Hoàn Thiện Cẩm Nang Thẩm Định Cho Vay Dự Án Đầu Tư

xét cơ chế đánh giá thông tin, dành ra một khoản chi phí để đánh giá thông tin có chất lượng tốt và cần thiết cho công tác thẩm định dự án đầu tư.

VCB nên thành lập phòng hoặc bộ phận kiểm toán khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Mô hình này đã được áp dụng thành công tại một số ngân hàng khác, theo đó, ngân hàng sẽ tổ chức một bộ phận chuyên trách thực hiện kiểm toán định kỳ báo cáo tài chính, đánh giá tình hình hoạt động và định giá tài sản của khách hàng. Đây là biện pháp khả thi để tạo ra nguồn thông tin nội bộ đáng tin cậy với chi phí thấp, giúp ích cho hoạt động thẩm định dự án nói chung và nội dung thẩm định tài sản đảm bảo nói riêng. Cơ sở để cán bộ thẩm định tiến hành các bước phân tích, đánh giá một dự án chính là thông tin có được từ các nguồn khác nhau. Thông tin đầy đủ nhiều khía cạnh với độ tin cậy là yếu tố quan trọng đưa tới kết quả thẩm định đạt hiệu quả cao.

Để hoàn thiện hệ thống thông tin đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa ngân hàng cùng các ngành có liên quan. Ngân hàng Nhà nước với chức năng là Ngân hàng của các ngân hàng phải tạo lập được một hệ thống thông tín đầy đủ, chính xác, kịp thời để cung cấp cho các ngân hàng. Ngược lại, các NHTM phải cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước các báo cáo tổng hợp, sử dụng phục vụ chế độ thông tin báo cáo và giúp các ngân hàng thương mại khác những thông tin quan trọng khi cần thiết. VCB phải nâng cao chất lượng và số lượng thông tin phục vụ công tác thẩm định bằng cách hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin, tạo ra nguồn tin xuyên suốt trong toàn hệ thống ngân hàng. Ngoài ra cần xây dựng các trang web cung cấp thông tin tín dụng điện tử trực tuyến như: thông tin kinh tế thị trường, pháp luật, thông tin về hoạt động tín dụng của khách hàng...

3.2.2. Hoàn thiện cẩm nang thẩm định cho vay Dự án đầu tư

Hiện nay VCB đã soạn thảo và ban hành “Cẩm nang thẩm định dự án đầu tư” nhằm mục tiêu chuẩn hóa quy trình thẩm định cho vay DAĐT toàn hệ thống và hỗ trợ nghiệp vụ cho cán bộ tại chi nhánh. Cẩm nang đã khái quát, liệt kê được chi tiết những nội dung cần thực hiện đối với mỗi giai đoạn thẩm định dự án theo nội dung sau:

- Hồ sơ pháp lý dự án

- Tổng quan về dự án

- Thẩm định các yếu tố đầu vào, đầu ra

- Các vấn đề về môi trường, an ninh, phòng cháy chữa cháy…

- Tổng mức đầu tư và nhu cầu vốn vay của dự án

- Hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án

- Rủi ro liên quan và biện pháp giảm thiểu

- Biện pháp bảo đảm tín dụng


3.2.2.1. Bổ sung hệ thống phân ngành theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh

Cẩm nang thẩm định dự án tại VCB mới chỉ hướng dẫn quy trình chung nhất mà chưa có sự phân loại, chi tiết theo từng dự án đặc thù. Vì vậy, bộ cẩm nang mới chỉ có ý nghĩa tham khảo, đào tạo cán bộ mới chứ chưa thực hiện được mục tiêu chuẩn hóa quy trình thẩm định dự án toàn hệ thống. Do đó VCB cần bổ sung, hoàn thiện bộ cẩm nang theo hướng chi tiết hóa các nội dung trên theo từng ngành, địa bàn, quy mô dự án… Mỗi ngành sẽ có sự khác nhau đối với mỗi nội dung trên. Các ngành nghề đề xuất xây dựng nội dung cẩm nang thẩm định dự án:

Bảng 3.2. Danh mục các ngành đầu tư


STT

Tên ngành

1

Nông lâm nghư nghiệp (trồng trọt, đánh bắt, chăn nuôi)

2

Ngành gỗ

3

Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy

4

Sản xuất, chế biến và kinh doanh lương thực thực phẩm, đồ uống

5

Khai khoáng

6

Xây dựng, xây lắp

7

SX thép, luyện kim và sản xuất kim loại khác

8

Sản xuất thiết bị văn phòng, đồ gia dụng, thiết bị giáo dục và in ấn

9

Sản xuất vật liệu xây dựng

10

Dệt, May, sản xuất trang phục và da giày

11

SX thuốc, hoá dược, dược liệu; cao su, nhựa, phân bón, hoá chất

12

Cơ khí, chế tạo MMTB , sản xuất kim loại đúc sẵn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - 12

Sản xuất và phân phối điện, năng lượng, dịch vụ viễn thông

14

Kinh doanh bất động sản và cơ sở hạ tầng sản xuất

15

Kinh doanh bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng

16

Kinh doanh vận tải thủy, hàng không

17

Kinh doanh vận tải đường bộ, kho bãi và các HĐ hỗ trợ

18

SX điện tử, máy vi tính quang học, thiết bị viễn thông

19

Kinh doanh dịch vụ giáo dục, y tế, khoa học công nghệ

20

Kinh doanh dịch vụ quảng cáo, tư vấn giám sát

21

Kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí

22

Đóng tàu, thuyền

23

Thương mại hàng tiêu dùng, nông sản, lương thực, thực phẩm

24

Thương mại hàng công, nông, lâm nghiệp (đầu vào cho các ngành sx)

25

Khai thác, sản xuất, kinh doanh than các loại

26

Thương mại sắt thép, inox

27

Thương mại hóa chất công nghiệp, hạt nhựa

28

Thương mại thuốc, hóa dược, dược liệu, thiết bị y tế

29

Thương mại xăng, dầu, gas, khí đốt

13

Nguồn: Nghiên cứu của NCS


3.2.2.2. Một số lưu ý cho cán bộ thẩm định khi tham khảo cẩm nang

Các nội dung về thẩm định cho vay DAĐT được đề cập tương đối đầy đủ trong cẩm nang, tuy nhiên mới chỉ đầy đủ ở bề rộng chứ chưa đi sâu, bao quát hết các tình huống trong quá trình tác nghiệp của cán bộ thẩm định. Do vậy, khi tham khảo cẩm nang thẩm định cho vay DAĐT, cán bộ thẩm định cần phải lưu ý những vấn đề sau:

-Về thẩm định tổng mức vốn đầu tư của dự án

Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, tổng chi phí của công trình xây dựng thể hiện bằng chỉ tiêu tổng mức vốn đầu tư (tổng mức đầu tư). Tổng mức đầu tư là tổng chi phí dự tính để thực hiện toàn bộ quá trình đầu tư và xây dựng là giới hạn chi phí tối đa của dự án và được xác định trong quyết định đầu tư.

Trong quá trình lập dự án, có hai khả năng xẩy ra sai lệch về tổng vốn đầu tư. Một là chủ đầu tư dự tính mức vốn này xuống thấp để tăng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả nhằm thuyết phục các cơ quan cấp phép và ra quyết định đầu tư, hoặc là dự tính cao lên để được vay vốn ngân hàng. Do vậy, khi xem xét về tổng

vốn đầu tư, cán bộ tín dụng cần chú ý đến các khoản mục cấu thành tổng vốn đầu tư, xem có khoản mục nào bị bỏ sót hay không, cùng với đó là việc so sánh tỷ lệ vốn đầu tư giữa các hạng mục với các dự án cùng loại trước đó để tìm ra điểm bất hợp lý nếu có.

-Về khoản mục doanh thu và chi phí dự kiến của dự án

Đây là hai nội dung quan trọng trong thẩm định dự án. Những sai sót trong việc phân tích hai chỉ tiêu này sẽ dẫn đến việc thiếu chính xác trong tính toán dòng tiền, từ đó dẫn đến những sai lệch hiệu quả tài chính của dự án. Tuy nhiên, việc xác định chính xác doanh thu và chi phí của một dự án là vấn đề phức tạp vì nó liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau.Với vấn đề doanh thu cán bộ thẩm định không thể chỉ xem xét sản lượng dựa trên công suất thiết kế của dự án mà cái mang lại doanh thu ở đây là lượng sản phẩm sẽ được tiêu thụ trên thị trường. Do đó, cán bộ thẩm định vừa phải xem xét các yếu tố kỹ thuật để ước tính được sản lượng sản xuất ra là bao nhiêu, đồng thời lại phải xem xét các yếu tố về mặt thị trường như cung, cầu các sản phẩm cạnh tranh để dự tính sản phẩm sẽ được tiêu thụ trong tương lai.

-Về nội dung phân tích chi phí

Chi phí dự án thường rất phức tạp vì nó bao gồm nhiều khoản mục. Đặc biệt là đối với dự án có quy mô lớn thì phức tạp hơn vì ngoài các khoản chi phí lớn sẽ có rất nhiều khoản chi phí khác, tuy là nhỏ nhưng nếu nhiều khoản như vậy không được xem xét đến sẽ gây sai lệch rất lớn. Do đó, khi thẩm định cán bộ thẩm định cần rà soát kỹ để đảm bảo không bỏ sót các khoản chi phí đó.

-Về các chỉ tiêu tài chính của dự án

Khi tiến hành tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án như NPV, IRR, PP hay PI thì tính toán dòng tiền của dự án và lựa chọn lãi suất chiết khấu là các yếu tố quan trọng nhất.

Phân tích dòng tiền thì cần chú ý đến các dòng tiền đặc biệt như chi phí chìm và chi phí cơ hội. Thường các chi phí này không được các chủ đầu tư đề cập đến khi lập hồ sơ xin vay vốn và cán bộ tín dụng cũng khó mà tìm hiểu

được. Do đó, cán bộ tín dụng khi nhận hồ sơ nên lưu ý để nhắc nhở khách hàng bổ sung các nội dung này.

-Về thẩm định mức độ rủi ro của dự án

Khi thẩm định mức rủi ro của dự án, Ngân hàng thường sử dụng phương pháp chính là phương pháp tính độ nhạy. Khi tiến hành phân tích độ nhạy cần chú ý xây dựng các phương án giả định phù hợp, không nên áp dụng một cách máy móc một số giả định nào đó, mà giả định đó phải được xây dựng dựa trên mức độ biến động thực tế của thị trường.

Để nâng cao tính chính xác, Ngân hàng nên sử dụng các phương pháp phân tích khác như phân tích NPV kỳ vọng (phân tích kịch bản....) điều chỉnh hệ số chiết khấu,..và so sánh các kết quả thu được từ các phương pháp khác nhau để đưa ra kết luận cuối cùng.

3.2.3. Xây dựng, triển khai mô hình thẩm định dự án và hệ thống chỉ tiêu tài chính cho các ngành

3.2.3.1. Mục đích

Thẩm định dự án luôn là bước khó khăn và phức tạp nhất trong quy trình thẩm định dự án. Việc thiết kế bảng tính, phân tích thông tin đầu vào và tính toán các chỉ tiêu tài chính, thông số dự án chưa được quy chuẩn và thống nhất trong hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, mỗi cán bộ tại chi nhánh có phương pháp và cách lập bảng tính riêng, dễ dẫn đến sai sót trong tính toán. Từ đó, luận án đề xuất xây dựng và triển khai mô hình thẩm định dự án (sau đây gọi tắt là Mô hình) và hệ thống chỉ tiêu tài chính cho các ngành nhằm mục đích sau:

- Chuẩn hóa các bước lập bảng tính thẩm định dự án tài chính toàn hệ thống, đảm bảo các thông số phục vụ thẩm định đều có chung cơ sở và phương pháp tính toán.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu là hệ thống chỉ tiêu tài chính cho các ngành từ chính kết quả thẩm định của toàn bộ các dự án được VCB tài trợ vốn vay để phục vụ thông tin thẩm định các dự án mới. Hệ thống chỉ tiêu này có cơ sở,

phương pháp tính toán thống nhất nên có khả năng sử dụng để tham khảo, so sánh và đánh giá các dự án mới.

3.2.3.2. Cơ sở xây dựng Mô hình

Nhằm áp dụng được cho nhiều loại hình dự án (theo các ngành nghề mô tả tại mục 3.2.2), Mô hình được thiết kế để cán bộ thẩm định có thể tùy biến các yếu tố đầu vào, đầu ra như: nguồn vốn, loại tài sản hình thành, doanh thu, chi phí… từ đó tạo ra giả định về dòng tiền sao cho gần với ngành nghề đó nhất.

a. Xây dựng tùy chọn về các loại nguồn vốn của dự án


- Vốn tự có: nguồn vốn của chủ đầu tư, không chịu chi phí vốn

- Vốn vay trung, dài hạn: nguồn vốn vay ngân hàng. Loại vốn này cần khai báo thêm các thông tin như: Thời hạn vay, thời gian ân hạn, kỳ thanh toán gốc và lãi.

- Vốn tái đầu tư: Nguồn vốn hình thành từ doanh thu của dự án trong quá trình xây dựng và được dùng để đầu tư ngược lại cho chính dự án. Ví dụ: các dự án xây dựng chung cư, nhà ở có thể phát sinh doanh thu từ tiền mua nhà đóng theo tiến độ xây dựng và sử dụng như nguồn vốn tái đầu tư.

- Trái phiếu chuyển đổi: Một hình thức vay vốn kết hợp vốn hóa khoản

vay vào cuối kỳ.


- Vốn khác: các loại vốn khác.

Ngoại trừ “Vốn khác”, các loại vốn còn lại đều được xây dựng cơ chế tính

toán tự động để tính ra dòng tiền dự án trong Mô hình.

b. Xây dựng tùy chọn các loại tài sản hình thành từ nhiều loại hình dự án:


- Tài sản để khai thác: là tài sản hình thành với mục đích sử dụng để khai thác hoặc cho thuê sau khi hình thành, không tạo ra doanh thu khác ngoài doanh thu từ cho thuê tài sản.

- Tài sản để bán: là tài sản hình thành với mục đích bán ngay sau khi hoàn thành, không tạo ra doanh thu khác ngoài doanh thu từ bán tài sản

- Tài sản để bán và khai thác trước khi bán: là tài sản hình thành với mục đích vừa để bán, vừa để khai thác khi chưa bán được tài sản. Doanh thu tạo ra từ loại tài sản này sẽ chấm dứt khi tài sản được bán đi.

- Tài sản để bán và khai thác trước và sau khi bán: là tài sản có thể tạo ra doanh thu ngay từ khi hình thành cho đến hết vòng đời, ngay cả sau khi đã được sang nhượng, không thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư. Ví dụ: Bất động sản du lịch hợp tác kinh doanh (hay còn gọi là timeshare) là các biệt thự du lịch nghỉ dưỡng, sau khi sang nhượng có thể ký hợp đồng hợp tác với chủ sở hữu mới để tiếp tục cùng khai thác.

Khi người dùng lựa chọn/ thay đổi một trong các loại nguồn vốn, tài sản trên, Mô hình sẽ tự động thay đổi dòng tiền dự án.

Các thông số đầu vào khác liên quan đến giả định về doanh thu, chi phí của

dự án sẽ được nhập thủ công vào Mô hình theo cách thức được thiết kế sẵn.

3.2.3.3. Mô tả về khai báo thông tin đầu vào của Mô hình

Thông tin đầu vào cần khai báo bao gồm: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư dự án, tài sản hình thành, các thông số giả định. NCS sử dụng thông tin của DAĐT "Khu Resort bờ biển" tại chương 2 để làm ví dụ minh họa về khai báo thông tin đầu vào của mô hình.

a. Khai báo cơ cấu nguồn vốn đầu tư dự án

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư dự án được khai báo vào 2 bảng số liệu như sau:


Bảng 3.3. Khai báo cơ cấu nguồn vốn


Đơn vị: triệu VND



Mô tả nguồn vốn

Số tiền

Loại vốn


Nội dung khai báo

Khai báo tên gọi mỗi loại nguồn vốn. Ví dụ: Vay ngắn hạn VCB, Vay cá nhân khác, Vốn chủ sở hữu

.v.v.

Khai báo tổng giá trị vốn vay bằng VND theo từng loại nguồn vốn

Lựa chọn 1 trong 5 loại nguồn vốn:

- Vốn tự có

- Vốn vay trung/dài hạn

- Vốn tái đầu tư,

- Trái phiếu chuyển đổi,

- Vốn khác.

Ví dụ

Vốn tự có

288.000

Vốn tự có

biển"

Vốn vay trung hạn

298.350

Vốn vay trung/dài hạn

Vốn vay dài hạn

298.350

Vốn vay trung/dài hạn

Tiền thu bán ứng

628.000

Vốn tái đầu tư

"Dự án resort bờ

Nguồn: Nghiên cứu của NCS


Bảng 3.4. Khai báo thông tin nguồn vốn vay ngân hàng


Đơn vị: triệu VND


Thông tin

Nội dung khai

báo/lựa chọn

Ví dụ "Dự án resort bờ biển"

Vốn vay trung hạn

Vốn vay dài hạn

Thời hạn vay

Người dùng khai báo

4 năm

10 năm

Thời gian ân

hạn

Người dùng khai báo

2 năm

2 năm


Hình thức thanh toán lãi ân hạn

Lựa chọn:

- Nhập gốc

- Định kỳ hàng tháng

- Định kỳ hàng quý

- Định kỳ hàng năm


Nhập gốc


Nhập gốc

Hình thức thanh toán lãi vay sau ân hạn

Lựa chọn:

- Định kỳ hàng tháng

- Định kỳ hàng quý

- Định kỳ hàng năm


Định kỳ hàng quý


Định kỳ hàng quý

Nguồn: Nghiên cứu của NCS

b. Khai báo các thông số giả định về tài sản hình thành của dự án

Mỗi loại tài sản hình thành cần khai báo tên gọi, số lượng, số hạng mục chi tiết và phân loại tài sản theo 4 tùy chọn. Mỗi loại tài sản có thể có nhiều hạng mục với cách tính khấu hao và thời gian khấu hao khác nhau.

Bảng 3.5. Khai báo các thông số giả định về tài sản hình thành



Tên tài sản

Số lượng

tài sản

Số lượng

hạng mục

Loại tài sản


Nội dung

khai báo


Khai báo tên gọi mỗi loại Tài sản


Khai báo số lượng tài sản theo từng loại


Khai báo số lượng hạng mục đầu

tư/thi công của mỗi loại tài sản

Lựa chọn 1trong 4 loại tài sản:

- Tài sản để bán

- Tài sản để khai thác

- Tài sản để bán và khai

thác trước khi bán

- Tài sản để bán và khai thác trước, sau khi bán

Ví dụ "Dự án resort bờ biển"

Biệt thự biển

39

3

Tài sản để bán và khai thác

trước, sau khi bán

Phòng khách

sạn

142

3

Tài sản để khai thác

Nguồn: Nghiên cứu của NCS


Bảng 3.6. Khai báo chi tiết các hạng mục, khấu hao và tiến độ giải ngân vào mỗi loại tài sản


Đơn vị: Triệu VND




Tên tài sản

Tên hạng mục

Hình thức khấu hao

Số năm khấu hao

Tiến độ giải ngân vào các hạng mục tài sản

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Nội dung khai

báo

Khai báo tên gọi cho mỗi hạng mục

Lựa chọn hình thức khấu hao:

- Khấu hao theo đường thẳng

- Khấu hao nhanh

- Khấu hao nhanh có điều chỉnh








Ví dụ "Dự án resort bờ biển"

Biệt thự biển

Đất

Khấu hao đường thẳng

20 năm

80.000





Xây thô

Khấu hao đường thẳng

20 năm

22.500

90.000

22.500



Hạ tầng

Khấu hao đường thẳng

15 năm

9.000

36.000

15.000



Thiết bị

Khấu hao đường thẳng

10 năm

46.500

186.000

24.500



Phòng khách sạn

Đất

Khấu hao đường thẳng

20 năm

110.000





Xây thô

Khấu hao đường thẳng

20 năm

25.000

100.000

125.000



Hạ tầng

Khấu hao đường thẳng

15 năm

16.000

64.000

80.000



Thiết bị

Khấu hao đường thẳng

10 năm

48.000

192.000

243.000



Tổng:

357.000

668.000

510.000





Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Chi tiết giải ngân các nguồn

vốn

Vốn tự có

200.000

66.000

22.000



Vốn vay trung/dài hạn

157.000

151.270

50.230



Vốn vay trung/dài hạn


300.730

57.7



Vốn tái đầu tư


150.000

380.000



Tổng:

357.000

668.000

510.000



Nguồn: Nghiên cứu của NCS


134

c. Khai báo các thông số giả định trong thời gian hoạt động của dự án


Bảng 3.7. Khai báo các thông số giả định trong thời gian hoạt động của

dự án


STT

Nội dung

Năm 1

Năm 2


Lãi suất cho vay

Tỷ giá

Các thông số tính doanh thu Các thông số tính chi phí Các thông số khác




Nguồn: Nghiên cứu của NCS

3.2.3.4. Mô tả kết quả đầu ra của mô hình

Kết quả đầu ra của mô hình bao gồm:


- Bảng tính dòng tiền dự án, trình bày kết quả tính dòng tiền thuần, các chỉ

số NPV, IRR, thời gian hoàn vốn của dự án.


- Báo cáo tài chính giả định: bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Ví dụ về kết quả đầu ra của mô hình theo "Dự án resort bờ biển" trình bày tại Phụ lục 03.

3.2.3.5. Nghiên cứu, xây dựng và triển khai Mô hình

Nghiên cứu, xây dựng: VCB có thể thuê tư vấn là các công ty kiểm toán hoặc giao cho Phòng Chế độ tín dụng phối hợp với Phòng Đầu tư dự án thực hiện đề xuất ý tưởng, thiết kế Mô hình dưới dạng bảng tính excel.

Chạy thử Mô hình: tổ chức các nhóm chạy thử Mô hình tại các chi nhánh để đánh giá, hoàn thiện mô hình trên cơ sở so sánh với kết quả thẩm định đã thực hiện trước đó.

Triển khai Mô hình: viết phần mềm dựa trên Mô hình đã hoàn thiện, tập

huấn cán bộ chi nhánh sử dụng phần mềm.

3.2.4. Hoàn thiện phương pháp xác định tỷ lệ chiết khấu tài chính trong thẩm định rủi ro dự án đầu tư

Các phương pháp phân tích rủi ro trong thẩm định cho vay dự án phụ thuộc rất nhiều vào việc tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án và đưa ra các giả định khác nhau để xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu đó. Một trong các thành phần quan trọng nhất để tính toán các chỉ tiêu đó chính là Tỷ lệ chiết khấu tài chính hay lãi suất chiết khấu được dùng để tính toán NPV và IRR. Một trong các phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là sử dụng chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) làm lãi suất chiết khấu. Tuy nhiên, việc tính toán WACC tại các NHTM nói chung và tại VCB hiện nay còn khá đơn giản, khó áp dụng cho các dự án có cơ cấu vốn phức tạp. Do đó, tác giả đề xuất phương pháp tính toán WACC một cách chi tiết và đầy đủ hơn.

Chi phí sử dụng vốn là giá mà doanh nghiệp phải trả cho việc sử dụng nguồn tài trợ đó là nợ vay, cổ phần ưu đãi, thu nhập giữ lại, cổ phần thường và doanh nghiệp sử dụng những nguồn này để tài trợ cho các dự án đầu tư mới.

Chi phí sử dụng vốn còn có thể được hiểu là tỷ suất sinh lợi tối thiểu mà doanh nghiệp sẽ đòi hỏi khi thực hiện một dự án đầu tư mới. Nếu một dự án đầu tư mới tạo ra tỷ suất sinh lợi nội bộ IRR lớn hơn chi phí sử dụng vốn thì giá trị của doanh nghiệp sẽ tăng (hay dự án đầu tư khả thi) ngược lại nếu một dự án đầu tư mới tạo ra IRR thấp hơn chi phí sử dụng vốn, giá trị của doanh nghiệp sẽ giảm (hay dự án đầu tư không khả thi).

Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) là chi phí bình quân gia quyền của tất cả các nguồn tài trợ dài hạn mà một doanh nghiệp đang sử dụng. Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC của một dự án được tính toán như sau:

WACC = (WL x RL) + (WP x RP) + (Wo x Ro hoặc RNE)

Trong đó:

WL: Tỷ trọng nguồn tài trợ bằng vốn vay dài hạn trong cấu trúc vốn WP: Tỷ trọng nguồn tài trợ bằng vốn cổ phần ưu đãi trong cấu trúc vốn

Wo: Tỷ trọng nguồn tài trợ bằng vốn cổ phần thường trong cấu trúc vốn

WL+ WP+ Wo= 1

RL: Chi phí sử dụng vốn vay dài hạn sau thuế

RP: Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2022