Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Giá Trị Sống Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông


Để quản lí tốt hoạt động GDGTS lồng ghép vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm, trước hết Ban giám hiệu cần: xây dựng và triển khai kế hoạch năm học đến toàn thể hội đồng. Trong đó, nhấn mạnh vai trò của của GV chủ nhiệm trong việc quản lí và GD học sinh; chỉ đạo ban thi đua HS xây dựng kế hoạch thi đua tuần, tháng trên cơ sở kế hoạch của nhà trường và tổ chức triển khai trong tiết sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt hội đồng sư phạm; tổ chức tập huấn công tác chủ nhiệm, trong đó có nội dung về GDGTS cho HS; tạo mọi điều kiện để GV chủ nhiệm thực hiện tốt các hoạt động lồng ghép GDGTS vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm; giao ban thi đua HS theo dõi, kiểm tra hoạt động công tác chủ nhiệm và đánh giá kết quả này qua hoạt động thi đua hàng tuần.

* Quản lí lồng ghép nội dung giáo dục giá trị sống vào hoạt động của Đoàn thanh niên

Việc giáo dục lí tưởng XHCN cho đoàn viên, thanh niên thông qua các phong trào hành động cách mạng là rất quan trọng trong đó mảng hoạt động giáo dục là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hoạt động của Đoàn.

Hoạt động GDGTS cho HS lồng ghép vào hoạt động của Đoàn thanh niên được thể hiện: 1). Xác định mục tiêu hoạt động; 2). Lựa chọn nội dung và phương pháp phù hợp để GDGTS cho HS; 3). Tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm, đánh giá về rèn luyện GTS của HS.

Quản lí lồng ghép nội dung GDGTS vào hoạt động của Đoàn thanh niên bao gồm: 1). Quản lí về xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện hoạt động GDGTS, gồm: mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động GDGTS; 2). Quản lí việc triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch, gồm: quản lí về thời gian, địa điểm, đối tượng tổ chức thực hiện; 3). Quản lí sự phối hợp giữa Đoàn thanh niên với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn của nhà trường; 4). Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động GDGTS cho HS.

Để quản lí tốt hoạt động này, trước hết Ban giám hiệu chỉ đạo cho Đoàn thanh niên xây dựng kế hoạch theo năm học, tổ chức triển khai quán triệt kế hoạch này đến toàn thể đoàn viên GV, và đoàn viên, thanh niên HS trong nhà trường; tổ chức tập huấn cho cán bộ Đoàn về hoạt động GDGTS; phân công nhiệm vụ cụ thể


cho cho các thành viên trong Ban chấp hành phù hợp với năng lực và sở trường của họ.

Để nâng cao được hiệu quả hoạt động giáo dục GTS trong hoạt động của Đoàn thanh niên, Ban giám hiệu phải nắm được việc xây dựng kế hoạch GDGTS cho HS, các chương trình hành động của tổ chức Đoàn, cần nhận thức đầy đủ các yếu tố có ảnh hưởng tới việc giáo dục đạo đức, nhu cầu của Đoàn viên thanh niên nhà trường, từ đó có những biện pháp quản lí chỉ đạo cụ thể đối với tổ chức Đoàn, đồng thời quản lí tốt các giờ sinh hoạt chi đoàn, các tiết chào cờ đầu tuần, các hoạt động chủ điểm, chủ đề nhân các ngày lễ lớn trong năm, các hoạt động phối hợp với CMHS, với GVCN, GV bộ môn, với các tổ chức tập thể và cá nhân trong và ngoài nhà trường, chỉ đạo Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động tham quan, dã ngoại. Các tiêu chí xếp loại thi đua, theo dõi và niêm yết thi đua hàng tuần hàng tháng và theo từng đợt, kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDGTS cho HS.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

* Quản lí lồng ghép nội dung GD giá trị sống vào hoạt động ngoài giờ lên lớp

Hoạt động GDGTS lồng ghép vào hoạt động ngoài giờ lên lớp là do GV thực hiện. Hoạt động này thể hiện: 1). Xây dựng kế họach hoạt động; 2). Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp gồm: xác định mục tiêu, chọn nội dung, phương pháp GDGTS phù hợp; 3). GV nhận xét, đánh giá về tinh thần, thái độ của HS khi tham gia và về chất lượng của hoạt động, trong đó lồng ghép nội dung về GTS, để các em tự rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời.

Quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THPT huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long - 7

Quản lí lồng ghép nội dung GDGTS vào hoạt động ngoài giờ lên lớp gồm:1). Quản lí kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp của GV; 2). Quản lí việc tổ chức thực hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp của GV; 3). Quản lí sự phối hợp giữa GV phụ trách hoạt động ngoài giờ lên lớp với GV chủ nhiệm, GV bộ môn, cán bộ Đoàn Thanh niên, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường; 4). Quản lí công tác kiểm tra, đánh giá của GV phụ trách hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Để quản lí tốt hoạt động GDGTS lồng ghép vào việc lồng ghép vào hoạt động ngoài giờ lên lớp, Ban giám hiệu cần xây dựng kế hoạch và triển khai đến giáo viên thực hiện hoạt động này; tổ chức cho GV trao đổi, thảo luận về mục đích, nội dung, phương pháp GDGTS; phân công các thành viên trong Ban giám hiệu theo


dõi, chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để GV tổ chức thực hiện hoạt động GDGTS, tổ chức dự giờ để lồng ghép vào đó đánh giá hoạt động GDGTS của giáo viên.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông

1.5.1. Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh

Cán bộ quản lí và giáo viên là lực lượng chính trong tuyên truyền, hướng dẫn và quản lí học sinh thực hiện các nội dung hoạt động GDGTS nhưng trên thực tế, đa số cán bộ quản lí và giáo viên THPT chỉ tập trung dạy học, chưa chú ý kiểm soát, nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, cán bộ quản lí và giáo viên phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động GDGTS, từ đó xác định được nhiệm vụ, trách nhiệm, niềm say mê tham gia, hướng dẫn, quản lí các hoạt động GDGTS.

Học sinh THPT đã có nhận thức tương đối tốt về vai trò của hoạt động GDGTS, tuy nhiên để tổ chức, lôi cuốn học sinh tham gia hay không lại là bài toán khó. Chỉ khi các em học sinh yêu thích các hoạt động GDGTS, nhà trường có nhiều hoạt động bổ ích, lôi cuốn các em tham gia, khuyến khích tính chủ động, sáng tạo của các em, các em thấy mình được là trung tâm của mỗi chương trình, khi đó chương trình mới mang lại hiệu quả.

1.5.2. Năng lực của giáo viên và cán bộ Đoàn thanh niên

GDGTS cho HS THPT là hoạt động được lồng ghép vào hoạt động giảng dạy và các hoạt động khác trong nhà trường. Do đó, giáo viên và cán bộ Đoàn thanh niên phải thực hiện song song hai nhiệm vụ trong cùng thời gian nhất định, vừa thực hiện nhiệm vụ GD vừa thực hiện rèn luyện, hình thành các GTS cho HS. Để thực hiện tốt hai nhiệm vụ cùng lúc, đòi hỏi người giáo viên cũng như cán bộ Đoàn thanh niên phải xây dựng kế hoạch, thiết kế nội dung, hình thức và phương pháp GDGTS phải phù hợp với nội dung từng bài giảng của môn học, phù hợp với nội dung các hoạt động, phù hợp với đặc điểm tâm lí của HS các khối lớp. Việc làm đó, phụ thuộc vào năng lực nhận thức và kỹ năng sư phạm của giáo viên và cán bộ Đoàn thanh niên.


1.5.3. Đặc điểm tâm lí học sinh

Học sinh THPT là lứa tuổi quyết định sự hình thành nhân sinh quan, thế giới quan về xã hội, tự nhiên, các nguyên tắc và quy tắc cư xử. Các em quan tâm nhiều tới các vấn đề liên quan đến con người, vai trò của con người trong lịch sử, quan hệ giữa con người và xã hội, giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa ý chí và tình cảm. Đồng thời, các em còn có nhu cầu được hoạt động với các bạn cùng lứa tuổi, cảm thấy mình cần cho nhóm, có uy tín, có vị trí nhất định trong nhóm, muốn được bạn bè thừa nhận. Đây là cơ sở để học sinh thích tham gia, tổ chức hoạt động GDGTS, định hướng, hình thành và rèn luyện các GTS.

1.5.4. Sự phối hợp giữa Đoàn thanh niên với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn trong nhà trường

Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn là cầu nối các hoạt động của Đoàn thanh niên với các học sinh. Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn chính là người định hướng, chỉ bảo, hướng dẫn các em thực hiện kế hoạch của Đoàn thanh niên. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn còn là người phối hợp với các tổ chức thống nhất biện pháp phối hợp giữa GVCN, giáo viên bộ môn với Đoàn thanh niên trong các hoạt động thi đua, hoạt động tập thể của nhà trường.

Vì vậy, quá trình thực hiện giáo dục GTS của tổ chức đoàn cần đến vai trò của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn.

1.5.5. Điều kiện, phương tiện trong nhà trường

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là phương tiện hoạt động giáo dục của nhà trường. Còn nguồn lực tài chính dùng để mua sắm cơ sở vật chất thiết bị, huy động nguồn nhân lực tham gia các hoạt động GD trong nhà trường. Nếu thiếu kinh phí và cơ sở vật chất trong nhà trường thì hoạt động GDGTS cho HS chỉ được thực hiện trên lớp học theo giờ học bộ môn, giờ sinh hoạt chủ nhiệm hoặc sinh hoạt dưới cờ. Còn các hoạt động khác không thể tiến hành GDGTS cho HS lồng ghép vào các hoạt động đó.

1.5.6. Cơ quan quản lí giáo dục

Sở GD-ĐT đóng vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức GDGTS cho HS trong nhà trường. Là cơ quan chỉ đạo biên soạn nội dung và chỉ đạo tổ chức thực


hiện GDGTS trong nhà trường. GDGTS không phải là môn học bắt buộc trong nhà trường phổ thông, nên nếu có sự chỉ đạo của cơ quan quản lí GD đưa nội dung GDGTS lồng ghép vào chương trình chính khóa thì GDGTS cho HS mới có thể thực hiện được.

1.5.7. Nhận thức của cha mẹ học sinh

Việc hình thành nhân cách ở các em nói chung và GTS nói riêng chịu sự ảnh hưởng rất lớn bởi cách thức GD của cha mẹ trong gia đình. Cho nên cha mẹ HS cần có nhận thức đầy đủ và đúng đắn trong việc GDGTS cho HS. Trách nhiệm của gia đình là phải phối hợp với nhà trường để có nội dung cũng như cách thức GDGTS phù hợp với từng lứa tưổi của các em HS. Cần xác định những giá trị sống phổ quát phù hợp với mong đợi của nhà trường và gia đình thì đó sẽ là thuận lợi lớn cho phát triển giá trị sống của học sinh THPT. Nếu như các bậc cha mẹ cho rằng việc GD là trách nhiệm của nhà trường, thì việc định hướng, rèn luyện, hình thành GTS của HS là phải do nhà trường tiến hành, thì đó là nhận thức, suy nghĩ chưa phù hợp.

1.5.8. Môi trường xã hội bên ngoài nhà trường

Truyền thống yêu nước, lòng nhân ái, ý thức cộng đồng đã phản ánh một cách chân thực những đặc điểm về chính trị, kinh tế, xã hội của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Do điều kiện xã hội đã thay đổi, mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng đã có những sắc thái mới, bản thân những giá trị này đã được bổ sung thêm những nội dung mới.

Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII, Đảng ta nhận định “Các giá trị văn hoá ngày càng thể hiện rõ hơn vai trò tích cực và khả năng tác động mạnh vào các lĩnh vực của đời sống. Những nét mới trong chuẩn mực văn hoá và trong nhân cách con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá từng bước được hình thành” thì “những thành tựu tiến bộ đạt được trong lĩnh vực văn hoá còn chưa tương xứng và chưa vững chắc, chưa đủ để tác động có hiệu quả đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống”.


1.5.9. Mối quan hệ giữa học sinh với những người bên ngoài gia đình và nhà trường

Đối với tuổi HS THPT, ngoài mối quan hệ với những người trong gia đình và thầy cô, bạn bè ở trường, các em còn có mối quan hệ với những người ngoài gia đình và nhà trường. Trong các mối quan hệ giao tiếp với những người ngoài xã hội, có nhóm người có ứng xử trong giao tiếp phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, cũng có nhóm người ứng xử trong giao tiếp chưa phù hợp với chuẩn mực xã hội. Tất cả các hành vi ứng xử đó, dù phù hợp hay chưa phù hợp đều có tác động, ảnh hưởng nhất định đến các việc định hướng, hình thành và rèn luyện GTS của các em.


Kết luận chương 1

Học sinh sống trong xã hội phát triển cần phải được trang bị những giá trị sống để hòa nhập với cộng đồng, với xu thế toàn cầu hóa.

Giáo dục giá trị sống trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi vì các em là những chủ nhân tương lai của đất nước. Học sinh THPT cần được giáo dục 12 giá trị sống là tôn trọng, yêu thương, đoàn kết, trung thực, tự do, trách nhiệm, khiêm tốn, hòa bình, tự do, hạnh phúc, giản dị, khoan dung. Việc giáo dục giá trị sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Cần thực hiện dưới những hình thức là lồng ghép vào các môn học, lồng ghép vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp, lồng ghép vào hoạt động của Đoàn Thanh niên, và lồng ghép vào hoạt động NGLL. Cần có sự phối hợp của các LLGD trong và ngoài nhà trường.

Quản lí hoạt động GDGTS là nhân tố quan trọng để đảm bảo thực hiện mục tiêu GDGTS cho HS nói chung, HS THPT nói riêng. Công việc quản lí được thực hiện bởi nhiều cấp bằng nhiều tác động trong đó tác động của BGH các trường là quan trọng nhất. Đối với từng hình thức GDGTS, BGH cần tổ chức thực hiện một cách khoa học để đảm bảo thực hiện mục tiêu GDGTS cho HS.


Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNGHUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội và giáo dục trung học phổ thông của huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long

2.1.1. Khái quát về kinh tế - xã hội của huyện Bình Tân

So với các huyện khác trong tỉnh Vĩnh Long, huyện Bình Tân là huyện mới được thành lập, huyện Bình Tân được tách ra từ huyện Bình Minh (nay là Thị xã Bình Minh) theo Nghị định số 125/2007/NĐCP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Thủ Tướng Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Là một huyện thuộc vùng đồng bằng, nằm cập sông Hậu Giang về phía tây của tỉnh Vĩnh Long, phía bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía đông giáp huyện Tam Bình, phía nam giáp huyện Bình Minh, phía tây giáp sông Hậu Giang (Cần Thơ).

Diện tích đất tự nhiên của huyện là 15.298 ha, đất nông nghiệp là 12.483 ha, đất chuyên dùng là 1.174 ha, ao hồ sông rạch là 1.200 ha.

Toàn huyện có mười một xã: xã Tân Qưới, xã Thành Lợi, xã Thành Đông, xã Thành Trung, xã Tân Lược, xã Tân Bình, xã Tân Thành, xã Tân Hưng, xã Tân An Thạnh, xã Mỹ Thuận và xã Nguyễn Văn Thảnh.

Khí hậu, do ảnh hưởng bởi thời tiết gió mùa, vào mùa mưa gió mạnh 16m/s dễ gây lốc xoáy, vào tháng 8, 9 âm lịch nước sông Hậu dâng cao dễ gây lũ lụt.

Huyện Bình Tân có quốc lộ 54 và tỉnh lộ 908 đi ngang qua, huyện có nhiều kênh rạch chằng chịch thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Là huyện thuần nông nên sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, cây khoai lang là nông sản chủ lực của huyện với 4.992 ha, ngoài ra còn cây lúa và cây màu, chăn nuôi gia súc và gia cầm cũng là thế mạnh của huyện. Toàn huyện có 607 cơ sở sản xuất chế biến hàng nông sản và tiểu thủ công nghiệp với mười một chợ buôn bán hàng nông sản phục vụ dân sinh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/06/2023