dị, tiết kiệm, thật thà, yêu quê hương. Các truyền thống văn hoá quý báu này đòi hỏi phải được giữ gìn và phát triển trong một hoàn cảnh đặc thù. Nông thôn với đặc điểm sản xuất nông nghiệp và tụ cư theo dòng tộc mới là môi trường thích hợp nhất để giữ gìn và kế tục văn hoá quê hương.

- Chức năng sinh thái

Các cảnh quan nông thôn với những đặc trưng riêng đã hình thành nên màu sắc văn hoá làng xã đặc thù, thể hiện các tư tưởng triết học như trời đất giao hoà, thuận theo tựnhiên, tôn trọng tự nhiên, mưu cầu phát triển hài hoà cũng như chú trọng sự kế tục phát triển của các dòng tộc.


Để đảm bảo giữ gìn được văn hóa truyền thống tốt đẹp của nông thôn, việc xây dựng nông thôn mới không được phá vỡ các cảnh quan làng xã mang tính khu vực đã được hình thành trong lịch sử, làm ảnh hưởng đến sự hài hoà vốn có của nông thôn, làm mất đi bản sắc làng quê nông thôn vì điều này không những hạn chế tác dụng của nông thôn mà còn có tác động tiêu cực đến việc giữ gìn sinh thái cảnh quan nông thôn và cảnh quan văn hoá truyền thống.

1.1.2.4. Những đặc trưng cơ bản của mô hình nông thôn mới

- Được xây dựng trên đơn vị cơ bản là cấp làng - xã.

- Vai trò của người dân được nâng cao, nêu cao tinh thần tự chủ của nông

dân.

- Người dân chủ động trong việc xây dựng kế hoạch phát triển, thu hút

sự tham gia đầy đủ của các thành viên trong nông thôn nhằm đạt được mục tiêu đề ra có tính hiệu quả cao.

- Việc thực hiện kế hoạch dựa trên nền tảng phát huy nguồn lực của bản thân người dân thay cho việc dựa vào hỗ trợ từ bên ngoài là chính.

- Các tổ chức nông dân hoạt động mạnh, có tính hiệu quả cao.

1.1.2.5. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới

(1) Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng nông thôn mới phải hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới ban hành tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

(2) Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.


(3) Kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn.

(4) Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cấp có thẩm quyền xây dựng.

(5) Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự án của Chương trình xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá.

(6) Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch, và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới.

1.1.2.6.Chủ thể xây dựng nông thôn mới

Có người cho rằng chủ thể xây dựng nông thôn phải là chính quyền. Tuy nhiên, trên thực tế, người nông dân mới thực sự là chủ thể xây dựng nông thôn. Đó không phải do nhà nước không có đủ tiềm lực kinh tế để đóng vai trò chủ thể này, mà cho dù tiềm lực kinh tế của nhà nước có mạnh đi chăng nữa thì cũng không thể thiếu sự tham gia đóng góp tích cực của chính tầng lớp nông dân. Hiển nhiên nói người nông dân ở đây không phải chỉ đơn thuần là cá thể nông dân, mà phải được hiểu là các tổ chức nông dân.

Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, người nông dân phải tham gia từ khâu quy hoạch, cho đến góp công, góp của và phần lớn trực tiếp lao động sản xuất trong quá trình làm ra của cải vật chất, giữ gìn bản sắc văn hóa


dân tộc, đồng thời cũng là người hưởng lợi từ thành quả của nông thôn mới. Chính vì vậy, nông dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới là yếu tố vừa đảm bảo cho sự nghiệp xây dựng nông thôn mới thành công, vừa đảm bảo phát huy được vai trò tích cực của nông dân (Chính phủ, 2008).

1.1.2.7. Tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP ngày 09/01/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ ngày Quyết định ban hành quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

* Các nhóm tiêu chí: Gồm 5 nhóm

Nhóm I: Quy hoạch (có 01 tiêu chí).

Nhóm II: Hạ tầng kinh tế - xã hội (có 08 tiêu chí). Nhóm III: Kinh tế và tổ chức sản xuất (có 04 tiêu chí).

Nhóm IV: Văn hóa - xã hội - môi trường (có 04 tiêu chí). Nhóm V: Hệ thống chính trị (có 02 tiêu chí).


Bảng 1.1. Nội dung 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM


TT

Tên

tiêu chí

Nội dung tiêu chí

ĐVT

Tiêu chuẩn

đạt chuẩn

I. QUY HOẠCH


1


Quy hoạch

1.1. Có quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt và được công bố công

khai đúng thời hạn



Đạt

1.2. Ban hành quy định quản lý quy

hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch



Đạt

II. HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI


2


Giao thông

2.1. Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại

thuận tiện quanh năm


100% (nhựa hóa hoặc bê tông hóa)

2.2. Đường trục thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện

quanh năm



≥50% cứng hóa

2.3. Đường ngò, xóm sạch và không

lầy lội vào mùa mưa


100%

2.4. Đường trục chính nội đồng đảm

bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm



Đạt


3


Thủy lợi

3.1. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ

động đạt từ 80% trở lên



Đạt

3.2. Đảm bảo đủ Điều kiện đáp ứng

yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ



Đạt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Giải pháp huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn - 3

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí