Phân Tích Thực Trạng Công Tác Thẩm Định Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Lào


2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO

2.3.1. Công tác tổ chức thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng ngoại thương Lào

Dự án được chủ đầu tư gửi đến Ngân hàng thông qua phòng tín dụng, việc tổ chức TĐDA theo hệ thống chiều dọc, từ trung ương xuống các chi nhánh tỉnh thành phố. Công tác TĐDA trước khi xét duyệt cho vay tại Ngân hàng theo các ngành kinh tế thuộc trung ương hay địa phương, việc TĐDA đều do 3 bộ phận: bộ phận khuyến khích tiền vay, bộ phận điều hành tín dụng và bộ phận điều hành tài sản, ngoài ra còn có phòng kiểm tra nội bộ, phòng kế toán và phòng khác... những phòng này cùng phối hợp với nhau, mỗi phòng có nhiệm vụ xem xét từng mặt khác nhau của khoản vay vốn. Công việc của mỗi phòng bổ sung, hỗ trợ, kiểm tra lẫn nhau.

Bộ phận khuyến khích tiền vay sẽ tiến hành xem xét chủ yếu về tình hình rủi ro về pháp luật, tình hình doanh nghiệp, tình hình sản xuất kinh doanh, rủi ro về tài sản đảm bảo, rủi ro về tài chính, khả năng bảo đảm trả nợ. Cho ý kiến về thời gian cho vay, trả nợ, trực tiếp tiến hành theo dõi, quản lý việc cho vay, thu hồi gốc, lãi và các biện pháp ứng phó khi cần thiết. Sau đó chuyển đến phòng điều hành tín dụng xem xét lại.

Bộ phận điều hành tín dụng sẽ tiến hành thẩm định kiểm tra phân tích, tiếp tục từ bộ phận khuyến khích tiền vay tất cả các mặt: Về kinh doanh, pháp lý, thị trường, kỹ thuật, công nghệ, tổ chức, phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội, phân tích tài chính và hiệu quả tài chính của dự án theo mẫu hoàn tất.

Bộ phận điều hành tài sản tập trung chủ yếu về mảng kỹ thuật, kinh tế tài chính của dự án quá hạn, đưa ra các kết luận và hiệu quả của dự án, tính khả thi, kế hoạch cho vay, trả nợ hàng năm và các biện pháp bảo đảm và thanh lý tài sản thế chấp.

- Tại chi nhánh các tỉnh, thành phố: Đây là nơi tiếp nhận các hồ sơ dự án, trực tiếp tiếp xúc, giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn tại địa phương nơi có DAĐT, đồng thời cũng là nơi trực tiếp theo dõi, giám sát DAĐT trong quá trình thực hiện theo đúng các mục tiêu đã đề ra. Chi nhánh


là nơi trực tiếp quản lý doanh nghiệp, vì thế thời gian TĐDA trên 0,20 tỷ kíp hoặc tương đương tại chi nhánh dài hơn. Nếu chi nhánh làm tốt việc kiểm tra nội dung hồ sơ, nắm chắc các điều kiện cần và đủ của dự án, lường được các tình huống rủi ro có khả năng xảy ra thì đảm bảo chất lượng công tác tín dụng và chủ động trong quá trình cho vay, thu nợ, đồng thời làm giảm bớt thời gian khi trình duyệt tại Hội sở chính NHNT Lào.

- Tại Hội sở chính: Để đảm bảo nguyên tắc quản lý nguồn vốn và sử dụng vốn hàng năm, theo mô hình kinh doanh, với cơ chế hạch toán kinh doanh toàn ngành Hội sở chính NHNT Lào là cấp ban hành chính thức các quyết định phê duyệt cho vay, đồng thời uỷ nhiệm chi nhánh ký hợp đồng thực hiện cho vay, thu nợ các DAĐT trên địa bàn quản lý của chi nhánh.

Với một dự án vay vốn trình tự thẩm định được tiến hành như sau:

- Dự án vay vốn được đưa trực tiếp tới các chi nhánh NHNT Lào: Chi nhánh là cán bộ tiền vay phân tích, tổng hợp kết quả thẩm định theo mẫu của ngân hàng tại điều 4 của thông tư hướng dẫn số 001/NHNTL.2007, có ý kiến trình lên trưởng bộ phận tiền vay kiểm soát tính đầy đủ, có ý kiến xong, đề nghị tới cán bộ điều hành tín dụng chi nhánh xem xét lại theo mẫu TĐTD; có ý kiến và trình lên Ban Giám đốc chi nhánh tổ chức Hội đồng tín dụng thông qua và ra quyết định cho vay.

Nếu giá trị tín dụng quá quyền phán quyết của chi nhánh, Giám đốc chi nhánh tổ chức thực hiện thẩm định toàn bộ xong, sau đó toàn bộ hồ sơ DAĐT vay vốn được chuyển lên phòng tín dụng (bộ phận điều hành tín dụng) Hội sở chính xem xét thẩm định lại, kiểm soát tính đầy đủ; có ý kiến xong trình lên cấp trên theo bước.

Nếu giá trị tín dụng trên 1 tỷ kíp Lào hoặc tương đương, cán bộ khuyến khích tiền vay hoặc trưởng bộ phận là người nghiên cứu kiểm soát tính đầy đủ, phân tích, tổng hợp kết quả thẩm định DAĐT theo mẫu; có ý kiến xong trình bộ phận điều hành tín dụng kiểm soát tính đầy đủ; tổng hợp kết quả thẩm định DAĐT; có ý kiến xong đề nghị trưởng phòng tín dụng xem xét lại và trình lên Ban Giám đốc thông qua Hội đồng tín dụng/Hội đồng quản trị phê duyệt theo bước.


- Sau khi thẩm định, tất cả các ý kiến được tập hợp và Hội đồng quản trị xem xét lần cuối đưa ra quyết định.

Trong điều kiện có nhiều yếu tố khách quan tác động đến như: Trình độ, năng lực cán bộ nghiệp vụ tín dụng tại các chi nhánh ở mức độ chưa đồng đều, thiếu những thông tin chuyên ngành kinh tế liên quan đến dự án để so sánh, phát hiện các yếu tố bất hợp lý trong nội dung dự án, nghiệp vụ TĐDA có vốn lớn vượt quy định cho phép phần lớn vẫn phải được thực hiện tại Hội sở chính NHNT Lào nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn, hiệu quả trong nghiệp vụ cho vay, đồng thời phục vụ tốt nhất cho nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp, phát triển kinh tế ngành và vùng lãnh thổ các tỉnh.

Phó giám đốc chỉ đạo ngành TD và ngành điều hành vốn

Trưởng phòng TD

Giám đốc chi nhánh

Trưởng bộ phận điều hành TD

Trưởng bộ phận khuyến khích tiền vay

Trưởng bộ phận tiền vay

Chuyên viên

Chuyên viên

Chuyên viên

Hội đồng quản trị

ủy viên tín dụng (Hội đồng TD)

Phó phòng TD

Tổng mức đầu tư: Là vốn đầu tư dự kiến chi phí cho toàn bộ quá trình đầu tư nhằm đạt được mục tiêu đầu tư để đưa ra khai thác, sử dụng theo yêu cầu của dự án


Giám đốc


Phó phòng TD



Trưởng bộ phận điều hành TS



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng ngoại thương Lào - 11


Chuyên viên

Sơ đồ 2.1: Các chủ thể liên quan đến công tác thẩm định dự án đầu tư tại Hội sở chính Ngân hàng ngoại thương và chi nhánh Lào


2.3.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng ngoại thương Lào

Khách hàng lập dự án đề nghị

Cán bộ/Trưởng bộ phận khuyến khích tiền vay tổ chức thẩm định sơ bô

Ký hợp đồng

Cán bộ tiền vay chi nhánh tổ chức thẩm định sơ bộ

Bộ phận điều hành tín dụng tổ chức thẩm định chi tiết

Ban Giám chi nhánh người trách nhiệm tín dụng

Quy trình TĐDA tại NHNT Lào được tiến hành theo đúng các bước như quy định: Từ tiếp nhận hồ sơ, thu thập thông tin, tổ chức thẩm định sơ bộ, tài thẩm định (nếu có), lập báo cáo thẩm định (báo cáo tài thẩm định). Gồm có 7 bước như: [57]

Hội đồng tín dụng tổ chức thẩm định lại

Hội đồng quản trị tổ chức thẩm định lại

Hội đồng tín dụng chi nhánh tổ chức thẩm định lại

Ký hợp đồng

Ban Giám đốc người trách nhiệm phòng tín dụng

Trưởng phòng tín dụng

Trưởng bộ phận tiền vay chi nhánh

Lập báo cáo trình người có thẩm quyền

Cán bộ điều hành tín dụng chi nhánh tổ chức thẩm định chi tiết

Người có thẩm quyền quyết định cho vay

Tổng Giám đốc

Giám đốc chi nhánh

Không đủ điều kiện hoặc không khả thi hoặc vượt mức phán quyết Kết quả đạt yêu cầu hoặc kết quả khả thi

Sơ đồ 2.2: Quy trình cụ thể tổ chức thẩm định dự án đầu tư

2.3.2.1. Lập hồ sơ dự án đầu tư để nghị vay vốn

+ Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng

+ Thông tin về khả năng sử dụng vốn và hoàn trả vốn của khách hàng.

+ Thông tin về bảo đảm tín dụng.

Để thu thập được những thông tin căn bản như trên, ngân hàng thường


yêu cầu khách hàng phải lập và nộp cho ngân hàng các loại giấy tờ sau:

* Với khách hàng là doanh nghiệp:

+ Giấy đề nghị vay vốn

+ Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng, chẳng hạn như: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký thuế, điều lệ hoạt động của doanh nghiệp, hợp động đầu tư (do liên doanh), giấy chứng nhận cho phép đầu tư (do doanh nghiệp đầu tư nước ngoài), quyết định bổ nhiệm giám đốc và trưởng kế toán.

+ Bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo thu nhập

+ Giấy chứng nhận việc thực hiện nghĩa vụ khác với nhà nước từ tổ chức khác liên quan.

+ Tài liệu có liên quan đến việc vay vốn: Bản bình luận kinh tế của dự án, kế hoạch tiến hành kinh doanh, giấy cho phép đầu tư từ bộ phận liên quan, giao ước nhận thầu, hợp đồng giao ước mua-bán, dịch vụ, giấy tờ khẳng định quyết toán (nếu có)

+ Giấy chứng nhận quyền cho ký hợp đồng vay vốn hoặc tài liệu khác có liên quan việc vay vốn do Hội đồng quản trị, giám đốc doanh nghiệp cho guyền người khác ký hộ (trường hợp không có mặt)

+ Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ

vay

* Với khách hàng là tư nhân: Giấy đề nghị vay vốn, giấy đăng ký kinh

doanh, tình hình tài chính (bảng cân đối), kế hoạch sản xuất kinh doanh, Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay, tài liệu có liên quan của dự án, chứng minh thư, hộ khẩu và các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết theo yêu cầu của ngân hang.

2.3.2.2. Thẩm định dự án vay vốn

Bước 1: Khách hàng có nhu cầu vay vốn đến Ngân hàng: Đối với hồ sơ vay vốn lần đầu, phòng tín dụng bố trí cán bộ bộ phận khuyến khích tiền vay hướng dẫn, phỏng vấn khách hàng lập và hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn như đã nói trên [tiết 2.3.2.1]

Sau khi khách hàng chuẩn bị hoàn chỉnh đầy đủ các hồ sơ nộp cho ngân


hàng, thì trước hết nhân viên bộ phận khuyến khích tiền vay chịu trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ, phỏng vấn khách hàng, thu thập các thông tin liên quan theo đúng quy định của NHNT Lào, cán bộ tín dụng sẽ tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng và ký giao nhận hồ sơ vào Sổ sách theo dõi và hẹn ngày với khách hàng để trả lời về việc xin vay của khách hàng. Tổ chức thẩm định sơ bộ và lập báo cáo thẩm định. Gửi toàn bộ hồ sơ đến Ban Giám đốc người trách nhiệm phòng tín dụng.

Ở chi nhánh: Là cán bộ tiền vay hướng dẫn, phỏng vấn khách hàng lập và hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn và chịu trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ và ký giao nhận hồ sơ vào Sổ sách theo dõi và hẹn ngày với khách hàng để trả lời về việc xin vay của khách hàng. Tổ chức thẩm định sơ bộ, lập báo cáo thẩm định. Gửi toàn bộ hồ sơ đến Ban Giám đốc chi nhánh người trách nhiệm tín dụng.

+ Nếu hồ sơ không đủ như đã nói trên phải thông báo khách hàng bổ sung thêm để đủ điều kiện theo mẫu của ngân hàng và thông báo kết quả xét duyệt cho khách hàng. Thời gian thẩm định với các DAĐT có giá trị dưới 0,20 tỷ kíp Lào hoặc tương đương là khoảng 10-13 ngày làm việc, các DAĐT có giá trị trên 0,20 tỷ kíp Lào hoặc tương đương là khoảng 15-18 ngày làm việc, tính từ ngày đã nhận được tài liệu, thông tin đầy đủ.

Bước 2: Ban Giám đốc người trách nhiệm phòng tín dụng gửi toàn bộ hồ sơ khách hàng cho Trưởng phòng tín dụng phân công cán bộ người trách nhiệm thẩm định thu thập thông tin về DAĐT của khách hàng.

Ở chi nhánh: Ban Giám đốc chi nhánh gửi toàn bộ hồ sơ khách hàng cho trưởng bộ phận điều hành tiền vay phân công cán bộ người trách nhiệm thẩm định thu thập thông tin về DAĐT của khách hàng.

Bước 3: Trưởng phòng tín dụng nhận được toàn bộ hồ sơ khách hàng và phân công cán bộ bộ phận điều hành tín dụng người trách nhiệm thẩm định thu thập thông tin về DAĐT của khách hàng, lấy ý kiến các bộ, ngành trung ương, sở chuyên ngành, địa phương liên quan, xuống hiện trường khách hàng.

Ở chi nhánh: Trưởng bộ phận điều hành tiền vay phân công cán bộ người trách nhiệm thẩm định thu thập thông tin về DAĐT của khách hàng.

Bước 4: Cán bộ bộ phận điều hành tín dụng người trách nhiệm thẩm


định phải kiểm tra, sàng lọc nguồn thông tin đã thu thập để phân tích và lập kế hoạch thẩm định, thẩm định DAĐT chi tiết: tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan, thẩm định về khả năng tài chính của dự án, thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng, thẩm định tài sản đảm bảo, lập báo cáo kết qủa thẩm định DAĐT theo mẫu của ngân hàng, đề xuất ý kiến, ưu, nhược điểm của DAĐT và những rủi ro có thể xảy ra trong khi thực hiện hoạt động DAĐT. Gửi toàn bộ hồ sơ đến trưởng phòng tín dụng.

Nếu dự án không đạt tiêu chuẩn theo quy định của ngân hàng bộ phận điều hành tín dụng gửi toàn bộ hồ sơ cho bộ phận khuyến khích tiền vay hướng dẫn khách hàng bổ sung thêm.

Ở chi nhánh: Cán bộ bộ phận điều hành tiền vay cũng tổ chức thẩm định như Hội sở chính, lập báo cáo biên bản trình lên trưởng phòng điều hành tiền vay.

Bước 5: Khi nhận tờ trình thẩm định từ bộ phận điều hành tín dụng Trưởng phòng tín dụng xem xét lại kỹ những nội dung được đề cập trong tờ trình thẩm định, kết hợp cùng với cán bộ điều hành tín dụng tiến hành khảo sát cơ sở kinh doanh của người xin vay hoặc yêu cầu cán bộ người thẩm định chỉnh sửa làm rõ các nội dung, nếu đồng ý với đề nghị của cán bộ thẩm định thì trưởng phòng tín dụng ghi ý kiến đồng ý cho vay để trình lên Ban Giám đốc thông qua Hội đồng tín dụng/Hội đồng quản trị thực hiện thẩm định theo quy định của ngân hàng.

Ở chi nhánh: Trưởng bộ phận điều hành tiền vay nhận được toàn bộ hồ sơ và kiểm tra lại, đề xuất ý kiến của mình trình lên Ban giám đốc chi nhánh thông qua Hội đồng tín dụng chi nhánh.

Bước 6: Khi nhận tờ trình thẩm định từ trưởng phòng tín dụng, Ban Giám đốc trình Tổng Giám đốc tổ chức Hội nghị tín dụng/Hội nghị quản trị thẩm định các DAĐT thuộc quyền phán quyết của mình và người trách nhiệm thẩm định lên trình bày, bảo vệ kết quả thẩm định DAĐT, các thành viên trong buổi họp góp ý kiến, sau đó chủ tọa Hội nghị tổng hợp ý kiến và kết quả TĐDA, thư ký Hội nghị lập biên bản báo cáo thẩm định trong đó nêu rõ ý kiến, đề xuất về khoản vay và trình lên người có thẩm quyền quyết định cho


vay, nếu khoản vay vượt qua quyền phán quyết của Hội đồng tín dụng, Tổng Giám đốc phải tổ chức Hội nghị quản trị thẩm định dự án theo quy định của ngân hàng.

Ở chi nhánh: Khi nhận tờ trình thẩm định từ trưởng bộ phận điều hành tín dụng, Ban Giám đốc chi nhánh trình Giám đốc tổ chức Hội đồng tín dụng, và quyết định cho vay, nếu món vay thuộc quyền phán quyết của mình theo quy định hiện hành của ngân hàng.

Nếu món vay thông qua quyền phán quyết của mình, khi tổ chức thẩm định xong phải lập biên bản báo cáo và gửi toàn bộ hồ sơ dự án đến phòng tín dụng (bộ phận điều hành tín dụng) Hội sở chính tổ chức thẩm định lại trình lên cấp trên theo bước

Bước 7: Sau khi người có thẩm quyền quyết định cho vay, phòng tín dụng phát hành thư thông báo kết quả thẩm định và quyết định cho vay hay không?.

Ở chi nhánh: Bộ phận điều hành tiền vay phát hành thư thông báo kết quả thẩm định và quyết định cho vay hay không?.

- Nếu không cho vay phải nêu rõ lý do chi tiết từ chối cho khách hàng

Lập báo cáo thẩm định

Tổng Giám đốc

Bộ phận khuyến khích tiền vay lập hồ sơ xin vay vốn thẩm định sơ bộ

Hội đồng TD/Hội đồng quản trị tổ chức thẩm định laị

Quyết định cho vay

- Khi được thông báo chấp nhận cho vay, khách hàng có thể thương lượng lại khoản vay như: Thời hạn, lãi suất, phương thức cho vay, tài sản đảm bảo. Các giấy tờ tài sản đảm bảo khi được chấp nhận cho vay và ký hợp đồng phải nộp giấy tờ tài sản bản chính (giấy quyền sử dụng đất khung đồng và giấy khác có liên quan...).

Ban Giám đốc người trách nhiệm phòng tín dụng

Trưởng phòng tín dụng

Bộ phận điều hành tín dụng thu thập thông tin, thẩm định chi tiết

Từ chối


Khách hàng nộp hồ sơ

Phát hành thư cho khách hàng

Ký hợp đồng

Sơ đồ 2.3: Bước thẩm định dự án

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022