Giá trị và vị trí tập thơ Việt Bắc trong hành trình thơ Tố Hữu - 12


như thấy được bước thời gian đi và bước chân người mẹ về, cùng với phong thái thanh thản của người mẹ bên con.

Hoặc trong bài thơ Việt Bắccũng với cách ngắt nhịp chẵn 2/2/2 hoặc 4/4, cách ngắt nhịp này tạo nên một cảm giác bâng khuâng, nhẹ nhàng, tha thiết:

Mình về/ mình có/ nhớ không

Nhìn cây/ nhớ núi/ nhìn sông/ nhớ nguồn?

( Việt Bắc, 1954)


Và:


Mình về/ mình lại /nhớ ta

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Mái đình Hồng Thái/ cây đa Tân Trào.

(Việt Bắc, 1954)

Giá trị và vị trí tập thơ Việt Bắc trong hành trình thơ Tố Hữu - 12


Nhiều đoạn thơ, Tố Hữu đã ngắt nhịp táo bạo làm cho tâm trạng tác giả nổi bật hẳn lên và tác động rất sâu vào tình cảm của người đọc. Lượm là một ví dụ tiêu biểu:

Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về Tình cờ chú cháu

Gặp nhau Hàng Bè...


(Lượm, 1949 )

Từ đầu bài thơ, Tố Hữu sử dụng thể thơ bốn chữ, bốn dòng một khổ để kể chuyện về chú Lượm, nhí nhảnh, hồn nhiên và những kỷ niệm vui tươi giữa chú Lượm và tác giả. Nhịp thơ dí dỏm, nhảy nhót tươi tắn. Nhưng đến khi nhận được tin nhà thì Tố Hữu đột ngột cắt đôi dòng thơ bốn chữ và để riêng thành một khổ, thể hiện sự đau xót, mất mát khi Lượm hy sinh.

Ra thế Lượm ơi !


Tố Hữu còn rất điêu luyện trong việc phân phối âm thanh, tăng sức biểu hiện của nhịp điệu. Bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, có những câu thơ Tố Hữu sử dụng thanh trắc liên tiếp, thể hiện nhịp điệu dồn dập, không khí chiến thắng của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên.

Vinh quang Hồ Chí Minh, cha của chúng ta

ngàn năm sống mãi Quyết chiến, quyết thắng, cờ đỏ sao vàng vĩ đại.

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, 1954)

Hay trong bài Việt Bắc, Tố Hữu lại sử dụng câu thơ liên tiếp vần bằng, để thể hiện tình cảm thắm thiết của con người.

Đường về, đây đó gần thôi ! Hôm nay rời bản về nơi thị thành

Nhà cao, chẳng khuất non xanh

Phố đông, càng giục chân nhanh bước đường

( Việt Bắc, 1954)

Nhịp điệu mô phỏng cũng góp phần tạo nên tính nhạc. Đọc những câu thơ trong bài Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, chúng ta như nghe thấy rõ tiếng vó ngựa dồn dập trên núi rừng Việt Bắc đưa tin chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ:

Tin về nửa đêm Hoả tốc hoả tốc Ngựa bay lên dốc

Đuốc cháy sáng rừng...

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, 1954)

Nhiều lần Tố Hữu đã đưa vào thơ nhịp điệu lao động và chiến đấu của quần chúng một cách tinh tế và đầy sáng tạo. Từ nhịp điệu lao động khẩn trương, vất vả của người dân công phá đường giai đoạn đầu kháng chiến:


Hì hà hì hục Lục cục lào cào

Anh cuốc em cuốc Đá lở đất nhào!

(Phá đường, 1948)

Đến nhịp điệu chuyển pháo căng thẳng, chắc nịch, lạc quan của đơn vị pháo binh:

Ta đi lên đèo Ta leo lên dốc Voi ơi khó nhọc

Khó nhọc cũng trèo !

(Voi, 1948)

Cùng với nhịp điệu mô phỏng, Tố Hữu còn vận dung nhịp điệu trùng điệp trong những khúc thơ :

Ta đi tới trên đường ta bước tiếp Rắn như thép,/ vững như đồng Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp Cao như núi, / dài như sông


Có khi Tố Hữu cho trùng điệp từ:

(Ta đi tới, 1954)

Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng.

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, 1954)

Thơ Tố Hữu luôn có sự hào quyện giữa nhạc và ý. Đúng như Hoài Thanh đã nhận xét: "Nhạc thơ quyện lấy lòng ta ngay khi ta chưa kịp nhận rõ ý thơ". Quả thật thơ Tố Hữu "vừa ru người trong nhạc, vừa thức người bằng ý" [33].

Nhạc điệu trong tập thơ Việt Bắc mang tính quần chúng, tính dân tộc sâu sắc, vừa bình dị, vừa nâng cao. Những tư tưởng tình cảm, những hiện thực của đời


sống quyện với sự hài hoà của âm thanh, tiết tấu, nhịp điệu phù hợp với nếp thẩm mỹ quen thuộc của quần chúng, khiến thơ Tố Hữu dễ gần gũi, dễ đi sâu vào tâm hồn người đọc, đông đảo quần chúng đã nhớ, đã thuộc thơ Tố Hữu điều đó là minh chứng cho sự thành công của nhà thơ.

3.1.3. Ngôn ngữ, hình ảnh

Tố Hữu không cố công tìm tòi ngôn ngữ mới lạ mà ông sử dụng ngay thứ ngôn ngữ rất phong phú, giản dị, trong sáng của quần chúng nhân dân. Mai Hương và Phong Lan đã có lý khi nhận xét: "Thơ Tố Hữu không cầu kỳ, không kỹ xảo, hầu như không dùng điển tích, điển cố, từ Hán - Việt mà chỉ dùng tiếng nói thường ngày của nhân dân. Ta có cảm giác Tố Hữu làm thơ rất dễ dàng, mạch thơ ông cứ trào lên và cuốn đi cuồn cuộn, thế nhưng thơ ông vẫn cứ hay, vẫn cứ đọng lại trong lòng người lâu dài" [25].

Trước hết cần thừa nhận thơ Tố Hữu rất bình dị. Bình dị ngay cả những lúc ông chủ tâm nói đến những vấn đề lớn lao của thời đại. Trong thơ ông gần như tràn ngập những hình ảnh quen thuộc, thường ngày; như: lúa, ngô, khoai, sắn, mạ non, cơm dé, áo tứ thân, cơm chấm muối, rừng nứa bờ tre, hoa chuối...Ông có ý thức trong việc đưa những hình ảnh, lớp từ ngữ bình dị gần với cuộc sống của người dân vào trong thơ để thơ ông cũng trở nên bình dị gần gũi với họ:

Khoai mãn mùa đi, đến sắn về Say màu hương mới, dậy hồn quê Rướn thân lên trải ngàn tay rộng Như những chàng trai đón bốn bề.

(Tình khoai sắn, 1946)

Hay trong bài Bầm ơi:

Bầm ra ruộng cấy bầm run

Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.

(Bầm ơi, 1948)


Tố Hữu sử dụng ngôn ngữ địa phương như: mé, ông ké, bủ, ... Có thể nói thơ Tố Hữu rất bình dị, vì thế mà người ta nói thơ Tố Hữu mang tính đại chúng cao, được nhiều người ưa thích, một thời đã đi vào lòng người đọc như lời ăn tiếng nói hàng ngày của họ:

Con mé có ba Trai hai gái một Gái gả chồng xa Trai còn đứa rốt...

(Bà bủ, 1948)

Thơ Tố Hữu còn thấm nhuần ngôn ngữ trong văn học dân gian, một ngôn ngữ sống động. "Nó không chỉ là chữ a, chữ b, mà là cả cái tiếng vang lên trong từng chữ, tiếng vọng của cả cái khoảng cách giữa những chữ, những dòng..." [33]. Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều câu thơ có lối so sánh ví von kiểu ca dao trong thơ ông:

Mưa phùn ướt áo tứ thân

Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu

(Bầm ơi, 1948)

Hay:


Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

(Việt Bắc, 1954)

Tố Hữu còn sử dụng nhiều thành ngữ, quán ngữ, tục ngữ như:

Lạnh tay, lạnh chân Đứng trơ như đá Hồn bay vía bay

(Bà mẹ Việt Bắc, 1948)

Có những câu thơ Tố Hữu lấy một phần của câu tục ngữ cộng thêm một phần lời thơ của mình:

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

Chàm nâu thêm đậm, phấn son chẳng nhoà.

(Việt Bắc, 1954)


Như vậy, ngôn ngữ thơ rất Tố Hữu, rất dân gian, đại chúng. Sự có mặt của ngôn ngữ dân gian, của đời sống hàng ngày khiến cho thơ ông trở nên bình dị, gần gũi thân thương. Đằng sau lớp ngôn ngữ bình dị ấy, nhà thơ muốn diễn tả một nội dung lớn lao, gắn với các vấn đề của cộng đồng, của thời đại, là nguồn cổ vũ động viên nhân dân đấu tranh, tin tưởng vào tương lai đất nước.

Cùng với ngôn ngữ, hình ảnh trong thơ Tố Hữu rất đa dạng, có những hình ảnh hiện lên rõ nét nhìn là thấy:

Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi !

Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt Nắng chói Sông Lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca.

(Ta đi tới, 1954)

Có những hình ảnh cụ thể gây xúc động, thấy là lòng người rung lên nhớ mãi: Hình ảnh em bé Lượm dũng cảm mà đáng thương bị chết dưới làn đạn của giặc nhưng hình ảnh của em vẫn sống mãi trong lòng nhà thơ.

Bỗng loè chớp đỏ Thôi rồi, Lượm ơi Chú đồng chí nhỏ Một dòng máu tươi !

(Lượm, 1949 )

Hay những bài thơ viết về người mẹ, đọc lên khiến ta thấy xúc động trước tấm lòng yêu nước, yêu con, hy sinh bản thân cho cách mạng:

Bà bủ không ngủ bà nằm

Càng lo, càng nghĩ, càng căm càng thù Ngoài phên gió núi ù ù

Mưa đêm mưa tự chiến khu mưa về.

(Bao giờ hết giặc, 1948)


Và hình ảnh Bà mẹ Việt Bắc:

Tôi ôm lấy nó Tôi kể trước sau Nỗi nhà mất bố Nỗi anh chết tù...

(Bà mẹ Việt Bắc, 1948)

Song thơ Tố Hữu bao giờ cũng là hình ảnh thật của đời sống, những hình ảnh sinh động, là sự hoà quyện giữa người và cảnh tạo nên một khung cảnh thật ấm áp tình người:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình.

(Việt Bắc, 1954)

Khi nói đến Tổ quốc, hình ảnh thật "hồn nhiên", nên thơ có những gam màu, âm thanh,... lắng sâu vào tâm hồn.

Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi !

Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca...

(Ta đi tới, 1954)

Tố Hữu còn thiên về loại hình ảnh "động" đang diễn biến, đang tiến triển. Ngay khi nhà thơ cảm xúc, một nét, lại một nét cứ bồi thêm vào nhau để dựng nên hình. Không ai khác đó là Hồ Chí Minh, "Người là Cha, là Bác, là Anh" của dân tộc:

Nhớ Người những sớm tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo Người đi rừng núi trông theo bóng Người...

(Việt Bắc, 1954)


Bài thơ Phá đường cũng biểu hiện khá rõ biệt tài của Tố Hữu trong việc xây dựng những hình ảnh động, gợi lên không khí lao động khẩn trương của chị dân công phá đường.

Hì hà hì hục Lục cục lào cào

Anh cuốc em cuốc Đá lở đất nhào...

(Phá đường, 1948)

Nhịp thơ náo nức, trầm hùng khi miêu tả cảnh tượng hùng vĩ của cuộc chiến đấu, của hoạt động cách mạng. Chất hùng tráng trong những câu thơ:

Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng,

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan. Dân công đỏ đuốc từng đoàn,

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.

(Việt Bắc, 1954)

Ngôn ngữ, hình ảnh trong thơ Tố Hữu thật phong phú, đa dạng, gần gũi, bình dị, Ông không tìm tòi ở đâu cao xa mà có ngay trong đời sống kháng chiến, trong lời ăn tiếng nói của nhân dân. Đó là những đóng góp đáng quý của thơ ông trên xu hướng tìm tòi bản sắc dân tộc đại chúng.

3.1.4. Niêm luật và vần

Tố Hữu là nhà thơ chịu ảnh hưởng nhiều của dân ca nên thơ ông thường mang hơi thở của truyền thống. Xuân Diệu đã từng nói: "Không học ca dao từ nhỏ thì làm sao học giỏi thơ được". Vì vậy vần thơ của ông mang đặc điểm của thơ truyền thống. Đó là tôn trọng lệ “nhị, tứ, lục, phân minh” trong thể thơ truyền của văn học cổ truyền:

Ngày đăng: 18/10/2023