2.3.2.3. Thực trạng mức độ thực hiện và kết quả thực hiện con đường giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn
Bảng 2.5. Thực trạng mức độ thực hiện con đường giáo dục GDCT-TT cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn
Mức độ thực hiện con đường giáo dục | Mức độ | ĐTB | ||||||||
Rất thường xuyên | Thường xuyên | Đôi khi | Không bao giờ | |||||||
SL | TL% | SL | TL% | SL | TL% | SL | TL% | |||
1 | Thông qua giảng dạy các môn học | 11 | 36.7 | 17 | 56.7 | 2 | 6.7 | 0 | 0.0 | 3.30 |
2 | Thông qua tổ chức các loại hình hoạt động và sinh hoạt tập thể | 8 | 26.7 | 12 | 40.0 | 10 | 33.3 | 0 | 0.0 | 2.93 |
3 | Thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tiễn | 2 | 6.7 | 10 | 33.3 | 18 | 60.0 | 0 | 0.0 | 2.47 |
ĐTB | 2.90 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mục Tiêu Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Chính Trị Tư Tưởng Cho Học Sinh Thpt
- Vài Nét Về Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội Và Đặc Điểm Giáo Dục Trung Học Phổ Thông Thành Phố Bắc Kạn
- Thực Trạng Nhận Thức Của Cbql, Gv Về Ý Nghĩa Và Mục Tiêu Của Hoạt Động Giáo Dục Chính Trị Tư Tưởng Cho Học Sinh Thpt
- Thực Trạng Kiểm Tra Hoạt Động Giáo Dục Chính Trị Tư Tưởng Cho Học Sinh Thpt Thành Phố Bắc Kạn
- Đảm Bảo Sự Lãnh Đạo Của Đảng Trong Quản Lý Giáo Dục Chính Trị- Tư Tưởng Cho Học Sinh Thpt
- Biện Pháp Quản Lý Của Ban Giám Hiệu Trường Thpt Đối Với Các Hoạt Động Giáo Dục Chính Trị - Tư Tưởng Cho Học Sinh
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
Để khảo sát thực trạng sử dụng thực hiện con đường giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn, chúng tôi thu được bảng 2.6 sau:
Bảng 2.6. Thực trạng sử dụng con đường GDCT-TT cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn
Nội dung | Kết quả thực hiện | ĐTB | ||||||||
Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | |||||||
SL | TL% | SL | TL% | SL | TL% | SL | TL% | |||
1 | Thông qua giảng dạy các môn học | 13 | 43.3 | 16 | 53.3 | 1 | 3.3 | 0 | 0.0 | 3.40 |
2 | Thông qua tổ chức các loại hình hoạt động và sinh hoạt tập thể | 10 | 33.3 | 18 | 60.0 | 2 | 6.7 | 0 | 0.0 | 3.27 |
3 | Thông qua tổ chức hoạt động | 12 | 40.0 | 18 | 60.0 | 0 | 0.0 | 0 | 0.0 | 3.40 |
trải nghiệm thực tiễn | ||||||||||
ĐTB | 3.36 |
So sánh mức độ thực hiện và thực trạng sử dụng con đường giáo dục
4.00
3.50
3.00
2.50
2.00
1.50
1.00
0.50 Mức độ
0.00
3.40 3.27 3.40
3.30 2.93 2.47
Thông qua giảng Thông qua tổ chức Thông qua tổ chức
3.36
2.90
ĐTB
Chất lượng
dạy các môn học các loại hình hoạt hoạt động trải
động và sinh hoạt nghiệm thực tiễn tập thể
1 2 3
4
Biểu đồ 2.1. So sánh mức độ thực hiện và thực trạng sử dụng con đường GDCT-TT cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn
Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.4, 2.5 và biểu đồ 2.1 cho thấy, mức độ thực hiện các con đường GDCT-TT là Rất thường xuyên (ĐTB: 3,36) nhưng chất lượng thực hiện ở mức Khá (ĐTB: 2,9). Tuy nhiên, mức độ đánh giá từng con đường giáo dục lại không đồng đều.
GDCT-TT thông qua con đường dạy học được đánh giá ở mức rất thường xuyên (3,4) và Tốt (3,3). Trên thực tế, đây là một trong những con đường chính và quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục này. GDCT-TT được thực hiện thường xuyên thông qua môn học có ưu thế là Giáo dục công dân. Nội dung môn học này có đề cập tới những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin, GDCT-TT,
... GDCT-TT còn được thực hiện thường xuyên bằng việc tích hợp vào các môn học như Lịch sử, Địa lý, Ngữ Văn.
GDCT-TT thông qua tổ chức các loại hình hoạt động và sinh hoạt tập thể; Thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tiễn được thực hiện thường xuyên (ĐTB: 3,27- 3,40) nhưng chất lượng ở mức Khá (ĐTB: 2,93 - 2,47). Trên thực tế nhiệm vụ giáo dục này được quan tâm và thực hiện nhiều qua các hoạt động sinh hoạt tập thể ở phạm vi lớp học và phạm vi toàn trường, học sinh được tham quan di tích lịch sử, giao lưu với các nhân vật lịch sử, ... Nhưng nhiều khi mang tính hình thức, phong trào, chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
2.3.2.4. Thực trạng đánh giá kết quả giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn
Bảng 2.7. Thực trạng đánh giá kết quả GDCT-TT cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn
Đánh giá | Mức độ | ĐTB | ||||||||
Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | |||||||
SL | TL% | SL | TL% | SL | TL% | SL | TL% | |||
1 | Đánh giá kết quả giáo dục chính trị, tư tưởng thông qua kết quả học tập có liên hệ thực tiễn của các môn học tích hợp | 8 | 26.7 | 15 | 50.0 | 7 | 23.3 | 0 | 0.0 | 3.03 |
2 | Đánh giá kết quả hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp. | 2 | 6.7 | 7 | 23.3 | 16 | 53.3 | 5 | 16.7 | 2.20 |
3 | Đánh giá các phong trào thi đua, các cuộc thi tìm hiểu của học sinh. | 12 | 40.0 | 10 | 33.3 | 8 | 26.7 | 0.0 | 3.13 | |
ĐTB | 2.79 |
Kết quả khảo sát cho thấy, hoạt động đánh giá kết quả GDCT-TT cho học sinh đạt mức Khá (ĐTB: 2,79). Hoạt động đánh giá chưa được quan tâm đúng mức thể hiện ở các tiêu chí đánh giá chưa rõ ràng, kết quả đánh giá chưa được xử lý. Đánh giá trong các phong trào thi đua được quan tâm hơn nhưng nhiều lúc
chỉ mang tính chất xếp hạng và trao giải, chưa được sử dụng để cải tiến choạt động giáo dục.
2.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn
Theo tiếp cận chức năng quản lý, chúng tôi khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT thành phố Bắc Kan bao gồm: thực trạng lập kế hoạch, thực trạng tổ chức, thực trạng chỉ đạo và thực trạng kiểm tra. Nội dung khảo sát thể hiện ở câu hỏi số 7, số 8, số 9 và số 10 phụ lục 1. Xử lý kết quả khảo sát bằng thống kê cho các kết quả như sau:
2.3.3.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn
Bảng 2.8. Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn
Lập kế hoạch | Mức độ | ĐTB | ||||||||
Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | |||||||
SL | TL% | SL | TL% | SL | TL% | SL | TL% | |||
1 | Nghiên cứu các văn bản nghị quyết về công tác GDCT-TT cho học sinh. | 16 | 53.3 | 14 | 46.7 | 0 | 0.0 | 0 | 0.0 | 3.53 |
2 | Đánh giá thực trạng công tác GDCT-TT hiện nay | 10 | 33.3 | 19 | 63.3 | 1 | 3.3 | 0 | 0.0 | 3.30 |
3 | Xác định mục tiêu GDCT-TT | 10 | 33.3 | 18 | 60.0 | 2 | 6.7 | 0 | 0.0 | 3.27 |
4 | Xác định các nội dung GDCT-TT cho học sinh trong nhà trường | 10 | 33.3 | 18 | 60.0 | 2 | 6.7 | 0 | 0.0 | 3.27 |
5 | Lập kế hoạch thực hiện các nội dung GDCT-TT | 9 | 30.0 | 20 | 66.7 | 1 | 3.3 | 0 | 0.0 | 3.27 |
6 | Xác định các biện pháp để thực hiện kế hoạch GDCT-TT | 11 | 36.7 | 17 | 56.7 | 2 | 6.7 | 0 | 0.0 | 3.30 |
7 | Lập kế hoạch về thời gian, tài chính, | 8 | 26.7 | 20 | 66.7 | 2 | 6.7 | 0 | 0.0 | 3.20 |
cơ sở vật chất cho việc GDCT-TT | ||||||||||
ĐTB | 3.30 |
Công tác lập kế hoạch GDCT-TT cho học sinh được CBQL, GV đánh giá thực hiện ở mức độ cận dưới của Tốt, thể hiện ĐTB = 3,30 và điểm trung bình của các iteam lập kế hoạch dao động từ 3,20 đến 3,53.
Hiệu trưởng các trường THPT thành phố Bắc Kạn đã thực hiện nhiều công việc để lập kế hoạch GDCT-TT cho học sinh, mức độ đánh giá của từng iteam không đồng đều nhau.
Nội dung được đánh giá cao nhất là “Nghiên cứu các văn bản nghị quyết về công tác GDCT-TT cho học sinh” ĐTB: . Đây được coi là bước đầu tiên để tiến hành lập kế hoạch, bởi vì việc xây dựng kế hoạch của nhà quản lý phải dựa trên những định hướng của các cấp quản lý trên thể hiện ở các văn bản, nghị quyết mang tính chất chỉ đạo hoạt động quản lý của nhà trường.
Nội dung được đánh giá cao thứ hai là “Đánh giá thực trạng công tác GDCT-TT hiện nay”. Đây là một nội dung công việc quan trọng của nhà quản lý trong việc lập kế hoạch, bởi kế hoạch có tính khả thi hay không, mục tiêu đề ra có hợp lý hay không, các biện pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào kết quả đánh giá tình hình thực tiễn công tác GDCT-TT hiện nay, mạnh ở điểm nào? yếu ở đâu? thuận lợi, khó khăn là gì?
Lập kế hoạch tài chính cơ sở vật chất được đánh giá thấp nhất với ĐTB 3,20. Một thực tế là trong nhà trường THPT hoạt động chuyên môn là hoạt động chính chiếm nhiều thời gian được chú ý nhiều hơn còn hoạt động GDCT- TT thường được tiến hành theo từng đợt theo phong trào vì vậy thời gian tài chính nhiều khi không được rõ ràng bằng hoạt động chuyên môn.
2.3.3.2. Thực trạng tổ chức bộ máy giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn
Bảng 2.9. Thực trạng tổ chức quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn
Tổ chức | Mức độ | ĐTB | ||||||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | |||||||
SL | TL% | SL | TL% | SL | TL% | SL | TL% | |||
1 | Xác định các lực lượng tham gia quản lý GDCT-TT cho học sinh trong nhà trường | 12 | 40.0 | 16 | 53.3 | 2 | 6.7 | 0 | 0.0 | 3.33 |
2 | Xây dựng nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức tham gia GDCT-TT | 10 | 33.3 | 17 | 56.7 | 3 | 10.0 | 0 | 0.0 | 3.23 |
3 | Xây dựng cơ chế làm việc, tổ chức phối hợp điều hành hoạt động GDCT-TT | 9 | 30.0 | 17 | 56.7 | 4 | 13.3 | 0 | 0.0 | 3.17 |
4 | Tổ chức tập huấn cho giáo viên cùng các lực lượng tham gia GDCT-TT cho HS | 9 | 30.0 | 16 | 53.3 | 5 | 16.7 | 0 | 0.0 | 3.13 |
ĐTB | 3.22 |
Kết quả đánh giá chung về thực trạng tổ chức quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn ở mức Khá với ĐTB: 3,22, phổ ĐTB khá tập trung từ 3,13 đến 3,33.
Nội dung được đánh giá cao nhất là “Xác định các lực lượng tham gia quản lý GDCT-TT cho học sinh trong nhà trường ” ĐTB: 3,33. Thứ hai là “Xây
dựng nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức tham gia GDCT-TT” ĐTB: 3,23. Thứ ba là “Xây dựng cơ chế làm việc, tổ chức phối hợp điều hành hoạt động GDCT-TT” ĐTB: 3,17.
Qua trò chuyện, phỏng vấn CBQL, GV tham gia GDCT-TT cho học sinh THPT chúng tôi được biết: Việc xác định các bộ phận tham gia quản lý GDCT-TT cho học sinh là quan trọng nhất để giao việc và cũng thể hiện rõ nhất trong nhà trường. Mặt khác vai trò, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận cũng được xác định trong các văn bản pháp quy về GDCT-TT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành như xác định vị trí việc làm trong nhà trường phổ thông.
Việc “Tổ chức tập huấn cho giáo viên cùng các lực lượng tham gia GDCT-TT cho học sinh” được đánh giá ở mức thấp nhất ĐTB: 3,13. Trên thực tế, hoạt động tập huấn và bồi dưỡng giáo viên THPT được tiến hành thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức phong phú nhưng tập trung nhiều vào bồi dưỡng năng lực chuyên môn đáp ứng xu hướng đổi mới giáo dục phổ thông sắp tới.
2.3.3.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn
Bảng 2.10. Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh THPT thành phố Bắc Kạn
Chỉ đạo | Mức độ | ĐTB | ||||||||
Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | |||||||
SL | TL% | SL | TL% | SL | TL% | SL | TL% | |||
1 | Ra các quyết định GDCT-TT cho học sinh bằng văn bản, cụ thể hóa các văn bản pháp quy của cấp trên về GDCT- TT trong nhà trường. | 12 | 40.0 | 16 | 53.3 | 2 | 6.7 | 0 | 0.0 | 3.33 |
2 | Chỉ đạo việc tổ chức hoạt động GDCT-TT | 11 | 36.7 | 17 | 56.7 | 2 | 6.7 | 0 | 0.0 | 3.30 |
3 | Đôn đốc, động viên, kích thích hoạt động GDCT- TT | 10 | 33.3 | 18 | 60.0 | 2 | 6.7 | 0 | 0.0 | 3.27 |
4 | Chỉ đạo theo sát các hoạt động của các bộ phận, các thành viên, các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia GDCT- TT. | 10 | 33.3 | 19 | 63.3 | 1 | 3.3 | 0 | 0.0 | 3.30 |
5 | Chỉ đạo tổng kết đánh giá công tác GDCT-TT | 9 | 30.0 | 19 | 63.3 | 2 | 6.7 | 0 | 0.0 | 3.23 |
ĐTB | 3.29 |
Công tác chỉ đạo GDCT-TT cho học sinh được CBQL, GV đánh giá ở mức cận dưới của Tốt, thể hiện ĐTB = 3,29 và điểm trung bình của các iteam có mức độ tập trung cao dao động từ 3,23 đến 3,33. Điều này chứng tỏ việc chỉ