Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan của động kinh ở phụ nữ có thai - 20

PHỤ LỤC 1


Bảng 1. Phân loại Quốc tế về các cơn động kinh năm 1981


1. Cơn động kinh toàn bộ

- Các cơn vắng

+ Đặc hiệu

+ Không đặc hiệu

- Các cơn giật cơ

- Các cơn co giật

- Các cơn tăng trương lực

- Các cơn tăng trương lực – co giật

- Các cơn mất trương lực

2. Các cơn động kinh cục bộ

- Các cơn động kinh cục bộ đơn giản

+ Với những dấu hiệu vận động

+ Với những dấu hiệu cảm giác thân thể hoặc giác quan

+ Với những dấu hiệu thần kinh tự chủ

+ Với những dấu hiệu tâm thần

- Các cơn động kinh cục bộ phức tạp

+ Khởi đầu cục bộ đơn giản tiếp theo là những rối loạn về ý thức và/hoặc các động tác tự động

+ Rối loạn ý thức ngay khi bắt đầu có cơn, có hoặc không có động tác tự động kèm theo

- Các cơn động kinh cục bộ toàn bộ hóa thứ phát

- Các cơn động kinh cục bộ đơn giản toàn bộ hóa thứ phát

- Các cơn động kinh cục bộ phức tạp toàn bộ hóa thứ phát

- Các cơn động kinh cục bộ đơn giản tiến triển thành các cơn động kinh cục bộ phức tạp sau đó toàn bộ hóa thứ phát

3. Các cơn không phân loại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan của động kinh ở phụ nữ có thai - 20

Bảng 2: Phân loại cơn động kinh của ILAE 2017


Cơn động kinh khởi phát toàn thể (Generalized seizures)

Vận động

Co cứng-co giật Giật rung

Tăng trương lực Giật cơ

Giật cơ-giật cứng-giật rung Mất trương lực

Co thắt động kinh

Không vận động (cơn vắng)

Điển hình Không điển hình Giật cơ

Giật cơ mi mắt

Cơn động kinh khởi phát cục bộ (Focal onset seizures)

Khởi phát vận động

Khởi phát không liên quan đến vận

động

Nhận thức

Tỉnh

Rối loạn nhận thức

Không rõ rối loạn nhận thức

Nhận thức

Tỉnh

Rối loạn nhận thức

Không rõ rối loạn nhận thức

Động tác tự động Mất trương lực Giật rung

Co thắt động kinh Tăng vận động Giật cơ

Tăng trương lực

Rối loạn thần kinh tự động Ngừng hành vi

Nhận thức Cảm xúc Cảm giác

Cơn động kinh ổ tiến triển thành co

cứng co giật hai bên

Cơn động kinh ổ tiến triển thành co

cứng co giật hai bên

Cơn động kinh không rõ khởi phát

Vận động

Không vận động

Co cứng-co giật

Co thắt động kinh

Không vận động

Ngừng hành vi

Cơn động kinh không phân loại


- Điện não đồ ngoài cơn:

Phụ thuộc vào tần số các cơn động kinh: ở bệnh nhân bị động kinh thường xuyên các dấu hiệu biến đổi bệnh lý rõ, ngược lại nếu cơn chỉ lên một hoặc hai lần/ năm thì điện não đồ ngoài cơn của bệnh nhân có thể bình thường.

Các dạng hình ảnh kịch phát trên điện não đồ có giá trị là biến đổi đặc trưng của động kinh gồm: nhọn (20-70 ms), nhọn sóng (70-200 ms), sóng chậm delta, theta, các phức hợp nhọn - sóng, nhọn sóng - chậm, đa - nhọn sóng.

Các hình ảnh kịch phát dạng động kinh trên điện não đồ cần thỏa mãn 4 trong 6 tiêu chuẩn:

1. Hình dạng gai/nhọn 2 hay 3 pha

2. Thời khoảng sóng khác với hoạt động nền (ngắn/dài hơn)

3. Bất đối xứng: pha lên dốc hơn và pha xuống tù hơn, hay ngược lại

4. Sóng chậm theo sau

5. Hoạt động nền xung quanh bị xáo trộn

6. Phân bố hoạt động điện dạng lưỡng cực (dipole)

- Điện não trong cơn cần thỏa mãn tiêu chuẩn:

Hoạt động dạng động kinh (IEDs) >2 chu kỳ/giây và/ hoặc

Dạng điện não có tiến triển về thời gian –không gian (thay đổi về tần số, biên độ, hình dạng và vị trí), kéo dài vài giây (thường kéo dài hơn 10 giây).

Hai dạng EEG ngắn (dưới 10 giây): dạng giảm sút điện trở (electrodecrement) và hoạt động nhanh điện thế thấp (low voltage fast activity).

Electrographic hay co giật dưới lâm sàng (subclinical seizures): dạng điện não

trong cơn không kèm theo biểu hiện lâm sàng

- Điện não đồ trong cơn co cứng co giật: xuất hiện rất nhiều nhiễu của điện cơ xen lẫn với các điện thế kịch phát và sóng chậm. Tuần tự biến đổi điện não trong cơn cũng tương tự về thời gian như biến đổi lâm sàng. Trước cơn một vài giây xuất hiện rải rác các sóng chậm, biên độ thấp rồi chuyển nhanh thành các sóng nhọn, gai, biên độ cao, tần số nhanh trên tất cả các kênh (tương ứng giai đoạn co cứng); tiếp theo là sóng đa nhọn hoặc đa nhọn - sóng chậm. Ở giai đoạn sau cơn, các sóng chậm có thể còn xuất hiện trên điện não đồ trong nhiều ngày.

- Điện não đồ trong cơn động kinh cục bộ: Có biến đổi khu trú trên điện não là

hình ảnh sóng kịch phát khu trú một diện giới hạn ở vùng vỏ não bị xâm phạm, có hoặc không lan rộng đến các vùng còn lại của não.


Xung

Độ dày lát cắt

Hướng mặt cắt

T1

≤3mm

Axial và coronal

3D-T1

1 mm đẳng hướng

3D

FLAIR

≤3mm

Axial và coronal góc

3D FLAIR

1 mm đẳng hướng

3D

DIR(3D)

1 mm

3D

DWI/ADC

≤3mm

Axial

SWI hoặc T2**

≤3mm

Axial


Bảng 5. Protocol chụp MRI sọ động kinh thùy thái dương [30],[125]


Xung

Độ dày lát cắt

Hướng mặt cắt

Góc mặt cắt

3D-T1

1mm đẳng hướng

3D

Mép trước-mép sau

T2/STIR

≤3mm

Axial và coronal

Vùng hải mã

FLAIR

≤3mm

Axial và coronal

Vùng hải mã

3D FLAIR

1mm đẳng hướng

3D

Mép trước-mép sau

DWI/ADC

≤3mm

Axial

Vùng hải mã

SWI hoặc T2*

≤3mm

Axial

Vùng hải mã


(MMAS-8) [122]


9. Bạn có thỉnh thoảng quên uống thuốc không? Có/không(1)

10. Mọi người thỉnh thoảng không uống thuốc vì một vài lý do khác thay vì họ quên, trong 2 tuần trở lại đây, có ngày nào bạn như thế không? Có/không(1)

11. Có bao giờ bạn giảm liều hoặc dừng thuốc điều trị vì bạn cảm thấy tệ hơn khi dùng thuốc mà không thông báo với bác sỹ? Có/không(1)

12. Khi đi du lịch hoặc công tác, bạn có thỉnh thoảng quên không mang thuốc theo? Có/không(1)

13. Ngày hôm qua, bạn có uống đủ các loại thuốc của mình không?Không/Có(1)

14. Khi bạn cảm thấy rằng các triệu chứng về bệnh của mình đã được kiểm soát, bạn có thỉnh thoảng bỏ thuốc không? Có/Không(1)

15. Việc phải uống thuốc hàng ngày có thể thực sự là điều không thoải mái với một vài người, bạn có bao giờ cảm thấy phiền nhiễu với việc phải tuân thủ

điều trị không? Có/không(1)

16. Tần suất khó khăn mà bạn gặp phải khi cần nhớ đến việc uống đủ các loại thuốc:

f) Chưa bao giờ(1)

g) Hầu như không bao giờ(0)

h) Thỉnh thoảng(0)

i) Thường xuyên(0)

j) Luôn luôn (0)


Đánh giá : Dưới 6 điểm: không tuân thủ điều trị 6-7 điểm: tuân thủ tương đối điều trị. 8 điểm: tuân thủ tuyệt đối điều trị


Bảng 7. Quy trình tư vấn trước và trong thai kỳ cho bệnh nhân dựa trên khuyến cáo của ILAE 2019 [3]



Thời điểm

Nội dung tư vấn bệnh nhân khi thăm khám lâm sàng

Nội dung về dùng thuốc động kinh

Nội dung trao đổi giữa bác sỹ thần kinh và sản khoa

Trước mang thai

Xem lại tiền sử, hình ảnh học và điện não đồ để khẳng định chẩn đoán và xác định chắc chắn các hội chứng động kinh

Tư vấn về nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh, những bất lợi gây ra cho trẻ sơ sinh và quá trình phát triển tâm thần vận động của trẻ của loại và liều thuốc đang dùng

Cần tránh valproat; chỉ dùng valproat khi không các lựa chọn thuốc khác thay thế

Cân nhắc dùng đơn trị liệu với liều

thấp nhất của thuốc có tác dụng kiểm soát tốt cơn. Cân nhắc dừng thuốc nếu


Lựa chọn liệu pháp tránh thai tối ưu

Lựa chọn thời điểm ngừng thuốc khi chuẩn bị thụ thai (nếu bệnh nhân có cơn giật kiểm soát tốt trên 2 năm)

Chế độ chỉnh liều thuốc trong tương lai dựa trên loại và lượng thuốc động kinh để giảm thiểu tối đa nguy cơ cho thai mà không ảnh hưởng đến việc kiểm soát cơn giật



Thời điểm

Nội dung tư vấn bệnh nhân khi thăm khám lâm sàng

Nội dung về dùng thuốc động kinh

Nội dung trao đổi giữa bác sỹ thần kinh và sản khoa


cơn giật đã được kiểm soát tốt trên 2 năm.

Tư vấn tầm quan trọng của việc kiểm soát cơn giật trước mang thai.

Tư vấn về các nguy cơ cơn giật tăng cường hoặc nặng thêm trong quá trình mang thai đặc biệt nếu ngừng thuốc điều trị đột ngột (chấn thương ngã tăng nguy cơ sảy thai, hoặc thai lưu, giảm quá trình cung cấp oxy cho thai, tăng suy thai, đột tử có liên quan đến động kinh)

Cung cấp thông tin về nguy cơ mang thai ngoài ý muốn và các biện pháp phòng ngừa.Tư vấn bổ sung acid folic trước và trong thai kỳ cho tất cả phụ nữ bị động kinh trong độ tuổi sinh đẻ.

Thảo luận về liều acid folic cần bổ





Thời điểm

Nội dung tư vấn bệnh nhân khi thăm khám lâm sàng

Nội dung về dùng thuốc động kinh

Nội dung trao đổi giữa bác sỹ thần kinh và sản khoa


sung với bệnh nhân.



Quý 1

Theo dõi nồng độ thuốc trong máu với các thuốc có độ thanh thải thay đổi nhiều trong thai kỳ (levetiracetam, oxcarbazepine,lamotrigine)(nếu có thể)

Khi không định lượng được nồng độ thuốc (như ở nghiên cứu này) cần chỉnh liều thuốc khi cơn giật tăng cường hoặc khi thuốc gây ra tác dụng phụ nhằm duy trì nồng độ thuốc ổn định ngang mức trước mang thai.

Uống bù một liều thuốc điều trị nếu nôn xuất hiện sớm sau uống thuốc

Phát hiện và kiểm soát tình trạng trầm cảm và lo âu của người bệnh

Chỉnh liều thuốc do cơn giật xuất hiện hoặc do tác dụng phụ của thuốc nhằm duy trì nồng độ thuốc trong máu ở mức có tác dụng kiểm soát cơn như trước mang thai

Duy trì nồng độ thuốc điều trị (có thể lấy máu định lượng thuốc ở các lần thăm khám sản khoa)

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 20/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí