Giá trị và vị trí tập thơ Việt Bắc trong hành trình thơ Tố Hữu - 7


thơ là niềm tự hào của một em bé được" theo anh Vệ quốc", được đi cùng anh, qua các địa danh rồi đây sẽ đi vào lịch sử:

Bác Hồ ơi!

Cháu là em bé phương xa

Theo anh Vệ quốc xa nhà từ lâu Cháu qua Sông Đuống, Sông Cầu

Phủ Thông, Đèo Khách, An Châu, Lũng Vài.

Đến Lượm của Tố Hữu thì hình ảnh một thế hệ trẻ thơ gắn bó với sự nghiệp kháng chiến mới được thể hiện trong những đường nét linh hoạt, sống động và thật xúc động. Có thể nói Lượm là bài thơ hiếm hoi để lại một ấn tượng sâu sắc cho thiêú nhi Việt Nam qua bao thế hệ; có lẽ cũng là bài thơ dài đầu tiên nói về sự hy sinh, cái chết của người lính trên chiến trường, trong một âm điệu hào hùng, bi tráng và cũng đầy chất thơ.

Hơn hai mươi năm sau, trong chống Mỹ, cũng Tố Hữu là người mở đầu dựng một tượng đài thiếu nhi qua truyện thơ Em Hoà, kể chuyện Hoà, 15 tuổi, quê ở Thừa Thiên, là dũng sĩ diệt Mỹ. Từ Lượm đến Em Hoà vừa là một khoảng cách, vừa là một bước tiến của dân tộc và thời đại. Nếu Lượm là những nét trữ tình bi tráng trong chống Pháp, thì Em Hoà là chất sống hiện thực sử thi của những ngày đồng khởi chống Mỹ.

Vậy là, trong cuộc chiến vĩ đại của dân tộc chống các thế lực ngoại xâm, gần như luôn luôn, các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đều để lại hình ảnh và dấu ấn trong văn thơ.

2.2.2. Hình ảnh người phụ nữ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

1. Những bà mẹ lao động Việt Nam được Tố Hữu thể hiện với lòng mến yêu đằm thắm. Đó là những bà mẹ nông dân nghèo khổ, cần cù, chất phác, thắt lưng buộc bụng nuôi con. Những bà mẹ ở hậu phương luôn hướng về tiền tuyến, theo dõi từng bước chân của những đứa con đi giết giặc. Trong thơ Tố Hữu, họ là


Giá trị và vị trí tập thơ Việt Bắc trong hành trình thơ Tố Hữu - 7

bà mẹ Việt Bắc, là bà bầm, bà bủ. Tuy không có bà mẹ nào nổi hẳn lên như Bà má Hậu Giang trong Từ ấy hoặc Mẹ Suốt trong Gió lộng, nhưng họ đều là những hình ảnh rất đẹp. Một bà mẹ lo lắng nghĩ đến từng bước đi của đứa con trai và thương đồng đội của con:

Bà bủ không ngủ, bà nằm

Càng lo, càng nghĩ, càng căm càng thù Ngoài phên gió núi ù ù

Mưa đêm mưa tự chiến khu mưa về.

( Bà bủ, 1948 )

Tố Hữu đã ghi lại rất chân thực tình cảm của người mẹ có con đi đánh giặc cứu nước. Người mẹ không buồn rầu, đau khổ mà người mẹ chỉ yêu thương, tình thương đó thật thấm thía sâu sắc, nhìn thấy những vật quen thuộc quanh mình, những miếng ngon, người mẹ không thể không nhớ đến việc để dành phần con. Đó là phẩm chất "nhân văn" trong thơ Tố Hữu, và những hình ảnh bà mẹ nông dân nghèo khổ đã được vẽ lên bằng những nét đậm đà không thể phai nhạt:

Nó đi đánh giặc đêm nay

Bước run, bước ngã, bước lầy bước trơn Nhà còn ổ chuối lửa rơm

Nó đi đánh giặc đêm hôm sưởi gì?

(Bà bủ, 1948)

Tố Hữu đã mến yêu rất mực bà mẹ Việt Nam, bà mẹ đẻ những người Vệ quốc quân, bà mẹ nuôi các anh cán bộ. Bà mẹ mà tấm lòng yêu thương như biển cả, là nguồn an ủi động viên vô hạn cho các con. Hình ảnh Bà mẹ Việt Bắc ngồi kể" chuyện nhà chuyện cửa" bên bếp lửa, trên nhà sàn; "bà bủ nằm ổ chuối khô" nhớ con đi bộ đội đã trở thành những biểu tượng gần gũi và cao đẹp cho con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh:


Năm xưa cơm củ ngon chi

Năm nay cơm gié nhà thì vắng con

( Bà bủ, 1948 )

Từ chỗ thương con, bủ thương tất cả bộ đội. Hình ảnh con và hình ảnh toàn thể bộ đội đã hoà làm một trong lòng bủ:

Đêm nay bộ đội rừng khe Mưa ướt dầm dề, gió buốt chân tay

( Bà bủ, 1948 )

Thời đại đổi thay, các bà mẹ cũng khác xưa. Mẹ Suốt với ý thức chống Mỹ khác bà bủ nằm ổ chuối khô hồi kháng chiến chống Pháp:

Sợ chi sóng gió tàu bay

Tây kia mình đã thắng, Mỹ này ta chẳng thua !

Kể chi tuổi tác già nua

Chống chèo xin cứ thi đua đến cùng !

( Mẹ Suốt, 1965)

Mẹ Suốt, Bà mẹ Việt Nam anh hùng trong những năm kháng chiến chống Mỹ, can trường, sẵn sàng làm công việc nguy hiểm đưa đò cho các anh bộ đội qua sông. Ở người mẹ này là sự quyện hoà giữa cái bình thường và cái vĩ đại, giữa bản năng tự nhiên và phần giác ngộ sâu xa của ý thức. Còn "Bà bủ" trước đó 20 năm thì đúng là một bà mẹ nông dân còn có một vẻ cũ kỹ, đêm đêm bà còn "khấn thầm", nhưng cái hình thức mê tín ấy thể hiện một ước mơ thiết thực và tiến bộ: bủ khấn thầm cho con: '' bao giờ hết giặc, về quê", bởi bủ thương con, nhớ con. Thương nhớ đến xót xa, nhưng "Càng lo càng nghĩ, càng căm, càng thù". Đọc những vần thơ của Tố Hữu, càng thấy hay và thầm thía, bởi đó là thơ chân thực, thơ của nội tâm con người. Mỗi câu nói đơn sơ của Bà mẹ Việt Bắc nhưng lại lắng đọng một ý nghĩa thật sâu xa, da diết đi vào lòng người đọc:


Tôi ôm lấy nó Tôi kể trước sau Nỗi nhà mất bố Nỗi anh chết tù Mắt nó đỏ nọc Nó cầm tay tôi Mé ơi đừng khóc

Nước độc lập rồi!

( Bà mẹ Việt Bắc, 1948)

Bà mé miền núi (Bà mẹ Việt Bắc) tràn ngập niềm vui khi con đi bộ đội về thăm nhà, một niềm vui rất chất phác khi thấy con đã lớn lên cả về thân thể, cả về tinh thần:

Thoạt trông thấy nó Tôi chẳng biết ai Nó cao hơn bố

Tôi chỉ bằng vai

... Bộ nó rõ oai

....Trước nó lam lũ Bây giờ thấy sang...

( Bà mẹ Việt Bắc, 1948)

Mỗi bà mẹ trong thơ Tố Hữu có một cảnh ngộ, tính cách và tâm trạng riêng. Bà mẹ Việt Bắc thì như vậy. Còn Bà má Hậu Giang trước đó trong Từ ấy lại có một vẻ cứng cỏi, hiên ngang đặc biệt Nam Bộ:

Má hét lớn tụi bay đồ chó Cướp nước tao, cắt cổ dân tao Tao già không sức cầm dao

Giết bay có các con tao trăm vùng...

( Bà má Hậu Giang, 1941)


Hay cuộc đời của bà mẹ Tơm sau này trong Gió lộng một cuộc đời lặng lẽ, âm thầm mà rất đẹp:

Sống trong cát, chết vùi trong cát Những trái tim như ngọc sáng ngời.

( Mẹ Tơm, 1961)

Có thể nói, với Việt Bắc và trước đó là Từ ấy và về sau là Gió lộng, Tố Hữu là nhà thơ đầu tiên thể hiện rất đẹp hình ảnh người mẹ trong thơ hiện đại. Gắn với từng thời kỳ lịch sử, từng miền đất, từng cảnh ngộ khác nhau, tuy mang những dấu ấn riêng, nhưng các mẹ đều có những đặc điểm chung của bà mẹ cách mạng Việt Nam là: hy sinh, nhẫn nại, chịu đựng mọi gian khổ, can trường, yêu thương cán bộ, bộ đội, một lòng vì đất nước.

2. Bên cạnh những bà mẹ, Tố Hữu cũng ghi lại hình ảnh những cô gái" phá đường". Những người phụ nữ nông thôn theo lời kêu gọi của Chính phủ, đi phá đường để chặn xe cơ giới của địch. Đó là chị phụ nữ Bắc Giang:

Nhà em phơi lúa chửa khô Ngô chửa vào bồ, sắn thái chưa xong

Nhà em con bế con bồng

Em cũng theo chồng đi phá đường quan.

( Phá đường, 1948)

Người phụ nữ nông thôn đó đã đấu tranh và giải quyết được mâu thuẫn một cách vui vẻ giữa việc nước và việc nhà, và công tác với một tinh thần thi đua phấn khởi. Tố Hữu viết rất thực, đúng như những gì vốn có ở tinh thần, ý chí của người phụ nữ.

Hì hà hì hục Lục cục lào cào

Anh cuốc em cuốc Đá lở đất nhào !

( Phá đường, 1948)


Vĩ đại thay, cuộc kháng chiến đã làm cho họ lớn lên. Trong công tác, phụ nữ đã không thua nam giới. Họ thách nhau" thử ai tài hơn ai" trong bất cứ nhiệm vụ nào, nhằm góp sức cho kháng chiến:

Ta thi nhau thử, ai tài hơn ai? Anh tài thì em cũng tài

Đường dài ta xẻ, sức dai ngại gì!

( Phá đường, 1948)

Có lẽ để vơi đi nỗi vất vả, mệt nhọc trong lao động, các chị vừa đào hố trên đường đi, vừa như ôn lại bài học bình dân mới học:

Đường đi ngoắt ngéo chữ chi Hố ngang hố dọc chữ i chữ tờ

( Phá đường, 1948)

Các chị, cũng như tất cả người con đất Việt luôn có một tình yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. Trong công tác phá đường, họ như được đối diện với kẻ thù.

Thằng Tây mà cứ vẩn vơ

Có hố này chờ chôn sống mày đây.

Ớ anh ớ chị nhanh tay

Nhanh tay ta cuốc, chôn thây quân thù !

( Phá đường, 1948)

Công việc phá đường diễn ra vào thời gian đêm khuya gió rét, khiến ta càng cảm thấy nỗi gian nan, vất vả của các chị phụ nữ. Nhưng không, thời tiết khắc nghiệt đó không làm các chị nản lòng, tiếng cuốc vẫn vang lên đều đều với một tinh thần lao động vui say:

Đêm nay gió rét trăng lu

Rộn nghe tiếng cuốc chiến khu phá đường...

( Phá đường, 1948)

Bài Phá đường là thành công hoàn hảo đầu tiên của thơ kháng chiến, thật là mới, thật là trẻ, gân guốc thanh xuân, nhịp đi thoăn thoắt, lời thơ trong trẻo, điệu


thơ nhanh nhẹ, vui tươi, để làm nổi bật hình ảnh chị dân công phá đường trong ngày đầu kháng chiến.

Kháng chiến ba ngàn ngày - từ phòng ngự, cầm cự, đã chuyển sang tổng phản công. Tố Hữu không ngừng theo dõi từng bước tiến của người phụ nữ trong toàn cảnh bức tranh kháng chiến, mới đó mà biết bao thay đổi. Lần này sau Phá đường chúng ta gặp chị không phải ở quê nhà, mà trên những nẻo đường xa bất chấp mọi mưa to, gió lớn và vào lúc này thì tiếng hát của chị ngân vang:

Và những chị, những anh ngày đêm ra tiền tuyến Mấy tầng mây, gió lớn mưa to

Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát.

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, 1954)

Các chị thật đáng khâm phục, mới ngày nào con bế con bồng, việc nhà bề bộn mà vẫn sẵn sàng đi làm công tác dân công. Nay lại lên tiền tuyến làm công tác tiếp vận cho các anh bộ đội, chiến sĩ không quản khó nhọc. Họ lại tiếp tục vui say trong công việc của người dân công hoả tuyến, cùng với tiếng hò, điệu hát. Và không ít người trong họ đã ngã xuống thật vinh quang:

Hỡi các chị các anh

Trên chiến trường ngã xuống !

Máu của anh chị, của chúng ta không uổng:

Sẽ xanh tươi đồng ruộng Việt Nam

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, 1954)

Cùng với Tố Hữu, ta cũng bắt gặp hình ảnh các cô gái đi tiếp vận trong những lời thơ của Trần Hữu Thung:

Quê em ở cuối Hà Nam

Gửi con sắp sửa nhập đoàn dân công

...


Từ Gò Tra mưa ra Phố Sấu Từ Phố Sấu mưa thấu Chi nê Mưa quây rừng núi mưa về

Đường trơn, gánh nặng đêm khuya sá gì !

Với Tố Hữu, từ tập thơ Từ ấy luôn là thái độ hết sức trân trọng với người phụ nữ. Bao nhiêu hình ảnh phụ nữ trong thơ Tố Hữu đã trở nên thân thiết đối với người đọc. Từ cô gái sông Hương, đến chị đắp đê trong thời Nhật thuộc, từ chị dân công phá đường trong hồi đầu kháng chiến chống Pháp, đến chị Lý trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ... Mỗi hình ảnh người phụ nữ đều có nét đẹp riêng trong sự mến thương và kính trọng của nhà thơ.

Chị Lý trong kháng chiến chống Mỹ, là con người vốn rất bình thường mà lại phi thường, như một nhân vật siêu nhiên. Viết về chị, Tố Hữu đã ghi lại một nét đẹp lý tưởng của người con gái Việt Nam, hoàn toàn khác người phụ nữ thời kháng chiến chống Pháp:

Em là ai ? cô gái hay nàng tiên Em có tuổi hay không có tuổi

Mái tóc em đây là mây hay là suối

Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông Thịt da em hay là sắt là đồng ?

( Người con gái Việt Nam, 1958)

Các cô dân quân ngày trước trong chống Pháp tham gia phá đường và tải lương, tải đạn thì giờ đây trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, họ lại trực tiếp cầm súng, cầm cày:

Chào cô dân quân tay súng tay cày Chân lội bùn mơ hạ máy bay

( Chào xuân 1967)

Như vậy, hình ảnh người phụ nữ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp được Tố Hữu viết nên bằng những lời thơ thật chân thực như bản chất vốn có. Tố

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí