Mô Hình Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hữu Hiệu Của Htksnb Trong Các Nhtm Việt Nam


mình. Sau đó, người này sẽ báo cáo lên cấp cao hơn để đảm bảo rằng thông tin sẽ đến người có thể đưa ra các hành động cần thiết.

2.3.6. Thể chế chính trị

Để làm rõ khái niệm thể chế chính trị, chúng ta phải tìm hiểu khái niệm thể chế. Tác giả Nguyễn Như Ý cho rằng: “Thể chế đồng nghĩa với thiết chế và được giải nghĩa là những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội”. Thể chế nói chung được hiểu theo 2 cấp độ:

Ở cấp độ thứ nhất, đó là những quy định, chuẩn mực, quy chế, quy phạm, luật lệ của các quan hệ trong các bộ phận của một tổng thể - chỉnh thể. Đối với cấp độ này, thể chế được triển khai ở dạng văn bản, ở mức nhận thức, ở trạng thái phi vật chất.

Ở cấp độ thứ hai, thể chế được coi như là những dạng thức, những cấu trúc có tính tổ chức, mà sự phân bố của chúng theo những mối quan hệ chức năng nhất định. Ở cấp độ này, thể chế đã đi từ văn bản, nhận thức, ở trọng thái phi vật chất đến hiện thực vật chất thực tiễn.

Khi đưa cách tiếp cận trên về thể chế vào khoa học chính trị, các tác giả đã xây dựng thành một khái niệm thể chế chính trị để nghiên cứu các hiện tượng và quá trình chính trị.

Đặng Đình Tân và cộng sự (2000) cho rằng: "thể chế chính trị một mặt là những quy định, quy chế, chuẩn mực, quy phạm, nguyên tắc luật lệ,..nhằm điều chỉnh và xác lập các quan hệ chính trị. Mặt khác nó là những dạng thức trúc tổ chức, các bộ phận chức năng cấu thành của một chủ thể chính trị, hay hệ thống chính trị."

Dương Xuân Ngọc và Lưu Văn An (2003) cho rằng: " Thể chế chính trị là hệ thống các định chế, các giá trị, chuẩn mực hợp thành những nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành một chế độ chính trị, là hình thức thể hiện của các thành tố chính trị thuộc thượng tầng kiến trúc, là cơ sở chính trị - xã hội quy định tính chất, nội dung của chế độ xã hội nhằm bảo vệ quyền lực và lợi ích của giai cấp cầm quyền".


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Trong khái niệm này, các tác giả đưa ra những nội dung chủ yếu của thể chế chính trị gồm:

Thứ nhất, “thể chế chính trị là hệ thống các định chế, các giá trị tạo thành những nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành của một chế độ chính trị, của hệ thống chính trị. Thể chế chính trị bao gồm: thể chế nhà nước, thể chế các đảng chính trị, thể chế các tổ chức chính trị - xã hội. Thể chế nhà nước là chế định pháp luật có tính cưỡng chế bắt buộc mọi người, mọi tổ chức phải tôn trọng và chấp hành. Thể chế các đảng chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội là những điều lệ, nghị định, quy định nguyên tắc tổ chức và phương thức hoạt động của những tổ chức đó”.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt Nam - 7

Thứ hai, thể chế chính trị một mặt nó là cách thức biểu hiện các yếu tố của hệ thống chính trị của kiến trúc thượng tầng, một mặt nó là cơ sở chính trị - xã hội quy định bản chất và nội dung của chế độ xã hội.

Thứ ba, hiệu lực, thể chế nhà nước có vai trò quan trọng trong thể chế chính trị. Vai trò của từng thể chế chính trị và cơ chế vận hành quyết định đến vai trò của thể chế chính trị.

Khi nghiên cứu về thể chế chính trị tại Việt Nam thì tác giả Hoàng Chí Bảo (2008) cho rằng nó có những đặc điểm gồm:

- Chế độ XHCN là chế độ chế độ chính trị mà Việt Nam đang lựa chọn, hướng đến và chế độ này lấy chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm ý thức hệ, là kim chỉ nam cho mọi tư tưởng và hoạt động.

- Việt Nam xây dựng thể chế chính trị theo mô hình nhất nguyên, không theo mô hình đa nguyên chính trị.

- ĐCS Việt Nam lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị. Vấn đề cốt lõi nhất trong lý luận và thực tiễn cải cách thể chế chính trị là việc phân chia cụ thể chức năng, nhiệm vụ giữa Đảng và nhà nước.

- Việt Nam tổ chức mô hình tổ chức nhà nước gồm 3 cơ quan: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Cơ quan lập pháp chính là quốc hội. Nhà nước của Việt Nam là nhà nước pháp quyền, trong đó mọi quyền lực đều tập


trung thống nhất và thuộc về nhân dân. Nhà nước Việt Nam thực hiện cơ chế phân công chức năng và phân công nhiệm vụ nhưng luôn theo nguyên tắc quyền lực là thống nhất.

- Ở Việt Nam, trong hệ thống chính trị còn tồn tại Mặt trận tổ quốc Việt Nam ngoài Cơ quan Đảng và cơ qua nhà nước. Đây là một tổ chức chính trị quan trọng trogn hệ thống chính trị.

- Hiện nay, nạn quan liêu, tham nhũng đang được coi là quốc nạn trong vấn đề đổi mới thể chế chính trị. Để đảm bảo thể chế chính trị ổn định và phát triển theo hướng bền vững, đáp ứng xu thế hội nhập thì Đảng ta xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm nhất.

2.3.7. Lợi ích nhóm

Theo từ điển tiếng Việt: " Lợi ích là điều có ích, có lợi cho một tập thể hay cho một cá nhân nhất định, trong mối quan hệ với tập thể người ấy".

Trong xã hội, mỗi con người đều đi tìm lợi ích riêng của mình nhưng có những lợi ích riêng tương đồng nhau tạo thành cái chung gọi là lợi ích nhóm. Đó là lợi ích của một nhóm người mà từng cá nhân trong nhóm có cùng chung một lợi ích. Ở một số nước, cụm từ “Lợi ích nhóm” thường dùng để chỉ những nhóm chuyên thực hiện hoạt động vận động hành lang cho quốc hội xây dựng chính sách, luật lệ có lợi cho nhóm của. Với cách hiểu đó xã hội có nhiều lợi ích nhóm tồn tại khách quan như các hiệp hội, ngành nghề, các tổ chức chính trị xã hội, các nhóm dân cư chung một số lợi ích theo vùng, theo sở thích,...Mặt tích cực của lợi ích nhóm là truyền tải thông tin giữa nhóm lợi ích và chính phủ cũng như là đầu mối vận động ủng hộ hoạt động của chính phủ. Mặt tiêu cực của lợi ích nhóm là khi nó có mục tiêu cục bộ, nó sẽ làm chệch hướng các chính sách của nhà nước

và làm hư hỏng cán bộ.

Theo từ điển bách khoa toàn thư cho rằng: “Lợi ích nhóm là một tập thể gồm nhiều các nhân, tổ chức chia sẽ một mối quan tâm chung và cùng nhau thúc đẩy các mục tiêu đó bằng cách tác động vào các chính sách của chính phủ, là những nhóm vận động hành lang để tạo ra hay thay đổi những luật lệ và cách


thức có lợi cho phe nhóm của mình, nhằm tạo dựng một vài đặc quyền, đặc lợi để thụ hưởng”.

Không phải tất cả lợi ích nhóm đều xấu, bởi thực tế có nhiều lợi ích nhóm phục vụ cho quyền lợi chung của cộng đồng dân cư, của đất nước như nhóm lợi ích để bảo vệ môi trường, nhóm lợi ích bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhóm lợi ích bảo vệ quyền lợi người nông dân nông dân, người nuôi trồng thủy sản,...

Từ những phân tích trên, có thể thấy lợi ích nhóm có cả mặt tích cực và tiêu cực. Lợi ích nhóm mà văn kiện Đảng hay dư luận hay lên án mang nghĩa tiêu cực, tức là lợi ích của một nhóm người nào đó liên kết với nhau để trục lợi, vơ vét của chung, của nhà nước, của tập thể để mưu lợi cho nhóm mình.

Ở đây chúng ta nghiên cứu lợi ích nhóm chủ yếu theo nghĩa tiêu cực: “Lợi ích nhóm” được hiểu như lợi ích cùng loại cấu kết, ràng buộc lẫn nhau, mang tính cá nhân của một nhóm người bằng nhiều cách trực tiếp hoặc gián tiếp tác động để tạo ra lợi ích cục bộ cho một số ít người nhưng đi ngược lại và làm tổn hại đến lợi ích của cả tập thể và lợi ích cộng đồng và quốc gia.

Theo Ngô Văn Thạo và cộng sự (2015) đối với hoạt độngcủa tài chính và ngân hàng tồn tại dưới các hình thức sau đây:

Một là, liên kết thâu tóm trái pháp luật các NHTM của một nhóm cổ đông trong các ngân hàng. Hiện nay, khu vực ngân hàng có nhiều những quan hệ sở hữu, chồng chéo rất khó tháo gở. Nhiều ngân hàng cổ phần nhỏ lại thuộc sở hữu của các chi nhánh doanh nghiệp quốc dân lớn hoặc của nhóm nhà đầu tư có quan hệ chặt chẽ với chính quyền tạo nên lợi ích nhóm. Khi chính phủ tái cơ cấu các ngân hàng, lợi ích nhóm lại tìm cách ngăn cản, đưa ra những thông tin bóp méo thực tế, gây hoang mang dư luận.

Hai là, lợi ích nhóm của hoạt động tài chính và ngân hàng còn gắn chặt với lợi ích nhóm trong các doanh nghiệp nhà nước dưới nhiều dạng để khơi thông hoạt động tín dụng dưới danh nghĩa là công cụ hỗ trợ cho các đơn vị nhà nước trở thành đầu tàu của nền kinh tế.


Ba là, nhiều ngân hàng tư nhân đang được sở hữu dưới danh nghĩa cổ phần nhưng thực chất là vốn sở hữu gia đình và sở hữu theo lợi ích nhóm. Ngay cả các ngân hàng cổ phần mang danh nghĩa đại chúng thì thực tế quyền sở hữu vẫn nằm trong tay nhóm cổ đông lớn và cổ đông chiến lược. Vai trò của nhóm cổ đông nhỏ lẻ rất hạn chế và kết quả là hệ thống ngân hàng bị nhóm cổ đông chiến lược theo túng biến thành cổ máy huy động vốn và tài trợ cho các dự án mạo hiểm, rủi ro.

Bốn là, lợi ích nhóm trong các ngân hàng còn thông qua mối quan hệ sở hữu chéo trong các ngân hàng. Một số cổ đông sáng lập ngân hàng này có thể đồng thời là cổ đông chính của các ngân hàng khác. Vì thế đã không tạo ra sự lành mạnh, minh bạch trong hoạt động, mà tạo ra nguy cơ rủi ro cho chính các ngân hàng.

Năm là, Lợi ích nhóm của các ngân hàng còn thu lợi từ các ngân hàng hàng nhỏ. Các ngân hàng lớn, với chức năng cho vay, nhưng thực tế lại đi gửi tiền với số lượng lớn trên danh nghĩa là hỗ trợ tính thanh khoản cho các ngân hàng nhỏ hình thành " chợ đen" ngay trong lòng ngân hàng. Đây chính là nguyên nhân vốn không thể chảy vào sản xuất.

Sáu là, lợi ích nhóm còn thể hiện ở việc các ông chủ ngân hàng hình thành "sân sau" của mình bằng cách lập ra các công ty đầu tư tài chính nhằm dẫn vốn theo chỉ định hoặc dẫn vốn đi thao túng dưới danh nghĩa ủy thác đầu tư vào các ngân hàng.

Bảy là, lợi ích nhóm trong ngân hàng còn thể hiện bằng sự liên kết giữa cán bộ ngân hàng và doanh nghiệp để tham nhũng thông qua các hành vi cố ý làm trái. Để cán bộ ngân hàng bỏ qua các thủ tục thẩm định trước khi cho vay, doanh nghiệp đã chủ động "bôi trơn" họ bằng nhiều hình thức dẫn đến thẩm định hồ sơ không đúng, nâng giá trị tài sản thế chấp, nhiều khoản cho vay tín chấp nhưng không có khả năng bảo lãnh....

2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất

2.4.1. Mô hình nghiên cứu


Môi trường kiểm soát

Đánh Giá rủi ro

Thông tin truyền thông

Hoạt động kiểm soát

H4(+)

H5(+)

Sự hữu hiệu của hệ thống KSNB

Giám sát

H6(+)

Thể chế chính trị

Lợi ích nhóm

H1(+)

H2(+)

H3(+)

H7(-)

Dựa trên kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước đã thực hiện và nền tảng lý thuyết đã trình bày trong chương 1 và chương 2, kết hợp với việc nghiên cứu các đặc điểm đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu như sau (hình 2.5):


Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam

(Nguồn: Phát triển của tác giả)


2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu

Trên cơ sở mục tiêu, câu hỏi và mô hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam, dựa vào các lý thuyết nền đã trình bày ở trên, các giả thuyết nghiên cứu được xác định như sau:

Giả thuyết H1: Có sự tác động dương của môi trường kiểm soát đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam.

Giả thuyết H2: Có sự tác động dương của đánh giá rủi ro đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam

Giả thuyết H3: Có sự tác động dương của thông tin truyền thông đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam

Giả thuyết H4: Có sự tác động dương của các hoạt động kiểm soát đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam

Giả thuyết H5: Có sự tác động dương của giám sát đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam

Giả thuyết H6: Có sự tác động dương của thể chế chính trị đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam

Giả thuyết H7: Có sự tác động âm của lợi ích nhóm đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Nội dung chính của chương này giúp cho người đọc nắm được toàn bộ cơ sở lý thuyết về kiểm soát nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại nói riêng; khuôn mẫu của hệ thống kiểm soát nội bộ theo Ủy ban BASEL. Trong chương này còn trình bày các lý thuyết nền làm cơ sở để giải thích ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ, đó là: Lý thuyết lập quy; lý thuyết ủy nhiệm; lý thuyết thể chế, lý thuyết bất định của các tổ chức, lý thuyết về tâm lý xã hội của tổ chức. Dựa trên hệ thống cơ sở lý thuyết đã được xây dựng và các lý thuyết nền làm nền tảng, đồng thời với việc tìm hiểu các đặc điểm đặc thù của nền kinh tế Việt Nam có tác động đến hệ thống các NHTM, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM, bao gồm: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát, thể chế chính trị, lợi ích nhóm.


CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu

3.1.1. Phương pháp nghiên cứu

Theo Creswell và cộng sự, (2003) thì có 3 phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng khi nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh doanh đó là: nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng và hỗn hợp. Theo Creswell và Clark (2007), phương pháp hỗn hợp dựa trên cơ sở hệ nhận thức thực dụng, ứng dụng sản phẩm khoa học – giải quyết vấn đề kinh doanh. Việc kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng sẽ làm cho nhà nghiên cứu thấm nhuần hơn về vấn đề nghiên cứu so với sử dụng định tính hay định lượng riêng lẻ.

Để giải quyết được mục tiêu đề ra, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Theo đó, nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp hỗn hợp khám phá, bước tiếp cận đầu tiên là nghiên cứu định tính, nhằm khám phá các nhân tố, làm cơ sở cho việc tiếp cận nghiên cứu định lượng tiếp theo.

3.1.2. Quy trình nghiên cứu

Theo phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, quy trình nghiên cứu của luận án theo các bước cụ thể như sau:

Bước 1:Tổng kết các nghiên cứu trước có liên quan đến HTKSNB và sự hữu hiệu của HTKSNB. Các nghiên cứu trước sẽ được phân loại theo quan điểm và khuynh hướng của các tác giả, xác định những vấn đề đã được thống nhất, những vấn đề còn có sự khác biệt trong quan điểm và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu thêm nhằm xác định các khe hổng để thực hiện nghiên cứu.

Bước 2:Nghiên cứu định tính theo phương thức phỏng vấn tay đôi sâu với các chuyên gia có trình độ và nhiều kinh nghiệm, đã làm việc, họat động lâu năm trong lĩnh vực có liên quan như: ngân hàng, kế toán kiểm toán tại Việt Nam. Bước nghiên cứu này nhằm giải quyết 3 câu hỏi nghiên cứu:

Q1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong NHTM Việt Nam?


Bước 3:Kiểm tra kết quả nghiên cứu định tính nhằm đảm bảo tính khách quan và tăng giá trị của kết quả thu thập bởi phiếu điều tra đánh giá mức độ đồng ý với kết quả thu thập từ nhiều đối tượng trên phạm vi rộng và số lượng lớn, xử lý bằng phương pháp thống kê trung bình.

Bước 4:Thu thập dữ liệu và thực hiện nghiên cứu định lượng:

Bước này sẽ được thực hiện tiếp theo nhằm mục đích xác định những nhân tố (đã phát hiện từ nghiên cứu định tính) thực sự ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam, đo lường ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam bằng phương pháp phân tích khám phá nhân tố và mô hình hồi quy bội nhằm giải quyết cho các câu hỏi nghiên cứu sau:

Q2: Có mối quan hệ nào giữa các nhân tố như: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông, hoạt động kiểm soát, giám sát, thể chế chính trị, lợi ích nhóm?

Q3: Những nhân tố này có ảnh hưởng như thế nào đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong các NHTM Việt Nam?

Khe hổng => Câu hỏi nghiên cứu Nhu cầu xây dựng lý thuyết mới

Quy trình nghiên cứu hỗn hợp của luận án được mô tả ở hình 3.1:



Kiểm định lý thuyết đã xây dựng bằng phương pháp định lượng

Xây dựng lý thuyết mới bằng phương pháp định tính

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu hỗn hợp (Nguồn: Nguyễn Đình Thọ (2013))


Thiết kế mô hình và bảng câu hỏi định tính

Cơ sở lý thuyết

Quy trình nghiên cứu chi tiết được thể hiện ở hình 3.2


Phỏng vấn chuyên gia

Định tính


Thang đo chính thức (Bảng câu hỏi khảo sát định lượng)

Kiểm tra kết quả nghiên cứu định tính

Định lượng

Định lượng

Cronbach anpha

Kiểm tra tương quan biến – tổng Kiểm tra Cronbach alpha

EFA

Kiểm định KMO, kiểm định Bartlett, phương sai trích

MRA

Kiểm định tương quan từng phần của hệ số hồi quy, mức độ phù hợp của mô hình, hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan, phương sai của phần dư thay đổi


Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu chi tiết

Nguồn: Nguyễn Đình Thọ (2013)


Để thực hiện quy trình này, các bước nghiên cứu cụ thể được mô tả ở hình

3.3 như sau:




Bước 1:

Nghiên cứu sơ sở lý thuyết và những nghiên cứu trước nhằm xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu


Bước 2:

Xây dựng mô hình

và phương pháp nghiên cứu

Thiết kế dàn bài thảo luận

Khảo sát chuyên gia

Kiểm định kết quả khảo sát định tính

Kiểm định thang đo

Xây dựng bảng câu hỏi

Thực hiện khảo sát

Xử lý dữ liệu định lượng

Xử lý dữ liệu định tính

Bước 5:

Xây dựng và kiểm định mô hình hồi quy,

Kiểm định mức độ phù hợp về ý kiến của các đối tượng khảo sát

Bước 3:Nghiên cứu định tính: khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB

trong các NHTM Việt Nam

Bước 4:Nghiên cứu định lượng: Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB

trong các NHTM Việt Nam

Thiết kế thang đo



Bước 6:

Thảo luận – giải pháp – kiến nghị


Hình 3.3. Các bước thực hiện nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả tự xây dựng)


3.2. Nguồn dữ liệu, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định tính

3.2.1. Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/04/2022