Một Số Vấn Đề Về Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực

thú của người học để thiết kế nội dung giờ học linh hoạt và phong phú trên cơ sở đảm bảo mục tiêu chương trình môn học. Quá trình tổ chức giờ học trên sẽ giúp học sinh cảm thấy được hoạt động, chơi hoặc tham gia dưới bất kỳ hình thức hoạt động nào mà họ không cảm thấy khiên cưỡng, thông qua đó nhiệm vụ và mục tiêu môn học được thực hiện.

* Hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khoá của môn thể dục: Ngoại khóa môn thể dục rất phong phú và thường được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. Tổ chức cuộc thi, hội thi thể dục thể thao giữa các nhóm/đội chơi cùng môn thể thao nào đó như: bóng rổ, bóng đá, cầu lông,… hoặc là các trò chơi tập thể mang tính chất vận động.

* Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Bất kỳ hình thức và hoạt động giáo dục nào được tổ chức trong phạm vi nhà trường đều có ý nghĩa giáo dục học sinh hoặc về kiến thức khoa học/ xã hội; hoặc là sự trải nghiệm cá nhân học sinh về một dạng hoạt động nào đó, khó khăn đòi hỏi người học nỗ lực hoạt động để trưởng thành như các kỹ năng xã hội, tổ chức,… Trong quá trình đó, các hoạt động đều được thiết kế dựa trên mục tiêu giáo dục cần đạt, đặc điểm nhu cầu và hứng thú của các em. Quá trình này bao gồm trong đó cả các hoạt động rèn luyện và giáo dục thể chất cho các em như: tính kiên trì, một số phẩm chất vận động cơ bản như nhanh nhẹn, hoạt bát, phản xạ nhanh,… và như thế một số hình thức sau đây thường được tổ chức trong phạm vi nhà trường có tác dụng giáo dục thể chất cho học sinh THPT: Tổ chức hoạt động lao động; Hoạt động tập thể; Hoạt động văn hóa văn nghệ và thể dục thể thao,…

1.4. Một số vấn đề về quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh ở các trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực

1.4.1. Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh

Mục tiêu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho HS theo ĐHPTNL là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động quản lý đạt mục tiêu đã đề ra.

Mục tiêu quản lý hoạt động Quản lý hoạt động GDTC cho HS theo ĐHPTNL của các trường nói chung về cơ bản đều có điểm chung là để nhà trường quản lý thực hiện các chức năng quản lý. Qua đó để nắm bắt, đánh giá tình hình hoạt động GDTC

cho HS và các vấn đề liên quan đến hoạt động này để tìm ra các biện pháp tác động trở lại với hiệu quả hoạt động GDTC; từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động GDTC nhằm đạt tới mục tiêu, hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục toàn diện của nhà trường: giáo dục học sinh hòa hợp và thân thiện, vừa có tri thức vừa có sức khỏe, trở thành người lao động đáp ứng nhu cầu xây dựng công cuộc đổi mới cho quê hương. Nhìn ở một khía cạnh khác thì quản lý hoạt động GDTC theo ĐHPTNL còn giúp cho nhà trường triển khai có hiệu quả việc tổ chức các hoạt động giáo dục, nhằm giáo dục toàn diện học sinh.

1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh

1.4.2.1. Quản lý hoạt động giảng dạy môn thể dục

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Căn cứ trên kế hoạch giảng dạy của tổ chuyên môn, chương trình giáo dục thể chất thông qua môn thể dục, giáo viên dạy môn thể dục thiết kế kế hoạch dạy học môn môn học (giờ lý thuyết và thực hành), quá trình thiết kế kế hoạch dạy học có tính đến việc vận dụng phương pháp, phương tiện và dụng cụ dạy học. Quá trình dạy học đảm bảo việc thực hiện đạt kết quả môn học, mục tiêu giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực. Cụ thể: Học sinh được rèn luyện và phát triển các kỹ năng vận động, phát triển thể lực, tạo điều kiện cho học sinh đảm bảo tốt về điều kiện thể lực để thực hiện các nhiệm vụ học tập và rèn luyện.

Quản lý hoạt động giảng dạy môn thể dục trong nhà trường phổ thông được thể hiện thông qua: quản lý việc lập kế hoạch dạy học theo chương trình môn học, quản lý các hoạt động tổ chức thực hiện kế hoạch và nội dung chương trình trên cơ sở tính đến đặc điểm của người học và các điều kiện vật chất phục vụ việc tổ chức các hoạt động dạy học môn thể dục.

Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở các trường trung học phổ thông huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên - 5

Giáo dục thể chất về cơ bản là tạo mọi điều kiện đồng thời tổ chức các loại hình hoạt động đa dạng, phong phú để học sinh tham gia qua đó được rèn luyện thể lực. Tổ chức dạy môn thể dục bằng cách dạy học sinh chơi các môn thể thao là cách làm mới, thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất cần thiết, nên trước hết phải có nội dung thích hợp để phát triển được các tố chất thể lực và phối hợp vận động cho học sinh THPT. Đồng thời, giúp các em có trình độ nhất định để tiếp thu được các kỹ thuật động tác TDTT.

Thông qua tổ chức dạy hoặc cho học sinh tham gia chơi các môn thể thao trong trường học là: “Xúc tiến quá trình đào tạo năng lực đạt thành tích trong thể

chất và thể thao của học sinh, phát triển các tố chất thể lực, phát triển năng lực tâm lý, tạo ý thức tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, giáo dục được đức tính cơ bản và lòng nhân đạo cho học sinh”.

Giờ học thể dục có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt đối với việc quản lý và giáo dục con người trong xã hội. Việc học tập các bài tập thể dục, các kỹ thuật động tác là điều kiện cần thiết để con người phát triển cơ thể một cách hài hoà, bảo vệ và củng cố sức khoẻ, hình thành năng lực chung và chuyên môn cho học sinh.

1.4.2.2. Quản lý các hoạt động ngoại khoá

Ngoại khóa môn học là hoạt động giáo dục được tổ chức cho học sinh nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ dạy học, giáo dục học sinh. Qua hoạt động ngoại khóa và bằng hoạt động ngoại khóa học sinh không những được củng cố rèn luyện các kỹ năng vận động đã được học, đã được giới thiệu trong các giờ học thể dục chính thông trong nhà trường thì học sinh còn được rèn luyện các kỹ năng vận động khác như: phản xạ vận động linh hoạt, năng lực chơi các môn thể thao theo sở thích,…

Các hoạt động ngoại khóa môn thể dục hoặc ngoại khóa để giáo dục thể chất cho học sinh có thể là các hoạt động ngoại khóa giải quyết tích hợp nhiều nhiệm vụ giáo dục. Tổ chức các hoạt động như: lao động công ích, luyện tập thể thao theo hình thức câu lạc bộ thể dục thể thao,… cũng là cách thức để tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm mục đích rèn luyện thể lực cho học sinh đồng thời cũng định hướng học sinh vào một lĩnh vực hoặc thế mạnh nào đó về thể thao. Tổ chức các hoạt động: hình thức câu lạc bộ, tổ chức các giải thi đấu thể dục thể thao giữa các lớp, khối lớp trong toàn trường và ngoài trường được tổ chức hàng năm, các bài tập thể dục vệ sinh chống mệt mỏi hàng ngày, cũng như giờ tự luyện tập của học sinh, phong trào tự tập luyện rèn luyện thân thể,...

Tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất trong các trường học là toàn diện, là phương tiện để hợp lý hóa chế độ hoạt động, nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động, học tập của học sinh trong suốt thời kỳ học tập trong nhà trường, cũng như đảm bảo chuẩn bị thể lực chung và chuẩn bị thể lực chuyên môn phù hợp với những điều kiện của nghề nghiệp trong tương lai.

Có một cơ thể khỏe mạnh mới giúp các em đủ sức khoẻ để tiếp thu một cách tốt nhất các kiến thức và tăng sức sáng tạo. Hầu hết các trường THPT ở nước ta hiện

nay đều quan tâm phát triển song kiến thức và chú ý phát triển các kỹ năng vận động, phát triển điều kiện thể chất cho các em. Nếu sắp xếp không hợp lý các tiết học ngoại khóa, GDTC sẽ khiến các em cảm thấy mệt mỏi.

Tâm hồn của các em mẫn cảm và tươi mới thì hãy để chúng hồn nhiên và vô tự học hành, nô đùa. Chúng cần được phát triển bình thường, toàn diện, cần được bình đẳng và thậm chí, chúng còn phải được đề cao, trân trọng ở mức tối đa.

Với cách hiểu như trên, ngoại khóa bộ môn được xem là một hình thức tổ chức dạy học quan trọng, là một trong những con đường để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển.

1.4.2.3. Quản lý và nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ giáo viên TDTT

- Tăng cường việc xây dựng đội ngũ CBGV GDTC thông qua đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước với yêu cầu, nhiệm vụ phù hợp đối với GV GDTC theo định hướng phát triển năng lực.

- Tăng cường hiệu quả giáo dục thể chất trường học thông qua việc nâng cao chất lượng tuyển dụng đội ngũ giáo viên TDTT; thường xuyên và định kỳ đánh giá, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên hiện có theo chuẩn nghề nghiệp.

- Quan tâm đầu tư chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên GDTC thông qua việc tạo điều kiện khuyến khích GV GDTC tham gia các lớp tập huân chuyên môn do cấp trên tổ chức.

- Sử dụng hợp lý và phát huy hiệu quả nguồn nhân lực, trí lực của đội ngũ giáo viên TDTT trong các hoạt động giáo dục chung của nhà trường.

Có chính sách phù hợp với đối ngũ GV GDTC tạo điều kiện cho GV đầu tư chuyên môn nhiều hơn.

1.4.2.4. Quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá hiệu quả tổ chức các HĐ giáo dục thể chất cho học sinh

Qua việc quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh người quản lý sẽ có cơ sở để đánh giá quá trình và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ dạy của thầy và học của trò. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, là việc làm hết sức cần thiết của Hiệu trưởng nhằm tác động trực tiếp đến giáo viên thực hiện đầy đủ và chính xác quá trình kiểm tra, đánh giá, thúc đẩy quá trình nâng cao hiệu quả dạy học theo mục tiêu.

Là một khâu trong chu trình quản lý của người quản lý, công tác kiểm tra có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả công tác quản lý. Nó bảo đảm cho các kế hoạch đã đề ra được thực hiện một cách hiệu quả, nhà quản lý kiểm soát được tiến độ thực hiện các công việc, từ đó kịp thời chấn chỉnh những sai phạm trong quá trình thực hiện đồng thời điều chỉnh kế hoạch đề ra cho phù hợp với thực tiễn.

Kiểm tra hoạt động học tập của học sinh bao gồm kiểm tra việc thực hiện việc chuẩn bị trước khi lên lớp, thời gian học trên lớp và ngoài giờ lên lớp; Kiểm tra việc thực hiện nội dung học tập của học sinh xem có đúng với thời khóa biểu, đúng các quy định của nhà trường. Mục đính kiểm tra nhằm duy trì kỷ cương, nề nếp học tập, bảo đảm giờ nào việc ấy.

Mặt khác, công tác kiểm tra hoạt động học tập của học sinh còn giúp nhà quản lý nắm chắc được chất lượng học tập của học sinh từ đó điều chỉnh nhiệm vụ, nội dung học tập, thay đổi phương pháp, cách thức quản lý cho phù hợp, đồng thời khích lệ động viên học sinh học tập, phát hiện những phương pháp học tập mới, hiệu quả để nhân rộng ra các lớp, toàn trường.

1.4.2.5. Quản lý cơ sở vật chất - trang thiết bị phục vụ dạy hoạt động giáo dục thể chất

Cơ sở vật chất - trang thiết bị phục vụ dạy học của nhà trường là hệ thống các phương tiện vật chất - trang thiết bị được sử dụng để phục vụ cho việc dạy và học của nhà trường.

Quản lý cơ sở vật chất - trang thiết bị phục vụ dạy học là một quá trình cung cấp, bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học tuân thủ các nguyên tắc sư phạm và nguyên tắc kinh tế

Nội dung quản lý cơ sở vật chất - trang thiết bị phục vụ dạy và học trong nhà trường, bao gồm:

Quản lý nội dung chương trình, giáo án, kế hoạch giảng dạy bộ môn của BGH Quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học môn thể dục trên cơ sở kế

hoạch và nhiệm vụ năm học của BGH.

Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giáo dục thể chất, các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho HS trường THPT theo định hướng phát triển năng lực

1.5.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tổ chức hoạt động GDTC cho HS theo định hướng phát triển năng lực

Nhận thức của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường về tầm quan trọng của tổ chức các hoạt động GDTC cho HS theo định hướng PTNL. Nếu nhà quản lư nhận thức đúng và đầy đủ về công tác giáo dục sẽ có hành vi quản lý sâu sát và quan tâm đầy đủ tới sự chuẩn bị đầy đủ các yếu tố trong công tác GDTC như chương trình, giáo trình, sân bãi, phương tiện dạy học, quá trình dạy học của giáo viên và quá trình học tập của học sinh. Bản thân giáo viên là những người trực tiếp tham gia tổ chức các hoạt động GDTC nên vấn đề giáo viên có kiến thức về tổ chức GDTC, biết xác định được các năng lực thể chất ở HS cần đạt đến sẽ giúp họ xây dựng được kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp.

Cán bộ quản lý nhận thức được đầy đủ vai trò, mục đích, nội dung hoạt động giáo dục thể chất cần thiết để giúp học sinh đạt đến các năng lực thể chất cho học sinh hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông. Hiệu trưởng, Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, bí thư liên chí đoàn cần nhận thức được vai trò của loại hình hoạt động này trong nhà trường THPT. Từ nhận thức đúng đắn, có định hướng và chỉ đạo cụ thể trong phạm vi nhà trường, tổ bộ môn thực hiện xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất phù hợp cho HS.

Nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành và lãnh đạo địa phương đối với lợi ích, tác dụng và vai trò của GDTC trong giáo dục toàn diện cho học sinh chưa thực sự sâu sắc. Nếu hoạt động GDTC được cấp uỷ, chính quyền và lãnh đạo ngành giáo dục của địa phương coi trọng thì sẽ được đầu tư toàn diện cả nhân lực, vật lực, tài lực cho công tác GDTC, từ đó giúp cho hiệu quả quản lý công tác này tốt hơn; ngược lại sẽ làm cho công tác quản lý hoạt động GDTC gặp khó khăn, từ đó ảnh hưởng xấu tới hiệu quả quản lý. Với điều kiện như vậy, việc chưa có được các nhận thức đúng đắn về GDTC để tạo ra được động cơ, tinh thần tự giác tích cực trong hoạt động GDTC cũng là điều hiển nhiên. Đây cũng chính là rào cản, là nhân tố khách quan ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý hoạt động GDTC trong các nhà trường.

Công tác quản lý hoạt động GDTC đòi hỏi người quản lý phải có năng lực quản lý thuộc lĩnh vực chuyên trách phù hợp. Giáo dục thể chất là một nhiệm vụ trong nhà trường phổ thông nói chung, trường THPT nói riêng

1.5.2. Năng lực của giáo viên

Yếu tố năng lực của người thầy rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tính tích cực, sự hứng thú và kết quả nhận thức của học sinh. Người thầy ngoài việc cần có phẩm chất đạo đức, tác phong gương mẫu, chuẩn mực thì cần phải có năng lực trình độ tốt, đáp ứng cho việc dạy tốt môn GDTC trong trường THPT.

Trình độ, năng lực của người thầy thể hiện ở trình độ học vấn, năng lực thực hành, năng lực sư phạm và năng lực tổ chức điều hành hoạt động dạy học, hoạt động thi đấu các môn thể thao trong trường học.

Do khoa học kỹ thuật TDTT không ngừng phát triển, do phương pháp dạy học không ngừng cải tiến, người thầy cũng cần phải thường xuyên được tiếp tục đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp dạy học để đáp ứng yêu cầu không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động GDTC và chất lượng quản lý hoạt động GDTC trong nhà trường.

Tuy nhiên, tại các trường THPT vẫn thực hiện giảng dạy môn thể dục theo khung chương trình của Bộ GD&ĐT, hoặc dựa vào khung chương trình của Bộ GD&ĐT xây dựng chương trình tự chọn cho các nhà trường, tuy nhiên nội dung chương trình không phù hợp cho nên nội dung môn học còn bị bắt buộc, chưa hấp dẫn nên HS không hứng thú, say mê môn học Thể dục là điều khó tránh. Điều này phần nào lý giải thực trạng học “đối phó” của không ít HS, mỗi khi đến giờ Thể dục. Do vậy, hiện nay ở môn học Thể dục vẫn bị nhiều học sinh xem nhẹ và học theo kiểu,… cho có.

1.5.3. Chương trình môn Thể dục

Chương trình nội dung SGK quy định trình độ phát triển của học sinh sau một quá trình học. Khi nội dung chương trình phù hợp với mục tiêu học tập của cá nhân sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển các nhu cầu, hứng thú và các năng lực sở trường của HS. Điều quan trọng là chương trình, nội dung môn học phải vừa sức với học sinh theo từng lứa tuổi. Nội dung phải nằm trong khu vực phát triển gần của trí tuệ. Vừa sức được hiểu là mức độ khó khăn cao nhất mà HS có thể vượt qua được về mặt nhận thức.

1.5.4. Hoạt động giáo dục thể chất trong nhà trường THPT

Hoạt động giáo dục thể chất gồm hai hình thức cơ bản là giáo dục thể chất nội khóa và hoạt động TDTT ngoại khóa. Vì vậy, giáo dục thể chất trường THPT có những nội dung cơ bản sau:

- Thực hiện giờ học thể dục nội khóa theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tổ chức tập luyện và kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi mỗi năm một lần.

- Tổ chức tập luyện ngoại khóa theo câu lạc bộ thể thao tự chọn trong nhà trường.

- Ổn định hệ thống thi đấu thể thao của học sinh, sinh viên theo chu kỳ năm và nhiều năm.

1.5.5. Điều kiện cơ sở vật chất

Trong hoạt động GDTC, từ việc giảng dạy chính khoá trên lớp đến ngoại khoá cho học sinh, từ việc đổi mới phương pháp dạy học tới việc nghiên cứu khoa học của giáo viên. đều cần phải có đủ diện tích sân bãi và dụng cụ tập luyện đáp ứng cho học sinh tập luyện. Chính vì vậy, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật phục vụ cho hoạt động GDTC có ý nghĩa và tầm quan trọng hết sức to lớn, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động GDTC trong nhà trường. Ở các nước phát triển, người ta quy định diện tích, số lượng dụng cụ cho mỗi học sinh, trong khi đó ở nước ta, nhiều trường diện tích sân bãi tập luyện quá ít. và công tác quản lý quá trình dạy học của các giáo viên thể dục.

Nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động GDTC: Như chúng ta đã biết, muốn hoạt động GDTC ở các trường THPT đạt được chất lượng và hiệu quả cao thì cần phải có hệ thống cơ sở vật chất không những đầy đủ mà còn ngày càng được hoàn thiện theo hướng hiện đại hóa. Do đó vấn đề đầu tư kinh phí cho công tác này từ các nguồn kinh phí khác nhau là việc làm hết sức cần thiết.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022