Kiến Nghị Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Hòa Giải Vụ Án Hôn Nhân Và Gia Đình

hướng chặt chẽ và rõ ràng hơn. Chẳng hạn nếu đương sự đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai liên tiếp vắng mặt không có lý do chính đáng thì phải chịu hậu quả pháp lý như các điều luật đã quy định và trường hợp nào được coi là "có lý do chính đáng". Trong trường hợp có lý do chính đánh không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án thì phải thông báo cho Tòa án biết. Tòa án đánh giá lý do vắng mặt có chính đáng hay không trên cơ sở quy định của các Điều luật, ví dụ như bệnh án thể hiện quá trình điều trị, gia đình có việc bận có xác nhận của Ủy ban nhân dân nơi đương sự cư trú, nhận được giấy triệu tập nhưng đã quá ngày Tòa án triệu tập… đương sự phải cung cấp những giấy tờ này trước ngày ghi trong giấy triệu tập của Tòa án, hoặc thông báo lại cho Tòa án trong trường hợp nhận được giấy triệu tập nhưng đã quá ngày triệu tập, có như vậy mới đảm bảo tính khách quan của lý do vắng mặt.

Trong trường hợp ly hôn với một bên bị mắc bệnh tâm thần thì không thể nào tiến hành hòa giải được vì người bị mắc bệnh tâm thần là người bị không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. BLTTDS cần có quy định cụ thể hướng dẫn về việc ly hôn với một bên bị mắc bệnh tâm thần. Cụ thể Điều 182 BLTTDS cần bổ sung trường hợp ly hôn với người bị mắc bệnh tâm thần là trường hợp không hòa giải được.

Theo quy định tại Điều 78 BLDS quy định thì mất tích là một người biệt tích hai năm liền trở lên mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật nhưng vẫn không có tin tức là người đó còn sống hay đã chết. Như vậy khi tiến hành thủ tục ly hôn với một bên là người mất tích thì việc cấp tống đạt các văn bản tố tụng cho đương sự là không thể thực hiện được, việc tiến hành phiên hòa giải là không có ý nghĩa. BLTTDS cần có quy định cụ thể về thủ tục ly hôn với một bên là người mất tích theo hướng về thủ tục không cần phải tiến hành cấp tống đạt các văn bản tố tụng cho người bị mất tích. Theo đó Điều 182 BLTTDS nên bổ sung trường hợp ly hôn với người bị mất tích là trường hợp không hòa

giải được.

- Về thành phần phiên hòa giải.

Điều 184 BLTTDS nên bổ sung về thành phần tham gia phiên hòa giải bao gồm cả người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Điều này giúp cho quá trình tiến hành hòa giải được nhanh hơn và đạt hiệu quả cao trong trường trường hợp các đương sự không hiểu biết về pháp luật. Mặt khác nó đảm bảo sự thống nhất trong pháp luật tố tụng giữa quy định tại Điều 64 và Điều 184 BLTTDS.

Cần có quy định hướng dẫn cụ thể về cụm từ: "không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của đương sự vắng mặt" tại khoản 3 Điều 184 BLTTDS.

- Về việc ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Việc không quy định phải giải như thế nào trong trường hợp trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các đương sự thỏa thuận lại một thiếu sót của pháp luật hiện hành cần được bổ sung theo hướng, trong trường hợp nếu trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày Tòa án lập Biên bản hòa giải thành mà các bên đương sự có thay đổi theo hướng thỏa thuận mới thì Tòa án lập Biên bản hòa giải thành mới và sau thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản đầu tiền mà các đương sự không có thay đổi nào khác thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Đối với trường hợp sau khi Tòa án đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử mà các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và yêu cầu Tòa án công nhận cho thấy các quan điểm áp dụng pháp luật nêu trên đều có sự phù hợp nhất định cả về cơ sở pháp lý cũng như cơ sở về mặt lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, vì BLTTDS chỉ quy định trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng mà không quy định trong thời hạn này Tòa án được tiến hành các thủ tục tố tụng khác hoặc được ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Do vậy,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

để việc áp dụng pháp luật được thống nhất; tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của các đương sự, tiết kiệm thời gian, đẩy nhanh tiến độ giải quyết án, tiết kiệm được các chi phí phải bỏ ra cho cả đương sự và các cơ quan tiến hành tố tụng khi phải mở phiên tòa xét xử thì BLTTDS nên bổ sung quy định trước khi Tòa án mở phiên tòa xét xử, kể từ ngày có Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định tại khoản 3 Điều 179 BLTTDS, mà các đương sự tự nguyện thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, không trái pháp luật và đạo đức xã hội thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án căn cứ vào Điều 186, 187 BLTTDS, tiến hành lập Biên bản hòa giải thành và ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo trình tự thủ tục đã được quy định tại Chương XIII (Hòa giải và chuẩn bị xét xử) của BLTTDS.

3.2.2. Kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình

Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình - 12

Từ những phân tích trên, để nâng cao chất lượng hòa giải trong quá trình giải quyết các vụ án hôn nhân gia đình từ khía cạnh thực hiện pháp luật cần tiến hành một số biện pháp sau đây:

- Đối với thẩm phán: Theo Điều 184 BLTTDS quy định thì Thẩm phán là người chủ trì phiên hòa giải. Việc hòa giải thật sự có hiệu quả khi Thẩm phán nắm vững các quy định của pháp luật, có kỹ năng, phương pháp và kinh nghiệm. Tuy nhiên, thực tế không phải Thẩm phán nào cũng có đầy đủ các kỹ năng trên, dẫn đến chất lượng và hiệu quả của việc giải quyết các vụ án chưa đạt được yêu cầu của mục đích hòa giải. Đặc biệt đối với vụ án hôn nhân gia đình không những đòi hỏi người chủ trì hòa giải có trình độ pháp luật chuyên sâu mà cần có kiến thức về xã hội, người có kinh nghiệm trong cuộc sống gia đình. Nếu vụ án ly hôn giao cho Thẩm phán quá trẻ hoặc chưa có gia đình giải quyết thì người Thẩm phán đó khó có thể làm cho công tác hòa giải đạt kết quả cao, bởi vì mục đích của việc giải quyết vụ án xin ly hôn không phải là để đạt được những yêu cầu của nguyên đơn hay bị đơn mà là làm thế nào để tránh cho sự tan vỡ của một

gia đình, tránh những hệ lụy xấu xảy ra do việc ly hôn. Do vậy để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các Thẩm phán, một mặt Ngành tòa án cần phải có sự quan tâm lớn đối với việc nâng cao năng lực cho các Thẩm phán bằng việc thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho các thấm phán. Hàng năm, ngành Tòa án tiến hành mở rất nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ nhưng chủ yếu trong lĩnh vực hình sự, hành chính còn đối với việc hòa giải vụ án dân sự thì hầu như là không có, trong khi đó thực tiễn công tác xét xử đã chứng minh tầm quan trọng của thủ tục này, do vậy chúng ta cần thường xuyên mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho các thẩm phán về thủ tục hòa giải. Một mặt nâng cao ý thức cho các thẩm phán đề cao tinh thần trách nhiệm đối với công việc, xác định rõ vị trí vai trò của mình trong khi tiến hành hòa giải. Đặc biệt cần có có kĩ năng và có kế hoạch cụ thể trước khi tiến hành hòa giải. Thông thường việc xây dựng kế hoạch hòa giải được tiến hành qua các bước sau:

Bước 1. Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở, vật chất:

Bố trí phòng hòa giải riêng biệt, sắp xếp chỗ ngồi của Thẩm phán, Thư ký và đương sự hợp lý, vừa trang nghiêm nhưng cũng vừa cởi mở, tạo được sự thoải mái cho đương sự.

Bước 2. Thu thập, nghiên cứu đầy đủ các tài liệu, chứng cứ:

Có thời gian thích hợp để nghiên cứu kỹ hồ sơ. Nắm vững nguyên nhân tranh chấp, một hoặc nhiều quan hệ pháp luật mà các bên đương sự tranh chấp, hiểu rõ được nội dung, tính chất, mức độ tranh chấp, thái độ tâm lý của các bên đương sự trong từng vụ án, xác định các yêu cầu cụ thể của đương sự trong vụ án, những nội dung các bên thống nhất được và những nội dung còn mâu thuẫn để xác định; những yếu tố, điều kiện nào tốt nhất, có lợi cho các bên nhằm đạt đến sự thỏa thuận theo kế hoạch hòa giải của Thẩm phán.

Lập phương án xử lý tình huống có khả năng xảy ra giữa các bên đương sự tại phiên hòa giải.

Có thể tiếp xúc và tác động theo hướng hòa giải tích cực đối với từng

bên nhằm nắm rõ nguyện vọng, ý định của mỗi bên trước khi hòa giải.

Có thể gặp hoặc tiếp xúc với một số cơ quan có liên quan nhằm hỗ trợ tốt cho việc hòa giải.

Trong các vụ ly hôn, cần thiết Thẩm phán có thể tiếp xúc với chính quyền địa phương, tổ dân phố trước khi tiến hành hòa giải để nắm được hoàn cảnh thực tế, mâu thuẫn đã xảy ra (nếu có) để có phương pháp hòa giải thích hợp đối với từng trường hợp cụ thể.

Bước 3. Lựa chọn thời điểm hòa giải:

Sau khi Thẩm phán xử lý các thông tin cần thiết cho việc tổ chức phiên hòa giải, Thẩm phán tổ chức phiên hòa giải nếu các dữ liệu thu thập được, khi hòa giải có khả năng hòa giải thành rất cao.

Có phương án xử lý tốt nhất đối với các mâu thuẫn xoay quanh quan hệ pháp luật mà Thẩm phán phải tác động đến, giúp đương sự dễ thỏa thuận.

Nắm vững điểm mạnh, điểm yếu của mỗi bên đương sự để điều đình, thương lượng, tăng giảm lợi ích của mỗi bên nhằm đạt đến sự thống nhất chung.

Trong vụ án ly hôn, Thẩm phán cần chú ý:

Khả năng vợ chồng đoàn tụ rất cao thì bố trí cho họ hòa giải ngay.

Khả năng có thể họ sẽ suy nghĩ lại và thay đổi ý định ly hôn. Trường hợp này không nên đưa ra hòa giải ngay, mà Thẩm phán cần tìm hiểu, đánh giá thêm họ còn vướng mắc với nhau điểm nào, cái gì có thể hàn gắn họ được. Từ đó, Thẩm phán có những biện pháp thích hợp tác động thêm đến họ cho đến khi đánh giá khả năng họ có thể đoàn tụ được, thì lúc đó mới tiến hành hòa giải.

Khả năng họ không nghe lời ai hết, họ quá cương quyết, không thể nào hàn gắn được thì Thẩm phán tiến hành hòa giải cho đủ thủ tục để đưa ra xét xử.

Trong hòa giải, Thẩm phán cần kiên trì, tránh tình trạng đưa ra hòa giải chiếu lệ để lập biên bản hòa giải không thành cho đủ thủ tục trước khi đưa vụ án ra xét xử. Đồng thời cần phân biệt thủ tục hòa giải trong từng giai

đoạn, giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm và thủ tục công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa. Phương pháp lựa chọn thời điểm hòa giải có ý nghĩa quyết định rất cao trong việc thành công của hòa giải, việc hòa giải có thể được tiến hành nhiều lần ở các thời điểm khác nhau trong giai đoạn chuẩn bị xét xử.

Khi đã có kĩ năng hòa giải tốt thì đòi hỏi người thẩm phán phải có một "cái tâm". Về mặt lý thuyết, khi các bên đã không thể tự thượng lượng được với nhau và phải khởi kiện ra tòa thì có nghĩa là những mâu thuẫn đó đã ở mức độ rất cao. Do đó, Thẩm phán phải kiên trì, tích cực làm cầu nối giúp các bên tìm được tiếng nói chung. Luôn mềm dẻo trong giao tiếp để lắng nghe những điều mà bình thường họ không thể thổ lộ với người thứ ba. Chọn đúng thời điểm thích hợp để tác động đến suy nghĩ, tâm tư của mỗi bên để định hướng họ. Bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, mâu thuẫn từ một phía hay cả hai phía, mức độ mâu thuẫn. Những điểm chính của nội dung mâu thuẫn, điểm mâu thuẫn nào là quan trọng, nếu tháo gỡ được mâu thuẫn này sẽ là chìa khóa mở ra cánh cửa của sự thỏa thuận giải quyết vụ án. Nếu cần thiết thì hòa giải có thể được tiến hành nhiều lần nhưng vẫn bảo đảm thời hạn tố tụng mà pháp luật quy định.

- Nâng cao ý thức pháp luật cho người dân:

Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật tới toàn thể người dân luôn được nhà nước quan tâm và thường xuyên thực hiện nhưng kết quả đạt được chưa cao. Thực tiễn giải quyết án hôn nhân gia đình cho thấy, các bên đương sự đưa ra những yêu cầu không có căn cứ pháp luật việc đó làm cho việc tiến hành hòa giải vụ án thêm rối và khó có thể hòa giải thành.

Để nâng cao ý thức pháp luật cho người dân cần triển khai đồng bộ các hình thức phổ biến, tuyên truyền pháp luật: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền thông qua các hội nghị, tuyên truyền thông qua công tác hòa giải ở cơ sở, qua công tác xét xử của Tòa án, qua tủ

sách pháp luật, qua sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật, qua các hội thi... Bên cạnh việc phát huy ngày càng hiệu quả các hình thức này, đối với các vùng nông thôn, vùng sâu cần lựa chọn những hình thức thích hợp như: phát sách hướng dẫn thực hiện pháp luật; tổ chức nói chuyện thường xuyên về pháp luật ở các tụ điểm dân cư; tăng cường các hình thức phát sóng đa dạng, liên tục, hấp dẫn trên hệ thống đài truyền thanh huyện và xã....Tuyên truyền ngay khi tiến hành hòa giải khi giải quyết các vụ án.

- Tăng cường hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Đối với vụ án hôn nhân gia đình, pháp luật chỉ khuyến khích các bên hòa giải ở cơ sở trước khi nộp đơn khởi kiện tại Tòa án. Nhưng hòa giải ở cơ sở được đánh giá là biện pháp "góp phần giải quyết tận gốc các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, xây dựng con người Việt Nam sống có ý thức cộng đồng, có lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, tôn trọng pháp luật, quan hệ hài hòa trong gia đình và xã hội". Kết quả khảo sát để đánh

giá tác động khi xây dựng Luật hòa giải ở cơ sở cho thấy, công tác hòa giải chủ yếu là để giải quyết tranh chấp nhỏ giữa hàng xóm (36,3%), tranh chấp thừ a kế (21,8%) và vụ việc liên quan đến cưỡng đoaṭ thân thể (21,8%). Chỉ có

20,7% số người chưa đươc

hòa giải trong lin

h vưc

liên quan đến đất đai , xây

dưn

g nói rằng ho ̣có nhu cầu giải quyết tranh chấp thông qua Hòa giải viên .

Chỉ có 7,4% số người lưa

chon

phương thứ c hòa giải đối với tranh chấp về

hôn nhân gia đình và con số này là 11,9% đối với các vu ̣viêc

tranh chấp liên

quan đến bao

lưc

gia đình . Mục tiêu quan trọng nhất của hòa giải ở cơ sở đối

với các vụ án hôn nhân gia đình là nhằm tăng tỷ lệ hòa giải thành đoàn tụ, qua đó giữ gìn tình cảm vợ chồng, đoàn kết trong gia đình, phòng ngừa vi phạm pháp luật thông qua việc phát hiện và giải quyết tận gốc những mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ, góp phần ổn định trật tự xã hội ở địa bàn dân cư. Bên cạnh đó, tỷ lệ hòa giải thành cao sẽ góp phần hạn chế đơn thư khiếu kiện trong nhân dân, giảm bớt tình trạng khiếu nại đến TAND, cơ quan hành chính nhà

nước, tiết kiệm thời gian, chi phí của cơ quan nhà nước và công dân.

Trên đây là một số kiến nghị về thực hiện pháp luật và xây dựng pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả của hòa giải vụ án dân sự nói chung và vụ án hôn nhân gia đình nói riêng. Bên cạnh việc bổ sung, sửa đổi những quy định của pháp luật hiện hành cho phù hợp với thực tiễn giải quyết án HN&GĐ hiện này thì cơ quan có thẩm quyền cần ban hành một nghị quyết hướng dẫn riêng về trình tự thủ tục giải quyết vụ việc HN&GĐ theo quy định của Luật TTDS. Bởi vì vụ việc HN&GĐ là một dạng của vụ việc dân sự nhưng có tính chất đặc thù riêng biệt do yếu tố tình cảm là yếu tố cơ bản nhất chi phối toàn bộ mối quan hệ HN&GĐ nên nó cần những quy định riêng để điều chỉnh cho phù hợp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ những phân tích công tác xét xử của các TAND các cấp, luận văn đã đánh giá được những kết quả đạt được trong công tác hòa giải vụ án HN&GĐ tại tòa. Điều đó càng khẳng định ý nghĩa quan trọng của việc tiến hành hòa giải đối với bất kỳ một vụ án dân sự nào.

Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn thực thi pháp luật và áp dụng pháp luật trong việc hòa giải vụ án HN&GĐ từ những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn đọng, luận văn đã đưa ra một số những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của vệc hòa giải vụ án HN&GĐ.

Trên cơ sở những kiến nghị mà luận văn đưa ra phần nào giúp cho việc giải quyết các tranh chấp trong HN&GĐ được thuận lợi, nâng cao hiệu quả công các tòa giải, nâng cao tỷ lệ hoàn giải thành đoàn tụ, duy trì sự phát triển bền vững của mỗi gia đình - cái nôi của xã hội và tạo niền tin trong lòng người dân đối với pháp luật và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2023