Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


NGÔ VĂN GIANG


BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM


Chuyên ngành: Kinh tế chính trị

Mã số: 60 31 01

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - 1


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. Phí Mạnh Hồng


Hà Nội -2007


MỤC LỤC


Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUYỀN SHTT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP

QUỐC TẾ 8

1.1. Sự cần thiết của việc bảo hộ quyền SHTT 8

1.1.1. Khái niệm quyền SHTT 8

1.1.2. Nhu cầu khách quan của việc bảo hộ quyền SHTT 12

1.1.3. Đặc tính kinh tế của quyền SHTT 14

1.2. Quyền SHTT trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế 15

1.2.1. Ảnh hưởng của quyền SHTT đến hoạt động thương mại 15

1.2.2. Ảnh hưởng của quyền SHTT đến đầu tư trực tiếp nước ngoài và

chuyển giao công nghệ 16

1.2.3. Quyền SHTT và phát triển kinh tế 18

1.2.4. Quyền SHTT và thu nhập 19

1.2.5. Quyền SHTT và phát triển văn hoá 20

1.2.6. Quyền SHTT và toàn cầu hoá 21

1.3. Bảo hộ quyền SHTT theo các công ước quốc tế và Hiệp định TRIPs 22

1.3.1. Bảo hộ quyền SHTT theo các công ước quốc tế 22

1.3.2. Bảo hộ quyền SHTT theo Hiệp định TRIPs 24

1.3.2.1. Bối cảnh ra đời của Hiệp định TRIPs 24

1.3.2.2. Nội dung cơ bản của Hiệp định TRIPs 26

1.3. Những cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển

liên quan đến bảo hộ quyền SHTT trong quá trình hội nhập kinh tế 31

quốc tế

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN SHTT Ở VIỆT NAM 38

2.1. Chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về

bảo hộ quyền SHTT 38

2.1.1. Chính sách, pháp luật liên quan đến tiêu chuẩn bảo hộ và trình

tự, thủ tục xác lập quyền SHTT 39

2.1.2. Chính sách, pháp luật liên quan đến thực thi quyền SHTT 43

2.2. Tình hình thực thi bảo hộ quyền SHTT 46

2.2.1. Đăng ký xác lập quyền SHTT 46

2.2.1.1. Đối với quyền sở hữu công nghiệp 46

2.2.1.2. Đối với quyền tác giả 52

2.2.2. Tình xâm phạm quyền SHTT 53

2.2.3. Tình hình xử lý xâm phạm quyền SHTT 59

2.3. Đánh giá khái quát về thực hiện bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam 62

2.3.1. Những bất cập 62

2.3.1.1. Về nội dung chính sách, quy định pháp luật 62

2.3.1.2. Về hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật 65

2.3.2. Những vấn đề đặt ra 73

CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP VỀ BẢO HỘ QUYỀN

SHTT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 78

3.1. Quan điểm 78

3.1.1. Bảo hộ quyền SHTT cần được thắt chặt theo hướng đáp ứng các 78

tiêu chuẩn quốc tế, cụ thể là Hiệp định TRIPs

3.1.2. Đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính sách, pháp 79

luật về bảo hộ quyền SHTT

3.1.3. Thắt chặt bảo hộ quyền SHTT đi đôi với việc thực hiện các chính sách, biện pháp nhằm tạo dễ dàng cho việc tận dụng có hiệu

quả những cơ hội và lợi ích được tạo ra từ bảo hộ quyền SHTT 80

3.1.4. Gắn vấn đề bảo hộ quyền SHTT với việc bảo vệ lợi ích quốc gia,

phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 82

3.2. Các giải pháp 83

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo hộ quyền

SHTT theo hướng tuân thủ các quy định của Hiệp định TRIPs 83

3.2.2. Tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về bảo hộ

quyền SHTT 85

3.2.2.1. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo hộ quyền SHTT 86

3.2.2.2. Đổi mới và nâng cao năng lực của các cơ quan đảm bảo thực thi

bảo hộ quyền SHTT 89

3.2.2.3. Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quyền SHTT 91

3.2.3. Khai thác các quy định mềm dẻo và ngoại lệ của Hiệp định

TRIPs phục vụ các mục tiêu phát triển 92

KẾT LUẬN 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

MỤC LỤC CÁC HỘP‌


Trang

Hộp 1.1. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp 10

Hộp 1.2. Một số công ước tiêu biểu về SHTT 22

Hộp 2.1. Tình hình sử dụng bất hợp pháp phần mềm máy tính 55

Hộp 2.2. Yếu kém của hệ thống các quy định pháp luật về SHTT 69

Hộp 2.3. Sự thiếu hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan thực

thi pháp luật về bảo hộ quyền SHTT 70


MỤC LỤC CÁC BẢNG


Trang

Bảng 2.1. Đăng ký sáng chế giai đoạn 1995-2005 47

Bảng 2.2. Đăng ký giải pháp hữu ích giai đoạn 1995-2005 48

Bảng 2.3. Đăng ký kiểu dáng công nghiệp giai đoạn 1995-2005 50

Bảng 2.4. Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá giai đoạn 1995-2005 51

Bảng 2.5. Số giấy chứng nhận bản quyền được cấp trong một số năm 53

Bảng 2.6. Tỷ lệ sử dụng phần mềm bất hợp pháp tại một số nước

châu Á- Thái Bình Dương năm 2003-2004 55

Bảng 2.7. Khiếu nại về việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp 59

Bảng 2.8. Đăng ký xác lập quyền SHTT giai đoạn 1995-2005 66

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Tên viết tắt Tên đầy đủ

SHTT Sở hữu trí tuệ

TRIPs Hiệp định về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

WIPO Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới

NT Đối xử quốc gia

MFN Đối xử tối huệ quốc

PATENT Bằng sáng chế

DSB Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (thuộc Tổ chức Thương mại Thế giới)


LỜI MỞ ĐẦU


1. Sự cần thiết nghiên cứu của Đề tài

Có thể nói lịch sử phát triển của nhân loại là lịch sử phát triển của tri thức; nền văn minh ngày nay là thành quả của quá trình tích luỹ và kế thừa tri thức qua các thời đại. Ngày nay, các quốc gia trên thế giới càng ngày càng ý thức được giá trị và tầm quan trọng của các sản phẩm do trí tuệ con người tạo ra, vì vậy đã không ngừng nỗ lực khuyến khích các hoạt động sáng tạo và bảo vệ thành quả của nó bằng nhiều biện pháp. Bảo hộ quyền SHTT có hiệu quả không chỉ bảo vệ lợi ích chính đáng của chủ sở hữu nhằm thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu sáng tạo, sản xuất, kinh doanh, mà còn góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho toàn xã hội. Đối với mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế, bảo hộ quyền SHTT không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển nội tại, mà còn phải tuân thủ các chuẩn mực nêu trong các điều ước quốc tế về SHTT mà quốc gia ấy tham gia.

Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và hướng tới kinh tế tri thức. Vấn đề bảo hộ quyền SHTT được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và toàn xã hội ngày càng quan tâm. Bảo hộ quyền SHTT được coi là một nội dung quan trọng của chính sách đổi mới, mở cửa, phát triển kinh tế tri thức và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Xem xét bối cảnh của Việt Nam hiện nay, có thể nhận thấy nổi lên một số vấn đề đáng chú ý sau đây:

- Thứ nhất, qua 20 năm đổi mới, hệ thống bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam đã được hình thành và từng bước hoàn thiện. Trên thực tế, tuy bảo hộ quyền SHTT đã được thắt chặt hơn, song vẫn còn rất lỏng lẻo. Việt Nam hiện bị coi là một trong những quốc gia có mức độ xâm phạm quyền SHTT cao trên thế giới.

- Thứ hai, Việt Nam đang phát triển mạnh nền kinh tế thị trường và ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, điển hình là việc gia nhập WTO vào tháng 11/2006. Trong khuôn khổ WTO, hệ thống bảo hộ quyền SHTT của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2023