Giá trị và vị trí tập thơ Việt Bắc trong hành trình thơ Tố Hữu - 11


Ai đi Nam Bộ

Tiền Giang, Hậu Giang Ai về thành phố

Hồ Chí Minh Rực rỡ tên vàng

Ai về thăm Bưng Biền Đồng Tháp

Việt Bắc miền Nam, mồ ma giặc Pháp...

(Ta đi tới, 1954)

Tố Hữu sử dụng những câu thơ liền mạch, thường theo diễn biến của tình cảm, theo lối "các câu thơ gọi nhau", nên "tiếng gọi" của câu đầu có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bài thơ:

Ta đi giữa ban ngày

Trên đường cái ung dung ta bước Đường ta rộng thênh thang tám thước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên...

(Ta đi tới, 1954)

Giá trị và vị trí tập thơ Việt Bắc trong hành trình thơ Tố Hữu - 11

Trong bài thơ Việt Bắc nhà thơ cũng tạo nên sự liền mạch của hơi thơ, các câu thơ "ríu rít" gọi nhau, hai nhân vật "Mình" và "Ta" cứ xoắn xít, đan cài từ đầu đến cuối bài thơ:

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn ?...

(Việt Bắc, 1954)

Nhìn chung, Tố Hữu rất thành thạo trong các thể thơ truyền thống. Đối với ông tất cả đều là thơ điệu nói- đúng như nhận xét của Giáo sư Trần Đình Sử. Đó là thơ của người Việt Nam hiện đại, là kiểu thơ dân tộc hiện đại.


3.1.2. Nhạc điệu

Khi nói đến nhạc điệu trong thơ Tố Hữu, thì ta cảm nhận được trong những vần thơ của ông luôn chứa đựng một thứ nhạc đặc biệt đó là nhạc điệu tâm hồn nhà thơ. Nó là sự kết tinh hiện thực phản ánh trong thơ, chất suy nghĩ, sự xúc động và sức tưởng tượng của tác giả. Nhạc điệu tâm hồn nhà thơ được toát ra từ toàn bộ hình tượng thơ, từ cấu tứ, hình ảnh, kết cấu ... Nhờ có nhạc điệu của tâm hồn nhà thơ mà những vần thơ của ông luôn theo sát và đến thẳng tâm hồn bạn đọc.

Thơ Tố Hữu là tiếng nói của lẽ sống lớn, tình cảm lớn. Tâm hồn thơ ông thật trong sáng, giàu có và đa dạng. Do luôn chứa đựng một tình yêu thương rất lớn, nhiều người đã gọi ông là "thi sĩ của tình thương". Tình yêu thương của Tố Hữu không chỉ được thể hiện qua câu, chữ, hình ảnh mà còn được thể hiện qua hình tượng âm nhạc của thơ, cố nhiên nhạc điệu của câu thơ không chỉ ở chữ nghĩa mà còn ở những khoảng trống, những chỗ im lặng giữa các chữ, các dòng. Và nhạc của thơ cũng không chỉ là nhạc của âm thanh, của lời mà quan trọng là thứ nhạc của tâm tình, như Xuân Diệu đã nhận xét: "Đọc thơ Tố Hữu, người ta nhận thấy một dấu hiệu riêng như nét mặt của những bài thơ, làm cho thơ Tố Hữu không trộn lẫn được với thơ người khác, cảm thấy một thứ nhạc tâm tình riêng bàng bạc thấm lấy các câu nhiều khi thành một thứ "thi tại ngôn ngoại" của Tố Hữu. Cái nền nhạc đặc biệt đó, theo ý tôi, là lòng thương mến" .Ta có thể nhận thấy thứ nhạc đặc biệt đó trong bài Lên Tây Bắc:

Lại những ngày đi, vắt với sương Ngô bung, xôi nhạt, nước lưng bương Đêm mưa rình giặc, tai thao thức Mùa lại mùa qua rét nhức xương.

( Lên Tây Bắc, 1948)

Những câu thơ chứa chan tình cảm đối với anh bộ đội trong hoàn cảnh chiến đấu gian khổ hồi bấy giờ. Và tình cảm đó đã truyền được đến người đọc qua cách gieo vần của nhà thơ, qua âm hưởng của những chữ sương, bương, xương,


đọc lên thật xúc động. Nhưng điều quan trọng hơn còn là phần thơ ở ngoài lời, phần không thể nói ra được bằng lời, cũng không thể nói hết bằng âm thanh nhịp điệu vì bao trùm lên hết thảy là tâm hồn nhà thơ. Tố Hữu cũng đã có lần nói: "Thơ là cái đó, sự im lặng giữa các từ. Nếu người ta lắng nghe cái im lặng đó thì có những tiếng dội rất đa dạng và rất tinh tế".

Thơ Tố Hữu có rất nhiều bài đạt tới sự hoà hợp giữa thứ "nhạc bên trong" của tâm hồn và "thứ nhạc bên ngoài" của bài thơ như mấy câu thơ trong Sáng tháng Năm:

Vui sao một sáng tháng Năm Đường về Việt Bắc, lên thăm Bác Hồ

Suối dài xanh mướt nương ngô Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn...

(Sáng tháng Năm, 1951)

Tố Hữu là nhà thơ nhạy cảm đặc biệt với nhạc tính của tiếng Việt và biết phát huy cao độ khả năng biểu cảm của nó. Vì vậy trong thơ ông tính nhạc rất giàu có, chất dân tộc sâu đậm, đặc biệt là giọng mộc mạc, đằm thắm của ca dao.

Xa xôi đầu xóm tre xanh

Có bà ru cháu nằm khoanh lòng già: Cháu ơi cháu lớn với bà

Bố mày đi đánh giặc xa chưa về

(Cá nước, 1947)

Đọc thơ Tố Hữu, ta cảm thấy có cái gì như muốn ca lên, hát lên và ngân nga mãi trong lòng:

Con ơi con ngủ cho ngoan Sang canh trăng lặn, buổi tan mẹ về…

(Phá đường, 1948)

Giữa bao nhiêu giọng điệu thơ Việt Nam hiện đại, thơ Tố Hữu có giọng điệu riêng, độc đáo. Đó là giọng tâm tình, ngọt ngào, thiết tha, giọng của tình thương. Đọc thơ ông người đọc luôn bị cuốn hút trong cái đằm thắm, da diết


thường trực, tràn đầy từ sâu xa đáy lòng của nhà thơ. Có thể nói, phần lớn các bài trong tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu được viết bằng giọng điệu này. Lưu Trọng Lư đã nhận xét: "Thơ anh nhiều phong vị dân gian, giàu âm nhạc, nên dễ vào lòng quần chúng, nhất là quần chúng nông thôn. Nhiều câu thơ trong Truyện Kiều đã biến thành lời ru bên nôi, thì nhiều câu thơ trong Việt Bắc đã biến thành tiếng hát ruộng đồng. Thơ anh dân tộc, dân gian chỉ vì anh muốn nó đại chúng", ta bắt gặp trong bài Voi âm hưởng điệu hò của người kéo gỗ:

Ta bế ta bồng Voi lên ta vác Vai ta vai sắt

Chân ta chân đồng...

(Voi, 1948)

Bà mẹ Việt Bắc, lại là điệu vè kể chuyện của quần chúng:

Con mé có ba Trai hai gái một Giá gả chồng xa Trai còn đứa rốt

(Bà mẹ Việt Bắc, 1948)

Với Phá đường lại có cách xưng hô ngọt ngào, nhịp điệu uyển chuyển ngay trong lời nhân vật tự giới thiệu:

Em là con gái Bắc Giang Rét thì mặc rét, nước làng em lo

Nhà em phơi lúa chửa khô Ngô chửa vào bồ sắn thái chưa xong

( Phá đường, 1948)

Trong thơ Tố Hữu ta còn bắt gặp nhiều cách xưng hô thân thương trìu mến: bác, bầm, em, cha, mình, ta...Đặc biệt với bài Việt Bắc, chúng ta như được tiếp xúc với một bài ca dao dài, là cuộc đưa tiễn nhau của hai người yêu nhau. Từ cảnh chia ly đến nỗi nhớ, từ điều tâm sự, nhắn nhủ đến nỗi ước mong, hò


hẹn…đều in rõ dấu vết của lối đối đáp nam nữ trong ca dao, dân ca. Nhưng ở đây không phải là đôi trai gái, Tố Hữu mượn mối tình nồng thắm của đôi trai gái trong ca dao, dân ca để nói đến tình nghĩa keo sơn của người cán bộ cách mạng với nhân dân, với kháng chiến, cụ thể là đối với chiến khu Việt Bắc. Tố Hữu muốn nhắn nhủ những người cán bộ khi hòa bình trở lại thủ đô thì đừng bao giờ quên “Nhớ khi giặc đến giặc lùng, rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây”, đừng quên những ngày gian khổ kháng chiến "miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai”. Tố Hữu muốn khẳng định tình đoàn kết khăng khít giữa đồng bào miền xuôi và nhân dân miền ngược.

Bên cạnh giọng trữ tình tha thiết, trong tập thơ Việt Bắc không thể thiếu giọng anh hùng ca. Nhưng ngay cả "những bài vang dội giọng anh hùng ca vẫn đậm đà giọng trữ tình tha thiết. Nhiều khi hai giọng đó vẫn quyện lấy nhau nhuần nhuyễn và vẫn nổi bật cái nền trữ tình nồng thắm" (Nguyễn Trung Thu). Điều đó đã giúp ta cảm nhận được cái nhạc điệu ngọt ngào trong tập thơ Việt Bắc:

Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo Núi không đè nổi vai vươn tới Lá nguỵ trang reo với gió đèo


Hay:


Hoan hô chiến sĩ Điện Biên Chiến sĩ anh hùng

Đầu nung lửa sắt

( Cá nước, 1947)

Năm mươi sáu ngày đêm, khoét núi, ngủ hầm, mưa rầm, cơm vắt. Máu trộn bùn non

Gan không núng Chí không mòn !

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, 1954)


Cái ngọt ngào trong thơ Tố Hữu còn ở hơi thở dân tộc. Nhiều câu thơ Tố Hữu kế thừa rất sáng tạo vốn cổ điển và vốn dân gian. Câu thơ hiện đại mà nghe có hơi của điệu ngâm:

Mười lăm năm ấy ai quên

Quê hương cách mạng dựng nên cộng hoà Mình về mình có nhớ ta

Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào.

(Việt Bắc, 1954)

Tố Hữu biết học cách sáng tạo trong Kiều và ca dao, cái hơi vè dân gian được sống dậy và nâng lên thành nghệ thuật:

Bà bủ nằm ổ chuối khô Bà bủ không ngủ, bà lo bời bời

Đêm nay tháng chạp mồng mười Vài mươi bữa nữa Tết rồi hết năm.

(Bao giờ hết giặc, 1948)

Hơi thở dân tộc đã tạo cho thơ Tố Hữu giàu chất nhạc. Mỗi tiếng "Ai" cất lên như xoáy vào mỗi chúng ta một lòng yêu nước tha thiết.

Ai về Hưng Hoá Ai xuống khu Ba Ai vào khu Bốn

Đường ta đó, tự do cuồn cuộn Bốt đồn Tây đã cuốn sạch rồi!...

(Ta đi tới, 1954)

Một trong những yếu tố để tạo nên chất nhạc trong tập thơ, đó còn là việc chọn lọc từ. Tố Hữu "là một nhà thơ đã vận dụng âm điệu và âm hưởng của tiếng Việt một cách hết sức tài tình". "Tiếng nói Việt Nam luôn luôn hát lên thành âm


nhạc trong thơ Tố Hữu" [33]. Nhà thơ sử dụng từ tượng thanh một cách chính xác và thích hợp với hoàn cảnh mô tả, góp phần làm tăng tính nhạc cho câu thơ:

Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi

Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca...

(Ta đi tới, 1954)

Tố Hữu sử dụng từ lấp láy với những biện pháp đa dạng và sáng tạọ. Thơ dân gian và các nhà thơ lớn của văn học Trung đại như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến...đã sử dụng thành thục loại từ này. Tố Hữu đã học tập được cách sử dụng ngôn ngữ đó của ca dao, của các nhà thơ lớn. Nhà thơ đã vận dụng một cách thành công, và nâng cao nhạc điệu thơ lên, điển hình như trong bài Lượm.

Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

(Lượm, 1949 )

Vần trong thơ Tố Hữu, cũng góp một phần khá quan trọng làm giàu nhạc điệu của thơ. Dù ở bất kỳ thể thơ nào Tố Hữu luôn quan tâm đến vần. Nhiều đoạn thơ Tố Hữu vần thơ cứ nối tiếp, quấn quýt với nhau.

bủ không ngủ, nằm

Càng lo càng nghĩ, càng căm càng thù

Ngoài phên gió núi ù ù

Mưa đêm mưa tự chiến khu mưa về...

(Bà bủ, 1948)

Việc chọn từ giàu âm thanh và gieo vần rất quan trọng đối với nhà thơ, nhưng quan trọng hơn nữa là việc phân phối, hoà hợp âm thanh của từ để tổ chức nên tiết tấu, âm điệu thơ, tức là tổ chức nên nhịp điệu. Trong thơ Tố Hữu nhịp


điệu không gò gượng mà biến hoá tinh tế theo mạch cảm xúc, góp phần biểu hiện tâm tình một cách tài tình uyển chuyển.

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

(Việt Bắc, 1954)

Thơ Tố Hữu rất tinh tế, tiêu biểu như đoạn thơ lục bát trong bài thơ Phá đường, mang nhạc điệu của dân ca xứ Huế, khiến cho thơ Tố Hữu có nhạc điệu dân tộc ấm áp và phóng khoáng.

Em là con gái Bắc Giang Rét thì mặc rét, / nước làng em lo

Nhà em phơi lúa cha khô

Ngô chửa vào bồ, / sắn thái chưa xong Nhà em con bế con bồng

Em cũng theo chồng/ đi phá đường quan.

Con ơi/con ngủ / cho ngoan Sang canh/ trăng lặn,/ buổi tan/ mẹ về...

(Phá đường, 1948)

Tố Hữu sử dụng nhịp thơ 4-4 trong các câu 8 ở sáu dòng trên, đã góp phần thể hiện không khí khẩn trương của việc đi phá đường với tinh thần dứt khoát gác việc gia đình để đi làm việc công của người phụ nữ Bắc Giang. Nhưng đến ngay dòng 8 tiếp theo thì nhịp thơ chậm lại và chuyển theo nhịp 2-2-2-2, đó là điệu ru con ngọt ngào, đầm ấm nặng tình người mẹ. Nhịp thơ, ngay trong cùng một thể lục bát, đã có sự chuyển đổi nhịp điệu rất nhanh mà rất hợp khiến ta có cảm giác

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023