Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Gặp Trên Đàn Lợn Nái Và Đàn Lợn Con Tại Trại


Chương trình thuốc:

+ Lợn nái trước và sau đẻ một tuần trộn kháng sinh BMD, (10g/ngày).

+ khi phát hiện lợn chuẩn bị đẻ tiêm ngay thuốc kháng sinh

+ khi lợn đẻ được 6 con trở lên tiêm 2ml oxytocine, khi lợn đẻ được 2 con mà thấy biểu hiện khí đẻ có thể tiêm luôn 2ml oxytocine

+ trong quá trình đẻ lợn mẹ yếu có thể truyền dung dịch muối truyền tĩnh mạch

+ ngày thứ 2 sáng tiêm 2ml oxytocine chiều tiêm 2ml ( sau khi vừa ăn xong)

+ ngày thứ 3 tiêm thêm một mũi kháng sinh ( nếu không có dấu hiệu viêm có thể không sử dụng thuốc)

Công tác đỡ đẻ

- Biểu hiện:

+ Biểu hiện chuẩn bị đẻ : bồn chồn, đứng ngồi không yên, chân cào xuống nền chuồng, ỉa,đái vặt , trước đẻ 1 giờ bắt đầu tiết sữa, bóp bầu vú sữa bắn ra tành tia.

+ Biểu hiện khi đẻ: toàn thân co bóp.

Thao tác đỡ đẻ : Trước khi đẻ lợn mẹ phải được vệ sinh (tắm) sạch sẽ, bộ phận sinh dục và bầu vú cũng được lau chùi sạch sẽ. Khi lợn con được đẩy ra ngoài nhanh chóng dùng tay vuốt mồm cho lợn dễ thở sau đó dùng bột lăn rắc vào toàn thân lợn con, có tác dụng hút ẩm làm nhanh khô toàn thân, sát trùng và giữ ấm cho lợn con. Sau đó dùng chỉ buộc dây rốn cách rốn 1 khoảng 10cm rồi cắt bên dưới nút buộc, sịt cồn vào rốn và thả lợn vào lồng úm đã chải sẵn thảm và thắp đèn úm .Trường hợp lợn mẹ khó đẻ sau 15 -20 phút phải có biện pháp can thiệp. Sau khi lợn mẹ đẻ xong cần vệ sinh sạch sẽ bầu vú, cơ quan sinh dục và cho lợn con vào bú sữa đầu. Trong khi lợn con bú mẹ cần chú ý quan sát để tránh trường hợp lợn mẹ đè con.

Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn con theo mẹ

● Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành cắt rốn.

● Lợn con 1 ngày tuổi được uống kháng sinh Amoxylin, mài nanh..

● Lợn con 2 - 3 ngày tuổi được cắt số tai và tiêm sắt,cắt đuôi, cho uống kháng sinh Amoxylin.

● Lợn con 3 - 4 ngày tuổi cho lợn con uống thuốc phòng cầu trùng.


● Lợn con 5-7 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực.

● Lợn con được từ 5 - 6 ngày tuổi tập cho ăn bằng cám tập ăn

● Lợn con 7 ngày tuổi được tiêm phòng suyễn (mycoplasma)

● Lợn con được 14 ngày tuổi tiêm circo.

● Lợn con được 19 - 23 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn.

Tập ăn cho lợn con 5-6 ngày tuổi

- Lắp máng tập ăn cho lợn con 5 ngày tuổi, máng được lắp cách xa vòi nước.

- Cho một ít thức ăn hỗn hợp GF01 vào máng tập ăn để lợn làm quen dần với thức ăn.

- Sau khi lợn con đã quen và ăn được, tăng dần khẩu phần thức ăn đồng thời trộn kháng sinh Amoxylin vào.

Quy trình xuất bán lợn con

- Lợn con ở trại được nuôi theo mẹ cho đến 21 ngày tuổi, những lợn con đủ tiêu chuẩn về cân nặng sẽ được tách mẹ, những lợn con không đủ cân nặng sẽ tiếp tục được ghép với những đàn có ngày nhỏ tuổi hơn để tiếp tục cho bú.

- Những lợn con đủ cân nặng sẽ được xuất bán.

- Lợn con khi được xuất bán sẽ được đánh dấu từ trước, sau đó được công nhân bắt ra khỏi chuồng và được đuổi đến khu vực xuất bán. Ở đây lợn con được cân và chuyển lên xe, các chỉ số về cân nặng và số lượng sẽ đươc ghi chép lại.

- Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, tôi đã thực hiện tốt các công việc như:

Quy trình vệ sinh chuồng lợn nái đẻ, nuôi con

- Thực hiện thu gom phân trong chuồng trong suốt ngày làm việc.

- Thực hiện rắc vôi bột đường đi giữa hai dãy, lối đi xung quanh và gầm chuồng.

- Chuồng luôn thường xuyên được tiêu độc bằng thuốc sát trùng.


- Chuồng lợn sau khi lợn nái được chuyển về chuồng bầu để cai sữa và lợn con được xuất bán sẽ được vệ sinh và cách ly 1 tuần trước khi cho lợn nái mới lên đẻ. Các tấm đan trong chuồng được tháo dỡ và đem ngâm trong dung dịch sát trùng hoặc bột giặt trong thời gian 1 ngày. Sau đó được đem ra xịt bằng máy xịt áp lực và được đem phơi khô trước khi được lắp lại vào chuồng. Khung chuồng sẽ được sịt nước vôi và sịt lại bằng nước sạch. Gầm chuồng cũng được xịt rửa bằng máy áp lực, được xả nước và dội nước vôi. Chuồng sau khi được vệ sinh sẽ được phun lại bằng thuốc sát trùng và cách ly 1 ngày trước khi được lắp tấm đan và đưa lợn lên.

Bảng 3.1: Lịch sát trùng



Thứ


Trong chuồng

Ngoài Chuồng

Ngoài khu vực chăn nuôi

Chuồng nái chửa


Chuồng đẻ



Chủ nhật

Phun sát Trùng

Phun sát trùng




Thứ 2

Quét hoặc rắc vôi

đường đi

Phun sát trùng


rắc vôi

Phun sát trùng toàn bộ khu vực

Phun sát trùng toàn bộ khu vực


Thứ 3


Phun sát trùng

Phun sát trùng

+ quét vôi đường đi




Thứ 4

Xả vôi xút gầm


Phun sát trùng


Rắc vôi


Rắc vôi


Thứ 5


Phun ghẻ

Phun sát trùng

+ xả vôi xút gầm




Thứ 6

Phun sát trùng

Phun sát trùng

+ rắc vôi

Phun sát trùng

Phun sát trùng

Thứ 7

Tổng vệ sinh chuồng

Tổng vệ sinh chuồng

Tổng vệ sinh khu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và đàn lợn con tại trại lợn Nguyễn Thanh Lịch xã Ba Trại, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội - 6


Vệ sinh chuồng cai sữa


- Hàng ngày đẩy phân xuống rãnh chứa phân 2 lần/ ngày vào đầu buổi sang và đầu buổi chiều.

- Xả nước để đẩy phân xuống cống thoát phân.

- Phun sát trùng thường xuyên theo lịch vệ sinh của trại.

- Quét dọn đường đi vào cuối ngày, quạt gió, bóng điện và các thiết bị thường xuyên được lau chùi.

- Sau mỗi lần xuất lợn, tiến hành vệ sinh ô chuồng nhốt lợn,quét vôi sạch sẽ trước khi đuổi đàn lợn mới vào.

3.4.2.4. Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin

Bảng 3.2. Lịch tiêm phòng cho lợn


Loại

lợn

Vắc xin hoá

dược

Tuổi lợn

Phòng bệnh và

công dụng

Cách

dùng

Liều lượng

(ml/con)


Lợn con theo mẹ

Nova Amoxcycol

1 ngày

Phòng tiêu chảy

Uống

0,0005g/con

Nova Fe B12,

Nova Amcoli

2 ngày

Bổ sung Fe, B12,

kháng sinh

Tiêm bắp

2

Nova

Amoxcycol

3 ngày

Phòng tiêu chảy

Uống

0,0005g/con

Mycoplasma.

7 ngày

Suyễn

Tiêm bắp

1

Crico

14 ngày

Hội chứng còi cọc

Tiêm bắp

2


Hậu bị

PV1

Tuần 25

Khô thai

Tiêm bắp

2

PRRS1

Tuần 26

Tai xanh

Tiêm bắp

2

Bio LHC

Tuần 27

Dịch tả

Tiêm bắp

2

AD1

Tuần 28

Dả dại

Tiêm bắp

2

FMD

Tuần 29

LMLM

Tiêm bắp

2

PV2

Tuần 30

Khô thai

Tiêm bắp

2

PRRS2

Tuần 31

Tai xanh

Tiêm bắp

2

AD2

Tuần 32

Dả dại

Tiêm bắp

2


Nái sinh sản

Bio LHC

Chửa 10

tuần

Dịch tả

Tiêm bắp

2

FMD

Chửa 12

tuần

LMLM

Tiêm bắp

2


PRRS

Tháng 3,7,11


Tai xanh


Tiêm bắp


2



AD

Tháng 4,8,12

Dả dại

Tiêm bắp

2

Lợn con cai cai sữa

APP

28 ngày

Phổi dính sườn

Tiêm bắp

2

Bio LHC

35 ngày

Dịch tả

Tiêm bắp

2

AFTOGON

42 ngày

LMLM

Tiêm bắp

2

3.4.2.5. Chẩn đoán và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn nái và đàn lợn con tại trại

Để điều trị bệnh cho đàn lợn đạt hiệu quả cao thì việc phát hiện bệnh kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày em và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm. Phương pháp chẩn đoán và điều trị một số bệnh ở trại như sau:

* Bệnh viêm tử cung

- Triệu chứng: lợn đẻ 2 - 3 ngày, sốt nhẹ, giảm ăn hay bỏ ăn, có dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, màu trắng đục hoặc màu phớt vàng.

- Chẩn đoán: Bệnh viêm tử cung ở lợn nái.

- Điều trị: Dùng các loại thuốc sau để điều trị

+ Vetrimoxin LA 20ml/con

+ Oxytoxin: 5ml/con

+ Vitamin B1: 5ml/30kgTT

+ Thuốc tím 1/1000 pha loãng với nước + Pendistrep thụt rửa 2lần/ngày, 2 ngày liên tục.

Bệnh sót nhau

- Triệu chứng: Con vật đứng nằm không yên, nhiệt độ hơi tăng, thích uống nước, sản dịch chảy ra màu nâu.

- Điều trị: Tiêm oxytoxin dưới da để kích thích co bóp tử cung cho nhau còn sót lại đẩy ra ngoài hết. Sau khi nhau thai ra dùng nước muối sinh lý 0,9% để rửa tử cung trong ba ngày liên tục. Tiêm kháng sinh đề phòng viêm nhiễm.

+ Oxytoxin : 2ml/con

+ Pendistrep : 1 triệu UI/30kgTT


Bệnh viêm vú

Nguyên nhân:

- Khi lợn nái đẻ nếu nuôi không đúng cách, chuồng bẩn thì các vi khuẩn, mycoplasma, các cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột xâm nhập gây ra viêm vú.

- Thức ăn không phù hợp cho lợn nái, không giảm khẩu phần ăn cho lợn nái trước khi đẻ một tuần làm cho lượng sữa tiết ra quá nhiều gây tắc sữa. Sau vài ngày đẻ mà lợn con không bú hết, sữa lưu là môi trường tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm như: E. coli, streptococus, staphylococus, klebsiella…

- Lợn con mới đẻ có răng nanh mà không bấm khi bú làm xây sát vú mẹ tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập tạo ra các ổ viêm nhiễm bầu vú.

- Chỉ cho lợn con bú một hàng vú, hàng còn lại căng quá nên viêm. Do thời tiết thay đổi đột ngột, lạnh quá hoặc nóng quá hay thức ăn khó tiêu cũng ảnh hưởng đến cảm nhiễm vi trùng.

Triệu chứng: Bệnh xảy ra sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 7 - 10 ngày, có con đến một tháng. Viêm vú thường xuất hiện ở một vài vú nhưng đôi khi cũng lan ra toàn bộ các vú, vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy hơi nóng, hơi cứng, ấn vào lợn nái có phản ứng đau.

Lợn nái giảm ăn, nếu bị nặng thì bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt cao 40,5oC - 42oC kéo dài trong suốt thời gian viêm. Sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú.

Vắt sữa ở những vú bị viêm thấy sữa loãng, trong sữa có cặn hoặc cục sữa vón lại, xuất hiện các cục casein màu vàng, xanh lợn cợn có mủ đôi khi có máu.

Lợn con thiếu sữa kêu la, chạy vòng quanh mẹ đòi bú, lợn con ỉa chảy, xù lông, gầy nhanh, tỷ lệ chết cao từ 30 đến 100%.

Điều trị:

Cục bộ: phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước đá lạnh để giảm sưng, giảm đau, hoặc phong bế đầu vú bằng novocain 0,25 - 0,5%, mỗi ngày vắt cạn vú viêm 4 - 5 lần tránh lây lan sang vú khác.

Tiêm quanh vùng bầu vú bị viêm bằng Nor 100 1ml/10kgTT. Toàn thân:


Tiêm Analgin: 1ml/10kgTT/1lần/ngày.

Tiêm Vetrimoxin LA: 1ml/10kgTT/1lần/2ngày. Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.

Bệnh phân trắng lợn con

Nguyên nhân: Bệnh phân trắng ở lợn con là một hội chứng hoặc một trạng thái lâm sàng rất đa dạng. Do trực khuẩn E. coli thuộc họ Enterobacteriaceae, nhiều loại Samonella (S.choleraesuis, S.typhysuis…) và đóng vai trò phụ là: Proteus, Step- tococcus. Trong điều kiện bình thường vi khuẩn E. coli khu trú tự nhiên trong đường tiêu hoá của lợn, chủ yếu ở cuối ruột non và suốt ruột già. Vi khuẩn này sẵn sàng tấn công vào cơ thể lợn khi cơ thể lợn gặp những điều kiện bất lợi.

Triệu chứng: Bệnh thường gặp ở lợn con từ 5 - 21 ngày tuổi. Lợn tiêu chảy phân màu vàng trắng, trắng xám, sau đó là vàng xanh, mùi phân hôi tanh. Lợn mất nước và mất chất điện giải gầy sút nhanh, bú kém, đi lại không vững. Bệnh kéo dài thì bụng tóp lại, lông xù, hậu môn và đuôi dính phân bê bết. Nếu không điều trị kịp thời thì lợn con chết rất nhanh.

Điều trị:

Bệnh phân trắng lợn con có nhiều loại thuốc điều trị nhưng tại trang trại có điều trị bằng thuốc sau:

Phác đồ 1: Tiêm Nova - Amcoli: 1ml/10kg TT. Tiêm bắp ngày/lần. Phác đồ 2: Tiêm Nor 100: 1ml/10kg TT. Tiêm bắp ngày/lần.

Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.

Hội chứng hô hấp ở lợn con

Nguyên nhân : Lợn gầy còm lông xù, thở thể bụng có khi ngồi thở, bụng hóp lại. Lợn bị bệnh không tranh bú với các con khác được nên ngày càng gầy yếu hơn, dễ mắc kế phát bệnh viêm khớp. Nếu không điều trị kịp thời tỷ lệ chết rất cao.

Điều trị : Tiêm Lincojet - Dexan 1ml/10kg TT Điều trị liên tục 3 - 5 ngày

3.4.3. Công thức tính toán từng chỉ tiêu

- Tỷ lệ lợn mắc bệnh:



Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%)

=

∑ số lợn mắc bệnh

x 100

∑ số lợn theo dõi



∑ Số con chết

+ Tỷ lệ chết (%) =

x 100

∑ Số con mắc bệnh


∑ Số con khỏi

+ Tỷ lệ khỏi bệnh (%) =

x 100

∑ Số con điều trị



∑ Số con có chửa

+ Tỷ lệ thụ thai (%) =

x 100

∑ Số con phối giống


3.4.4. Phương pháp sử lý số liệu

Các số liệu thu thập được xử lý trên Excel

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2023