Khảo Nghiệm Mức Độ Khả Thi Của Các Biện Pháp

Các biện pháp thuộc nhóm biện pháp chỉ đạo của cấp ủy sẽ là tiền đề, cơ sở để chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý của hiệu trưởng trường THPT và ngược lại. Mỗi biện pháp lại có những ưu điểm và thế mạnh riêng, các biện pháp này luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau, hỗ trợ, tác động qua lại, thậm chí chi phối lẫn nhau.

Khi vận dụng các biện pháp vào thực tế, không nên xem nhẹ hay tuyệt đối hóa bất kỳ biện pháp nào. Chính vì vậy khi tổ chức hoạt động GDCT-TT cho HS THPT, cần phải có sự kết hợp đồng bộ các biện pháp trên mới đảm bảo phát huy hiệu quả tối đa của các biện pháp quản lý hoạt động GDCT-TT cho học sinh các trường THPT tại Thành phố Bắc Kạn .

3.4. Khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Tác giả đề tài tiến hành khảo nghiệm nhằm mục đích khẳng định tính khả thi, tính cấp thiết của các biện pháp đổi mới quản lý hoạt động GDCC-TT cho HS các trường THPT thành phố Bắc Kạn.

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm về mức độ cần thiết hay không cần thiết của các biện pháp đổi mới quản lý hoạt động GDCC-TT cho HS các trường THPT thành phố Bắc Kạn và tính khả thi của các biện pháp mà đề tài đã đề xuất.

3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm

Chúng tôi sử dụng bảng hỏi, kết hợp trò chuyện với chuyên gia, lãnh đạo Thường trực cấp ủy, Ban Tuyên giáo và Đoàn thanh niên cấp tỉnh, thành phố và đặc biệt là cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp tham gia vào quá trình GDCC-TT cho HS các trường THPT thành phố Bắc Kạn.

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

Để khẳng định giá trị khoa học của các biện pháp đã đề xuất, trên cơ sở khảo nghiệm tại thực tiễn hoạt GDCC-TT cho HS các trường THPT thành phố Bắc Kạn, đề tài khảo nghiệm về mặt nhận thức tính cần thiết và tính khả thi của

các biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến 12 lãnh đạo, cán bộ quản lý của Đảng, Ban Tuyên giáo và Đoàn thanh niên các cấp, 08 cán bộ quản lý nhà trường, 03 Bí thư đoàn trường, 03 Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam các trường THPT và 30 giáo viên bộ môn. Tổng cộng 56 người.

Phiếu khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất được đánh giá ở 3 mức độ: Rất cần thiết (3 điểm); Cần thiết (2 điểm); Không cần thiết (1 điểm).

Tương tự như vậy phiếu khảo sát về tính khả thi của các biện pháp đề xuất cũng được tính theo 3 mức độ: Rất khả thi (3 điểm); Khả thi (2 điểm); Không khả thi (1 điểm).

Kết quả như sau:

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp đổi mới quản lý hoạt động GDCC-TT cho HS các trường THPT thành phố Bắc Kạn‌‌


TT


Biện pháp

Tính cần thiết

Rất cần

thiết

Cần thiết

Chưa cần

thiết

Điểm TB

1. Biện pháp tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra của cấp ủy các cấp đối với các hoạt động giáo dục chính trị - tư tưởng cho học sinh các trường THPT tại thành

phố Bắc Kạn


1.1.

Các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và tầm quan trọng của hoạt động GDCT-TT cho thế hệ

trẻ trong giai đoạn hiện nay


52


4



2,93


1.2.

Chỉ đạo đẩy mạnh công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng, tổ chức Đoàn, Hội trong các trường THPT trong sạch, vững mạnh, làm nòng cốt cho công tác GDCT-TT

cho HS


53


3



2,95


1.3.

Chỉ đạo các cơ quan chính quyền hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với đội ngũ cán bộ tham gia GDCT-TT, đặc biệt đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động GDCT-TT trong các

trường THPT trên địa bàn tỉnh


50


6



2,89


1.4.

Chỉ đạo đẩy mạnh công tác kiểm tra công tác quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho HS các trường THPT trên địa bàn

thành phố Bắc Kạn.


51


5



2,91

2. Biện pháp quản lý của Ban giám hiệu trường THPT đối với các hoạt động

giáo dục chính trị - tư tưởng cho học sinh

2.1.

Kiện toàn và hoàn thiện tổ chức bộ máy làm

công tác GDCT- TT của nhà trường.

52

4


2,93


2.2.

Từng bước đổi phương pháp dạy học các môn học tích hợp nội dung GDCC-TT cho

học sinh trong các trường THPT


50


6



2,89

2.3.

Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh

giá hoạt động GDCT-TT cho HS

51

5


2,91


2.4.

Từng bước đổi mới phương pháp dạy học

các môn học tích hợp nội dung GDCC-TT cho học sinh trong các trường THPT


50


6



2,89

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Giải pháp đổi mới hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường trung học phổ thông thành phố Bắc Kạn - 14

Nhận xét:

*Về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất:

Tất cả 08 biện pháp đề xuất đều được đánh giá là cần thiết và rất cần thiết thể hiện ở giá trị trung bình khá cao. Cả 08 biện pháp đề xuất đều được được đánh giá là rất cần thiết và không có biện pháp nào đánh giá là không cần thiết.

Biện pháp được đánh giá là cần thiết nhất là biện pháp “Chỉ đạo đẩy mạnh công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng, tổ chức Đoàn, Hội trong các trường THPT trong sạch, vững mạnh, làm nòng cốt cho công tác GDCT-TT cho HS”, với điểm trung bình là X = 2,95. Biện pháp được đánh giá cần thiết như nhau là các biện pháp : “Chỉ đạo các cơ quan chính quyền hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với đội ngũ cán bộ tham gia GDCT-TT, đặc biệt đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động GDCT-TT trong các trường THPT trên địa bàn tỉnh”; “Từng bước đổi phương pháp dạy học các môn học tích hợp nội dung GDCC-TT cho học sinh trong các trường THPT”; “Từng bước đổi mới phương pháp dạy học các môn học tích hợp nội dung GDCC-TT cho học sinh trong các trường THPT” ở mức độ Cần thiết với X = 2,89.

Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đổi mới quản lý hoạt động GDCC-TT cho HS các trường THPT thành phố Bắc Kạn‌‌


TT


Biện pháp

Tính khả thi


Điểm TB

Rất khả thi

Khả thi

Chưa khả thi

1. Biện pháp tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra của cấp ủy các cấp đối với các hoạt

động giáo dục chính trị - tư tưởng cho học sinh các trường THPT tại thành phố Bắc Kạn


1.1.

Các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và tầm quan trọng của hoạt động GDCT-TT cho

thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay


50


6



2,93


1.2.

Chỉ đạo đẩy mạnh công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng, tổ chức Đoàn, Hội trong các trường THPT trong sạch, vững mạnh, làm nòng cốt cho công tác GDCT-

TT cho HS


50


6



2,89


1.3.

Chỉ đạo các cơ quan chính quyền hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với đội ngũ cán bộ tham gia GDCT-TT, đặc biệt đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động GDCT-TT

trong các trường THPT trên địa bàn tỉnh


52


4



2,93


1.4.

Chỉ đạo đẩy mạnh công tác kiểm tra công tác quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho HS các trường THPT trên địa

bàn thành phố Bắc Kạn.


55


1



2,98

2. Biện pháp quản lý của Ban giám hiệu trường THPT đối với các hoạt động

giáo dục chính trị - tư tưởng cho học sinh

2.1.

Kiện toàn và hoàn thiện tổ chức bộ máy

làm công tác GDCT- TT của nhà trường.

53

3


2,95


2.2.

Từng bước đổi phương pháp dạy học các

môn học tích hợp nội dung GDCC-TT cho học sinh trong các trường THPT


51


5



2,91

2.3.

Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh

giá hoạt động GDCT-TT cho HS

49

7


2,87


2.4.

Từng bước đổi mới phương pháp dạy học các môn học tích hợp nội dung GDCC-TT

cho học sinh trong các trường THPT


48


8



2,85

Nhận xét:

*Về tính khả thi của các biện pháp đề xuất:

Nhìn chung tất cả 08 biện pháp đề xuất đều được đánh giá là rất khả thi thể hiện ở điểm trung bình khá cao. Cả 08 biện pháp đề xuất đều được đánh giá là rất khả thi và không có biện pháp nào đánh giá là không khả thi. Biện pháp được đánh giá khả thi nhất là biện pháp “Chỉ đạo đẩy mạnh công tác kiểm tra công tác quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho HS các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Kạn” với điểm trung bình là X = 2,98. Biện pháp được đánh giá ít khả thi hơn cả là “Từng bước đổi mới phương pháp dạy học các môn học tích hợp nội dung GDCC-TT cho học sinh trong các trường THPT” ở mức khả thi với X = 2,85.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, chúng tôi đề xuất 02 nhóm biện pháp đổi mới hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường THPT thành phố Bắc Kạn, cụ thể như sau:

Nhóm biện pháp 1: Biện pháp tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra của cấp ủy các cấp đối với các hoạt động giáo dục chính trị - tư tưởng cho học sinh các trường THPT tại thành phố Bắc Kạn

Nhóm biện pháp 2: Biện pháp quản lý của Ban giám hiệu trường THPT đối với các hoạt động giáo dục chính trị - tư tưởng cho học sinh

Kết quả khảo nghiệm qua lấy ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên các trường PTTH thành phố Bắc Kạn về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất đều khẳng định: Cả 02 nhóm biện pháp mà chúng tôi đề xuất đều có tính cấp thiết và khả thi cao. Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp đổi mới hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường THPT thành phố Bắc Kạn sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho các nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Hoạt động GDCT-TT là một bộ phận không thể thiếu của quá trình giáo dục toàn diện trong các trường THPT. Đó là một trong các con đường quan trọng nhất để hình thành và phát triển nhân cách HS, góp phần tạo ra thế hệ HS có ý thức đúng đắn, sống có lý tưởng, hoài bão, phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp…đúng với mục tiêu giáo dục và đào tạo mà Đảng, Nhà nước đã đề ra.

Đổi mới quản lý các hoạt động giáo dục trong trường THPT là một công việc vất vả, khó khăn. Để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nói chung, chất lượng hoạt động GDCT-TT nói riêng cho học sinh THPT, người cán bộ lãnh đạo, quản lý cần phải sử dụng rất nhiều biện pháp, luôn có những đổi mới, sáng tạo để đạt hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý. Các biện pháp chỉ đạo, quản lý hoạt động GDCT-TT cho HS góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của mỗi nhà trường.

Công tác GDCT-TT và quản lý hoạt động GDCT-TT cho HS các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Kạn đã được quan tâm triển khai toàn diện trên các mặt công tác: giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức pháp luật; giáo dục thông qua sự kiện, tuyên dương các điển hình tiên tiến; thực hiện công tác truyền thông, nắm bắt dư luận xã hội; thông qua việc dạy và học các môn lý luận chính trị….. Tuy nhiên, so với yêu cầu mới thì công tác này cũng còn những hạn chế, bất cấp như: Nhận thức của một số CBQL và giáo viên về vị trí, vai trò của công tác GDCT-TT cho HS còn hạn chế, Việc cụ thể hóa nội dung GDCT-TT, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho HS còn chậm, lúng túng; còn ít mô hình cụ thể để triển khai nhân rộng; Việc đổi mới phương thức giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác đôn đôc, kiểm tra, nhắc nhở thực hiện các quy

định của nhà trường trong hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng còn nhiều hạn chế, đã dẫn đến việc thực hiện không đồng đều giữa các bộ phận.

Xuất phát từ thực trạng đó, trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn luận văn đề xuất 08 biện pháp đổi mới hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh các trường THPT thành phố Bắc Kạn cụ thể như sau: (1) Các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và tầm quan trọng của hoạt động GDCT-TT cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay; (2) Chỉ đạo đẩy mạnh công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng, tổ chức Đoàn, Hội trong các trường THPT trong sạch, vững mạnh, làm nòng cốt cho công tác GDCT-TT cho HS; (3) Chỉ đạo các cơ quan chính quyền hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với đội ngũ cán bộ tham gia GDCT-TT, đặc biệt đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động GDCT-TT trong các trường THPT trên địa bàn tỉnh; (4) Chỉ đạo đẩy mạnh công tác kiểm tra công tác quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho HS các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Kạn; (5) Kiện toàn và hoàn thiện tổ chức bộ máy làm công tác GDCT- TT của nhà trường; (6) Chủ động phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền, đoàn thể địa phương và gia đình trong công tác quản lý HS trên địa bàn dân cư; (7) Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDCT-TT cho HS; (8) Từng bước đổi phương pháp dạy học các môn học tích hợp nội dung GDCC-TT cho học sinh trong các trường THPT Các biện pháp đề xuất trong luận văn đã được tiến hành khảo nghiệm về

mức độ cấp thiết và tính khả thi bằng hình thức thăm dò ý kiến, phát phiếu hỏi tới 30 cán bộ quản lý và giáo viên, cán bộ đoàn hội của các trường THPT trên địa bàn thành phố Bắc Kạn. Kết quả thu được, đa số cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ đoàn hội của Nhà trường đã ủng hộ và tán thành các biện pháp đã đề xuất và cho rằng đây là các biện pháp cấp thiết và có tính khả thi cao.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí