Đánh Giá Công Tác Thẩm Định Dự Án Đầu Tư Vay Vốn Của Ngân Hàng Ngoại Thương Lào


+ Tài khoản tiền gửi số: 001001573812

+ Họ tên người đại diện doanh nghiệp: Ông TMS-Chủ tịch HĐQT

+ Họ tên giám đốc công ty: Ông BVC

B. Thẩm định dự án vay vốn

Thẩm định hồ sơ pháp lý: Quyết định thành lập, giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký thuế, hợp động đầu tư (do liên doanh), giấy chứng nhận cho phép đầu tư (do doanh nghiệp đầu tư nước ngoài), điều lệ, quyết định bổ nhiệm giám đốc và trưởng kế toán, giấy chứng nhận việc thực hiện nghĩa vụ khác với nhà nước từ tổ chức khác liên quan, Tài liệu có liên quan đến việc vay vốn: Bản bình luận kinh tế của dự án, kế hoạch tiến hành kinh doanh, giấy cho phép đầu tư từ bộ phận liên quan, giao ước nhận thầu, hợp đồng giao ước mua-bán, dịch vụ, giấy tờ khẳng định quyết toán (nếu có), Giấy chứng nhận thẩm quyền cho ký hợp đồng vay vốn hoặc tài liệu khác có liên quan việc vay vốn do Hội đồng quản trị, giám đốc doanh nghiệp cho guyền người khác ký hộ (trường hợp không có mặt), Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay,

C. Thẩm định tài chính của dự án

(c1 ). Xác định tổng mức đầu tư : 191.658.000,00 US$

* Vốn cố định : 160.000.000,00 US$ trong đó:

- Kiến thiết đầu tư cơ bản ban đầu : 24.000.000,00 US$

- Thiết bị : 136.000.000,00 US$

* Vố lưu động ban đầu : 28.000.000,00 US$

* Vốn dự phòng : 2.658.000,00 US$ (c2). Nguồn vốn đầu tư:

* Tổng vốn đầu tư : 191.658.000,00 US$ trong đó:

+ Vốn công ty : 171.658.000,00 US$

+ Vốn vay dài hạn ngân hàng: 20.000.000,00 US$.

Hình thức đầu tư: Đầu tư mở rộng và có tuổi thọ 10 năm (c3). Đánh giá về cơ cấu của tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư:

Đơn vị có tổng vốn đầu tư là 191.658.000,00 US$, trong đó vốn tự có 171.658.000,00 US$, chiếm tỷ trọng 89,56% tổng vốn đầu tư, vốn vay Ngân


hàng 20.000.000,00 US$, chiếm 10,43% tổng vốn đầu tư (c4). Kế hoạch vay và trả nợ

a) Mức cho vay: NHNT Lào cho vay 20.000.000,00 US$. Lãi vay 8%/năm

b) Thời gian cho vay: 7 năm

c) Kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay:

- Thời gian ân hạn không có

- Trả gốc làm bốn kỳ, năm thứ nhất và năm thứ hai là trả 5% dư nợ ban đầu những năm còn lại là trả 3,75% dư nợ ban đầu

- Trả lãi hàng tháng theo dư nợ

D. Hiệu quả của dự án

(d1). Hiệu quả kinh tế của dự án

+ Tạo thu nhập cho doanh nghiệp,

+ Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước

+ Tạo công ăn việc làm cho công nhân (d2).Tổng hợp các nguồn để trả nợ của dự án

+ Từ doanh thu hoạt động kinh doanh và các khoản thu nhập khác của

Đơn vị

+ Từ nguồn khấu hao tài sản cố định của đơn vị

(d3). Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả

- Xác định giá trị hiện tại ròng của dự án:

Xét trên quan điểm tổng đầu tư (Tip) thì các chỉ tiệu tài chính thu được là: NPV (10 năm): 3.045.444,47 USD, tỷ suất sinh lời nội bộ IRR (10 năm) = 15 %. cao hơn so với chi phí sử dụng vốn bình quân là 8 %

Xét trên quan điểm của chủ đầu tư khi quyết định đầu tư (Epv) thì các chỉ tiêu tài chính thu được là: NPV (10 năm) là 1.642.274,57 USD, tỷ suất sinh lời nội bộ IRR (10 năm) = 18% > 11% (chi phí cơ hội mong muốn của nhà đầu tư). Như vậy đứng trên giác độ của nhà đầu tư thì việc đầu tư sẽ đem lại lợi ích cho chủ đầu tư trong thời gian 10 năm. Tuy nhiên, thực tế Phu Kham phải hoạt động 10 năm, vì vậy sau khi đó trả hết nợ vay thì lợi ích của chủ đầu tư thu được là khá lớn.


(d4). Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án:

- Tạo việc làm ổn cho công nhân tại Tỉnh Viêng Chăn và công nhân của các tỉnh lân cận trong năm có khoảng 400 người, kể cả các nhân viên trong lực lượng lao động không được dự kiến sẽ thay đổi theo giai đoạn.

- Góp một phần vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu công nghiệp huyện Xaysômboun nói riêng và tỉnh Viêngchăn nói chung

E. Xem xét tính khả thi của dự án

(e1). Khả năng trả nợ của dự án: tỷ số khả năng trả nợ của dự án năm thứ nhất là 7,69, năm thứ hai là 4,25, năm thứ ba là 4,45, năm thứ tư là 3,65, năm thứ năm là 2,81, năm thứ sáu là 1,92, năm cuối cùng là 0,98.

(e2). Thị trường tiêu thụ sản phẩm: là rộng vì sản phẩm khan hiếm trên toàn cầu, ai cũng ưa dùng và có nhu cầu rất cao

(e3). Nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án: Nguyên vật liệu chính từ tài nguyên thiên nhiên vùng Xaysômboun, dự án sẽ tiến hành trên diện tích 2.637 m2 và nhập khẩu những nguyên vật liệu phụ.

(e4). Công nghệ và tài sản cố định: Thiết bị của Austalia. Công suất: 57.600-100.000 tấn bạc và 52.000-72.000 oz vàng/năm.

(e5). Khả năng tổ chức, quản lý sản xuất và lao động: công nghiệp là công ty cổ phần nước ngoài, các vị trí chủ chốt là người nước ngoài, chỉ đạo hầu hết bộ máy tổ chức hoạt động của sản xuất kinh doanh, Ban lãnh đạo có trình độ cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực khai thác mỏ khoáng sản

F. thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay

Có giấy chứng nhận đảm bảo của PME (ABN 91 090 761 916) và Pan (ABN 17 011 065 160) bằng ANZ, như vậy ngân hàng không lo lắng.

Qua việc thẩm định DAĐT cụ thể, tác giả cho rằng việc thẩm định DAĐT khai thác mỏ khoáng sản và dự án khác của NHNT Lào vẫn còn thiếu kinh nghiệm, năng lực cán bộ nhân viên còn non yếu về chuyên nghiệp hóa cả chiều sâu và chiều rộng, trang thiết bị, công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu thời đại hiện nay so với các nước trong khu vực bẩy vì pnần lớn nhân viên TĐDA căn cứ vào các số liệu thông tin sẵn có của khách hàng cung cấp như: việc đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế


xã hội. Như vậy, việc đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển thêm vào nguồn năng lực về ngành thẩm định DAĐT (cả con người và trang thiết bị, quy trình, nội dung, phương pháp). Vì việc TĐDA khai thác mỏ khoáng sản, thủy điện, cầu, đường, sản xuất kinh doanh khác... đặc biệt là dự án FDI để đầu tư khai thác mỏ khoáng sản phải có sự chuyên môn hóa cả chiều sâu và chiều rộng, nếu không thẩm định chặt chẽ chi tiết, kỹ càng có thể dẫn tới “căn bệnh Hà Lan”. (tức là việc khai thác tài nguyên không giúp cho CHDCND Lào phát triển bền vững)

Bên cạnh đó, lực lượng thực hiện công tác thẩm định bình quân cả Hội sở chính và chi nhánh được xác định tại thời điểm hiện nay vào khoảng 6-7 người tức gần 11-15% số cán bộ công nhân viên của ngân hàng. Tuy nhiên, số cán bộ thẩm định có khả năng hiểu biết và thẩm định hiệu quả được DAĐT đó chỉ chưa được 1/3 số cán bộ thẩm định. Hạn chế về lực lượng cán bộ này sẽ cản trở việc đảm bảo chất lượng thẩm định khi có quá nhiều dự án lớn cần phải thẩm định cùng một thời điểm. Trường hợp thứ nhất, nếu giao các cán bộ khác không hiểu biết nhiều về lĩnh vực lớn thì chất lượng thẩm định khó mà đảm bảo, những sai sót trong quá trình thẩm định cũng có khả năng xảy ra lớn hơn. Còn trường hợp khác, nếu vẫn giao nhiệm vụ thẩm định quá nhiều dự án lớn cùng một lúc cho những cán bộ thẩm định có kinh nghiệm thì sẽ tạo áp lực công việc quá lớn cho đội ngũ này đồng thời cũng làm giảm hiệu quả công việc. Như vậy, việc chuyên môn hoá trong TĐDA lớn gặp phải khó khăn khi chủ động về đội ngũ nhân lực thực hiện thẩm định vẫn tốt hơn so với phụ thuộc vào bên ngoài.

Qua thực tế công tác thẩm định tại NHNT Lào và nghiên cứu các dự án vay vốn ở trên, có thể rút ra được một số bài học như sau:

Đối với NHTM một trong những nhà tài trợ chủ yếu cho DAĐT, thì một mặt cần mở rộng cho vay để tránh rủi ro ứ đọng vốn, nhưng mặt khác cần hết sức đề phòng rủi ro, thứ hai khách hàng không trả được vốn vay! Muốn vậy, bên cạnh biện pháp có tính "chữa cháy" là yêu cầu các khoản đảm bảo cho món vay như cầm cố, thế chấp các loại tài sản thì biện pháp tích cực hơn là phải đảm bảo an toàn cho vay không "nhầm địa chỉ" cho vay đúng các dự


án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Việc tiến hành thẩm định DAĐT trên các phương diện khác nhau là bước chính, quan trọng các phương diện thẩm định thường bao gồm: Sự cần thiết và mục tiêu của dự án, thẩm định phương diện pháp lý, thẩm định khía cạnh thị trường, thẩm định kỹ thuật công nghệ của dự án, thẩm định tổ chức, quản lý thực hiện dự án, thẩm định về mặt tài chính của dự án, thẩm định về môi trường, thẩm định về kinh tế-xã hội

2.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO

2.4.1. Những mặt đạt được trong công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng ngoại thương Lào

Trong thời gian qua, công tác TĐDA cho vay vốn tại NHNT Lào cũng đạt được những kết quả khá.

Về quy trình thẩm định: Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn công tác thẩm định, NHNT Lào có quy trình chặt chẽ, nhiều bước cụ thể, quy trình thẩm định của Ngân hàng đã phân cấp đồng bộ và chi tiết theo chiều dọc, thống nhất chung cho toàn hệ thống từ Hội sở chính đến các chi nhánh với sự phần rõ quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân cũng như phòng ban tham gia công tác thẩm định này, nhưng thời gian hơi ngắn nếu so với NHTM-VN, thì làm cho kết quả thẩm định chưa cao.

Bảng 2.3: So sánh thời gian thẩm định dự án đầu tư


Xác định thời gian thẩm định tình hình của 1 dự án

Nhóm dự án

Việt Nam

Lào

A

Không quá 40 ngày

Không quá 18 ngày

B

Không quá 30 ngày

Không quá 13 ngày

C

Không quá 20 ngày

Không quá 13 ngày

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng ngoại thương Lào - 13

Nguồn số liệu Việt Nam [8], Sổ tay tín dụng Lào [57]

Ví dụ: dự án nhóm A là một dự án lớn thì có thời gian thẩm định 18 ngày phải là xong tất cả toàn bộ công việc trong quá trình thẩm định, thì cán bộ thẩm định từng bước có thể làm sơ sài những công việc cho kịp thời gian trong quy định, nếu thẩm định kỹ càng có thể quá thời gian trong quy định, như vậy có một số dự án ngân hàng cho vay không hiệu quả khi thực hiện


hoạt động kinh doanh. Nên rút ngắn một số bước trong quy trình thẩm định và thêm một số ngày vào trong thời gian thẩm định.

Về Nội dung thẩm định: Cán bộ đã áp dụng một số nội dung như: thẩm định về phương diện pháp lý, thẩm định khía cạnh thị trường, thẩm định tổ chức quản lý thực hiện dự án và thẩm định về mặt tài chính, nhưng một số nội dung còn lại như: thẩm định về thiết kế kỹ thuật của dự án, thẩm định về mặt tài chính của dự án, thẩm định về môi trường sinh thái và thẩm định về kinh tế xã hội ít khi được áp dụng. Chưa phân tích rõ giữa thẩm bản thân của dự án và thẩm định khách hàng (chủ đầu tư)

Ngoài ra sự thẩm định khía cạnh thị trường thực tế so với lý thiết cán bộ thẩm định, thẩm định khía cạnh thị trường của dự án chỉ dựa vào số liệu thông tin sẵn có thì khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định chưa thẩm định cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án ở hiện tại, chưa xác định loại thị trường và loại sản phẩm của dự án..., vì không đủ thông tin để so sánh.

Thẩm định về thiết kế kỹ thuật của dự án cũng giống như thẩm định khía cạnh thị trường, ví dụ: như khi thẩm định dự án khai thác mỏ cán bộ thẩm định chỉ dựa vào những số liệu sẵn có của khách hàng cung cấp và dựa vào những ý kiến của các Bộ chuyên ngành như: Bộ năng lượng mỏ, Bộ xây dựng, Bộ công nghiệp và các Bộ khác có liên quan, vì cán bộ thẩm định còn thiếu kinh nghiệm về thiết kế kỹ thuật kiến trúc, máy móc thiết bị...

Thẩm định tổ chức, quản lý thực hiện dự án, cán bộ thẩm định xem qua cơ cấu, hình thức tổ chức, quản lý thực hiện dự án mà thôi, cán bộ thẩm định chưa xem xét kỹ đến những vấn đề như: trình độ tổ chức vận hành của dự án, khả năng về tài chính quản lý sản xuất kinh doanh, nguồn nhân lực của dự án (số lao động, trình độ kỹ thuật tay nghề, kế hoạch đào tạo, khả năng cung ứng).

Thẩm định về mặt tài chính của dự án, cán bộ thẩm định chỉ áp dụng một số chỉ tiêu để đánh giá dự án ra quyết định cho vay, đặc biệt là dựa vào tài sản đảm bảo, nếu so với lý thiết còn thiếu độ tin cậy và hiệu quả thẩm định về mặt tài chính của NHNT Lào chưa cao có thể cho vay dự án tồi và bác bỏ dự án tốt, mất cơ hội làm kinh doanh có hiệu quả

Thẩm định về môi trường sinh thái và thẩm định về kinh tế xã hội, cán bộ


thẩm định của ngân hàng chỉ xem qua loa từ những số liệu của các Bộ chuyên ngành có liên quan mà thôi

Về phương pháp thẩm định: Ngân hàng ngoại thương Lào được áp dụng hai phương pháp truyền thống như: phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh đối chiếu, nhưng một số phương pháp còn lại ít khi được áp dụng. Vì vậy làm cho hiệu quả công tác thẩm định DAĐT của ngân hàng chưa cao và có một số dự án bị nợ quá hạn và nợ tồn đọng. Để ngăn ngừa rủi ro đã dựa vào tài sản đảm bảo, ít khi được tính đến khả năng hoạt động của dự án. Phương pháp dự báo, phương pháp phân tích độ nhạy và phương pháp giảm thiểu rủi ro chưa được áp dụng, vì cán bộ thẩm định còn thiếu kinh nghiệm, chưa quen và chưa có văn bản hướng dẫn để áp dụng.

Về đội ngũ cán bộ: Đội ngũ cán bộ tín dụng thường xuyên được bồi dưỡng, đào tạo nhằm bổ sung, nâng cao trình độ nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao cho công tác TĐDA của Ngân hàng, nhưng so với khối lượng công việc trong thời đại hiện nay là chưa đủ. còn thiếu về kinh nghiệm chuyên môn và số lượng.

Về thông tin tài liệu phục vụ công tác thẩm định: Những thông tin tài liệu có nhưng thực tế không đáp ứng được yêu cầu và không chính xác, tại vì những một số doanh nghiệp có báo cáo kế toán ba loại như: báo cáo kế toán cho ngân hàng là có lợi nhuận khá cao để được vay vốn, báo cáo kế toán cho Bộ tài chính (vụ thuế) là lợi nhuận hơi thấp để trả thuế ít và báo cáo còn lại cho doanh nghiệp là báo cáo chính, như vậy khi ngân hàng nhận được số liệu thông tin không chính xác cũng khó khi thẩm định dự án kết quả thẩm định cũng không chính xác. Vì chưa có hệ thống thông tin để so sánh.

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác thẩm định: Nhìn chung NHNT Lào có cơ sở vật chất kỹ thuật khả quan nhưng nếu so với các nước láng giềng là chưa kịp trong thời đại hiện này.

Ngoài ra ngân hàng nên có quỹ ngân sách riêng để chi trả cho công tác thẩm định DAĐT, tạo thuận lợi cho cán bộ tín dụng thu thấp thông tin phục vụ cho việc thẩm định dự án có hiệu quả hơn.

95


Bảng 2.4: Số lượng dự án trung - dài hạn theo ngành từ năm 2000-2011



Chỉ tiêu


Năm


Tổng

Trung - dài hạn

Nông-lâm

nghiệp

Xây dựng

công nghiệp-thủ

công

Dịch vụ

Thiết bị

Bưu điện

GTVT

Thương mại

Số DA

Vốn tỷ kL

Số DA

Vốn tỷ kL

Số DA

Vốn tỷ kL

Số DA

Vốn tỷ kL

Số DA

Vốn tỷ kL

Số DA

Vốn tỷ kL

Số

DA

Vốn tỷ

kL

Số DA

Vốn tỷ kL

2000

229

231,31

31

2,36

80

123,16

48

72,62

9

11,35

-

-

-

-

61

21,82

2001

326

376,20

88

3,88

81

161,36

57

165,18

17

13,73

-

-

-

-

83

32,05

2002

95

127,96

27

4,81

19

45,28

23

68,47

5

3,14

-

-

-

-

21

6,26

2003

224

352,21

58

5,16

46

171,93

49

121,20

28

15,54

-

-

-

-

43

38,38

2004

202

396,50

35

5,24

43

192,66

47

113,38

25

21,98

-

-

-

-

52

63,24

2005

225

562,29

48

10,51

51

209,09

57

235,59

31

17,18

-

-

-

-

38

89,92

2006

278

387,46

32

6,20

49

38,46

68

195,02

45

7,69

-

-

-

-

84

140,09

2007

326

365,22

42

9,46

49

68,64

79

169,05

57

28,32

-

-

-

-

99

89,75

2008

341

587,49

52

18,27

64

126,25

71

172,97

65

133,25

-

-

-

-

89

136,75

2009

395

793,66

64

27,26

81

169,39

95

242,87

59

122,78

-

-

-

-

96

231,36

2010

482

1.014,46

75

29,71

119

164,75

98

222,16

71

183,17

5

75,05

7

122,59

107

217,03

2011

497

2.345,24

78

35,69

121

206,46

103

259,35

73

205,64

3

129,34

9

161,67

110

240,48

Tổng

3.620

7.570,50

630

158,55

803

1.677,43

795

2.037,86

485

763,77

8

204.39

16

284.26

883

1.309,34

Tỷ trọng %

100

100

17,40

2,46

22,18

26,06

21,96

31,69

13,39

11,88

0,22

3,17

0,44

4,41

24,39

20,31

QMBQ


1,78


0,25


2,09


2,57


1,58


25,55


17,77


1,48

Nguồn số liệu từ báo cáo kinh tế hàng năm của NHNT Lào[56]

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022