Quản lý nhà nước về giá đất - 24

trình thẩm định giá đất. Sự minh bạch và dễ tiếp cận các thông tin về quy hoạch tác động tích cực đến thị trường bất động sản, đến quá trình hình thành giá đất.

Tóm lại, công tác quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam cần được đổi mới cả về tư duy, phương pháp và quy định, thực tiễn triển khai theo định hướng cân bằng lợi ích trong quy hoạch; sự tham gia hiệu quả của cộng đồng; công khai, minh bạch trong quá trình xây dựng, thực hiện quy hoạch. Nâng cao chất lượng và công khai, tiếp cận thông tin quy hoạch là những yêu cầu đổi mới cơ bản trong công tác quy hoạch sử dụng đất, điều này tác động trực tiếp đến tính ổn định và quá trình vận động của giá đất thị trường, tạo sự bền vững trong QLNN về giá đất theo cơ chế thị trường. Khi chất lượng quy hoạch được bảo đảm, các thông tin chính thống về quy hoạch được công khai dễ tiếp cận sẽ đẩy lùi hiện tượng đầu cơ, tạo sự cân bằng nhất định về cung - cầu trên thị trường, qua đó thiết lập tính ổn định và sự tăng trưởng phù hợp của giá đất, ngăn ngừa hiệu quả hiện tượng “bong bóng giá”.

Công tác quản lý thị trường bất động sản là yếu tố mang tính quyết định giá đất thị trường, tác động đến giá đất nhà nước. Những tồn tại trong quản lý thị trường bất động sản ở nước ta đã tạo nên những biến động bất thường của giá đất thị trường, tạo nên những hiện tượng sốt giá cục bộ, sự kém minh bạch trong giao dịch đã gây rất nhiều khó khăn trong xác định giá đất phổ biến trên thị trường và tính chính xác của giá đất này. Trước những hạn chế trong quản lý thị trường bất động sản, tác giả đề xuất những giải pháp cụ thể sau:

(i) Đa dạng phương pháp kinh tế trong điều tiết nguồn vốn đầu tư vào thị trường, hạn chế những biến động giá đất, giá bất động sản dẫn đến hiện tượng “bong bóng giá”. Sự đa dạng trong tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính ở Mỹ là một trong những kinh nghiệm nổi bật về điều tiết nguồn vốn đầu tư vào thị trường. Điển hình là hai tổ chức tài chính lớn: Fannie Mae (Hiệp hội thế chấp quốc gia liên bang) và Freddie Mac (Công ty thế chấp cho vay bất động sản liên bang) đây là hai tổ chức tín dụng được Chính phủ bảo trợ có trách nhiệm hỗ trợ chức năng thị trường cho vay thế chấp bằng cách mua lại các khoản vay và chứng khoán hóa các khoản vay này, đẩy

nhanh tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế.328 Bên cạnh những tích cực mà mô

hình này mang lại thì hai tổ chức này đã từng đứng trước nguy cơ phá sản khi cuộc khủng hoảng nhà đất lan sang thị trường tài chính vào những năm 2007 - 2008, dẫn đến Chính phủ Mỹ đã chi 187, 5 tỷ USD để giải cứu hai tổ chức này.329 Mô hình quỹ tín thác đầu tư bất động sản (Real Estate Investment trust - REITs) là mô hình thành công ở các nước phát triển thông qua chứng khoán hóa bất động sản thành cổ phần và bán cho các nhà đầu tư nhỏ. Đến nay, Mỹ có khoảng 300 REITs, trong đó gần 70%


328 Đinh Văn Ân (chủ biên, 2009), Chính sách phát triển thị trường bất động sản: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, NXB Thống Kê, Hà Nội, tr.108-111.

329 Phương Nga (2017), “Nguyên nhân Chính phủ Mỹ ném “phao cứu sinh” cho Freddie và Fannie,

https://bnews.vn/nguyen-nhan-chinh-phu-my-nem-phao-cuu-sinh-cho-freddie-va-fannie/70431.html [truy cập ngày 17/7/2019].

được niêm yết trên thị trường chứng khoán, với tổng giá trị vốn hóa trên 30 tỷ USD.330 Ở Malaysia, mô hình Công ty thế chấp quốc gia do Ngân hàng trung ương thành lập vào tháng 12 năm 1986 nhằm khuyến khích sở hữu bất động sản của người dân, phát triển thị trường vốn. Công ty này mua lại các khoản cho vay bất động sản từ các ngân hàng, sau đó dựa trên các gói cho vay được mua lại Công ty phát hành trái phiếu huy động vốn từ thị trường.331 Thông qua những tổ chức này, Nhà nước sẽ thực hiện các

biện pháp kinh tế để điều tiết lượng vốn cho thị trường ở từng giai đoạn theo mục đích nhất định, qua đó tác động đến giá đất, giá bất động sản, tạo sự phát triển ổn định, bền vững cho thị trường. Vì vậy, chúng ta cần cân nhắc đánh giá mức độ phù hợp và hiệu ứng về mô hình hoạt động của Ngân hàng thế chấp và chứng khoán hóa các khoản vay của Ngân hàng thế chấp vào hoạt động tài chính ở Việt Nam.

(ii) Điều chỉnh chính sách tín dụng, cụ thể là các khoản vay thế chấp bất động sản vừa thu hút đầu tư vừa bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững. Mức lãi suất ngân hàng là công cụ tác động trực tiếp đến cung - cầu trên thị trường, tác động trực tiếp đến diễn biến của giá đất; nhất là khi nguồn vốn tín dụng trên thị trường bất động sản ở Việt Nam chiếm tới 70%.332 Kinh nghiệm ở Hàn Quốc cho thấy, khi cần thắt chặt các khoản vay cân bằng cầu trên thị trường thì quy định điều chỉnh giá trị khoản vay dựa trên thu nhập chứ không căn cứ vào giá trị tài sản, mức trần cho vay bất động sản ở những khu vực được coi là đầu cơ bị giảm xuống.333 Qua các dữ liệu trên thị trường

và phân tích kinh tế để đưa ra những điều chỉnh phù hợp về mức lãi suất, mức trần vay đối với bất động sản tùy từng thời điểm, từng khu vực nhằm ổn định thị trường và định hướng đầu tư.

(iii) Nâng cao hiệu quả quản lý, đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Bên cạnh sự tác động trực tiếp của các doanh nghiệp đầu tư dự án bất động sản lên quan hệ cung - cầu và giá thì những bất cập trong hoạt động dịch vụ bất động sản như: sàn giao dịch bất động sản và môi giới bất động sản cũng cần đổi mới về quản lý và hoạt động. Cụ thể thực hiện quy hoạch việc thành lập và phát triển sàn giao dịch bất động sản, nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong hoạt động của sàn với phương châm an toàn, hiệu quả và tiết kiệm. Nghiên cứu thí điểm, đánh giá việc liên thông các thủ tục trong giao dịch và dần tích hợp hoạt động của sàn giao dịch, hoạt động công chứng và đăng ký do một hệ thống tổ chức thực hiện cung ứng dịch vụ. Chuyên nghiệp hoá trong đào tạo, cấp chứng chỉ và kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản.


330 Bùi Văn Huyền, Đinh Thị Nga (2011), sđd (14), tr.87-89.

331 Đinh Văn Ân (chủ biên, 2009), Chính sách phát triển thị trường bất động sản: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, NXB Thống Kê, Hà Nội, tr.118.

332 Ngô Thu Giang, Đặng Anh Tuấn (2019), “Thực trạng và giải pháp khơi dòng vốn tín dụng cho thị trường bất động sản”, Tạp chí Tài chính điện tử, http://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/thuc-trang-va-giai-phap-khoi-dong-von- tin-dung-cho-thi-truong-bat-dong-san-310974.html [truy cập ngày 08/10/2020].

333 Bùi Văn Huyền, Đinh Thị Nga (2011), sđd (14), tr.80.

(iv) Đổi mới quy định về giá tính thuế, lệ phí trong giao dịch bất động sản và xử lý nghiêm những hành vi khai báo gian dối giá giao dịch. Hiện nay, đa số các hợp đồng giao dịch bất động sản ghi không đúng giá giao dịch thực tế vì căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ là dựa vào giá giao dịch thực tế trên hợp đồng, trường hợp giá giao dịch thấp hơn giá đất trong bảng giá thì giá tính thuế là giá đất trong bảng giá.334 Vì vậy, để giá giao dịch thực tế được các bên thể hiện trung thực

trên hợp đồng cần thay đổi quy định về giá tính thuế, lệ phí, tác giả cho rằng giá tính thuế trong giao dịch là đơn giá do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mà không phụ thuộc vào giá các bên ghi trên hợp đồng (như đề xuất xây dựng hai đơn giá tính thuế đối với đất đai tại mục 4.3.2). Bên cạnh đó, quy định cụ thể và xử lý nghiêm hành vi gian dối giá trên hợp đồng giao dịch bất động sản, cụ thể xử lý hành vi của các bên giao dịch và tổ chức, cá nhân môi giới. Điển hình trong kinh nghiệm của Hàn Quốc, trường hợp không thông báo giá giao dịch thực tế hoặc thông báo không đúng sự thật thì người mua, người bán và môi giới sẽ bị xử phạt tối đa 03 lần thuế thu nhập, trường hợp người tham gia giao dịch không thể thông báo với doanh nghiệp môi giới hoặc yêu cầu thông báo sai nội dung sẽ bị xử phạt tối đa 05 triệu won. Doanh nghiệp môi giới tùy vào mức độ vi phạm sẽ bị đình chỉ tư cách hoặc huỷ đăng ký doanh nghiệp.

Người vi phạm có thể bị khởi tố do nghi ngờ thông tin thuế.335 Đối với hành vi này,

trong quy định pháp luật của Bỉ tại Điều 203 Bộ luật về phí đăng ký quy định trong trường hợp gian dối về giá cả thì mỗi bên trong giao dịch phải chịu một khoản tiền phạt.336 Đối chiếu quy định pháp luật Việt Nam thì việc gian dối giá giao dịch trên hợp đồng giao dịch bất động sản sẽ xử lý vi phạm hành vi trốn thuế. Tuy nhiên, thực tiễn xử lý các vi phạm về gian dối giá trong giao dịch bất động sản ở nước ta rất hạn chế. Triển khai đồng loạt các giải pháp nêu trên nhằm tăng cường hiệu quả của

phương pháp kinh tế trong QLNN về giá đất, thiết lập nền tảng thị trường lành mạnh trong sự phát triển ổn định và bền vững. Yếu tố thị trường là tiền đề cơ bản trong QLNN về giá đất theo cơ chế thị trường, các thông tin giá đất trên thị trường là dữ liệu đầu vào của quá trình quản lý, là tín hiệu để Nhà nước áp dụng hiệu quả các phương pháp quản lý.

Hiệu quả những nội dung quản lý đất đai nêu trên là yếu tố quyết định trực tiếp đến sự hình thành và vận động của giá đất thị trường, là nền tảng quan trọng để vận hành hiệu quả những nội dung QLNN về giá đất; là yêu cầu cơ bản cần bảo đảm để triển khai các nội dung QLNN về giá đất, vừa xây dựng tính ổn định, bền vững của nền tảng thị trường trong quá trình quản lý giá đất.


334 Điều 18 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 2 Nghị định số 12/2015/NĐ- CP.

335 Chu Thị Quỳnh Diệp (2020), “Tổ chức định giá đất - kinh nghiệm Hàn Quốc và vận dụng vào Việt Nam”, https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/to-chuc-dinh-gia-dat--kinh-nghiem-han-quoc-va-van-dung-vao-viet-nam- d12003.html [truy cập ngày 07/10/2020].

336https://www.notaire.be/acheter-louer-emprunter/fiscalite-immobiliere/dispositions-fiscales-sur-la-sincerite-du-

prix [truy cập ngày 10/10/2020].

KẾT CHƯƠNG

QLNN về giá đất chỉ có thể tạo nên những đổi mới đột phá khi nền tảng thị trường được thể hiện đúng bản chất trong định hướng đổi mới thể chế quản lý đất đai tại Việt Nam. Bên cạnh đó, là sự phát triển của xu hướng đổi mới tất yếu trong việc ứng dụng những đặc trưng của lý thuyết quản trị tốt hoàn thiện quy định pháp luật, thực tiễn quản lý giá đất đáp ứng các yêu cầu của quản trị đất đai hiện đại.

Nhận thức toàn diện vai trò quản lý của Nhà nước đối với giá đất là điều kiện tiên quyết để hoàn thiện chiến lược, pháp luật QLNN về giá đất ở nước ta. LĐĐ bổ sung quy định về nguyên tắc, nội dung quản lý giá đất làm nền tảng triển khai công tác quản lý, khẳng định vai trò quan trọng của quản lý giá đất trong phát triển kinh tế đất đai. Nội dung quản lý giá đất phải xây dựng trên nền tảng thị trường, thể hiện đầy đủ các yêu cầu bảo đảm hiệu quả QLNN về giá đất, chuyển hóa thành những quy định, hành động cụ thể trong các nội dung quản lý. Đổi mới phương thức thực hiện quyền quyết định giá đất của Nhà nước, thể hiện sự linh hoạt, hiện đại, khoa học và phù hợp bản chất thị trường. Cụ thể, bãi bỏ khung giá đất nghiên cứu vận dụng phương pháp định giá đất hàng loạt dưới sự hỗ trợ của công nghệ máy tính qua việc lựa chọn thửa đất tiêu biểu trong khu vực, vị trí để xây dựng bảng giá đất. Sự tham gia của Nhân dân sẽ tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong cân bằng lợi ích, nhất là quá trình quyết định giá đất, tạo sự giám sát chặt chẽ quá trình quản lý, tạo niềm tin và sự đồng thuận trong cộng đồng đối với các quyết định quản lý. CSDL giá đất giao dịch trên thị trường là nguồn thông tin quan trọng cần được xây dựng để bảo đảm quản lý theo cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, một cơ chế giải hiệu quả các tranh chấp về giá đất trong quá trình quản lý, đặc biệt là vai trò của Tòa án sẽ tạo nên sự kiểm soát chặt chẽ quá trình quản lý, góp phần ổn định trật tự xã hội.

Cơ quan quản lý giá đất phải được tổ chức thống nhất, chặt chẽ, phân định rõ trách nhiệm các ngành, các cấp trên cơ sở phối hợp, kiểm soát cùng bảo đảm hiệu quả quản lý. Đặc biệt, chuyển giao nhiệm vụ thẩm định giá cho các tổ chức tư vấn thẩm định giá độc lập, cơ quan quản lý không đồng thời thực hiện nhiệm vụ này. Ngoài ra, đổi mới tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực đất đai tạo những tác động tích cực đến hiệu quả quản lý giá đất.

Phương pháp hành chính giữ vai trò chủ đạo trong công tác quản lý, kết hợp linh hoạt với phương pháp kinh tế trên nền tảng đặc điểm của giá đất, loại bỏ những quy định mang ý chí chủ quan, áp đặt trái ngược quy luật khách quan. Phương pháp kinh tế là công cụ hiệu quả bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững của thị trường trong cơ chế quản lý giá đất theo thị trường. Bên cạnh đó, những giải pháp hoàn thiện một số nội dung nền tảng trong quản lý đất đai là điều kiện tiên quyết áp dụng những đổi mới trong quản lý giá đất theo hướng hiện đại, ảnh hưởng trực tiếp đến giá đất thị trường và hiệu quả quản lý giá đất nhà nước.

KẾT LUẬN

Điều 54 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật”. Giá đất là yếu tố quyết định giá trị kinh tế đất đai, là công cụ quan trọng trong điều phối, quản lý tài nguyên đất đai, ảnh hưởng nhất định đến điều hành kinh tế vĩ mô và quá trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam. Vì vậy, vai trò quản lý của Nhà nước đối với giá đất là rất quan trọng. Luận án Quản lý nhà nước về giá đất” đã nghiên cứu chứng minh tầm quan trọng, xây dựng hệ thống cơ sở lý luận và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý giá đất ở Việt Nam theo hướng khoa học, hiện đại và hiệu quả. Việc nghiên cứu hoàn thiện vai trò quản lý của nhà nước đối với giá đất dựa trên định hướng đổi mới trong quản lý kinh tế được khẳng định tại Điều 52 Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước…” và hoàn thiện thể chế hành chính dân chủ, pháp quyền, quy định trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước. Quá trình nghiên cứu luận án, tác giả rút ra những kết luận cơ bản sau:

Một là, nghiên cứu khẳng định tầm quan trọng và cơ sở hình thành cơ chế QLNN về giá đất ở Việt Nam, đây là yếu tố quyết định trong phát triển giá trị kinh tế của đất đai. Với bản chất và đặc điểm của giá đất, tầm quan trọng và ảnh hưởng của giá đất đến phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam thì vai trò quản lý của Nhà nước đối với giá đất là yếu tố then chốt giải quyết triệt để các bất cập, hạn chế của khía cạnh kinh tế đất đai. QLNN về giá đất hiệu quả sẽ chuyển hóa tích cực giá trị của giá đất trong thể chế quản lý đất đai, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, không còn là tâm điểm cho các bất đồng, xung đột trong quản lý đất đai ở Việt Nam.

Hai là, sự tồn tại trong bản chất của thể chế quản lý đất đai ở Việt Nam rào cản sự phát triển của quản lý giá đất theo cơ chế thị trường. Các quan điểm, chủ trương thể hiện sự can thiệp hành chính của Nhà nước trong cơ chế điều phối đất đai, thị trường đất đai và tính áp đặt đối với giá đất nên nền tảng thị trường trong quản lý đất đai rất mờ nhạt. Thể chế quản lý đất đai chưa thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo vai trò quản lý của Nhà nước trước sự thay đổi mạnh mẽ vai trò của đất đai trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam. Hạn chế này được minh chứng trong phân tích các quy định pháp luật và thực tiễn thực thi quy định về giá đất chỉ là sự gắn kết tính chất thị trường vào nền tảng hành chính trong cơ chế quản lý giá đất hiện nay. Ý chí hành chính thể hiện mạnh mẽ trong sự ràng buộc giữa các loại giá đất nhà nước, một quy trình khép kín, thiếu độc lập, khách quan trong quyết định giá đất đã tạo nên những hạn chế trong hiệu quả quản lý giá đất. Bên cạnh đó, thực trạng PLĐĐ cho thấy nhận thức chưa toàn diện vai trò quản lý của Nhà nước đối với giá đất, chỉ tập trung vào nội dung quyết định giá đất nhà nước. LĐĐ chỉ dừng lại ở việc xác định giá đất là một

trong những nội dung quản lý trong lĩnh vực đất đai, chưa xây dựng nền tảng pháp lý cho cơ chế QLNN về giá đất, minh chứng là nguyên tắc QLNN về giá đất - trụ cột của cơ chế quản lý giá đất chưa được quy định.

Ba là, thực trạng QLNN về giá đất ở Việt Nam phản ánh nhiều hạn chế trong yêu cầu của một thể chế quản lý đất đai hiện đại. Thực trạng quản lý giá đất ở Việt Nam cho thấy sự hạn chế từ quy định đến thực tiễn trong các nội dung QLNN về giá đất, cụ thể như: tính công khai, minh bạch các thông tin trong quản lý; hạn chế sự tham gia của Nhân dân, điển hình là các chủ thể chịu ảnh hưởng trực tiếp kết quả quyết định giá đất còn đứng bên ngoài quy trình quyết định giá đất; nền tảng thị trường chưa được bảo đảm trong quy định và thực tiễn quản lý, không có cơ chế giải quyết hiệu quả các tranh chấp phát sinh trong quá trình quản lý giá đất… Không xác định mục tiêu chiến lược trong QLNN về giá đất, chưa xây dựng nguyên tắc QLNN về giá đất và nhận thức chưa toàn diện về nội dung quản lý giá đất là những nguyên nhân chính yếu cho sự vận hành kém hiệu quả của cơ chế quản lý giá đất ở nước ta hiện nay.

Bốn là, ứng dụng những đặc trưng của quản trị tốt trong xu hướng phát triển của quản trị đất đai hiện đại thiết lập các yêu cầu bảo đảm hiệu quả quản lý giá đất là nền tảng hoàn thiện lý luận, pháp luật và thực tiễn QLNN về giá đất ở Việt Nam. Với mục tiêu xây dựng cơ chế quản lý giá đất khoa học, hiện đại và hiệu quả, góp phần tích cực trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam, luận án đã vận dụng những giá trị hiện đại của lý thuyết quản trị tốt xây dựng những yêu cầu bảo đảm hiệu quả QLNN về giá đất. Các yêu cầu là cơ sở ban hành các quy định pháp luật, xây dựng các tiêu chí cụ thể nhằm đánh giá hiệu quả QLNN về giá đất. Bảo đảm thể hiện đầy đủ các yêu cầu là giải pháp kết hợp hài hòa quyền lực quản lý của Nhà nước trên nền tảng thị trường; thể hiện sự đổi mới và tính hiện đại trong quản lý giá đất ở nước ta.

QLNN về giá đất hiệu quả là yêu cầu cơ bản phát huy tối ưu giá trị kinh tế đất đai, nâng cao hiệu quả quản lý đất đai theo cơ chế thị trường, ngăn ngừa tham nhũng trong lĩnh vực đất đai, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất; góp phần xây dựng hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta./.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ


STT


TÊN BÀI BÁO


TÁC GIẢ


TÊN TẠP CHÍ

SỐ TẠP

CHÍ

NĂM XUẤT

BẢN

1

Bất cập trong quy định về xác định tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất đối

với tổ chức kinh tế

Châu Hoàng Thân

Nhà nước và Pháp luật

11

2016

2

Hoàn thiện các quy định

về định giá đất ở Việt Nam hiện nay

Châu Hoàng

Thân - Phan Trung Hiền

Nhà nước và Pháp luật

3

2017

3

Đặc điểm, yêu cầu và

thực trạng phân cấp quản lý đất đai hiện nay

Châu Hoàng Thân

Nghiên cứu lập pháp

5

(357)

2018

4

Thực trạng pháp luật về thẩm định phương án giá

đất cụ thể

Châu Hoàng Thân

Nhà nước và Pháp luật

5

(361)

2018

5

Công khai thông tin trong xác định giá đất tính tiền bồi thường khi Nhà nước

thu hồi đất

Châu Hoàng Thân

Nhà nước và Pháp luật

9

(365)

2018

6

Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết tranh

chấp về giá đất

Châu Hoàng Thân

Tạp chí Tòa án

10

2019

7

Vai trò quản lý nhà nước đối với giá đất trong nền kinh tế thị trường tại Việt

Nam

Châu Hoàng Thân

Khoa học pháp lý Việt Nam

7

(129)

2019

8

Giải quyết tranh chấp về giá đất tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích

quốc gia, công cộng

Châu Hoàng Thân

Nhà nước và Pháp luật

5

(373)

2019

9

Nhận thức về giá đất và

những tác động đến quá

Châu Hoàng

Thân

Nhân lực khoa

học xã hội

5

2020

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về giá đất - 24

trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam





10

Hoàn thiện quy định của

pháp luật về quy trình xác định giá đất cụ thể

Châu Hoàng

Thân

Nghiên cứu lập

pháp

12

(412)

2020

11

Quản trị tốt trong quản lý

nhà nước về giá đất ở Việt Nam

Châu Hoàng

Thân

Nhân lực khoa

học xã hội

1

(92)

2021

12

Thực trạng và giải pháp

nâng cao hiệu quả hoạt động của chủ thể quản lý nhà nước về giá đất ở Việt Nam

Châu Hoàng

Thân

Khoa học pháp

lý Việt Nam

2

(141)

2021

13

Tính hợp pháp và tính

hợp lý của quyết định quản lý nhà nước về giá đất ở Việt Nam

Châu Hoàng

Thân

Tạp chí Pháp

luật và thực tiễn

48

2021

14

Đề tài: “Hoàn thiện nội

dung quản lý nhà nước về giá đất trong pháp luật đất đai Việt Nam”

Châu Hoàng

Thân (Chủ nhiệm đề tài)

Đề tài tương

đương cấp cơ sở tại trường Đại học Cần Thơ đã đánh giá nghiệm thu ngày

23/12/2020, kết quả nghiệm thu đạt: 88/100 điểm.

Đề tài thực hiện

trong thời gian 12 tháng.


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2023