Giá trị sống
Từ vài thập kỷ nay, trong giáo dục đạo đức cho tuổi trẻ trên thế giới người ta nói nhiều đến khái niệm giá trị sống (living values). Trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân, giá trị sống được hình thành và phát triển. Tuỳ theo góc độ xem xét, vấn đề GTS được phân tích theo các quan điểm khoa học khác nhau, trên các lĩnh vực xã hội học, kinh tế học, tâm lí học. Khi bàn về vấn đề GTS, các nhà tâm lí học đã đưa ra những định nghĩa khác nhau. Mỗi định nghĩa đều đứng trên những quan điểm riêng, phản ánh những góc độ khác nhau của GTS.
Theo từ điển Tiếng Việt, GTS là những gì mà ta quý trọng, thứ mà ta sẽ soi vào khi ra quyết định, lựa chọn làm việc này hay không làm việc này. GTS là những thứ được cá nhân nhận thức là rất quan trọng, cần thiết, có ý nghĩa, luôn mong đợi, chúng có khả năng chi phối thái độ, xúc cảm, tình cảm, hành vi của một cá nhân trong cuộc sống hàng ngày, trở thành động lực để người ta nỗ lực phấn đấu để có được nó.
Nghiên cứu về giáo dục giá trị sống, tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng giá trị sống là một hình thái ý thức xã hội, là hệ thống các quan niệm về cái thiện, cái ác trong mối quan hệ của con người với con người. Giá trị sống về bản chất là những quy tắc, những chuẩn mực trong quan hệ xã hội, được hình thành và phát triển trong cuộc sống, được cả xã hội thừa nhận. Giá trị sống là quy tắc sống, nó có vị trí to lớn trong đời sống, và định hướng cho cuộc sống của mỗi cá nhân, điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực của xã hội (Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính, & Vũ Phương Liên, 2010).
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về giá trị sống, nhưng có thể thấy điểm chung về giá trị sống là những thứ về tinh thần và giá trị của vật chất giúp con người sống có ý nghĩa.
Giá trị sống không phải là chuẩn mực, giá trị do con người tự đặt ra, mà là do yêu cầu khách quan của cuộc sống quy định cái giá trị, giá trị sống ở các thời kỳ lịch sử khác nhau.
Giá trị sống có ý nghĩa và vai trò quan trọng tạo ra động lực thúc đẩy con người phát triển: tạo ra động cơ cho hành động, hành vi; thúc đẩy ham muốn hướng
đến chân, thiện, mỹ; giải quyết tốt những mâu thuẫn của cá nhân với cộng đồng, với tự nhiên.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THPT huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long - 1
- Quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh các trường THPT huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long - 2
- Thực Trạng Hđgdgts Và Quản Lí Hđgdgts Cho Học Sinh Các Trường Thpt Huyện Bình Tân, Tỉnh Vĩnh Long.
- Hình Thức Giáo Dục Giá Trị Sống Cho Hs Trung Học Phổ Thông
- Điều Kiện, Phương Tiện Trong Giáo Dục Giá Trị Sống Cho Học Sinh
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Giá Trị Sống Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Mỗi người là một cá thể riêng biệt vì thế giá trị sống cũng mang tính cá nhân, không phải giá trị sống của mọi người đều giống nhau. Tuy nhiên, theo các tổ chức giáo dục về giá trị sống quốc tế và Việt Nam thì 12 giá trị sống dưới dây có tính chất phổ quát trên toàn thế giới. Đó là: Hoà bình, tôn trọng, hợp tác, đoàn kết, trách nhiệm, khoan dung, khiêm tốn, giản dị, trung thực, yêu thương, tự do và hạnh phúc”.
Hoạt động giáo dục
Hoạt động giáo dục là sự thống nhất biện chứng giữa hoạt động chủ đạo của nhà GD và hoạt động tự giác, tích cực tự GD của HS. Hoạt động chủ đạo của nhà GD thể hiện ở hoạt động tổ chức, hướng dẫn, điều khiển và điều chỉnh quá trình tự GD, tự rèn luyện nhân cách của HS, giúp cho quá trình đó có sự định hướng đúng đắn và đáp ứng yêu cầu của xã hội; hoạt động tự GD của HS là đáp ứng tích cực sự hướng dẫn, lãnh đạo sư phạm của nhà GD. Nếu thiếu một trong hai hoạt động này, hoạt động GD sẽ không còn đúng nghĩa. (Trần Thị Hương, 2015).
Hoạt động GD mang tính toàn vẹn, vận động và phát triển liên tục, được thực hiện thông qua tất cả các hoạt động trong nhà trường và các hoạt động bên ngoài nhà trường với các môi trường GD thích hợp. Qua đó HS trải nghiệm được các kiến thức đạo đức, thẩm mỹ, lao động, thể chất… hình thành tình cảm, động cơ, niềm tin đúng đắn, tăng trưởng vốn kinh nghiệm, vốn sống, hình thành hành vi và thói quen hành vi phù hợp…, chuẩn bị học lên bậc cao hơn và tham gia các hoạt động xã hội.
Từ phân tích trên, tác giả đã định nghĩa về hoạt động GD như sau: Hoạt động giáo dục là hoạt động trong đó, dưới tác động chủ đạo của nhà giáo dục người được giáo dục tự giác, tích cực, chủ động tự giáo dục nhằm hình thành và phát triển những phẩm chất, nhân cách phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Hoạt động giáo dục giá trị sống
Theo tác giả luận văn, hoạt động giáo dục giá trị sống là hoạt động giáo dục trong đó, dưới tác động chủ đạo của nhà giáo dục người được giáo dục tự giác, tích
cực, chủ động tự giáo dục nhằm hình thành và phát triển những giá trị sống cho bản thân phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Giáo dục giá trị sống là một quá trình tổ chức tác động có chủ định của các lực lượng giáo dục, trong đó giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo, để tạo ra sự thống nhất tác động giáo dục, phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực tới học sinh, nhằm phát huy tính tích cực tự giác rèn luyện, tạo ra động cơ, thái độ đúng đắn trong cuộc sống, học tập và hoạt động xã hội, để học sinh học tập, làm việc hiệu quả hơn có lối sống nếp sống tốt đẹp mang lại lợi ích cho chính học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội.
HĐGDGTS là làm cho các em sống với từng giá trị chứ không phải chỉ là nói về các giá trị đó. Cũng như khi chúng ta dạy học, chúng ta phải quan tâm đến những việc chúng ta làm chứ không chỉ là những điều chúng ta nói. Giá trị là cái đích cuối cùng của quá trình giáo dục. Chúng ta dạy kỹ năng là chưa đủ. Giá trị còn là cái gốc của nhân cách.
Hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông
Từ khái niệm về hoạt động giáo dục và hoạt động giáo dục giá trị sống, người nghiên cứu định nghĩa về hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông như sau: Hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông là hoạt động giáo dục trong đó, dưới tác động chủ đạo của các lực lượng giáo dục của trường trung học phổ thông, học sinh trung học phổ thông tự giác, tích cực, chủ động tự giáo dục nhằm hình thành và phát triển những giá trị sống phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông là hoạt động của Ban giám hiệu, giáo viên, cán bộ Đoàn Thanh niên và cha mẹ HS tổ chức các hoạt động GD nhằm định hướng, rèn luyện và hình thành những GTS phù hợp với HS THPT trong nhà trường, ở gia đình và ngoài xã hội.
Để tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh, Ban giám hiệu các trường THPT cần xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm và triển khai đến toàn thể giáo viên trong nhà trường; tổ chức tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, Đoàn trường về nội dung, hình thức, phương pháp;
tăng cường phương tiện và điều kiện hoạt động GDGTS, chỉ đạo các lực lượng giáo dục trong nhà trường phối hợp với cha mẹ học sinh. Trên cơ sở kế hoạch của nhà trường, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và Đoàn trường cụ thể hóa kế hoạch của nhà trường để tổ chức các hoạt động cho các em học sinh tham gia. Cha mẹ học sinh cần phối hợp với nhà trường để tổ chức các hoạt động GDGTS; chia sẽ, hỗ trợ về tinh thần cũng như vật chất, tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động GDGTS được tiến hành thuận lợi và hiệu quả.
Học sinh THPT cần tích cực, chủ động, tự giác tham gia các hoạt động do các lực lượng giáo dục tổ chức nhằm định hướng, hình thành và phát triển các giá trị sống cho các em. Bên cạnh đó, vai trò của Ban giám hiệu, giáo viên, cán bộ Đoàn Thanh niên, cha mẹ HS và học sinh rất quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động GDGTS cho học sinh. Vì vậy, nếu thiếu một trong hai điều kiện trên thì không thể hình thành giá trị sống cho học sinh.
1.2.2. Quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông
Quản lí
Tiếp cận theo hệ thống, thì quản lí là sự tác động của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí nhằm tổ chức, phối hợp hoạt động của con người trong các quá trình sản xuất, xã hội để đạt được mục đích đã định. Khi bàn về khái niệm quản lí, các nhà tâm lí học và GD học đều có cách nhìn, định nghĩa khác nhau:
Henry Fayol cho rằng: Quản lí là bao gồm tất cả các khâu bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra các nỗ lực của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực của tổ chức nhằm đạt mục tiêu đã định trước. Theo Frederich William Taylor: ”Quản lí là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó biết rằng họ đã hoàn thành công việc đó một cách tốt đẹp và rẻ nhất”. Theo Marry Parker Follet, ông quan niệm: Quản lí là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua nỗ lực của người khác (Marry Parker Follet, 2014).
Nguyễn Minh Đạo cho rằng: Quản lí là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí về các mặt chính trị, xã hội, văn hoá, kinh tế….bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các giải pháp cụ thể, nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho
sự phát triển của đối tượng (Nguyễn Minh Đạo, 1996, tr.97). Theo Nguyễn Ngọc Quang quan niệm: Quản lí là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí, nhằm cho hệ vận hành theo đường lối, nguyên lí của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mà điểm hội tụ là quá trình dạy học, GD thế hệ trẻ, đưa GD đến mục tiêu, tiến lên trạng thái mới về chất (Nguyễn Ngọc Quang, 1989). Tác giả Nguyễn Viết Vượng cho rằng: Mục đích cuối cùng của quản lí là tổ chức quá trình GD có hiệu quả để đào tạo lớp thanh niên thông minh, sáng tạo, năng động, tự chủ, biết sống và phấn đấu vì hạnh phúc của bản thân và xã hội (Nguyễn Viết Vượng, 2003). Tác giả Hà Sỹ Hồ cho rằng: Quản lí là quá trình tác động có định hướng, có tổ chức, lựa chọn trong số các tác động có thể có, dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường, nhằm giữ sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định (Hà Sĩ Hồ, 1985, tr.34). Qua các chức năng hoạt động quản lí, các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: Quản lí là quá trình đạt đến mục tiêu của chức năng bằng cách vận dụng các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra (Nguyễn Quốc Chí & Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2003).
Các quan niệm trên của các nhà lí luận, cho thấy bản chất của hoạt động quản lí là cách thức tổ chức, điều khiển, kiểm tra hợp quy luật của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt hiệu quả mong muốn và đạt mục tiêu đã đề ra.
Từ đó, tác giả luận luận văn có thể định nghĩa về quản lí như sau: ”Quản lí là sự tác động có tổ chức, có đích hướng của chủ thể lên đối tượng quản lí nhằm đạt mục tiêu dự kiến”.
Quản lí hoạt động giáo dục
Quản lí hoạt động giáo dục theo nghĩa tổng quan là sự điều hành, điều chỉnh, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển GD thường xuyên trong xã hội, công tác GD không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người, tuy nhiên trọng tâm vẫn là GD thế hệ trẻ cho nên quản lí GD được hiểu là sự điều hành, điều chỉnh hoạt động của toàn bộ hệ thống GD quốc dân và các cơ sở GD trong hệ thống GD
quốc dân nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và hoàn thiện nhân cách công dân.
GS. Phạm Minh Hạc quan niệm: Quản lí hoạt động GD là quản lí trường học, thực hiện đường lối GD của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lí GD, để tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu đào tạo đối với ngành GD, với thế hệ trẻ và với từng học sinh (Phạm Minh Hạc, 1986, tr.15). Theo Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: Quản lí hoạt động GD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lí (Hệ GD) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối, nguyên lí GD của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy- học, GD thế hệ trẻ, đưa hệ GD tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất. (Nguyễn Ngọc Quang, 1989). Theo tác giả Trần Kiểm, ông quan niệm: Quản lí hoạt động giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể quản lí nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát,... một cách có hiệu quả các nguồn lực GD (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển GD, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. (Trần Kiểm, 2011).. Một số nhà khoa học khác lại quan niệm: Quản lí hoạt động giáo dục thực chất là tác động một cách khoa học đến nhà trường làm cho nó tổ chức được tối ưu quá trình dạy học, GD thể chất, theo đường lối và nguyên lí GD của Đảng, quán triệt được những tính chất trường THPT xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng cách đó tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới (Những cơ sở khoa học quản lí, 1976, tr30).
Mặc dù, các tác giả có quan niệm khác nhau và cách giải thích khác nhau về quản lí hoạt động GD. Song, điểm chung của các khái niệm trên thể hiện ở tất cả các khái niệm đều có chủ thể, đối tượng, mục đích, mục tiêu và kế hoạch thực hiện.
Từ đó, tác giả luận văn có thể định nghĩa về quản lí hoạt động GD như sau: “Quản lí hoạt động giáo dục là sự tác động có tổ chức, có đích hướng của các nhà quản lí giáo dục lên hoạt động giáo dục nhằm đạt mục tiêu dự kiến”.
Quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông
Từ các khái niệm về: Giá trị, giá trị sống, quản lí, quản lí hoạt động GD, tác giả luận văn chọn khái niệm về quản lí hoạt động GDGTS cho HS THPT: “Quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông là hệ thống những
tác động có tổ chức, có đích hướng của các nhà quản lí giáo dục ở trường trung học phổ thông đến hoạt động giáo dục giá trị sống nhằm hình thành các giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông”.
Trong nội hàm của khái niệm này, chủ thể tham gia quản lí hoạt động GDGTS cho HS THPT bao gồm: Sở Giáo dục-Đào tạo, Ban giám hiệu, Đoàn Thanh niên, giáo viên và cha mẹ HS. Sở Giáo dục-Đào tạo ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, chỉ đạo các trường THPT thực hiện kế hoạch, tổ chức tập huấn, hội thảo chuyên đề, đồng thời kiểm tra, đánh giá hoạt động GDGTS của các đơn vị trực thuộc. Ban giám hiệu quản lí việc lập kế hoạch của giáo viên và Đoàn Thanh niên, tổ chức, chỉ đạo các lực lượng GD trong nhà trường tổ chức hoạt động GDGTS cũng như phối hợp với cha mẹ học sinh, hỗ trợ của các phương tiện và điều kiện tổ chức các hoạt động, kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được. Giáo viên là người trực tiếp tổ chức các hoạt động nhằm hình thành và phát triển giá trị sống cho học sinh. Đoàn thanh niên phối hợp với GV và cha mẹ học sinh kiểm tra, đánh giá giúp hoạt động này mang lại hiệu quả. Cha mẹ học sinh có nhiệm vụ theo dõi việc tham gia hoạt động GDGTS, các giá trị được hình thành và phát triển ở học sinh, phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức hoạt động và quản lí học sinh, hỗ trợ nhà trường cơ sở vật chất.
Đối tượng quản lí là hoạt động GDGTS cho HS. Mục đích quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm hình thành cho HS những giá trị sống cho chính bản thân học sinh. Để đạt được mục tiêu trên, các LLGD cần chọn lưa những nội dung phù hợp với học sinh, sử dụng các phương pháp dạy học và phương pháp giáo dục để lồng ghép những nội dung GDGTS vào môn học, tiết sinh hoạt chủ nhiệm, hoạt động của Đoàn Thanh niên, hoạt động NGLL, sử dụng phương tiện và điều kiện hiện có của nhà trường như sân chơi, phòng học, hội trường, phòng chức năng, các thiết bị, đồ dùng dạy học, nguồn lực tài chính và thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hoạt động này một cách khoa học.
1.3. Hoạt động giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông
1.3.1. Mục đích giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông
Mục đích của giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông là nhằm hình thành cho các em những GTS, giúp các em có suy nghĩ, thái độ và hành động tích cực, hiệu quả, phù hợp, đồng thời tạo niềm tin và hình thành nhân cách sống cao đẹp, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, xã hội, góp phần phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Những GTS được hình thành và thể hiện trong các mối quan hệ của học sinh ở gia đình, nhà trường và xã hội. Những GTS được thể hiện qua nhận thức, thái độ, hành vi.
Trong điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam nói riêng và bối cảnh toàn cầu nói chung, càng ngày chúng ta càng nhận ra tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động GDGTS cho học sinh. Thông qua hoạt động giáo dục để các em học sinh tự tin, chủ động ứng phó với sự thay đổi, biến động của môi trường kinh tế, xã hội và thiên nhiên. Tuổi trẻ hiện nay phải tự đương đầu với nhiều vấn đề phức tạp của cuộc sống. Ngoài kiến thức, mỗi học sinh đều cần trang bị cho mình GTS để làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hàng ngày; rèn luyện cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng; mở ra cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực và tự tin, tự quyết định và lựa chọn những hành vi đúng đắn.
1.3.2. Nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông
Chương trình Giáo dục GTS lần đầu tiên được đưa ra vào năm 1995. Khi đó 186 thành viên trong tổ chức Liên Hợp Quốc đã chọn ra 12 giá trị cốt lõi nhất mang tính chất chung toàn cầu 12 giá trị sống phổ quát này chủ yếu hướng vào những giá trị tinh thần mà không đề cập đến giá trị tiền bạc, giàu sang, sức khỏe…
Chương trình đã được đưa vào thực hiện ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam với mục tiêu chung nhằm kêu gọi, chia sẻ các giá trị vì một thế giới tươi đẹp hơn. Mỗi giá trị cốt lõi này đều đã có trong mỗi con người bất kể sự khác nhau về quốc tịch, màu da, văn hóa. Khi mọi người cùng vươn tới những giá trị đó, họ sẽ xích lại gần nhau chia sẻ, thông cảm với nhau và cuộc sống của tất cả mọi