Giá trị và vị trí tập thơ Việt Bắc trong hành trình thơ Tố Hữu - 9


Lời thơ chưa đạt đến cái giản dị hàm xúc. Giọng thơ chưa có được cái thắm thiết, đậm đà rất tiêu biểu đối với Tố Hữu về sau này. Nhưng bài thơ vẫn có một ý nghĩa lớn: đúng lúc và cần thiết hơn lúc nào hết. Phải đề cao nhiệt tình cách mạng, tinh thần đoàn kết dân tộc, tinh thần hy sinh, quyết chiến, quyết thắng của quần chúng, xây dựng lòng tin tưởng tuyệt đối của nhân dân đối với lãnh tụ trong buổi đầu cách mạng. Tố Hữu đã làm được điều ấy. Và khi miêu tả Bác như một vị "anh hùng dân tộc", "bạn muôn đời của thế giới đau thương", mà lại là "người Cha anh dũng", "người Lính già", là "tên quân cảm tử", cái nhìn của nhà thơ đã kết hợp được khá nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và dân tộc, thấm nhuần tính chất dân chủ đến mức hồn nhiên.

* Hồ Chí Minh- 1951

Sáu năm sau, Tố Hữu viết bài thơ Sáng tháng Năm. Đây là một bài thơ trữ tình hoàn chỉnh ca ngợi Bác, thể hiện một chuyển biến quan trọng trong quan niệm, trong nghệ thuật viết về Bác. Lúc này Tố Hữu đã là tác giả những bài thơ nổi tiếng như Cá nước, Phá đường, Bà mẹ Việt Bắc, Lên Tây bắc, Lượm, Voi và những bài thơ dịch cũng nổi tiếng không kém như Đợi anh về, Bài ca của người du kích, A- liêu - sa nhớ chăng?, Nếu thầy mẹ chết... Nhà thơ đã có nhiều kinh nghiệm xây dựng tính cách, biểu hiện đặc điểm dân tộc trong thơ. Có thể nói, đến đây, tâm hồn trữ tình của Tố Hữu đã tìm ra được cách nói độc đáo để miêu tả khuynh hướng sử thi của hiện thực cách mạng rộng lớn.

Mở đầu Sáng tháng Năm, Tố Hữu giới thiệu rất tự nhiên cảnh sắc, đất trời và tâm trạng tác giả một lần gặp Bác. Lòng người xao xuyến, mong đợi, mà thanh thản, sáng trong. Không, nhà thơ sẽ không đứng từ xa, không dựa chủ yếu vào tưởng tượng, vào yêu cầu tất yếu của cách mạng và từ góc độ chính trị để dựng lên hình ảnh lãnh tụ. Nhà thơ đến thăm Bác Hồ, ngắm nhìn Bác và lắng nghe Bác nói, miêu tả Bác trong sinh hoạt bình thường, ước mơ, suy tưởng gắn liền với


những cảm giác, cảm xúc cụ thể. Chính vì rất thật, rất sống, cho nên hình ảnh Bác trong Sáng tháng Năm mới mẻ, đa dạng, vừa có chiều sâu lại vừa bay bổng:

Bàn tay con nắm tay cha Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng

Bác ngồi đó, lớn mênh mông

Trời xanh, biển rộng, ruộng đồng, nước non...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

( Sáng tháng Năm, 1951)

Hình ảnh Bác hoà vào đất nước, lớn lao, nhưng đồng thời cũng rất gần gũi, thân mật, ấm áp. Sức cảm hoá kỳ lạ của Bác chính là đức tính giản dị, tấm lòng hiền từ, nhân hậu, phong độ, thanh thản, ung dung. Bác là một lãnh tụ hiền minh. Người là" Hồ Chí Minh vĩ đại", là "mặt trời cách mạng", nhưng cũng "là Cha, là Bác, là Anh". Ở Bác, nhà thơ đặc biệt nhấn mạnh đức tính giản dị, như tất cả những người dân lao động khác. Bên cạnh những nét hùng tráng cao cả của Hồ Chủ tịch, là những nét thật giản dị như Tố Hữu đã từng nói: "Tất cả đều là những tình cảm rất chân thật từ đáy lòng. Trong đời làm thơ của tôi, đây là lần đầu tiên tôi viết được một bài thơ về Bác như vậy. Sự giản dị, hồn nhiên của Bác trong phong cách, từ quần áo, giọng nói, cử chỉ, không một chút gì cao siêu, mà rất gần gũi, bình thường...". Với Sáng tháng Năm Tố Hữu đã viết nên những vần thơ đầy tự hào và kính yêu Bác vô hạn, từ cử chỉ và dáng hình cụ thể:

Giá trị và vị trí tập thơ Việt Bắc trong hành trình thơ Tố Hữu - 9

Bác kêu con đến bên bàn Bác ngồi Bác viết nhà sàn đơn sơ

Con bồ câu trắng ngây thơ

Nó đi tìm thóc quanh bồ công văn.

Đến những khái quát:

Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị Màu quê hương bền bỉ đậm đà

( Sáng tháng Năm, 1951)


Hồ Chí Minh hiện ra thật đơn giản, gần gũi, thật nhân hậu. Trong thơ Việt Nam cho đến lúc này và có lẽ cho đến hôm nay những phát hiện như thế ở Tố Hữu, vẫn giữ nguyên sức khám phá mới mẻ:

Ôi người Cha đôi mắt mẹ hiền sao

Giọng của Người không phải sấm trên cao Thấm từng tiếng, ấm vào lòng mong ước

...

Người là Cha, là Bác, là Anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ.

( Sáng tháng Năm, 1951)

Phong thái ung dung, thanh thản:

Bác Hố đó, ung dung châm lửa hút

Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời.

( Sáng tháng Năm, 1951)

Và cái cảm giác choáng ngợp khi đứng bên Bác, cũng không phải là khó hiểu, bởi người ta vẫn có thể cảm thấy gần gũi mà vẫn không thôi kinh ngạc, sửng sốt. Nhưng quan trọng là ngay sau đó nhà thơ đã nói được sự thật này:

Ta lớn cao lên, bay bổng diệu kỳ Trên đường dài, hai cánh đỡ ta đi

...

Ta bên Người, Người toả sáng trong ta Ta bỗng lớn ở bên Người một chút.

( Sáng tháng Năm, 1951)

Bên Bác có giây phút ta bàng hoàng, nhưng không hề thấy mình nhỏ bé. Bác truyền sức cho ta, sưởi ấm trong ta, ta không chỉ là ta, lại lớn lên, bay bổng. Tài đức của Bác đã giải phóng con người, đúng hơn là giúp con người tự giải


phóng, tự nhân sức mình lên. Người kết tinh những ước vọng lớn lao, sâu kín của quần chúng, định hình cho những ước vọng ấy:

Hồn biển lớn đón muôn người thủ thỉ Lắng từng câu, từng ý chưa thành.

( Sáng tháng Năm, 1951)

Nhà thơ phát hiện và đề cao khả năng kết hợp nhân tâm, thấu hiểu tình người ở lãnh tụ. Vì tấm lòng yêu thương, chăm chút, bao dung ấy sẽ cảm hoá sâu sắc từng người, khiến cho mỗi con người trong đội quân cách mạng được người dìu dắt đã làm nên lịch sử vẻ vang cho dân tộc.

Sáng tháng Năm là một cái mốc lớn trên quá trình" xây dựng" hình tượng Bác trong thơ Tố Hữu. Nhà thơ đã đến được cách gọi đúng nhất về lãnh tụ: rất tôn kính, rất gần gũi, rất Việt Nam. Thơ ca viết về Bác trước đây và sau này, ở trong nước và nước ngoài đã nhiều, và không ít bài hay, nhưng quả chưa có bài nào có sức vang động sâu xa như Sáng tháng Năm của Tố Hữu.

* Hồ Chí Minh- 1954

Viết về Tổ quốc và Cách mạng, Tố Hữu luôn nghĩ đến Bác. Trong những bài: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Ta đi tới, Việt Bắc chúng ta luôn bắt gặp những đoạn, những câu ca ngợi công đức trời biển, chiêm ngưỡng trí tuệ tuyệt vời và tâm hồn rộng lớn của Bác. Cùng với chiến thắng Điện Biên, "nước non", "ruộng đồng", "trời xanh", "biển rộng" bỗng dõng dạc cất cao lên thành tiếng. Và lần đầu tiên trong thơ Tố Hữu niềm vui vinh quang đã được khoác vào Tổ quốc, và lãnh tụ:

Vinh quang Tổ quốc chúng ta Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà !

Vinh quang Hồ Chí Minh, Cha của chúng ta ngàn năm sống mãi Quyết chiến, quyết thắng, cờ đỏ sao vàng vĩ đại !

( Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, 1954)


Lời thơ đang sảng khoái, đanh thép ở đoạn miêu tả chiến công của các chiến sĩ Điện Biên và sự thất bại nhục nhã của kẻ thù, bỗng chuyển sang thiết tha, quấn quýt khi nói về Bác:

Tiếng reo núi vọng sông rền

Đêm nay chắc cũng về bên Bác Hồ Bác đang cúi xuống bản đồ

Chắc là nghe tiếng quân hò quân reo... Từ khi vượt núi qua đèo

Ta đi, Bác vẫn nhìn theo từng ngày Tin về mừng thọ đêm nay

Chắc vui lòng Bác, giờ này đợi trông

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, 1954)

Tám câu thơ làm thành hai đoạn cân đối, bổ sung cho nhau, nêu bật lên quan hệ mật thiết giữa lãnh tụ và quần chúng. Mỗi đoạn gồm hai cặp câu trong đó ý nghĩa, hình ảnh, âm thanh cùng đi về, đối đáp như tình nghĩa, như thuỷ chung. Vẫn là hình ảnh lãnh tụ hiền minh đêm ngày lo toan việc nước, suy nghĩ về chúng ta, nhưng sự chăm sóc bây giờ như càng cụ thể, tỉ mỉ thêm: "Ta đi Bác vẫn nhìn theo từng ngày". Câu thơ mang âm hưởng thời gian, mang tình nghĩa của cuộc kháng chiến kéo dài nhiều năm, có khởi đầu từ niềm tin trước lúc chiến thắng:

Bác bảo đi là đi

Bác bảo thắng là thắng.

( Sáng tháng Năm, 1951)

Đến Ta đi tới, lịch sử đã sang trang mới.Giọng thơ gấp rút, sôi nổi đã chuyển sang trầm hùng, chững chạc, tuôn chảy. Lần đầu tiên sau chín năm kháng chiến và cũng là lần đầu tiên trong đời thơ của mình, Tố Hữu ngoái nhìn lại cả con đường cách mạng mà dân tộc đã đi qua. Tất cả bây giờ đã là của ta. Đất nước lại đẹp tuyệt trần, hình ảnh Bác thật lộng lẫy lạ thường:


Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ !


(Ta đi tới, 1954)

Khung cảnh đơn sơ, ríu rít, tươi sáng và đầm ấm biết bao! Đọc câu thơ ta có thể hình dung cả màu trời, sắc nắng, cả không khí phơi phới ngày ta về lại thủ đô. Hình ảnh mái tóc bạc của Bác còn xuất hiện nhiều lần trong thơ Tố Hữu, nhưng có lẽ chỉ trong Ta đi tới (Cờ đỏ bay quanh tóc bạc bác Hồ)Mười năm (Phơ phơ tóc bạc trên đài nắng lên) ngòi bút của Tố Hữu đã để lại ở người đọc ấn tượng mạnh mẽ hơn cả. Ở đây ta thấy rõ năng lực tạo hình của nhà thơ cùng với trí tuệ sáng suốt và tình cảm thấm thía.

Chân dung Bác trong bài Việt Bắc là sự kết hợp tuyệt đẹp giữa hình, tình và nhạc:

Mình về nhớ Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người Nhớ Ông cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải đẹp tươi là thường !

Nhớ Người những sáng tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo Người đi, rừng núi trông theo bóng Người...

(Việt Bắc, 1954)

Tố Hữu đã dựng nên một bức tranh đầy chất thơ, chất nhạc, rất trữ tình và giàu sức gợi tả. Hình ảnh, phong độ của Bác rất mực giản dị, ung dung, thanh thoát.

Hình ảnh Bác được Tố Hữu viết lên ở những thời kỳ khác nhau, do đó hình ảnh Bác cũng biến đổi theo nhiệm vụ cách mạng từng giai đoạn, theo sự nhận thức của nhà thơ về những vấn đề lớn do thời sự đặt ra. Nhưng dù ở bất kỳ giai đoạn nào thì trong thơ Tố Hữu hình ảnh Bác luôn hiện lên như sự kết hợp giữa cái vĩ đại và cái bình thường làm cho hình tượng Bác vừa đồ sộ và chói lọi, vừa


thân thuộc và bình dị lạ thường. Qua thơ Tố Hữu ta không chỉ thấy Bác, và tâm hồn nhà thơ, mà thấy cả vóc dáng và bước đi của dân tộc.

Sau Việt Bắc, qua Gió lộng, đến Ra trận, Tố Hữu còn nhiều bài, nhiều câu về Bác. Cũng vẫn Tố Hữu đứng ở hàng đầu nền thơ hiện đại Việt Nam khắc hoạ chân dung Bác, ghi nhận“ muôn vàn tình thương yêu” Bác dành cho dân, cho nước. Cũng vẫn Tố Hữu là người đại diện tiêu biểu nhất cho tình cảm của toàn thể dân tộc Việt Nam, cho hàng triệu nhân dân Việt Nam đối với Bác- trong và sau ngày Bác mất, qua Bác ơi (1969) và Theo chân Bác (1970).

2. Sau chín năm kháng chiến, những người kháng chiến từ miền núi về đồng bằng, Trung ương, Chính phủ từ chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Tố Hữu đã rất kịp thời nói lên tình nghĩa đối với quê hương cách mạng, đối với kháng chiến để mọi người trong niềm vui hiện tại không quên chặng đường gian khổ đầy tình nghĩa vừa qua. Cái nhìn của Tố Hữu đối với căn cứ địa Việt Bắc, là cách nhìn của một nhà thơ cách mạng, đầy tình thương yêu, chung thuỷ, quý trọng và biết ơn.

Trong câu chuyện với một nhà nghiên cứu văn học người Pháp là Mi.reille Gánel, Tố Hữu tâm sự: Anh" phải lòng" đất nước và nhân dân mình, tình yêu đó đã biến thành tình nghĩa, và Việt Bắc trở thành tiếng hát ân tình chung của những người kháng chiến, của cả dân tộc trong một thời điểm đáng ghi nhớ của dân tộc.

Bài thơ cấu tạo theo lối đối đáp thường gặp trong văn học dân gian, đối đáp giữa hai người yêu thương nhau, tình nghĩa mặn nồng nay phải chia tay nhau, kẻ ra đi người ở lại:

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.

( Việt Bắc, 1954)


Thiết tha và ân tình. Mười lăm năm ấy... Bao nhiêu sự kiện lịch sử trọng đại là bấy nhiêu tình nghĩa. Người về cũng cùng một tâm trạng, cũng tình nghĩa thuỷ chung không kém:

Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh Mình đi, mình lại nhớ mình,

Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu.

(Việt Bắc, 1954)

"Ta" và "mình" không phải lúc nào cũng là hai nhân vật tách biệt, mà có sự đan cài vào nhau hoà làm một. Cho nên bên cạnh hình ảnh "ta" và "mình" tách biệt nhau, nhà thơ còn sử dụng hai từ "mình" trong câu thơ:

Mình đi mình có nhớ mình


Hoặc:


Mình đi mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu.


( Việt Bắc, 1954)

Kháng chiến thắng lợi, trên đường về lại thủ đô, trong suy nghĩ của Tố Hữu và của mỗi chúng ta lúc đó, nổi bật lên hình ảnh Việt Bắc là quê hương cách mạng. Mở đầu bài thơ Tố Hữu nói ngay tới mười lăm năm ấy, đến ngọn nguồn, tình nghĩa. Việt Bắc với sinh hoạt ở chiến khu, thời kỳ Việt Minh, kháng Nhật, với mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào. Rồi Việt Bắc nơi Trung ương, Chính phủ làm việc, là đầu não cuộc kháng chiến chống Pháp với những hoạt động sôi nổi, với bao nhiêu kỷ niệm không thể nào quên được. Ý nghĩa lớn lao của Việt Bắc được nhà thơ thâu tóm lại trong đoạn thơ cuối - phần nói về những ngày kháng chiến đã qua:

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí